Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vị Trí Của Một Ngôi Chùa

20 Tháng Chín 201710:46(Xem: 6930)
Vị Trí Của Một Ngôi Chùa

Vị Trí Của Một Ngôi Chùa

Thích Như Điển

 

Ngôi chùa đối với người Phật Tử Việt Nam chúng ta nói riêng hay những dân tộc khác tại Á Châu nói chung; chùa đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân, kể cả những người không thuộc tín ngưỡng Phật Giáo. Do vậy từ mấy ngàn năm nay, hình ảnh của ngôi chùa đã ăn sâu vào nề nếp văn học, thi ca, kiến trúc, phong tục, tập quán, lịch sử v.v…nên chùa là “Cái thiện của làng tôi” như nhà văn Thiện Văn Phạm Phú Minh ở Hoa Kỳ đã viết trong tờ Thế Kỷ thứ 21 như vậy.

Hôm đó là ngày Chủ nhật 27 tháng 8 năm 2017 tại địa phương Nantes, Pháp Quốc có buổi giảng của tôi nhân lễ Hoàn Nguyện và Lễ Vu Lan của chùa. Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Lộc đã thỉnh tôi giảng một thời Pháp và tôi đã chọn đề tài nầy. Lúc bắt đầu mới 9 giờ sáng nên số người tham dự không đông mấy, cũng như thời gian chỉ có một tiếng đồng hồ, nên tôi đã không thể triển khai hết được ý của mình muốn nói. Tuy nhiên những điểm chính tôi đã trình bày hết rồi và mọi người nghe hôm đó cũng cảm thấy hoan hỷ. Đầu tiên tôi đi xa hơn qua tận Trung Quốc để thăm viếng quê hương của chư Tổ mà Phật Giáo Việt Nam của chúng ta đã ảnh hưởng bởi những Tông Phái qua việc truyền thừa không ít. Tôi chọn bài thơ “Hàn Sơn Tự” của Trương Kế, một thi nhân rất nổi tiếng ở đời nhà Lương vào thế kỷ thứ sáu thuộc đời Vua Lương Vũ Đế (502-519). Vị trí của Ông trong văn chương thi phú có thể ví với Lý Bạch, Thôi Hộ, Hạ Tri Chương v.v… ở đời nhà Đường. Ở tại Tô Châu có ngôi chùa nầy. Ngôi chùa sở dĩ nổi tiếng nhờ 4 câu thơ và nếu có ai đó đã đi đến Tô Châu rồi thì sẽ xem được chữ Phật thật là tuyệt vời, nhưng được viết không cân xứng mấy. Theo truyền thuyết thì cho rằng: Người viết chữ Phật nầy muốn có đến 3 lượng vàng, nhưng nhà chùa chỉ trả cho Ông ta được hai lượng, nên hai sổ thẳng của chữ Phất (tánh không) không cân xứng  mấy. Đã là giả thuyết thì chúng ta cũng không nên chấp cứ vào đó làm gì, nhưng ở Trung Hoa có rất nhiều chuyện giả sử như vậy.

Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc như sau:

                               Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên

                              Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

                              Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự

                               Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Nếu trực dịch ra tiếng Việt thì như thế nầy:

                               Bóng trăng chim quạ, sương đầy trời

                               Sông, cây, chài lưới đối nhau thôi

                                   Cô Tô thành ấy, chùa Hàn Sơn

                                   Nửa đêm tiếng chuông, đến khách thuyền.

Và được dịch sang thể lục bát như sau:

                                   Trăng tà tiếng quạ kêu sương

                                    Lửa chài, cây bến sầu vươn mái chèo

                                    Thuyền ai đậu bến Cô Tô

                                    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Quả là tuyệt vời với lối thơ câu 6 và câu 8 ấy. Chỉ riêng Việt Nam chúng ta mới có, chứ Haiku của Nhật Bản hay thơ Đường của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Bởi thế mà có thời Ông Bà của chúng ta đã thể hiện tinh thần nầy qua hai câu chữ Hán như sau:

                                   Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

                                    Thi đáo Tùng, Tuy bất thịnh Đường.

Nghĩa là:

Văn như  Siêu (Lê Văn Siêu) và Quát (Cao Bá Quát) thì trước đời nhà Hán không ai bì kịp.

Thơ đến được như Tùng (Thiện Vương) và Tuy (Lý Vương) thì thời thịnh Đường cũng chẳng  có ai được.

Như vậy dân tộc Việt Nam chúng ta là một dân tộc can cường, cao cả, quyết không chịu đi làm nô lệ cho nước nào, mà ở thời Khương Tăng Hội (280) từ Giao Châu chúng ta, Ngài  đã được Ngô Tôn Quyền mời sang Trung Quốc làm Thầy cho Vua và ở thế kỷ thứ 15, Kiến trúc sư Nguyễn An đã chỉ huy xây cất Tử Cấm Thành cho Vua nhà Minh, và mãi cho đến ngày nay dân tộc ta đã tự hào về những chiến thắng quân Nguyên Mông ba lần của các vua chúa nhà Trần năm 1257, 1285 và 1288. Lịch sử dĩ nhiên không dừng lại ở đó, nhưng chúng ta có quyền hãnh diện về những gì mà Cha Ông của chúng ta đã để lại cho lịch sử đời sauchúng ta không được quên dòng chảy của những thành tích lịch sử nầy.

Đến Trung Quốc, có 4 châu mà thiên hạ đồn rằng không nên thiếu. Đó là Quảng Châu để thăm viếngthưởng thức những món ăn tuyệt hảo tại đây. Hàn Châu để thăm những phong cảnh đẹp và người đẹp của xứ nầy. Liễu Châu để chọn cho mình những thứ gỗ tốt để đóng quan tài khi cái già cái chết sắp đến cận kề và Tô Châu ngoài ngôi chùa Hàn Sơn nầy ra, còn rất nhiều tơ lụa đẹp, mịn màng. Ngày nay Trung Hoa đã thay đổi nhiều rồi, dĩ nhiên là không còn những truyền thuyết hay những giả sử như thời xa xưa nữa, nhưng bài thơ của Trương Kế  đã từng để lại không biết bao nhiêu sự thi hóa chốn nầy, mà ngày nay ngôi chùa và bài thơ vẫn còn tồn tại với thời gian.

Sang đến Việt Nam thì ngôi chùa lại đóng vai trò không những chỉ là nơi chốn để nguyện cầu, lễ bái v.v… mà còn là nơi tiếp các sứ thần của các nước láng giềng khi vào cống sứ vua chúa nước ta, nên mới gọi là chùa Quán Sứ (chỗ ở của các Sứ thần). Ngôi chùa ấy ngày nay vẫn còn ở Hà Nội, nhưng có mấy người Hà Nội trong hiện tại hiểu được vai trò của ngôi chùa nầy từ thuở sơ khai của dân tộc chúng ta? Nguyễn Bính(1918-1966) là một nhà thơ ở thế kỷ thứ 20, Ông đã làm những câu thơ trong bài thơ “Quê tôi” như sau để nói về vị trí của ngôi chùa:

                                     Quê tôi có gió bốn mùa

                                      Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm

                                     Sương hôm, gió sớm trăng rằm

                                     Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi

                                     Mai nầy tôi bỏ quê tôi,

                                     Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa.

Trăng và gió là những hình ảnh đẹp biết là bao, nhưng thi nhân có thể bỏ được. Chỉ riêng hình ảnh của ngôi chùa làng quê đơn sơ mộc mạc ấy thì thi nhân không thể nào quên được, dầu cho xa quê trong nhiều dặm đăng trình. Do vậy hình ảnh ngôi chùa ấy đã làm cho thi nhân luôn nhớ nghĩ về quê, nơi ấy có mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và nhất là hình ảnh của ngôi chùa trong đêm thanh cảnh vắng, khi trăng rằm đã hiện ra, soi bóng ngôi chùa vào tận tâm cang của những người xa xứ. Rồi Xuân Tâm, Ông có bài thơ rất hay, nói về tiếng chuông chùa và ngôi mộ cũng như người Mẹ đã mất qua bài thơ bất hủ mà nhiều thi nhân đã trích dẫn, và ngay cả trong tác phẩm “Bông Hồng Cài Áo” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:

….Hoàng hôn phủ trên mộ

                                    Chuông chùa nhẹ nhẹ rơi

                                    Tôi thấy tôi mất Mẹ

                                     Là mất cả bầu trời.

Chỉ có 4 câu sau cùng của bài thơ nói về Mẹ, chúng ta cũng đã có thể hình dung được vị trí của ngôi chùa và tiếng chuông chùa trong đêm khuya hay sáng sớm như thế nào đối với người dân quê Việt Nam chúng ta rồi.

Từ những hình ảnh thân thương của ngôi chùa ở Trung Hoa, Việt Nam…tôi đã hướng mọi người về ngôi chùa Vạn Hạnh tại Nantes, Pháp Quốc, nơi hàng trăm thính chúng đang ngồi nghe tôi nói chuyện về vị trí của một ngôi chùa qua thi ca Việt Nam cũng như Trung Quốc. Ai ai cũng nhìn nhận rằng dưới bàn tay khéo léo của Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Trụ Trì ngôi chùa nầy đúng 20 năm xây dựng và với 30 năm hiện hữu nơi cõi trời Tây nầy, Vạn Hạnh tại nơi đây rất xứng đáng với tất cả tầm vóc ấy. Ngôi chùa nhỏ, có nóc cong. Bên cạnh đó tuy không có những cội mai già như trong bài thơ “Nhớ Chùa” của Thi Sĩ Huyền Không, tức Cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã sáng tác vào năm 1949, nhưng những gốc Ô liu cũng có đến mấy trăm năm tuổi thọ đang được trồng cạnh bên hiên chùa. Nào là trúc, sen, bầu, bí, hòn non bộ, chùa Một Cột v.v… Ngoài ra còn có một nhà rường năm gian hai chái rất Việt Nam, nơi đây Thượng Tọa dự định sẽ làm một Trà Thất để tiếp đón khách thập phương và những khách vãng lai người Pháp, nhằm giới thiệu văn hóa của dân tộc mình cho người bản xứ. Quả là quá tuyệt vời cho một ngôi chùa Việt Nam tại Hải ngoại, đang góp phần xây dựng cho đất nước, cho Phật Giáo và cho Dân Tộc Việt Nam trong khi ở xứ người, cũng như sánh vai với hơn 700 ngôi chùa như vậy của Việt Nam chúng ta đang hiện diện trên năm châu lục ngày nay.

Hôm đó trời thật đẹp, không có trăng sao, nhưng những âm thanh huyền diệu của những tiếng Kinh cầu qua Trai đàn chẩn tế bạt độThượng Tọa Thích Hoằng Khai, Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu làm sám chủ với Ban Kinh Sư hùng hậu khắp Âu Châu đã tựu về để giải oan, bạt độ cho những hương linh người Việt và người Pháp  quá vãng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của chiến tranh, cũng như những người lâm nạn bất thường.

Lời Kinh trầm bổng thiết tha như gọi hồn người nơi cõi xa xăm nào đó hãy về đây thính pháp văn kinh, giải thoát được nẻo luân hồi sanh tử. Còn người sống đã đến đây như chạnh lòng nghĩ về thân phận của mình rồi mai đây sẽ ra sao, nếu khônghình ảnh của một ngôi chùa, nơi ấy có vị Sư già đang dõi bước theo đàn con phiêu lạc ở phương trời nào, thì hôm nay đây chính là cơ hội để gợi nhớ về một thuở xa xưa nào đó nơi quê hương mình và đặc biệt nơi xứ Pháp nầy, mà tại đây có được một ngôi chùa như chùa Vạn Hạnh ở Nantes nầy là một diễm phúc vô cùng quý báu cho người đã quá vãng cũng như những người còn tại thế.

Cuối buổi giảng tôi đã lược qua bài thơ “Nhớ Chùa” của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác, mà đa phần chỉ nhớ hai câu cuối của bài thơ mà thôi. Đó là: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”.

Nhớ Chùa

Từ thuở ra đi vắng bóng chùa

                                    Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua

                                    Trong tôi bừng dậy niềm chua xót

                                    Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.

 

                                    Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng

                                     Có con đường đỏ chạy thênh thang

                                     Có hàng tre gợi hồn sông núi

                                     Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.

 

                                     Có những cây mai sống trọn đời

                                     Bên hàng tùng cúc mãi xanh tươi

                                     Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa

                                     Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.

 

                                    Mỗi tối dân quê đón gió lành

                                    Khắp chùa dìu dặt ánh trăng thanh

                                    Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi

                                    Yên ổn dân làng mọi mái tranh.

 

                                     Trầm đốt hương xông thơm ngọt ngào

                                     Thôn trên xóm dưới dạ nao nao

                                     Dân làng tắm gội lên chùa lễ

                                     Mười bốn ba mươi mỗi tối nào.

 

                                    Tôi nhớ làm sao những buổi chiều

                                     Lời kinh vằng vặc giọng cao siêu

                                     Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi

                                     Cầu nguyện dân làng sống ấm yêu.

 

                                    Vì vậy làng tôi sống thái bình

                                    Sớm hôm tiếng mõ với chuông linh

                                    Sắn khoai gạo bắp nuôi dân chúng

                                    Xây dựng tương lai xứ sở mình.

 

                                       Biết đến bao giờ trở lại quê

                                       Buâng khuâng lòng gợi nhớ nhung về

                                      Tang thương dầu có bao nhiêu nữa

                                      Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.

 

                                      Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng

                                      Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung

                                      Mái chùa che chở hồn dân tộc

                                      Nếp sống muôn đời của Tổ Tông.

 

Đó là những câu kết của thời thuyết pháp hôm đó và tôi hẹn lại với mọi người là ở một thời gian thuận tiện nào đó, tôi sẽ điểm lại từng trang Kinh Việt, từng lời thơ và ý vị trong những điển tích Việt Nam qua bài thơ nầy, mà cho đến nay đã trải qua 70 năm lịch sử, hình ảnh ngôi chùa qua thi ca, văn học vẫn còn vang vọng khắp đó đây trên cõi đời sương gió nầy

 

Viết xong vào chiều ngày 19 tháng 9 năm 2017 nhằm ngày 29 tháng 7 âm lịch năm Đinh Dậu nhân lễ vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg, Đức Quốc.

Sửa lỗi chính tả: Phật Tử Thanh Phi (Úc Châu)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1563)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1411)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1827)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1584)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1356)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1644)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2181)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1914)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1267)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1448)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1733)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1491)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1354)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1500)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1438)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1765)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1463)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1424)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1435)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1521)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1701)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1595)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1534)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1416)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1510)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1265)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1982)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1390)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1544)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2919)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1550)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1740)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1600)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2043)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1584)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1786)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1985)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2179)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1649)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2620)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1716)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1892)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1855)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1619)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2360)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1798)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1858)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1728)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2097)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant