Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo

08 Tháng Mười Một 201716:58(Xem: 5954)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo


HT Thích Như Điển

 

Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tậpthoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.

Đầu tiên chúng ta cũng nên phân tích thế nào là giáo dục và thế nào là sư phạm? Hai từ nầy có giống nhau hay khác nhau ở điểm nào, để từ đó chúng ta có một cái nhìn thiết thực hơn về con đường hoằng pháp cũng như việc giáo dục của Phật Giáo như thế nào mới đúng với khế lý và khế cơ của mọi người, để có thể tiêu thụ và xay nhuyễn lại những gì đã tu và đã học nhằm thăng hoa đời sống tâm linh của mình. Đấy chính là chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn của mỗi chúng ta. Chữ giáo có nghĩa là dạy, chỉ bày; chữ dục có nghĩa là nuôi, dưỡng, mong muốn được trưởng thành. Nếu định nghĩa chung lại cả hai chữ giáo dục trong cương vị của một người Thầy có nghĩa là: Dạy dỗ, mong muốn (người học trò) trở thành (người hữu dụng) qua sự chỉ bày, dạy dỗ của mình. Là một người Thầy, chúng ta phải có những bổn phận ấy, nếu khôngvậy thì sẽ như người xưa thường nói: “Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” Nghĩa là việc dạy dỗ không nghiêm khắc thì vị Thầy ấy đã hỏng rồi. Làm Thầy mà hỏng thì học trò sao nên được. Do vậy người Thầy xuất gia hay vị giáo sư ngoài đời cũng không khác nhau mấy về chủ đích nầy.

Sư phạm nghĩa là một người Thầy mô phạm, đi dạy có giáo trình và làm đúng với lương tâm nghề nghiệp của mình. Dạy học trò không vì đồng lương kiếm được mà dạy học là thể hiện tinh thần mô phạm của một con người ở trường học cũng như ở trong chùa. Có nhiều vị Thầy giảng rất hay, nhưng Phật tử sau khi nghe thời giảng ấy rồi, họ bảo với nhau rằng: “Vị Thầy đó không có sư phạm”. Vậy sư phạm cũng có nghĩa là mình giảng làm sao cho người khác nghe hiểu điều của mình nói, chứ không phải giảng điều của mình hiểu. Điều mình hiểu và điều học trò hiểu hai việc nầy không giống nhau. Điều ấy có nghĩa là: Vị Thầy quá say sưa giảng về tánh Không, trong khi đó thì Phật tử cũng nghe với tâm không. Đó là không hiểu gì hết. Như vậy việc thuyết pháp hay dạy dỗ ấy liệu có ích lợi gì cho người nghe và người học? Cũng có nhiều vị giảng sư khi vào đề rất hay, nhưng cái kết của buổi giảng thì đi lạc đề mất. Chính vị giảng sư đó cũng không biết là mình đã giảng những gì, thì làm sao học viên có thể nắm bắt được điều của mình đã giảng. Đây là vấn đề then chốt của sư phạm.

 

Việc hoằng pháp của chư Tăng Ni hải ngoại hay trong nước ngày nay đòi hỏi vị giảng sư phải thông thạo nhiều ngoại ngữ và đặc biệtpháp hành quan trọng hơn cả pháp học nữa. Nếu vị giảng sư ấy chỉ thao thao bất tuyệt về một đề tài nào đó, nhưng xét ra việc hành trì vị nầy thiếu, thì kết quả sẽ không được hiệu nghiệm nhiều, nếu có chăng đi nữa, nó chỉ như là một vị giáo sư ở trường đời, chứ không phải là một vị giảng sư của Phật giáo.

Như vậy giữa giáo dục và sư phạm có nhiều điểm giống nhau mà cũng có nhiều điểm khác nhau. Ở ngoại quốc như nước Đức nầy, tại Đại học người ta hay chia ra nhiều loại giáo dục khác nhau như: Giáo dục thiếu niên, giáo dục người lớn, giáo dục đặc biệt v.v… rồi từ đó họ chia ra ngành cũng như nhiều phạm vi chuyên môn khác. Trong khi đó ở Việt Nam chúng ta trong thời gian trước đây, tất cả học sinh đều dồn chung vào một trường, hay một lớp, không có những trường đặc biệt dành cho người có năng khiếu hay trường đặc biệt dành cho những người học nghề hay những trẻ khuyết tật. Ở tại Đức, ngay từ tiểu học, nhà trường đã định hình là đứa trẻ đó sẽ hướng đến sự học chữ hay học nghề. Từ đó người học trò, rồi sinh viên sau nầy ai ai cũng dễ tự làm chủ cho con đường học vấn của mình. Còn ở nước ta, ngay trong hiện tại hành trình về sự giáo dục của Phật giáo và ngay cả thế học cũng chưa định hình rõ về phương diện nầy, nên khó biết được khả năng của từng người học trò mà ngành giáo dục phải biết tiên liệu cho tương lai của những học viên ấy. Đa phần lớp người xuất gia cũng như lớp học ở đời đều xếp chung vào một lớp, ai giỏi thì tự vươn mình đi lên, ai dở thì chịu chết, ngụp lặn trong biển của chữ nghĩa hay phương trình toán học v.v…

Có nhiều vị Thầy có bằng cấp Đại học, nhưng sở học và sở tu chưa đi đến đâu, thế mà đã vội kết luận là: Đức Phật đã nói cái nầy, Đức Phật không nói cái kia v.v… nói như thế để chứng minh mình là người có học, nhưng cuối cùng điều ấy đã chứng minh cho thấy rằng vị ấy đã chẳng đọc hết qua Tam Tạng Kinh Điển của Đại Thừa lẫn Tạng Kinh Nam Truyền, thì làm sao có thể nói là đúng được, dầu cho vị Thầy ấy có bằng cấp nào đi chăng nữa. Nếu vị Thầy ấy nói rằng: Theo tôi nghĩ là như vậy, như vầy… thì được chứ không nên gán cho Đức Phật hay các vị Tổ nói như thế. Phật không nói như vậy, Tổ không bày như thế, chỉ có vị Giảng Sư ấy nói như vậy mà thôi. Ở đây chưa có vị nào đọc hay nghe hết 25.000 trang kinh của Nam Truyền gồm: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kính, Tăng Chi Bộ KinhTiểu Bộ Kinh với 13 tập thì làm sao dám kết luận như vậy được. Còn Đại Thừa ư! Nó mênh mông vô tận. 250.000 trang kinh được dịch ra tiếng Việt từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh với 203 tập, mỗi tập trên dưới cả 1.000 trang như: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Tạp A Hàm và những bộ kinh khác như Hoa Nghiêm, Bát  Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn. Rồi nào là luật nầy, luận kia nữa v.v… Do vậy người có văn hóa, có sư phạm, có sự đào tạo qua việc giáo dục thì không có ai có thể dám quả quyết được rằng mình đã hiểu hết lời Phật dạy trong từng hằng trăm ngàn trang kinh như thế, chứ chưa nói đến việc nhớ nghĩ và hành trì nữa. Quả là một điều khó khăn vô cùng.

Ngày xưa trong các chùa viện ở Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản đều nương vào chữ Hán để giáo dục cho Tăng, Ni sinh khi vào chùa tu học và chính từ cái vốn Hán học nầy mà đã có rất nhiều những vị Thầy xuất thân từ nông dân hay giai cấp thấp hơn trong xã hội trở thành những vị Tổ Sư đã nổi tiếng ở nhiều thời. Như vậy chữ Hán nó không có tội, nếu có chăng do người xử dụng ngôn ngữ nầy để làm gì mà thôi. Có nhiều người lại cho rằng: Việt Nam chúng ta cần phải dùng mẫu tự La Mã tuyệt đối thì xã hội mới tiến bộ. Điều nầy đúng hay sai, sau 400 năm chữ quốc ngữ, chúng ta có thể trả lời được việc ấy rồi. Trong khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc, họ vẫn dùng chữ Hán đọc theo âm Nhật và âm Hàn, ngoài ra họ còn sáng tạo thêm nhiều âm vận cũng như cách viết cách tân từ chữ Hán để được Nhật hóa và Hàn hóa, mà ngày nay hai nước nầy họ tiến còn xa hơn những nước kỹ nghệ Tây phương như Anh, Pháp, Đức hay ngay cả Mỹ nữa. Như vậy ngôn ngữ nó không có tội tình gì hết, nếu có chăng chỉ do người xử dụng nó mà thôi.

Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam về cơ sở giáo dục của Phật giáo chúng ta đã có những nơi như Ký nhi viện, Cô nhi viện, Vườn trẻ, trường Tiểu học, trường Trung học Bồ Đề, Đại học Vạn Hạnh v.v… chỉ trong vòng hơn 20 năm thôi (1954-1975), Giáo Hội chúng ta đã đào tạo ra không biết bao nhiêu người Tăng sĩ cũng như Cư sĩ giỏi giang để ra gánh vác việc đời việc đạo. Trong khi đó từ năm 1975 đến nay đã hơn 40 năm trôi qua như thế, riêng về Đại Học Phật Giáo hầu như chúng ta chưa có một nơi nào đào tạo ra Tiến sĩ hay Cao học Phật Học. Thử hỏi như thế thì con đường giáo dục cũng như hoằng pháp của Giáo Hội, của Phật giáo sẽ đi về đâu? Năm 1972 khi tôi đến Nhật du học. Lúc ấy toàn cõi nước Nhật đã có gần 1.000 Đại Học, mà Phật giáo đã chiếm gần 100 trường rồi, còn ngày nay thì vô số kể. Nếu muốn nhìn sự tiến bộ của một dân tộc, một Đạo pháp thì phải nhìn ngay vào sự giáo dục của đất nước ấy. Nếu nền giáo dục, đào tạo không phát triển mà chỉ lo phát triển kinh tế và quốc phòng thì quốc gia ấy bao giờ mới có thể sánh vai cùng với thế giới hiện đại bên ngoài ngày nay?

Để kết luận cho bài nầy, theo thiển ý của tôi về vấn đề hành trình cho con đường giáo dục của Phật giáo kể cả ở trong lẫn ngoài nước, chúng ta phải có chương trình giáo dục cụ thể, có hiệu quả và năng xuất ngay từ bây giờ, mà vấn đề giáo dục phải đưa lên hàng đầu. Vì đầu tư cho sự giáo dục chúng ta cần nhiều thời gian cũng như tiền bạc hơn bất cứ loại đầu tư nào, ngay cả đầu tư về vấn đề kinh tế. Vì thế nhà Bác Học Albert Einstein cũng đã từng nói rằng: “Hãy đừng mong trở thành một người thành công, mà hãy trở thành một người có giá trị”. Giá trị của chúng ta là: Thực tu và thực học, chứ không phải giá trị ở bằng cấp hay chỗ đứng trong xã hội. Do vậy tôi vẫn thường hay nói với những vị đệ tử có bằng cấp của tôi rằng: “Sự học nó không làm cho người ta giải thoát được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia, không thể thiếu sự tu và sự học được”.

 

Phật giáo Việt Nam của chúng ta trong hiện tại ở trong cũng như ngoài nước cần đến pháp hành nhiều hơn là pháp học. Nếu có học mà không có sự hành trì thì con đường tu chứng dẫn đến sự giải thoát sanh tử luân hồi vẫn còn xa. Mong rằng đây chỉ là một đóng góp ý kiến nhỏ nhoi của mình cho việc trọng đại giáo dục của Phật giáo Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước và ngay cho bây giờ hay cả trong tương lai ở nhiều năm tháng nữa.

Viết xong vào ngày 4 tháng 11 năm 2017 tại Chùa Kim Quang, Paris, Pháp Quốc.

Phật Tử Thanh Phi Úc Châu sửa lại lỗi chính tả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9354)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10750)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15069)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10402)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12538)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9919)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9132)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10092)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9267)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9729)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12306)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9623)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9688)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12894)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9462)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10077)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11351)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10317)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24627)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10668)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11985)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9961)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14358)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13830)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14945)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10203)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10308)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9874)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13241)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8954)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10533)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9424)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9223)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11602)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11390)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10910)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10181)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12572)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9017)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16250)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9791)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9511)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10650)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10772)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9226)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10293)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11636)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10017)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9489)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13788)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant