Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Trong Thời Kinh Tế Thị Trường

19 Tháng Chín 201706:04(Xem: 6102)
Phật Pháp Trong Thời Kinh Tế Thị Trường
PHẬT PHÁP TRONG THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Thubten Chodron

Diệu Liên Lý Thu Linh

lang yen


Tư duy tiêu dùng, dù với tư cáchđệ tử hay bậc thầy tâm linh, đều khiến ta khó đạt được lòng ngưỡng mộ tâm linh sâu xa nhất. Trong Phật giáo, sự khác biệt giữa các hành động tâm linhthế tục căn bản dựa vào các động cơ thúc đẩy…

Khi đã hướng về tâm linh, ta thường nghĩ rằng mình đã bỏ những tính xấu của thế tục lại đằng sau. Nhưng cách suy nghĩ theo thói quen không biến mất; chúng vẫn đi theo ta, phủ trùm con đường tiến đến sự tu tập tâm linh của chúng ta. Vì tất cả chúng ta đều đã được huấn luyện thành những người tiêu dùngtrình độ – mua sản phẩm tốt nhất với giá rẻ nhất – giờ là người đệ tử hay người thầy trong Phật pháp, chúng ta cũng mang theo tinh thần mua bán, trao đổi đó vào ngay trong sự thực tập tâm linh của mình.

Trên phương diện của người học Phật thì thói quen tiêu thụ đó thể hiện như thế nào? Trước tiên, chúng ta lựa chọn sản phẩm tốt nhất – Tăng đoàn hoàn hảo nhất, vị thầy thực chứng nhất, phương pháp thực hành hữu hiệu nhất. Chúng ta đi từ chỗ này đến chỗ kia, tìm kiếm món hàng tâm linh tốt nhất để “mua”. Chúng ta đòi hỏi những lời dạy cao minh nhất, vì thế mà bỏ qua những lời dạy, phương cách thực hành căn bản. Tự coi mình là những đệ tử hoàn toàn xứng đáng, chúng ta không thấy có nhiều nhu cầu dành cho những sự thực hành căn bản như là gìn giữ giới luật đạo đứckiềm chế bản năng của mình; thay vào đó, chúng ta nhảy vào những con đường mà ta nghĩ là tiến bộ, cao siêu nhất.

Là người tiêu dùngchúng ta muốn được giúp vui. Chúng ta sẽ tham dự các khóa tu ở những trung tâm có các vị thầy vui vẻ. Nhưng khi phải nghe những lời dạy lặp đi lặp lại, chúng ta trở nên chán nản và lại chạy đi tìm những gì thích thú hơn… Chúng ta không nhận ra rằng các vị thầy của mình cũng vẫn thực hiện những nghi lễ căn bản, tuân theo những lời dạy căn bản được truyền lại bởi các vị thầy tâm linh của họ. Chúng ta không thấy rằng sự lặp lại có thể chính là những điều chúng ta cần, hay việc tìm hiểu tại sao chúng ta thấy nhàm chán, cũng có thể mang đến cho ta những hiểu biết mới.

Văn hóa tiêu thụ đặt nền tảng trên sự thỏa mãn ngay lập tức. Chúng ta bảo rằng mình muốn có mối liên hệ chặt chẽ với một vị thầy tâm linh nào đó, nhưng khi sự hướng dẫn của vị thầy này đòi hỏi nhiều nỗ lực, có vẻ chất vấn tham vọng của chúng ta, hay đụng chạm đến cái ngã của chúng ta nhiều quá, ta sẽ không muốn tiếp tục thọ giáo với vị ấy nữa. Lúc bắt đầu tu tập, chúng ta tỏ ra là những người theo đuổi con đường tâm linh một cách thành thật, quyết đạt được giác ngộ. Nhưng sau khi sự tu tập đã giúp ta giải quyết được những vấn đề hiện tại: Sự đổ vỡ tình cảm của một cuộc ly dị, nỗi đau khổ đánh mất người thương yêu, hay những thăng trầm trong đời – thì lòng hướng về tâm linh của ta phai mờ, và một lần nữa, chúng ta đi tìm hạnh phúc trong việc sở hữu vật chất, trong những mối liên hệ  tình cảm, trong kỹ thuật hay trong nghề nghiệp.

Thời xa xưa, người muốn cầu đạo phải trải qua rất nhiều thử thách, khó nhọc mới gặp được các vị thầy. Người Tây Tạng phải vượt qua dãy núi Hy – mã – lạp sơn cao chất ngất để được gặp các vị cao tăng đầy trí tuệẤn Độ; người Trung Hoa thì phải vượt qua sa mạc Takla Makan và dãy núi Karakoram để đến các tu viện và thỉnh các kinh sách từ Ấn Độ về. Còn chúng ta, do thói quen của người tiêu dùng, chúng ta đòi hỏi kết quả mà bỏ ra rất ít công sức. Chúng ta nghĩ, “Tại sao tôi phải đi dự các buổi giảng pháp? Các thầy phải đến với chúng ta chứ! Chúng ta có công ăn việc làm, gia đình, một đời sống bận rộn”. Chúng ta không có thì giờ đi từ thành phố này qua thành phố khác, nói gì đến việc phải đến một lục địa khác. Chúng ta quên rằng chính sự nỗ lực của người hành giả, đã đưa người ấy đến với Pháp, nên chúng ta than phiền rằng việc tu tập làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ta.

Ngoài ra, việc lãnh hội giáo pháp hay thực hành tâm linh đòi hỏi thời gian, là cái ta không có. Chúng ta yêu cầu các thầy “hiện đại hóa” giáo trình và các phương pháp thực hành – làm ngắn lại hay đơn giản hóa chúng – để chúng có thể phù hợp một cách thuận lợi với cuộc sống của ta. Giống như những người tiêu dùng trong thế giới của cung và cầu, chúng ta sẽ đi nơi khác nếu những điều chúng ta đòi hỏi không được đáp ứng.

Tâm lý của người tiêu dùng khiến chúng ta trở nên quá chú trọng đến bản thân, và sự thực hành tâm linh của ta đặt trọng tâm vào ‘cái tôi’, những thứ tôi cần, sự chọn lựa của tôi, những gì thích hợp cho tôi. Chúng ta nghĩ, “Ta sẽ được lợi lộc gì? Các phương pháp này có lợi ích gì cho tôi không?”. Do đó các trung tâm thiền, chùa, hay tu viện trở thành những nơi chúng ta đến để nhận, không phải để cho. Nếu chúng ta nghĩ rằng một sinh hoạt nào đó không có ích lợi cho ta, thì ta không có thì giờ hay tiền bạc để hỗ trợ nó. Tôi thường viếng thăm một ngôi chùa Á châu. Nơi cha mẹ cũng như những người không phải là phụ huynh cùng làm việc trong nhà bếp ở một trại hè học Phật dành cho các em nhỏ. Tại sao? Bởi vì họ thích được làm một thành viên của cộng đồng. Họ quan tâm về con cái họ và tương lai của xã hội. Họ muốn hỗ trợ những sinh hoạt đem lại  lợi ích cho người khác. Sự cúng dường, đóng góp là một phần của sự thực hành tâm linh của họ và họ thích làm điều đó.

Trong xã hội tiêu thụ, chúng ta cảm thấy địa vị xã hội của mình được nâng cao từ việc sử dụng một loại sản phẩm có tiếng nào đó. Tương tự, việc thân cận với một vị thầy danh tiếng nào đó sẽ nâng cao địa vị tâm linh của người học trò. Được người thầy đó ở nhà chúng ta, đi xe chúng ta, chúc phúc cho những đồ vật trong nhà, hay ký tặng một tấm ảnh nào đó sẽ làm tăng thêm giá trị của chúng ta. Một trong những cách tốt nhất để thân cận với một vị thầy là trở thành một người cúng dường rộng rãi, bắt buộc các vị thầy phải gặp gỡ chúng ta để tỏ lòng biết ơn của họ. Chúng ta không muốn cho một cách âm thầm và bỏ qua một cơ hội được tán thán công đức.

Chúng ta cũng đánh bóng địa vị của mình bằng cách sở hữu những món đồ tâm linhgiá trị. Chúng ta mua các bức tượng quý hiếm, những bức tranh đặc biệt về các nhân vật trong tôn giáo, những bức hình của quý thầy, mà chúng ta sẽ chưng trên bàn thờ lộng lẫy trong nhà. Khi các bạn đồng tu đến viếng, ta muốn họ ngợi khen những món đồ đó, nhưng khi thân quyến đến viếng, chúng ta che giấu chúng đi để tránh sự tò mò.

Ngoài ra, chúng ta cũng tích luỹ các sự kiện tâm linh. Chúng ta có thể kể ra một loạt những nơi chúng ta đã đến dự các khóa tu thiền hay lễ xuất gia. Chúng ta trở thành các thiền sinh kỳ cựu tại các trung tâm tu thiền, đảm trách việc đánh giá các thiền sinh mới đến. Chúng ta khoe khoang về việc đã dự những buổi thuyết pháp quan trọng của những vị thầy nổi tiếng. Và chúng ta tự hãnh diện rằng mình là những người tu hành chân chính.

Tâm lý tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến quý thầy… Trong một nền kinh tế tiêu thụ, sự thành công được đánh giá bằng những con số. Do đó nhiều vị thầy tâm linh mong rằng số người tham dự các khóa tu ngày càng đông, sự cúng dường được tăng trưởng, sách của họ bán được nhanh, được mời đi thuyết giảng ở nơi này, nơi nọ. Dựa vào tiêu chuẩn nào quý thầy cô quyết định sẽ đi thuyết giảng ở nơi nào? Số tiền cúng dường có là một yếu tố? Có phải chỉ là sự trùng hợp mà nhiều vị chỉ xuất hiện ở các cộng đồng ở giới thượng lưu? Có bao nhiêu vị thầy đã đến những quốc gia đang phát triển hay đến những vùng nghèo khổ trong chính xứ sở của họ, nơi sự cúng dường có thể rất ít.

Tài chánh rất cần cho công tác hoằng pháp. Làm thế nào các vị tu sĩ có thể nhận được sự hỗ trợ liên tục để sống với chánh mạng? Chúng ta có tâng bốc, gợi ý hay ép buộc một cách khéo léo để người ta sẽ cúng dường cho ta hay cơ sở của chúng ta? Chúng ta có dành các vị đại thí chủ những sự tiếp đónchúng ta sẽ không dành cho những vị có thể là chân thật hơn, nhưng không được giàu có như thế?

Tư duy tiêu dùng, dù với tư cách là người đệ tử hay người thầy tâm linh, điều khiến cho ta khó đạt được lòng ngưỡng mộ tâm linh sâu xa nhất. Trong Phật giáo, sự khác biệt giữa các hành động tâm linhthế tục căn bản dựa vào các động cơ thúc đẩy. Động cơ thúc đẩy chỉ là để tìm hạnh phúc ngay trong cuộc đời này được coi là thế tục, vì chúng đặt trọng tâm vào hạnh phúc nhất thời nay trong hiện tại; trong khi các ước nguyện hướng đến một sự tái sinh tốt ở tương lai, đến sự giải thoát, và giác ngộ được coi là tâm linh vì chúng hướng đến những mục đích dài hạn, đem lại lợi lộc cho bản thân và tha nhận.

Khi diễn tả một tâm chỉ muốn tìm kiếm hạnh phúc ngay trong hiện tại, Đức Phật đã liệt kê tám sự quan tâm thế tục (bát trượt). Tám sự quan tâm này có thể chia làm bốn đôi.

1. Bám víu vào việc có tiền sở hữu vật chất; không vừa lòng khi không có chúng (Được và Mất)

2. Bám víu vào sự khen tặng, chấp vào những lời làm tăng ngã mạn của chúng ta; không hài lòng khi bị chỉ trích (Khen và Chê).

3. Bám víu vào hình ảnh hay một danh tiếng tốt; không vừa lòng khi chúng bị ô uế, nhớ danh (Vinh và Nhục).

4. Bám víu vào những thú vui, những đối tược giác quan đem lại khoái lạc – sắc, tinh, hương, vị và xúc; không vừa lòng khi gặp phải những đối tưuợng giác quan không vừa ý (Sướng và Khổ).

Riêng cá nhân tôi, khi quan sát các trạng thái tâm của mình, đa phần chúng đều bao gồm tám thứ này, vì thế để có được tâm nguyện trong sạch, thuần Phật pháp thì rất khó.

Xu hướng tiêu thụ về tâm linh rõ ràng rơi vào tám điều quan tâm thế tục này, và chúng thường được nguỵ trang bằng những sự nguỵ biện khôn ngoan, nhưng chúng vẫn nô lệtrói buộc chúng ta vào hạnh phúc của chĩ kiếp sống này và cản trở tâm nguyện cao thượng của chúng ta, để không có sự thực hành tâm linh chân thực nào có thể thực sự xảy ra.

Chúng ta cần phải ý thứctâm linh tiêu dùng vận hành như thế nào nơi bản thân, trong cộng đồng tu tập cũng như trong các tu viện. Chúng ta cần phải xây dựng lại lòng ngưỡng mộ đối với nếp sống đơn giản, khiêm cung, chân thành, từ bi bác ái của người tu hành chân chánh. Chúng ta phải chọn lựa những vị thầy có các đức tính này, vun trồng những đức tính này nơi bản thân và hướng dẫn các đệ tử của người phát triển những đức tính đó. Chúng ta cần nhớ rằng mục đích của các tu viện tâm linh không phải chỉ là để tôn tạo các tu viện, mà là để truyền bá giáo lýthực hành các truyền thống tâm linh. Chúng ta chỉ cần các kiến trúc, xây dựng vừa phải, không nên quá đà. Điều quan trọng là để duy trì sinh khí của các truyền thống tâm linh, để chúng không trở thành những vỏ ốc trống trỗng.

(Thubten Chodron là một Tỳ-kheo ni, đệ tử Đức Đạt-lai Lạt-ma, xuất gia từ năm 1977. Ni sưcố vấn tâm linh của tổ chức Pháp Lữ (Dharma Friendship Foundation) và là ngừơi đồng thiết lập nên tu viện Sravasti).

Diệu Liên Lý Thu Linh  (Lược dịch Shopping The Dharma, Tricycle)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11841)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10774)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11271)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12335)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10376)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11542)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10916)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10683)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10130)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11479)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10258)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11161)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12731)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11087)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12011)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12020)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10511)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10941)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10561)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13549)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11253)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10599)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10461)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12734)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11681)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15083)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16341)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11854)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11679)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14067)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12219)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13751)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12172)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11622)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13229)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14346)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11869)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12555)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12180)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12063)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11651)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11488)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11503)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11404)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13312)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11686)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13390)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11876)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13705)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12443)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant