Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

An - Siêu Bất Nhị

08 Tháng Chín 201705:13(Xem: 6014)
An - Siêu Bất Nhị
AN - SIÊU BẤT NHỊ

Quảng Tánh

An sieu


Khi cha mẹ qua đời chính là thời khắcchúng ta cảm nhận về sự mất mát rõ ràng nhất, dầu sinh diệt vẫn liên tục diễn ra quanh ta trong mỗi phút giây. Dĩ nhiên cảm xúc vỡ òa, mất mát trào dâng, đau thương ngút ngàn khi ly biệt xảy đến là lẽ thường của nhân thế. Ái biệt ly khổ! Thương kính cha mẹ càng nhiều thì niềm đau càng lớn, lo sầu càng khôn nguôi.

Ai cũng có cha mẹ, và cuối cùng thì dẫu duyên nghiệp thế nào, con cái có trọn hiếu hay không thì cha mẹ cũng lần lượt ra đi như một quy luật lạnh lùng, nghiệt ngã. Vẫn biết biệt ly là chuyện không thể níu kéo, trì hoãn hay vãn hồi. Mỗi ngày nhìn xe tang qua phố với bao kẻ ‘mồ côi’ lũ lượt tiễn đưa mà lo sợ cho chính mình. Và rồi chuyện gì sẽ đến cũng đã đến. Người đi thì đã đi, người còn thì không thể ngã quỵ dù tiếc thương đến mấy. Phải gượng dậy và đứng lên, biến đau thương thành cầu nguyện.

Thời Thế Tôn còn tại thế, vua Ba-tư-nặc, một vị quân vương Phật tử hộ pháp thuần thành, khi mẹ hiền vừa qua đời ông đến đảnh lễ Thế Tôn và được dạy pháp “trừ sầu lo”. Lạ lùng là, Thế Tôn không dạy vua Ba-tư-nặc về cách thức cầu siêu cho người mất hay tang lễ theo tập tục mà Ngài lại dạy pháp bình an cho người sống, chính xác là dạy cầu an. Có lẽ tang nghi của bậc quốc mẫu thì đã có triều đình lo; có thể tập tục tang ma xứ Ấn ngày xưa khác biệt với xứ mình hiện tại? Có khi nào, cầu an cũng chính là cầu siêu? Pháp ‘trừ sầu lo’ là cầu an nhưng cả người sống và người chết cũng đều cần nhằm thăng hoa cuộc sống.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ vua Ba-tư-nặc ra lệnh quần thần sửa soạn xe vũ bảo muốn ra khỏi thành Xá-vệ xem đất làm giảng đường. Ngay lúc đó, mẹ vua Ba-tư-nặc tuổi quá già yếu, vừa đúng trăm tuổi, vua rất tôn kính nhớ nghĩ chưa từng rời mắt (vừa mạng chung). Khi ấy, vị cận thần của vua Ba-tư-nặc tên Bất-xà-mật tài cao cái thế, được người đời tôn trọng. Vị đại thần này nghĩ: “Mẹ vua Ba-tư-nặc này đã vừa trăm tuổi, hôm nay mạng chung, nếu mà nghe được, chắc vua rất sầu lo, không ăn uống nổi, rồi mắc trọng bệnh. Nay ta nên bày phương tiện, khiến vua chẳng sầu lo, cũng không mắc bệnh”.

Bấy giờ, đại thần liền sửa soạn năm trăm voi trắng, cũng sửa soạn năm trăm ngựa tốt, lại chỉnh đốn năm trăm bộ binh, lại sửa soạn năm trăm kỹ nữ, năm trăm bà già, lại xếp đặt năm trăm Bà-la-môn, lại có năm trăm Sa-môn, lại sửa soạn năm trăm y phục, và bày năm trăm trân bảo, làm quan tài lớn đẹp cho người chết, tô vẽ cực đẹp, treo phướn lọng, trỗi kỹ nhạc không thể tính kể, ra khỏi thành Xá-vệ. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc trở vào thành vì có chút việc. Vua từ xa thấy người chết, mới hỏi tả hữu:

- Đây là người nào mà cúng dường đến thế?

Bất-xà-mật tâu:

- Trong thành Xá-vệ này, có mẹ của Trưởng giả chết. Đây là vật dụng của họ.

Vua lại hỏi:

- Những voi, ngựa, xe cộ này dùng làm gì?

Đại thần đáp:

- Năm trăm bà già dùng dâng lên Diêm vương để mua mạng (bà mẹ).

Vua bật cười nói:

- Đây là lỗi của người ngu. Mạng cũng khó bảo toàn, đâu có thể chế phục được. Như có người rơi vào miệng cá ma-kiệt, muốn mong ra khỏi, thật là khó được. Đây cũng như thế, đọa vào vua Diêm-la, muốn cầu ra thực khó thể được.

- Năm trăm kỹ nữ này cũng dùng để mua mạng bà.

- Đây cũng khó được.

Nếu những kỹ nữ này chẳng thể được, thì sẽ dùng cái khác mua bà.

- Đây cũng khó được.

- Nếu điều này không được, sẽ dùng năm trăm trân bảo mua bà.

- Đây cũng khó được.

- Đây không thể được thì dùng năm trăm y phục mua bà.

- Đây cũng khó được.

- Nếu áo quần này không được thì dùng năm trăm Phạm chí này chú thuật, dùng chú thuật để giữ bà.

- Đây cũng khó được.

- Nếu năm trăm Phạm chí này không được thì sẽ lại đem năm trăm Sa-môn cao tài thuyết pháp để mua bà.

- Đây chẳng thể được.

- Nếu thuyết pháp không được, sẽ tụ tập binh lính cùng chiến đấu lớn để giữ.

- Đây là cách của người ngu, đã rơi vào miệng cá ma-kiệt, trọn chẳng ra được. Ông nên biết, có ai sanh mà không chết đâu?

- Đây thực chẳng thể được.

- Thực chẳng thể được. Chư Phật cũng dạy rằng: Hễ có sanh thì có tử, mạng cũng khó được.

Khi ấy, Bất-xà-mật quỳ tâu vua:

- Thế nên Đại vương, chớ quá sầu lo. Tất cả chúng sanh đều trở về với cái chết.

Vua hỏi:

- Cớ sao ta lại sầu lo?

Đại thần tâu:

- Vua nên biết, hôm nay mẹ của Đại vương đã chết.

Vua Ba-tư-nặc nghe xong, thở dài tám, chín cái, rồi bảo đại thần:

- Lành thay! Như lời ông nói, ông hay biết dùng phương tiện khéo léo!

Rồi vua Ba-tư-nặc trở vào thành bày các thứ hương hoa cúng dường vong mẫu. Cúng xong nhà vua liền lên xe đến chỗ Thế Tôn, đến nơi, cúi lạy rồi ngồi một bên. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi:

- Đại vương! Cớ sao người lấm bụi đất?

Vua bạch Thế Tôn:

- Mẹ con mạng chung, vừa đưa đến ngoài thành. Nay con đến Thế Tôn để hỏi lý do. Mẹ con lúc còn sống, trì trai tinh tấn, hằng tu pháp lành, vừa đúng trăm tuổi, hôm nay đã mạng chung, nên con đến chỗ Thế Tôn. Nếu con có thể đem voi mua mạng mẹ được, con cũng sẽ dùng voi để mua. Nếu đem ngựa mua mạng được, con sẽ dùng ngựa để mua. Nếu dùng xe cộ mua được mạng, con sẽ dùng xe cộ để mua. Nếu lấy vàng bạc, trân bảo mua được mạng, con sẽ dùng vàng bạc, trân bảo để mua. Nếu lấy nô tỳ, tôi tớ, thành quách, đất nước để mua mạng được, con sẽ đem thành quách, đất nước để mua mạng. Nếu đem nhân dân nước Ca-thi mua mạng được, con sẽ đem nhân dân Ca-thi để mua, chẳng để cho mẹ con mạng chung.

Thế Tôn bảo:

- Này Đại vương, chớ sầu lo quá, tất cả chúng sanh đều trở về cái chết. Tất cả pháp biến đổi, muốn cho không biến đổi, trọn không có việc này. Đại vương nên biết, thân người như tuyết đọng, rồi sẽ trở về tan hoại. Cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu; cũng như sóng nắng huyễn hóa, hư ngụy không thật; cũng như nắm tay không thể gạt con nít. Thế nên, Đại vương chớ âu sầu, trông cậy thân này. Đại vương nên biết, có bốn điều rất sợ hãi sẽ đến với thân này, chẳng thể che chở, cũng chẳng thể lấy ngôn ngữ, chú thuật, dược thảo, phù thư có thể khử trừ. Bốn điều đó là: Già làm bại hoại tuổi trẻ khiến không nhan sắc; bệnh làm bại hoại tất cả người không bệnh; chết làm bại hoại mạng căn; vật hữu thường trở về vô thường.

Đại vương, có bốn pháp này chẳng thể che chở, không phải dùng sức hàng phục được. Đại vương nên biết, ví như bốn phương có bốn núi lớn, từ bốn phía đến ép chúng sanh, chẳng phải sức trừ đi được. Thế nên, Đại vương, đó chẳng phải là vật kiên cố, chẳng thể nương cậy. Do vậy, Đại vương, nên lấy pháp trị vì, chớ dùng phi pháp. Đại vương cũng chẳng bao lâu sẽ đến biển sanh tử. Đại vương cũng nên biết, những người lấy pháp cai trị, khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi trời, chỗ lành. Nếu người dùng phi pháp cai trị, thân hoại mạng chung đọa trong địa ngục. Thế nên, Đại vương, hãy lấy pháp cai trị, chớ dùng phi pháp. Như thế, Đại vương, nên học điều này!

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Pháp này tên là gì? Sẽ vâng làm như thế nào?

Thế Tôn dạy:

- Pháp này gọi là pháp trừ sầu lo.

Vua bạch Phật:

- Thực vậy, bạch Thế Tôn. Sở dĩ như vậy vì con nghe pháp này rồi, bao nhiêu sầu lo hôm nay đã trừ. Bạch Thế Tôn, việc nước bề bộn, nay con muốn trở về cung.

Thế Tôn bảo:

- Nên biết đúng thời.

Vua Ba-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và lui đi.

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 26. Tứ ý đoạn [1], 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.584)

Pháp thoại này cho thấy, mạng người mong manh, có sinh ắt có tử, không ai có thể đảo ngược quy trình tất yếu này. Kể cả bậc đại vương hùng mạnh, quyền uy tột đỉnh, thương kính mẹ hết lòng như vua Ba-tư-nặc cũng đành bất lực trước quy luật tử sinh. Sở dĩ Thế Tôn không dạy vua Ba-tư-nặc pháp cầu siêu cho mẹ vì bà ấy chỉ ra đi mà không chết. Thực sự thì mọi người đều không chết, luôn luôn sống. Bỏ thân này thì liền theo nghiệp thọ thân khác nên làm gì có chết mà cầu siêu! Thành ra, khi đang sống trên đời, ta cầu nguyện cho người bình an. Khi họ bỏ thân này theo nghiệp thọ sinh một nơi khác, ta vẫn tiếp tục mong cho họ bình an. Vì lẽ ấyThế Tôn chỉ có dạy cầu an.

Để an vui, người con Phật hằng quán sát vô thườngđặc tính của thế gian. Trong vũ trụ này, chỉ có sự vô thường mới thực sự thường hằng. Nói cách khác là không hề có sự vĩnh cửu, thường hằng. Đây là tuệ giác lớn mà chúng sinh cần có để vượt ra khỏi khổ. Khi người thân mất đi, điều này phù hợp với quy luật vô thường. Chúng ta sầu lo, đau khổ nhiều vì muốn nắm giữ điều không thể. Thế Tôn từng nhấn mạnh: “Tất cả pháp biến đổi, muốn cho không biến đổi, trọn không có việc này”. Không chỉ người ở lại, người ra đi (chết) cũng rất cần tuệ giác vô thường soi sáng. Chấp thủ thân ta (ngã), tài vật của ta (ngã sở) là nguồn gốc của đọa lạc. Thấy rõ vô thường mới xả buông, xả buông được thì sớm thăng hoa siêu thoát.

Mặt khác, khi đã chấp nhận sự thật vô thường của thế gian, người con Phật hãy tích cực tạo nghiệp lành để luôn được hiện đời an lành, đời sau cũng sinh cõi lành. Thế Tôn dạy vua Ba-tư-nặc thực hành Chánh pháp và xa rời phi pháp để “Nay vui đời sau vui/Làm phước, hai đời vui” là vì vậy. Thành ra, pháp “trừ sầu lo” của Thế Tôn vừa có tác dụng cầu an lẫn cầu siêu. Hiện nay, chúng ta thường khuyến khích thân nhân thực hành nhiều thiện pháp như bố thí, cúng dường để hồi hướng công đức cầu siêu cho người thân quá vãng. Nhưng chắc chắn việc vì cha mẹ làm thiện sẽ không bằng tự thân cha mẹ thực hành Chánh pháp, biết “Tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Thế nên, khuyến khích cha mẹ hiện tiền bỏ ác làm lành, tu tập theo Chánh pháp để luôn được an vui mới là chơn chánh hiếu đạo và cũng là cách báo hiếu trọn vẹn nhất.

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8918)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9381)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9465)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8616)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8333)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9529)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10272)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9110)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9206)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11282)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10017)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17476)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8118)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8328)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8531)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8186)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10060)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8198)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9650)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8480)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8308)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8598)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9823)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11190)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10199)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9370)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9505)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11787)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8595)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9176)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8875)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9279)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10849)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9965)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8547)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9925)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10020)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8886)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13365)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10089)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9201)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26835)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9930)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12774)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10795)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9902)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10194)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11094)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9827)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10134)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant