Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ta Còn Để Lại Gì Không?

25 Tháng Mười 201710:50(Xem: 6911)
Ta Còn Để Lại Gì Không?

TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG?

 

Vĩnh Hảo

 

 

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì.

Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời.

“Ta còn để lại gì không?

Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”

Thân nầy chẳng qua cũng chỉ được trăm năm. Thân không bền, vậy danh bền chăng? – Danh là cái trừu tượng, không có hình tướng, hẳn nhiên là có thể bền hơn thân. Nhưng nếu sống ở đời mà không làm nên công danh sự nghiệp gì như  lập ngôn của Nguyễn Công Trứ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” (2) thì dù đã có cái tên cha mẹ đặt cho, danh nầy cũng chỉ là cái tên bình thường như bao nhiêu người khác: vô danh; và cái thân vô danh cũng sẽ lặng lẽ đi qua cuộc đời trong vòng trăm năm, rồi để lại một nhúm tro, một nấm mồ, danh còn chăng thì còn trên bia mộ dãi nắng phơi sương trong nghĩa trang.

Đến như những người tài hoa trong văn học nghệ thuật, để lại những tác phẩm bất hủ, công danh của họ cũng không thể dài lâu như núi sông, như thiên địa. Vì vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã tự thán, biết ba trăm năm sau còn có ai khóc cho Tố Như (3) nầy hay không! Ba trăm năm cũng là kỳ vọng khá cao, vì lúc ấy Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) chưa được viết. Kể từ năm 1820, khi tiên sinh nằm xuống, đến nay là 197 năm, người khóc Tố Như dường như đã giảm đi nhiều theo thời gian. Truyện Kiều được lưu truyền, ngâm đọc trong dân gian thì hãy còn người thường xuyên nhớ đến Tố Như. Nhưng khi chỉ còn cái tên trong văn liệu, nằm trong văn khố, văn học sử thì không ai dám chắc sẽ tồn tại bao lâu, và người khóc Tố Như e chỉ còn lác đác, năm thì mười họa mới trích dẫn Truyện Kiều xuống từ một trang mạng nào đó.

Thân như thế, danh như thế, ta đi để lại gì không?

Trăm năm sống ở đời, ai cũng để lại một cái gì, di sản hay di họa, cho người ở lại. Di sản hay di họado nơi lợi ích hay thiệt hại, từ hành nghiệp, sự nghiệp của người ra đi. Di sản có khi lợi ích cho một cá nhân, một gia đình, hay một dòng họ; có khi là công ích, làm lợi cho số đông xã hội, quốc gia, hay nhân loại. Di họa cũng thế, có khi là nợ nần hay tai tiếng làm tán gia bại sản, phá nát một dòng họ; có khi sai lầm, hoang tưởng từ chủ thuyết và chính sách, dẫn cả một dân tộc đến chỗ diệt vong.

Sống với nhận thứcchứng nghiệm sâu sắc về nguyên lý nhân-quả, người ta không chỉ tự hỏi, ta đi để lại gì không mà còn nên tự hỏi, ta đi mang theo gì không.

“Để lại gì” là dành cho người ở lại, “mang theo gì” là nghĩ cho chính ta.

Dành cho người không hẳn là vì lợi tha – có khi chỉ vì tình thế bắt buộc mà chính mình không hề nghĩ đến. Nghĩ cho ta chưa chắc là vị kỷ, bởi vì giữa ta và người, trong cuộc tử-sinh nầy, đều có tác động và tương thuộc lẫn nhau bởi nhân-quả. Để lại hay mang theo, là nơi cái “công” mà người ra đi tác tạo trong một đời, cùng với mục đích mà người ấy muốn để lại. Theo quan niệm của người Đông phương, “công” có thể là vật chất hay tinh thần, có thể nhỏ, có thể to lớn, nhưng lợi ích cho đời, cho người, thì gọi là “đức”; còn như chỉ gieo họa dài lâu cho nhiều người, nhiều thế hệ thì đó là “tội.”

Vì vậy khi lập thân, sống ở đời, người ta cần cân nhắc về nguyên nhânhậu quả trong cả hành xử, lời nóiý nghĩ của mình; mục tiêu tạo lập sự nghiệp của mình là gì, để lại cho người hay để mang theo?

Một khi ra đi, sang bên kia thế giới, hẳn nhiên là sẽ không mang theo được gì. Thân xác nầy còn không mang theo được thì tiền của, sản nghiệp, những người thân yêu… đều sẽ bỏ lại hết. Không một thứ vật chất nào có thể mang theo được (dù nhỏ xíu như viên kim cương, hay mỏng nhẹ như một mảnh bằng).

Không nhất thiết phải để lại gì cho đời. Nhưng nếu để lại thì để cho đáng, và cho đúng người, đúng chỗ. Cũng không nhất thiết phải mang theo gì cho nặng nề khi ra đi. Nhưng nếu cần mang theo gì, nên nhớ rằng cái có thể mang theo được là công (đức) hay nghiệp (tội) mà mình đã làm trong cuộc sống trăm năm nầy.

Một di sản (tinh thần hay vật chất) để lại cho người vô tích sự, cho người xấu-ác, thì di sản ấy cũng thành vô dụng, sẽ bị hủy hoại không lâu sau đó; mà nếu kẻ xấu-ác kia sử dụng di sản ấy để làm việc ác, tổn người hại vật, phung phí hưởng lạc cá nhân, thì “công đức” của người ra đi chẳng những không có gì mà còn gián tiếp mang theo nghiệt tội.

Ngược lại, di sản được trao đúng người, được sử dụng đúng việc, mang lại lợi ích cho đời, cho người, thì với tác động dây chuyền của nhân-duyên-quả, di sản ấy không những tăng ích mãi, mà công đức của người ra đi cũng vô hạn lượng. (4)

 

Thu sang rồi.

Đêm về, hơi thu lạnh se sắt. Nhưng khi trời sắp sáng, những luồng gió dữ từ rừng núi thốc về mang hơi nóng hầm hập khô khốc suốt mấy ngày đầu mùa. Khắp nơi, lá chầm chậm chuyển sắc. Lá vàng chen lá xanh. Mai kia lá sẽ khô, rụng. Như bao nhiều đời người đã đến và đi, qua trần gian nầy. Không ai biết có bao nhiêu lá vàng rơi nơi đây, hay lặng lẽ rơi trên rừng thẳm. Cũng không ai quan tâm có những hành giả đến rồi đi, vô tung vô tích trên đỉnh cao mờ bóng mây ngàn. Hạc trắng bay qua tầng không. Không để lại gì. Không mang theo gì. Có chăng là làn gió thoảng, theo sau đôi cánh vỗ; và một trời xanh biếc, bềnh bồng mây trắng bay.

 

California, ngày 25.10.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

__________________

(1)  Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ thi tập Rừng Phong, do Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1954 (theo Nhà thơ Viên Linh trong “Chiêu Niệm Văn Chương,” trang 121-122):

 

Nguyện cầu

 

Ta còn để lại gì không?

Kìa non đá lở, này sông cát bồi

Lang thang từ độ luân hồi

U minh nẻo trước xa xôi dặm về.

 

Trông ra bến hoặc bờ mê

Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương

Ta van cát bụi bên đường

Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.

 

Để ta tròn một kiếp say

Cao xanh liều một cánh tay níu trời.

Nói chi thua-được với đời

Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.

 

Tâm hương đốt nén linh sầu

Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!

Đêm nào ta trở về ngôi

Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.

 

Một phen đã nín cung đàn

Nghĩ chi còn-mất hơi tàn thanh âm.

 

(2)  Nợ tang bồng, thơ Nguyễn Công Trứ. Nên hiểu rằng đối với Nguyễn Công Trứ và ngữ nghĩa của thời đại ông (hậu bán thế kỷ thứ 18), hai chữ “công danh” không tách rời nhau. Cho nên nói “danh” là nói “công.” Không có công thì không có danh. Ở đầu bài, hai chữ “công danh” này đã được nhắc đến (Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn), nên khi nói “danh” ở câu sau, hàm ý công danh, sự nghiệp đóng góp cho non sông, chứ không phải khuyến khích chạy theo danh vọng như một số người thời nay lầm tưởng và thực hiện cho kỳ được.

(3)  “Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

Hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh Ký, trích từ “Thanh Hiên Thi Tập” của Nguyễn Du, tác phẩm được viết vào khoảng 1802 – 1804 (theo Gs. Lê Thước & Gs. Trương Chính trong “Thơ Chữ Hán Nguyễn Du,” nxb Văn Học, 1978). Tố Như là một bút hiệu khác của Nguyễn Du.

(4)  Như Nobel Prizes, được thành lập năm 1895, là di sản của nhà phát minh người Thụy Điển, Alfred Nobel (1833-1896), tăng ích mỗi năm trên những giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo, cống hiến lợi ích cho nhân loại qua các lĩnh vực Vật lý (Physics), Hoá học (Chemistry), Y học (Medicine), Văn học (Literature) và Hòa bình (Peace). Đến năm 1968 thì Swedish National Bank lập thêm giải Khoa học Kinh tế (Economic Sciences) để tưởng nhớ Alfred Nobel.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11835)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10771)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11260)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12330)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10367)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11539)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10912)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10674)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10119)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11469)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10251)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11155)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12720)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11071)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12008)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12012)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10506)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10933)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10558)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13542)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11241)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10591)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10455)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12731)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11674)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15077)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16337)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11845)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11666)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14044)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12216)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13745)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12164)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11618)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13217)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14338)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11867)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12548)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12173)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12062)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11640)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11480)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11497)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11398)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13307)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11683)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13386)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11872)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13702)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12432)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant