Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghệ Thuật Sống Theo Các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh

30 Tháng Mười 201705:36(Xem: 9090)
Nghệ Thuật Sống Theo Các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh

 

Nghệ Thuật Sống Theo Các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh

 

HT Thích Nguyên Siêu
Tâm Thường Định

Nghệ Thuật Sống Theo Các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh

 

            Trong bất kỳ tổ chức hay hội đoàn nào, các nhà lãnh đạo đều có nhiều đức tính tốt và phẩm chất tâm linh. Để làm những nhà lãnh đạo tâm linh, chúng ta phải sống an bình và hài hòa với chính mình, với thiên nhiên và với tha nhân, trong đó có gia đình, cộng đồng, xã hội và quê hương của mình.

Các nhà lãnh đạo tâm linh thường có mối quan hệ khắn khít với người khác và có những giá trị nội tâm như: sự không tham cầu, không ích kỷnhẫn nhục. Các nhà lãnh đạo tâm linh cũng phải có tinh thầnđạo đức cao và là gương sáng cho người khác. Một trong những giá trị đạo đức đó bao gồm lòng từ bi, bác ái, bao dung, siêng năng, quyết tâm, an vui, lòng biết ơn, trung thực, chánh niệm, kiên trì, trách nhiệm, đáng tin cậy, hiểu biếttrí tuệ. Bài viết này, thông qua sự hiểu biết về tâm lý, kinh nghiệm sống và hành hoạt, cũng như kinh nghiệm của mỗi cá nhân nên chúng tôi đề xuất năm nghệ thuật sống căn bản như sau:

1)      Nghệ thuật đầu tiên của cuộc sống là sống như cây tre khóm trúc;

2)      Nghệ thuật sống thứ hai là sống như dòng sông.

3)      Nghệ thuật thứ ba là sống như cây Mai;

4)      Nghệ thuật sống thứ tư là sống giống như đất; và

5)      Nghệ thuật sống thứ năm là sống như những đám mây.

            Năm nguyên tắc cốt lõi này, tập trung vào những phương thức cụ thể, như là kim chỉ nam cho mọi người, Phật tử và những người không phải Phật tử - kể cả những nhà lãnh đạo tinh thần, cho hàng Tăng lữ hoặc tại gia hay những ai muốn mọi người, gia đình, và xã hội sống hài hòa hơn, an lạchạnh phúc hơn.

Lãnh Đạo Tâm Linh

            Boorom (2009) đã cho rằng lãnh đạo tâm linh có nguồn gốc từ tôn giáo, bởi vì có một mối tương quan trực tiếp giữa các phẩm chất lãnh đạotâm linh.  Marques (2010) thuyết phục, “Nó hoàn toàn có thể thuộc về tinh thần chứ không phải là tôn giáo.  Cũng có nhiều người có cuộc sống tâm linh mà những người đó lại tin theo thuyết vô thần, vô tri, hoặc theo nhiều tôn giáo cùng một lúc (trang 13).  Theo nhà nghiên cứu này, “Một nhân viên có tâm linh là một người chỉ đơn giảnduy trì các giá trị của con người tốt, chẳng hạn như sự tôn trọng, bao dung, thiện chí, hỗ trợ, và một nỗ lực để tạo ý nghĩa hơn trong nơi làm việc của mình” (trang 13).  DeVost (2010) nhấn mạnh rằng nghiên cứu hiện tại trong các tổ chức đã tìm thấy một mối quan hệ giữa tâm linh của các nhà lãnh đạotâm linh nơi làm việc. Trong nghiên cứu này, Devost (2010) tìm thấy rằng việc thực hành từ trái tim - một trong năm giá trị lãnh đạo điển hình – có tác dụng tích cực đáng kể. Theo Kouzes và Posner (1995), năm thực hành của lãnh đạo tốt là: "Thách thức quy trình, truyền cảm hứng cho một tầm nhìn chung, cho phép những người khác hành động, mô hình đường đi, và khuyến khích từ trái tim" (trang 9).

            Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thường xuyên thực hành đời sống tinh thần của họ cũng như những niềm tin đạo đức và các giá trị đạo đức. Như Northouse (2004) đã lập luận, đạo đứclãnh đạo đều "có liên quan đến các loại của các giá trịđạo đức mà một cá nhân hay xã hội nhận thấy đáng ao ước hay thích đáng" (trang 342). Hơn nữa, ông chỉ ra rằng một mô hình đạo đức của lãnh đạo bao gồm năm thành phần: (a) thể hiện sự tôn trọng, (b) phục vụ người khác, (c) thể hiện công lý, (d) trung thực rõ ràng, và (e) xây dựng cộng đồng. Trong một nghiên cứu khác, Zhu, May, và Avolio (2004) định nghĩa lãnh đạođạo đức là "làm những điều đúng, phải và tốt" (trang 16). Zhu et al. (2004) cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo bày tỏ hành vi đạo đức khi họ làm những gì đúng, cho là lẽ phải và tốt về mặt đạo đức đúng. Khi người lãnh đạo giúp đỡ để nâng cao nhận thức về đạo đức và tự thực hành đạo lý luân thường thì có thể chuyển hóa những người khác. Bass và Steidlmeier (1998) cho rằng một lãnh đạo thực sự chuyển hóahiệu quả phải được dựa trên: (a) các tính cách đạo đức của những nhà lãnh đạo, quan tâm của họ đối với bản thân và đối với những người khác, (b) các giá trị đạo đức được thấm nhuần trong tầm nhìn của nhà lãnh đạo, và (c) luân lý của các quá trình và sự lựa chọn đạo đức xã hội và hành động tương quan giữa các nhà lãnh đạo và những người cấp dưới.

 

            Khi nói đến nghệ thuật sống là chúng ta, tự thân, sống như thế nào cho thích nghihòa hợp với gia đình, làng nước, xã hội, quê hương của chúng ta. Với vai trò là những nhà lãnh đạo tâm linh, cũng như của nam nữ cư sĩ Phật tử, chúng ta phải sống như thế nào để cảm nhận được sự bình an và niềm hạnh phúcbản thân ta có trong cuộc đời hằng ngày. Vì vậy, chúng ta thường đọc ở trong kinh điển, hoặc kinh nghiệm sống, hoặc qua quán chiếu hay tâm lý của con người trong cuộc sống này, chúng ta có thể học hỏi từ những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây. Từ đó, chúng ta có thể chiết xuất và lấy đó là nghệ thuật sống của những người lãnh đạo tâm linh hoặc là những vị Phật tử.

Nghệ Thuật Đầu Tiên Của Cuộc Sống Là Sống Như Cây Tre Khóm Trúc  

Tánh uyển chuyển và quân tử. Chúng ta thấy được rằng nếu cuộc sống chúng ta không có sự uyển chuyển như bụi trúc, khi một cơn gió thổi qua, những cây tre sẽ xuôi theo chiều của làn gió, điều đó có nghĩa trong cuộc sống mình phải tùy duyên, phải hiểu mình hiểu người, mình phải có được cái tự tâm của mình, để rồi từ đó khi ta tiếp xúc với thực trạng cuộc đời, thực tế cuộc sống mà chúng ta không bị gãy đổ, không bị đau thương, không cảm thấy mất mát những gì chúng ta đang có. Sự uyển chuyển là một đặc tính của những bụi trúc, của những cây tre mà nó không bao giờ gãy đổ trước những cơn giông bão, nó luôn nương chiều theo cơn bão đó nên cây tre sẽ đứng vững mà không gãy đổ. Vì vậy, chúng ta là những nam nữ cư sĩ Phật tử, khi chúng ta tiếp cận với những vấn đề trong cuộc sống thì chúng ta cũng cần uyển chuyển để xây dựng cho mình một nghệ thuật sống đối với đương sự, hiện trường, và hoàn cảnh.

Nghệ Thuật Sống Thứ Hai Là Sống Như Dòng Sông

Khi nói đến đạo Phật là nhắc đến tinh thần vô tướngtùy duyên, tinh thần đạo Phật không phải một tính chất, hiện tượng, hiện trạng luôn luôn cứng ngắc, mà phải tùy thuộc, tùy duyên. Vì vậy tinh thần giới luật của nhà Phật là tinh thần giới luật tùy duyên chứ không cứng ngắc, không cố định, nên trên con đường hoằng truyền Phật pháp. Đạo Phật truyền vào quê hương, dân tộc nào thì nền văn hóa của đạo Phật luôn phù hợp chuyển mình hòa quyện cho thích nghi với văn hóa bản địa của dân tộc đó. Suốt gần 3000 năm lịch sử, đạo Phật có mặt trên thế gian này đã làm xoa dịu khổ đau, không gây thêm đổ máu, hay nước mắt vì tinh thần “Hoằng dương Phật pháp” của đạo Phật, vì đấy là tinh thần tùy duyên của đạo Phật. Vì vậy, chúng ta phải có nghệ thuật sống như dòng sông; nước được đổ từ đầu nguồn xuống hạ nguồn và ra biển. Nếu dòng sông đó nằm trên cao nguyên, trên thác cao thì dòng nước chảy nhanh, nhưng khi xuống dưới trung nguyên hoặc bình nguyên thì dòng nước chảy một cách nhẹ nhàng, từ từ, nên thơ và để rồi dòng sông đó sẽ hòa nhập vào trong biển cả mà không giữ lấy tính chất cố định của chính nó. Trong cuộc sống cũng vậy, khi chúng ta sống trong mọi môi trường, hoàn cảnh ta phải có nghệ thuật sống để hòa hợp mình với tất cả mọi người, với chúng sinh và với môi trường sống của xã hội, mà không nên giữ lấy cái chấp ngã của mình. Sở dĩ có bao nhiêu điều để chúng ta phải khổ đau, buồn tủi cũng vì cái chấp ngã của mình vì mình không chịu hòa hợp với đại chúng, với mọi người. Chúng ta tự cho cái chủ thể, cái ngã, cái chấp ngã của mình to tác, bản thân mình là quan trọng để bắt mọi người phải nghe lời mình, phục tùng, v.v… Cho mình quan trọng nhất, là cái rốn của vũ trụ, nhưng trong cuộc sống này chúng ta đều biết mọi người đều có Phật tánh. Ai trong chúng ta đều có khả năng giác ngộ, sự hiểu biết, và sự tu tập. Vì thế chúng ta phải kính trọng lẫn nhau, từ một cụ già cho đến một em bé; chúng ta phải luôn luôn từ tốn, nhã nhặn, khiêm tốn, khả ái với nhau. Nếu cái tôi của mình lớn thì sẽ làm chao đảo, ngã đổ cuộc sống; nó sẽ làm đời sống không được thăng bằng và bình yên.  Tĩnh lạc và an lành nhất của những người lãnh đạo tâm linh hay nam nữ cư sĩ Phật tửchúng ta hãy bỏ đi cái chấp ngã, giảm trừ cái tôi của mình. Ngày nào chúng ta giảm trừ được cái tôi của mình, cái chấp ngã thì ngày đó mình hòa hợp với toàn thể quần chúng. Còn nếu không mình sẽ không thông cảm được ai, bắt mọi người tôn trọng cái tôi của mình thì đó là một vấn đề hệ lụy. Trong kinh điển nghệ thuật sống như dòng sông là phải hòa tan vào trong biển cả, nước sông không thể giữ được tính chất riêng của sông, mà phải hòa tan vào bốn biển. Tất cả được gọi chung trong một đại thể là nước. Khi nước ở dòng sông chúng ta gọi là nước sông, nhưng khi nước sông ra ngoài biển thì chúng ta gọi là nước biển, vì vậy mình phải hòa tan tự thể của mình với tất cả mọi người. Cũng như câu thơ chúng tôi viết… Và tiểu ngả chan hòa cùng đại ngã. Ôi hư vô em có nếm vô thường.

 

Nghệ Thuật Thứ Ba Là Sống Như Cây Mai

Cây Mai, khi nào nó trở thành một cây đại thọ, thân cây của nó sẽ xù xì và khẳng khiu. Nhìn vào là mình biết được cây Mai đã trải qua rất nhiều thời gian mưa nắng, khó khăn đã phủ lên trên cành Mai, gốc già của thân Mai, nhưng thân Mai vẫn vươn mình, chịu đựng với thời gian, với mưa nắng, cho đến mùa xuân về thì hoa Mai nở dù rằng thời gian có tàn phá, đẩy đưa làm cho con người bị già nua, sinh ra rồi lớn lên rồi chết đi, nhưng đối với gốc Mai già luôn luôn hứng chịu những cơn mưa, khó khăn nhưng sự vươn mình của gốc cây Mai vẫn luôn hứng chịu với thời gian. Từ đó trên con đường tu tập của người lãnh đạo tâm linh hay nam nữ cư sĩ, không phải chúng ta tu một ngày mà thành Phật, mà phải tu nhiều đời nhiều kiếp, băng qua thác ghềnh của sinh tử, hứng chịu nhiều đau thương lăn lóc của vòng sinh tử luân hồi. Hãy huân luyện và trao chuốt cái tâm, ý chí của mình đối với thời gian để rồi từ sự tôi luyện đó, tâm của chúng ta sẽ vững chắc trong ngôi nhà Phật pháp, giống như gốc cây Mai già chịu mưa, chịu nắng, chịu phong ba bão táp nhưng cội Mai đó luôn luôn vững chãi trên sườn đồi để vương mình rồi hiện hữu trên vũ trụ này. Con người chúng ta khi gặp phải những điều trái ý Phật lòng, điều gian truân trong cuộc sống, chúng ta vượt qua gian truân, khó khăn đó thì chúng ta sẽ đạt được thành tựu trên con đường giác ngộ, tu tập của chính mình. Chúng ta phải kiên định, gìn giữ cái tâm không bị nao núng, ý chí không gãy đổ bởi sự mưa chan nắng đốt của cuộc đời thì cuộc sống mới có sự an lạc thảnh thơi.

 

Nghệ Thuật Sống Thứ Tư Là Sống Giống Như Đất

Đó là đức tính nhẫn nhục, chịu đựng, kiên cốvững chãi. Đất sản sinh và nuôi lớn tất cả mọi sự vật trên thế gian, con người sống cũng nhờ đất, chết cũng nhờ đất, mọi sơn hà đại địa đều nhờ đất. Vì vậy đất là một đức tính nhẫn nhục chịu đựng, chúng ta tưới nước dơ đất cũng không than phiền, tưới nước sạch đất cũng không vui mừng. Cho nên con đường tu tập chúng ta cũng vậy; chúng ta cần một nghệ thuật sống như đất, khi đó chúng ta mới tĩnh lặng trên cuộc sống ba đào này. Nếu chúng ta không có nghệ thuật sống như đất, chúng ra sẽ bị chao đảo bởi những tiếng khen chê, vừa lòng không vừa lòng, nếu chúng ta bị chi phối bởi những khen chê đó thì mình đang sống cho người khác, điều đó có nghĩa mình không làm chủ được chính mình, nên chúng ta phải sống nhẫn nhục, chịu đựng như đất để cuộc sống được thăng hoa và an lành hơn.

 

Nghệ Thuật Sống Thứ Năm Là Sống Như Những Đám Mây

Có nghĩa là nghệ thuật sống thong dong tự tại, bềnh bồng, không vướng bận. Mây, hôm nay ở phương trời này, hôm sau ở phương trời khác; mây không cố định một chỗ, không bị vướng mắc ở phương trời nào, không vướng mắc bởi bất cứ nhân tố nào. Vì vậy, tâm hồn của mình phải thênh thang, cởi mở, không dính mắc. Nếu tâm hồn mình dính mắc thì sẽ bị kìm hãm, không thể vượt thoát được, mà không vượt thoát được sẽ không giác ngộ. Tâm của mình bị kìm hãm bởi lời chê-khen, thương-ghét, bằng lòng không bằng lòng, thì chúng ta sẽ không còn tâm để vượt thoát, bềnh bồng vô ngại như mây. Nên trong cuộc sống phải có nghệ thuật sống thứ năm, là nghệ thuật sống như áng mây trời, bềnh bồng, và tự tại.

Tóm lược, qua bài tiểu luận này, chúng ta có thể học hỏiáp dụng những đặc tính trong thiên nhiên.  Cầu mong rằng chúng ta hãy thực tập nghệ thuật sống nhẫn nhụckiên định như đất, bềnh bồng tự tại như mây, chịu đựng và vươn lên như gốc mai già, cuộc sống uyển chuyển như cây tre, bụi trúc, nghệ thuật an nhiên chan hòa, luôn hòa mình vào đại thể như dòng sông. Năm nghệ thuật hay nguyên tắc cốt lõi này, nếu sống đúng, sẽ giúp chúng ta có một gia đình, một cộng đồngxã hội hài hòa, thanh bình, an lạchạnh phúc hơn.


Thích Nguyên Siêu và Tâm Thường Định


Tài Liệu Tham Khảo:

 

Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).

Bass, B. M., & Steidlmeier, P. (1998). Ethics, character, and authentic transformational leadership. http://cls.binghamton.edu/bassSteid.html 

Boorom, R. (2009). “Spiritual leadership: A study of the relationship between spiritual leadership theory and transformational leadership”. Regent University. ProQuest Dissertations and Theses,175-n/a. Retrieved from http://search.proquest.com/docview/305133283?accountid=10559. (305133283).

DeVost, R. (2010). Correlation between the leadership practices of lead ministers and the workplace spirituality of their churches as reported by church members. Andrews University). ProQuest Dissertations and Theses, Retrieved from http://search.proquest.com/docview/871103857?accountid=10559        

Kouzes, J. M. & Posner, B. Z. (1995). The leadership change: How to keep getting extraordinary things done in organization. San Francisco: Jossey-Bass.

Marques, J. (2010). Spirituality, meaning, interbeing, leadership, and empathy: SMILE. Interbeing, 4(2), 7.

Northouse, P. (2004). Leadership theory and practice (3rd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage Publication 

Zhu, W., May, D.R., & Avolio, B.J. (2004). “The impact of ethical leadership behavior on employee outcomes: The roles of psychological empowerment and authenticity.” Journal of Leadership & Organizational Studies, 11(1), 16.

 

 

THE ART OF LIVING ACCORDING TO SPIRITUAL LEADERS

 

Dr. Phe Bach
Kim Quang Buddhist Temple and Drexel University Sacramento.
The Most Venerable Thich-Nguyen-Sieu
Phật Đà Temple of San Diego, CA.
Dr. W. Edward Bureau
Drexel University.

 

           Leaders, in any institution, may have many virtues and spirituality qualities. As spiritual leaders, one must live peaceful and harmonious live in accordance with our family, community, society, and homeland. They often have strong relationships with others and have strong inner values such as selflessness and harmony.  Spiritual leaders also must have a lofty spirit and morals.  Some of these moral values include compassion, diligence, determination, joy, gratitude, love, integrity, honesty, mindfulness, perseverance, responsibility, trustworthiness, understanding and wisdom. This paper, through examining our psychological experiences, as well as our personally lived experiences in our own lives, suggests the five arts of living. They are:

 

1) The First Art Of Living Is To Live As Bamboo Trees; 

2) The Second Art Of Living Is To Live As A River;

3) The Third Art Of Living Is To Live As the Mai Tree;

4) The Fourth Art Of Living Is To Live As Earth; and

5) The Fifth Art Of Living Is To Live As The Clouds.  

 

These five core principles frame specific practices and directions for everyone, Buddhists and non-Buddhists alike—including spiritual leaders, laypersons, and the Sangha—who wish that individuals, families, and societies be more harmonious, more peaceful and more happy.

 

Leaders and spirituality

 

Boorom (2009) suggested that leadership has roots in religion, as there is a direct correlation between leadership and spiritual qualities. Marques (2010) suggests that “it is perfectly possible to be spiritual yet not religious. There are many spiritual people who are atheists, agnostics, or that embrace multiple religions at the same time” (p.13). For her, “a spiritual worker is a person who simply maintains good human values, such as respect, tolerance, goodwill, support, and an effort to establish more meaning in his or her workplace” (p. 13). DeVost (2010) emphasized that current research in organizations has found a relationship between the spirituality of the leaders and the spirituality in the workplace. In this study, Devost (2010) found that the practice of ‘encouraging the heart” – one of the five exemplified leadership values -- was significantly positive. According to Kouzes & Posner (1995), the five practices of good leadership are: “challenge the process, inspire a shared vision, enable others to act, model the way, and encourage the heart” (p. 9).

 

Meanwhile, leaders often put their spiritual lives into practice, as well as their moral beliefs and ethical values. As Northouse (2004) has argued, ethics and leadership are “concerned with the kinds of values and morals an individual or society finds desirable or appropriate” (p. 342). Furthermore, he pointed out that an ethical model of leadership consists of five components: a) showing respect, b) serving others, c) showing justice, d) manifesting honesty and e) building community. In another study, Zhu, May, & Avolio (2004) define ethical leadership as “doing what is right, just and good” (p. 16). Zhu et al. (2004) added that leaders exhibit ethical behaviors when they are doing what is morally right, just, and good, and when they help to elevate followers' moral awareness and moral self-actualization. Bass and Steidlmeier (1998) suggest that a truly transformational and effective leadership must be based upon: a) the moral character of the leader and his or her concern for oneself and others, b) the ethical values embedded in the leader’s vision, and c) the morality of the processes and social ethical choices and actions in which the leaders and followers engage. 

 

The art of living life is about how we live peacefully with ourselves in accordance with our family, community, society, and homeland.  As men and women laity (laypersons), we must live to obtain harmony, peace and happiness for ourselves. Reading from the classic Sutras (teachings of the Buddha) and through examining our psychological experiences, as well as our personally lived experiences in our own lives, we can see the virtues of the bamboo, the rivers, the apricot (mai) trees, the earth, and the clouds. From there, we can extract the art of living a Buddhist life.

 

The First Art Of Living Is To Live As Bamboo Trees

 

We can see and understand the humble beauty and flexibility of the bamboo trees—when a gust of wind blows through the bamboo, it, being flexible, will be swept with the direction of the wind. This phenomenon illustrates how life moves and bends under different conditions, and how we need to live responding according to the elements for things to coexist.  We ought to understand ourselves as well as others around us. We must nurture our true self—the core values within—therefore, when we make contact with difficult real life situations we are not broken, nor do we feel like we have lost a part of ourselves. Flexibility is a characteristic of the bamboo trees: they never fall apart within the storm. They move within the storm, yielding to that which will leave them standing, without breaking. As laypeople, when we are faced with problems in life, we need to be flexible like the bamboo.  We need to build within ourselves the art of living with others in different situations and circumstances.

 

The Second Art Of Living Is To Live As A River

 

The spirit of Buddhism is both formlessness and Tùy Duyên (Sanskrit: Pratitysamutpad--dependent arising). The spirit of Buddhism is not a fixed character nor a phenomenon which is subjective and always a rigid status quo. The spirit of Buddhism depends on conditions. So the spirit of the Buddhist precepts (or spiritual discipline) is not rigid. It depends on conditions and circumstances; it is not fixed.  Therefore, in the path of propagating Dharma transmission in a new land, to a different ethnicity or culture, Buddhism always flows as is appropriate and its transmission is dissolved into the new ethnic culture. 

 

For over 2600 years, the presence of Buddhism in this world has eased pain and suffering. There is no trace of blood or tears in the name of "Dharma Transmission" in Buddhism.  That is because of the spirit of Tùy Duyên(dependent arising) in Buddhism. Therefore, we need to adopt the art of living as a river: water flows from upstream to downstream and out to sea. If a river lies on a high plateau, the water flows quickly downstream, but when the river is down below the plateau, the water flows gently, slowly, more poetically, and then the river merges and integrates into the sea without holding a fixed nature. 

 

       In life, too, living in our environment or facing certain circumstances, we have to apply the art of dissolving (in life with everyone, with other sentient beings, and with the social environment) without holding on to our self-centered egos. The reason that we have to suffer or face dissatisfaction is because of our egos. We refuse to let it go; we want to cling to our ego or we are simply not willing to dissolve it with the masses of people. We identify with our ego and superego as our beings; and when we pay attention to our ego, it gets bigger. Thus, we think that we are the most important individuals and that others must listen to us. We tend to forget that in this life, all sentient beings have Buddha Nature. We all have access to the knowledge and the practices, as well as the potential to be awakened.  So, we have to respect each other. From an old man to a child, we must always remain in harmony, courteous, humble, and compassionate towards each other, according to the precepts. If our ego is too big, it will create a big wobble and topple our life. The ego will never put our life at ease or make it peaceful. As laypersons, we need to eliminate or let go of our dogmatic views and ego. Everyday we need to work at reducing our egos; the more we let go, the more harmony we will have with others. In the language of the Sutras, the art of living as a river is the ability to dissolve into the ocean. River water cannot retain its personal, or ego-identified, identity of the river, but has to merge and integrate into the vast ocean. Both the river and the ocean are referred to as water. Water dissolves in water and so ought our own selves with others.

 

The Third Art Of Living Is To Live As the Mai Tree

 

The mai is a unique tree in Vietnam. It is known as a great tree for its longevity. With its bulky and rough bark, at first sight, we understand at once it must be able undergo many hardships: rain or shine, season to season. The roots of the mai tree are firmly grounded in the hillside supporting the tree to stand on its own and exist in this universe. All kinds of weather conditions have coated its stems and roots, yet the mai tree still reaches out and progresses with endurance through time—rain or shine—until a day in springtime, when mai flowers bloom with beauty and fragrance. The mai is the symbol for patience and optimism. It faces weather and obstacles and yet it will blooms and displays its beauty, although time may wreak havoc.  People, too, are always changing and aging—we are born, grow up and pass away. From observing and understanding the mai tree, the layperson can cultivate Buddha-hood. This does not happen within a short period of time, but through many rebirths, many lives crossing the rapid currents of suffering, life and death. Thus we have to train our mind with determination to attain Buddha-hood. We can practice the teachings of the Buddha and affirm our mind and heart in the Dharma Realm, similar to how the mai tree patiently endures the rain, the sun, or the storm. Thus, when we are facing challenges, difficulties or hardships in life, we must overcome them, careful to keep our mindfulness, and not flinch, nor break our will in order to achieve success on the path to enlightenment through our own practices.

 

The Fourth Art Of Living Is To Live As Earth

 

Being patient, enduring, robust and forgiving, the earth produces and raises all things in the world. Humans live well on this planet because of the earth.  We live and pass on this land and so does everything else. Therefore, the earth symbolizes the virtue of fortitude and endurance. When we irrigate the earth with polluted waters, it does not reject or complain; likewise when we irrigate it with clean water, the earth does not rejoice or become excited. On the path of our own practice, we need to learn from the earth: that is an art of living. By doing so, we will have peace and equanimity in this chaos of life. If we become unbalanced in our lives, unlike the earth, we are dependent on the sound of praise and criticism, and thus we suffer dis-ease or experience dissatisfaction. If we are pleased with praise or displeased with criticism, then we are living by others’ desires and that means that we have not mastered ourselves. So we have to live patiently and endure as does the earth.

 

 

 

The Fifth Art Of Living Is To Live As The Clouds

 

Clouds are floating. The art of living here is to be free and not encumbered. The clouds do not stay still, they travel and dispatch in all directions. They are neither stuck in one place nor contaminated by other factors. Buddhists should keep their hearts and minds free, open and unattached to phenomena. If our heart and mind are attached and not open, this causes hindrances and obstacles to appear, which make it hard to reach enlightenment. When our minds are filled with greed, hatred, and ignorance or stuck by praise-criticism, love-hate, satisfaction-dissatisfaction, then our mind are not as free-floating as the clouds. So, we need to live like the clouds, which is the fifth art of living. Be free--selfless and at ease, floating freely without attachment.

 

The above is a quick summary of the five arts of living. As spiritual leaders, one must have strong relationships with others and have strong inner values such as selflessness and harmony.  Spiritual leaders also must have a lofty spirit and morals.  Some of these moral values include compassion, diligence, determination, joy, gratitude, love, integrity, honesty, mindfulness, perseverance, responsibility, trustworthiness, understanding and wisdom (Bach, 2014). We pray for and encourage all of us to know how to live an artful life: to be as flexible and humble as the bamboo trees, as integrating and dissolving as the river, as enduring and optimistic as the mai tree, as patient and forgiving as the earth, and as selfless and free as clouds. These five core principles frame specific practices and directions for everyone (including spiritual leaders, laypersons, and the Sangha) who wishes that individuals, families, and societies be more harmonious, more peaceful and more happy.

 

References: 

Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).

Bass, B. M., & Steidlmeier, P. (1998). Ethics, character, and authentic transformational leadership. http://cls.binghamton.edu/bassSteid.html 

Boorom, R. (2009). “Spiritual leadership: A study of the relationship between spiritual leadership theory and transformational leadership”. Regent University. ProQuest Dissertations and Theses,175-n/a. Retrieved from http://search.proquest.com/docview/305133283?accountid=10559. (305133283).

DeVost, R. (2010). Correlation between the leadership practices of lead ministers and the workplace spirituality of their churches as reported by church members. Andrews University). ProQuest Dissertations and Theses, Retrieved from http://search.proquest.com/docview/871103857?accountid=10559        

Kouzes, J. M. & Posner, B. Z. (1995). The leadership change: How to keep getting extraordinary things done in organization. San Francisco: Jossey-Bass.

Marques, J. (2010). Spirituality, meaning, interbeing, leadership, and empathy: SMILE. Interbeing, 4(2), 7.

Northouse, P. (2004). Leadership theory and practice (3rd ed.). Thousand Oaks, CA: Sage Publication 

Zhu, W., May, D.R., & Avolio, B.J. (2004). “The impact of ethical leadership behavior on employee outcomes: The roles of psychological empowerment and authenticity.” Journal of Leadership & Organizational Studies, 11(1), 16.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17047)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16773)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17060)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17706)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13411)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18416)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16233)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14913)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15954)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16169)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16203)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15361)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14956)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15414)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15598)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17255)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25817)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13944)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17432)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17584)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 17059)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14378)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13493)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15662)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36570)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16349)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17053)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15425)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15980)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14061)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16399)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15926)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17897)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16037)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19834)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20964)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13658)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13832)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14718)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14070)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15168)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14887)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13898)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13756)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15421)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28244)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22431)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17287)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17194)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15208)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant