Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Trong Thời Kinh Tế Thị Trường

19 Tháng Chín 201706:04(Xem: 6099)
Phật Pháp Trong Thời Kinh Tế Thị Trường
PHẬT PHÁP TRONG THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thubten Chodron

Diệu Liên Lý Thu Linh

lang yen


Tư duy tiêu dùng, dù với tư cáchđệ tử hay bậc thầy tâm linh, đều khiến ta khó đạt được lòng ngưỡng mộ tâm linh sâu xa nhất. Trong Phật giáo, sự khác biệt giữa các hành động tâm linhthế tục căn bản dựa vào các động cơ thúc đẩy…

Khi đã hướng về tâm linh, ta thường nghĩ rằng mình đã bỏ những tính xấu của thế tục lại đằng sau. Nhưng cách suy nghĩ theo thói quen không biến mất; chúng vẫn đi theo ta, phủ trùm con đường tiến đến sự tu tập tâm linh của chúng ta. Vì tất cả chúng ta đều đã được huấn luyện thành những người tiêu dùngtrình độ – mua sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất – giờ là người đệ tử hay người thầy trong Phật pháp, chúng ta cũng mang theo tinh thần mua bán, trao đổi đó vào ngay trong sự thực tập tâm linh của mình.

Trên phương diện của người học Phật thì thói quen tiêu thụ đó thể hiện như thế nào? Trước tiên, chúng ta lựa chọn sản phẩm tốt nhất – Tăng đoàn hoàn hảo nhất, vị thầy thực chứng nhất, phương pháp thực hành hữu hiệu nhất. Chúng ta đi từ chỗ này đến chỗ kia, tìm kiếm món hàng tâm linh tốt nhất để “mua”. Chúng ta đòi hỏi những lời dạy cao minh nhất, vì thế mà bỏ qua những lời dạy, phương cách thực hành căn bản. Tự coi mình là những đệ tử hoàn toàn xứng đáng, chúng ta không thấy có nhiều nhu cầu dành cho những sự thực hành căn bản như là gìn giữ giới luật đạo đứckiềm chế bản năng của mình; thay vào đó, chúng ta nhảy vào những con đường mà ta nghĩ là tiến bộ, cao siêu nhất.

Là người tiêu dùngchúng ta muốn được giúp vui. Chúng ta sẽ tham dự các khóa tu ở những trung tâm có các vị thầy vui vẻ. Nhưng khi phải nghe những lời dạy lặp đi lặp lại, chúng ta trở nên chán nản và lại chạy đi tìm những gì thích thú hơn… Chúng ta không nhận ra rằng các vị thầy của mình cũng vẫn thực hiện những nghi lễ căn bản, tuân theo những lời dạy căn bản được truyền lại bởi các vị thầy tâm linh của họ. Chúng ta không thấy rằng sự lặp lại có thể chính là những điều chúng ta cần, hay việc tìm hiểu tại sao chúng ta thấy nhàm chán, cũng có thể mang đến cho ta những hiểu biết mới.

Văn hóa tiêu thụ đặt nền tảng trên sự thỏa mãn ngay lập tức. Chúng ta bảo rằng mình muốn có mối liên hệ chặt chẽ với một vị thầy tâm linh nào đó, nhưng khi sự hướng dẫn của vị thầy này đòi hỏi nhiều nỗ lực, có vẻ chất vấn tham vọng của chúng ta, hay đụng chạm đến cái ngã của chúng ta nhiều quá, ta sẽ không muốn tiếp tục thọ giáo với vị ấy nữa. Lúc bắt đầu tu tập, chúng ta tỏ ra là những người theo đuổi con đường tâm linh một cách thành thật, quyết đạt được giác ngộ. Nhưng sau khi sự tu tập đã giúp ta giải quyết được những vấn đề hiện tại: Sự đổ vỡ tình cảm của một cuộc ly dị, nỗi đau khổ đánh mất người thương yêu, hay những thăng trầm trong đời – thì lòng hướng về tâm linh của ta phai mờ, và một lần nữa, chúng ta đi tìm hạnh phúc trong việc sở hữu vật chất, trong những mối liên hệ  tình cảm, trong kỹ thuật hay trong nghề nghiệp.

Thời xa xưa, người muốn cầu đạo phải trải qua rất nhiều thử thách, khó nhọc mới gặp được các vị thầy. Người Tây Tạng phải vượt qua dãy núi Hy – mã – lạp sơn cao chất ngất để được gặp các vị cao tăng đầy trí tuệẤn Độ; người Trung Hoa thì phải vượt qua sa mạc Takla Makan và dãy núi Karakoram để đến các tu viện và thỉnh các kinh sách từ Ấn Độ về. Còn chúng ta, do thói quen của người tiêu dùng, chúng ta đòi hỏi kết quả mà bỏ ra rất ít công sức. Chúng ta nghĩ, “Tại sao tôi phải đi dự các buổi giảng pháp? Các thầy phải đến với chúng ta chứ! Chúng ta có công ăn việc làm, gia đình, một đời sống bận rộn”. Chúng ta không có thì giờ đi từ thành phố này qua thành phố khác, nói gì đến việc phải đến một lục địa khác. Chúng ta quên rằng chính sự nỗ lực của người hành giả, đã đưa người ấy đến với Pháp, nên chúng ta than phiền rằng việc tu tập làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ta.

Ngoài ra, việc lãnh hội giáo pháp hay thực hành tâm linh đòi hỏi thời gian, là cái ta không có. Chúng ta yêu cầu các thầy “hiện đại hóa” giáo trình và các phương pháp thực hành – làm ngắn lại hay đơn giản hóa chúng – để chúng có thể phù hợp một cách thuận lợi với cuộc sống của ta. Giống như những người tiêu dùng trong thế giới của cung và cầu, chúng ta sẽ đi nơi khác nếu những điều chúng ta đòi hỏi không được đáp ứng.

Tâm lý của người tiêu dùng khiến chúng ta trở nên quá chú trọng đến bản thân, và sự thực hành tâm linh của ta đặt trọng tâm vào ‘cái tôi’, những thứ tôi cần, sự chọn lựa của tôi, những gì thích hợp cho tôi. Chúng ta nghĩ, “Ta sẽ được lợi lộc gì? Các phương pháp này có lợi ích gì cho tôi không?”. Do đó các trung tâm thiền, chùa, hay tu viện trở thành những nơi chúng ta đến để nhận, không phải để cho. Nếu chúng ta nghĩ rằng một sinh hoạt nào đó không có ích lợi cho ta, thì ta không có thì giờ hay tiền bạc để hỗ trợ nó. Tôi thường viếng thăm một ngôi chùa Á châu. Nơi cha mẹ cũng như những người không phải là phụ huynh cùng làm việc trong nhà bếp ở một trại hè học Phật dành cho các em nhỏ. Tại sao? Bởi vì họ thích được làm một thành viên của cộng đồng. Họ quan tâm về con cái họ và tương lai của xã hội. Họ muốn hỗ trợ những sinh hoạt đem lại  lợi ích cho người khác. Sự cúng dường, đóng góp là một phần của sự thực hành tâm linh của họ và họ thích làm điều đó.

Trong xã hội tiêu thụ, chúng ta cảm thấy địa vị xã hội của mình được nâng cao từ việc sử dụng một loại sản phẩm có tiếng nào đó. Tương tự, việc thân cận với một vị thầy danh tiếng nào đó sẽ nâng cao địa vị tâm linh của người học trò. Được người thầy đó ở nhà chúng ta, đi xe chúng ta, chúc phúc cho những đồ vật trong nhà, hay ký tặng một tấm ảnh nào đó sẽ làm tăng thêm giá trị của chúng ta. Một trong những cách tốt nhất để thân cận với một vị thầy là trở thành một người cúng dường rộng rãi, bắt buộc các vị thầy phải gặp gỡ chúng ta để tỏ lòng biết ơn của họ. Chúng ta không muốn cho một cách âm thầm và bỏ qua một cơ hội được tán thán công đức.

Chúng ta cũng đánh bóng địa vị của mình bằng cách sở hữu những món đồ tâm linhgiá trị. Chúng ta mua các bức tượng quý hiếm, những bức tranh đặc biệt về các nhân vật trong tôn giáo, những bức hình của quý thầy, mà chúng ta sẽ chưng trên bàn thờ lộng lẫy trong nhà. Khi các bạn đồng tu đến viếng, ta muốn họ ngợi khen những món đồ đó, nhưng khi thân quyến đến viếng, chúng ta che giấu chúng đi để tránh sự tò mò.

Ngoài ra, chúng ta cũng tích luỹ các sự kiện tâm linh. Chúng ta có thể kể ra một loạt những nơi chúng ta đã đến dự các khóa tu thiền hay lễ xuất gia. Chúng ta trở thành các thiền sinh kỳ cựu tại các trung tâm tu thiền, đảm trách việc đánh giá các thiền sinh mới đến. Chúng ta khoe khoang về việc đã dự những buổi thuyết pháp quan trọng của những vị thầy nổi tiếng. Và chúng ta tự hãnh diện rằng mình là những người tu hành chân chính.

Tâm lý tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến quý thầy… Trong một nền kinh tế tiêu thụ, sự thành công được đánh giá bằng những con số. Do đó nhiều vị thầy tâm linh mong rằng số người tham dự các khóa tu ngày càng đông, sự cúng dường được tăng trưởng, sách của họ bán được nhanh, được mời đi thuyết giảng ở nơi này, nơi nọ. Dựa vào tiêu chuẩn nào quý thầy cô quyết định sẽ đi thuyết giảng ở nơi nào? Số tiền cúng dường có là một yếu tố? Có phải chỉ là sự trùng hợp mà nhiều vị chỉ xuất hiện ở các cộng đồng ở giới thượng lưu? Có bao nhiêu vị thầy đã đến những quốc gia đang phát triển hay đến những vùng nghèo khổ trong chính xứ sở của họ, nơi sự cúng dường có thể rất ít.

Tài chánh rất cần cho công tác hoằng pháp. Làm thế nào các vị tu sĩ có thể nhận được sự hỗ trợ liên tục để sống với chánh mạng? Chúng ta có tâng bốc, gợi ý hay ép buộc một cách khéo léo để người ta sẽ cúng dường cho ta hay cơ sở của chúng ta? Chúng ta có dành các vị đại thí chủ những sự tiếp đónchúng ta sẽ không dành cho những vị có thể là chân thật hơn, nhưng không được giàu có như thế?

Tư duy tiêu dùng, dù với tư cách là người đệ tử hay người thầy tâm linh, điều khiến cho ta khó đạt được lòng ngưỡng mộ tâm linh sâu xa nhất. Trong Phật giáo, sự khác biệt giữa các hành động tâm linhthế tục căn bản dựa vào các động cơ thúc đẩy. Động cơ thúc đẩy chỉ là để tìm hạnh phúc ngay trong cuộc đời này được coi là thế tục, vì chúng đặt trọng tâm vào hạnh phúc nhất thời nay trong hiện tại; trong khi các ước nguyện hướng đến một sự tái sinh tốt ở tương lai, đến sự giải thoát, và giác ngộ được coi là tâm linh vì chúng hướng đến những mục đích dài hạn, đem lại lợi lộc cho bản thân và tha nhận.

Khi diễn tả một tâm chỉ muốn tìm kiếm hạnh phúc ngay trong hiện tại, Đức Phật đã liệt kê tám sự quan tâm thế tục (bát trượt). Tám sự quan tâm này có thể chia làm bốn đôi.

1. Bám víu vào việc có tiền sở hữu vật chất; không vừa lòng khi không có chúng (Được và Mất)

2. Bám víu vào sự khen tặng, chấp vào những lời làm tăng ngã mạn của chúng ta; không hài lòng khi bị chỉ trích (Khen và Chê).

3. Bám víu vào hình ảnh hay một danh tiếng tốt; không vừa lòng khi chúng bị ô uế, nhớ danh (Vinh và Nhục).

4. Bám víu vào những thú vui, những đối tược giác quan đem lại khoái lạc – sắc, tinh, hương, vị và xúc; không vừa lòng khi gặp phải những đối tưuợng giác quan không vừa ý (Sướng và Khổ).

Riêng cá nhân tôi, khi quan sát các trạng thái tâm của mình, đa phần chúng đều bao gồm tám thứ này, vì thế để có được tâm nguyện trong sạch, thuần Phật pháp thì rất khó.

Xu hướng tiêu thụ về tâm linh rõ ràng rơi vào tám điều quan tâm thế tục này, và chúng thường được nguỵ trang bằng những sự nguỵ biện khôn ngoan, nhưng chúng vẫn nô lệtrói buộc chúng ta vào hạnh phúc của chĩ kiếp sống này và cản trở tâm nguyện cao thượng của chúng ta, để không có sự thực hành tâm linh chân thực nào có thể thực sự xảy ra.

Chúng ta cần phải ý thứctâm linh tiêu dùng vận hành như thế nào nơi bản thân, trong cộng đồng tu tập cũng như trong các tu viện. Chúng ta cần phải xây dựng lại lòng ngưỡng mộ đối với nếp sống đơn giản, khiêm cung, chân thành, từ bi bác ái của người tu hành chân chánh. Chúng ta phải chọn lựa những vị thầy có các đức tính này, vun trồng những đức tính này nơi bản thân và hướng dẫn các đệ tử của người phát triển những đức tính đó. Chúng ta cần nhớ rằng mục đích của các tu viện tâm linh không phải chỉ là để tôn tạo các tu viện, mà là để truyền bá giáo lýthực hành các truyền thống tâm linh. Chúng ta chỉ cần các kiến trúc, xây dựng vừa phải, không nên quá đà. Điều quan trọng là để duy trì sinh khí của các truyền thống tâm linh, để chúng không trở thành những vỏ ốc trống trỗng.

(Thubten Chodron là một Tỳ-kheo ni, đệ tử Đức Đạt-lai Lạt-ma, xuất gia từ năm 1977. Ni sưcố vấn tâm linh của tổ chức Pháp Lữ (Dharma Friendship Foundation) và là ngừơi đồng thiết lập nên tu viện Sravasti).

Diệu Liên Lý Thu Linh  (Lược dịch Shopping The Dharma, Tricycle)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7899)
Hãy có sự tha thứ trong tim bạn với bất cứ điều gì bạn nghĩ là bạn đã làm sai. Hãy tha thứ cho chính bạn về tất cả những thiếu sótnhiệm vụ trong quá khứ.
(Xem: 12672)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(Xem: 12353)
Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con ngườiđạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và...
(Xem: 7331)
Kể từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ: làm thế nào...
(Xem: 8076)
Các nhà giáo dục đã nghiên cứutìm tòi các tài liệuphương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
(Xem: 8751)
Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng.
(Xem: 5127)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng...
(Xem: 6497)
Sáng nay, thứ Năm ngày 22 tháng 12 năm 2016, tôi đang hoằng Pháp tại một thành phố mưa nhiều Seattle, tiểu bang Washington.
(Xem: 6156)
Niềm hạnh phúc tối hậu - Phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Ultimate Happiness: An exclusive interview with the Dalai Lama) Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 7504)
Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.
(Xem: 7092)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại....
(Xem: 7561)
Doanh sự Tỳ-kheo là danh vị dùng để chỉ cho chư vị Tỳ-kheo có trách nhiệm quản lý các việc trong Tăng chúng.
(Xem: 7939)
Khi bị bắt buộc phải chờ đợi, như khi bị kẹt xe, phản ứng bản năng của chúng ta là phải làm gì đó để khỏi bực mình vì chờ đợi.
(Xem: 8457)
Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay ...
(Xem: 8986)
Khai sáng Đạo PhậtĐức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni người đã sống và giảng dạy ở Ấn Độ khoảng hai nghìn năm trăm năm trước.
(Xem: 8070)
Tôi cảm thấy băn khoăn về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mấy ngày nay. Khi ngài xuất hiện tại đạo tràng Thời Luân, ngài đã nói một cách rõ ràng rằng ngài sẽ...
(Xem: 6838)
Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy!
(Xem: 10066)
La Hầu La được xuất gia học đạo lúc 7 tuổi, do đó ý nghĩ, lời nói, hành động còn thô tháo. Phật bảo La Hầu La rằng...
(Xem: 9958)
Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.
(Xem: 6481)
Tôi đến Nga lần đầu vào năm 1994 và năm nay 2016, là lần thứ năm tôi đã đặt chân đến đất nước nầy...
(Xem: 5670)
... ngồi bệt dưới đất, lặng lẽ ở một hè phố, là một vị sư và một số người Mỹ đang thiền tập, bất kể người đi bộ lướt qua trước mặt.
(Xem: 9103)
Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó.
(Xem: 8826)
Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyệnnguyện lực của họ mạnh mẽ,niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy...
(Xem: 8460)
Hạnh phúc chân thật chỉ hiện hữu sau khi chúng ta thấu triệt vô minh căn bản, tức là khởi nguyên của phiền não khổ đau.
(Xem: 8100)
Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu…
(Xem: 7622)
Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại.
(Xem: 7850)
Nền tảng giáo dục của đạo Phật xưa cũng rất xưa, nhưng mới cũng rất mới do đặc tính khai phóng, nhân văn, nâng cao trí tuệ...
(Xem: 8194)
Sống trong cuộc đời, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, muốn có hạnh phúc thì chúng ta phải dày công tạo dựng.
(Xem: 9187)
Trước hết cần phải hiểu ý nghĩa của từ tín ngưỡng (belief) trong Phật pháp, tín ngưỡng bao hàm
(Xem: 8970)
Nếu sự học hiểu về Tứ Diệu Đế không được chân xác, không được toàn diện về ngữ nghĩa thì sự tu tập của chúng ta có thể bị lệch hướng.
(Xem: 8834)
Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc mà Ajahn Chah dành cho một đệ tử lớn tuổi của mình khi cô cận kề với cái chết.
(Xem: 11761)
Hồi Ức Về Ngày Về Nguồn 10 Tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada 2016...
(Xem: 7567)
Trong tám chánh đạo, chánh nghiệp (việc làm chân chánh), chánh mạng (nuôi thân mạng một cách chân chánh) nói về vấn đề này.
(Xem: 9147)
Trong đời sống, không ai mà không từng phạm phải sai lầm, có những sai lầm nhẹ có thể khắc phục, sửa sai, có những sai lầm...
(Xem: 8003)
Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình.
(Xem: 10092)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước...
(Xem: 13829)
Đứng trước sinh-lão-bệnh-tử trong đời người, thì giàu hay nghèo của con người thế gian cũng đều yếu ớt, vô lực. Tâm hồn cao thượng và...
(Xem: 7905)
Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) được ứng dụng phổ biến.
(Xem: 8459)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình.
(Xem: 12235)
Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
(Xem: 9579)
Hạnh phúc trọn vẹn nhất cao cả nhất tuyệt vời nhất, là hạnh phúc được sống trong chánh pháp.
(Xem: 8749)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không làm phương hại đến...
(Xem: 9771)
Một Đức Phật ra đời, đau khổ liền nhẹ vơi; Một Phật đường xuất hiện, sưởi ấm bao lòng người...
(Xem: 8160)
Đất Mỹ không phải là nơi dễ hoằng dương Phật pháp. Nếu muốn đạo Phật lớn mạnh ở đây thì mỗi người mình phải gánh lấy trách nhiệm làm Phật giáo phát triển.
(Xem: 7733)
Nếu chúng ta hướng tâm mình theo chiều hướng tích cực, chúng ta có thể chuyển hóa bất kỳ hành động xấu nào mà chúng ta đã ...
(Xem: 7614)
Nhân quả là thực lý chi phối thế giới này. Nghĩa là …Mọi thứ đều có nhân duyên, không có thứ gì tự nhiênxuất hiện, dù là ở mặt vật chất hay tinh thần.
(Xem: 6896)
Tỳ-kheo là người xuất gia, đã phấn đấu cầu thọ giới pháp (cụ túc giới) để tu học, đáng ra nơi họ không có gì ác vì được an trú trong giới.
(Xem: 7943)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7405)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
(Xem: 7440)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant