Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Họa Phước Trong Đời Sống

22 Tháng Mười Hai 201712:14(Xem: 8159)
Họa Phước Trong Đời Sống

HỌA PHƯỚC TRONG ĐỜI SNG

Thích Nữ
Hằng Như

Họa Phước Trong Đời Sống

 

DẪN NHẬP


Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?

          Trả lời về những sinh linh tật nguyền, các nhà khoa học cho rằng: Đó có thể là do ảnh hưởng từ người Cha hay người Mẹ đã mắc một chứng bệnh nào đó, khiến cho đứa trẻ sinh ra phải chịu tật nguyền. Ngoài ra, cũng có trường hợp do người Mẹ uống thuốc ngừa thai rồi quên uống một hay hai ngày nào đó trong thời gian thụ thai, nên ảnh hưởng đến sự thành hình của thai nhi. Một trường hợp khác ở quê hương Việt Nam nhiều hài nhi ra đời bị tật nguyền được quy bởi ảnh hưởng của hoá chất độc hại "Agent Orange" trong thời chiến. Với cái nhìn của thế gian thì câu trả lời này có thể đúng cho các bậc Cha Mẹ nào đã lâm vào hoàn cảnh nêu trên, nhưng còn vô số trường hợp khác xảy ra trên thế giới không nằm trong những hoàn cảnh đó thì sao? Rất nhiều bậc Cha Mẹ là người khoẻ mạnh, thông minh, thành đạt, có địa vị cao trong xã hội, đã sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, nhưng xen vào đó lại có một em bé bị bệnh bẩm sinh, tật nguyền thì trả lời sao đây? Hoặc là trên thế giới này có những em bé thông minh vượt bực trên nhiều lãnh vực như âm nhạc, toán học, hay có trí nhớ siêu đẳng, mà người ta gọi là "thần đồng" trong khi Cha Mẹ của em bé đó chỉ là những người bình thường? Trường hợp này các nhà khoa học chưa có câu giải thích thoả đáng.

          Theo Lý Nhân Quả của nhà Phật thì tất cả mọi gia đình dù giàu hay nghèo, tất cả mọi cá nhân dù đẹp hay xấu, khoẻ mạnh hay tật nguyền và tất cả những người may mắn hay những người kém may mắn đều bị xoay dần trong bánh xe Nhân Quả. Như vậy, với cái nhìn Phật giáo, thì tất cả mọi người sinh ra ở thế gian này không ai thoát khỏi luật "Tương Quan Nhân Quả" còn gọi là Nghiệp Quả. Nghiệp Quả từ nhiều đời nhiều kiếp trước đã góp phần hình thành con ngườitiếp tục ảnh hưởng trên đời sống của con người trong đời này và sẽ tiếp tục ở tương lai, nếu con người không biết tu tập và vẫn cứ tạo thêm Nhân mới trong đời hiện tại.

          Cuộc sống của con ngườithế gian này không ai định trước mình sẽ sống bao lâu? Một năm? Hai năm? Mười năm? Hai chục năm? Bảy chục năm? Chín chục năm? Hay trăm tuổi? Dù cuộc sống có thọ bao lâu chăng nữa, thì con người vẫn không thoát được hai chữ "Họa Phước" trong đời. Tại sao? Bởi con người sinh ra ở đời này đều thiếu phước báo đủ, để có được một đời sống hoàn toàn mãn nguyện, nguyên nhân là do họ đã tạo Nghiệp từ quan niệm, hành vi, tư tưởng, lời nói qua lối sống trong nhiều đời quá khứ lẫn đời hiện tại. Do chính mình đã tạo ra Nhân, đến khi nào hội đủ Duyên, thì Nhân xưa sẽ trổ Quả, Quả ấy vận vào chính mình để mình phải chịu Họa Duyên hay hưởng Phước Duyên.

         

CĂN NGUYÊN HỌA PHUỚC

          Khi nói đến Họa người ta thường nghĩ đến các cụm từ Tai Họa, Tai Nạn là những điều không ai muốn gặp phải. Hễ nói đến Tai Nạn, người ta lại nghĩ đến Tai Ương là sự đau khổ buồn rầu không sao kể siết. Họa thường hay đến bất ngờ chẳng hạn như gia đình đang sống an lành bỗng dưng tai biến xảy ra khiến nhà tan cửa nát, sản nghiệp tiêu tan, nợ nần chồng chất. Hoàn cảnh khốn khổ, tai ương hoạn nạn như thế, khiến con người lâm vào tình trạng sầu lo không lối thoát đưa đến quẩn trí, nhẹ thì mắc bệnh trầm cảm, nặng thì nghĩ đến cái chết để trốn tránh nỗi khổ niềm đau. Lâm vào hoàn cảnh này người ta gọi đó là "Họa".

          Trong thời gian qua, những ai theo dõi tin tức đều biết rằng ở tại Hoa Kỳ cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới bị thiên tai động đất, sóng thần, giông bão, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh... đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của con người. Bên cạnh đó cũng có những người may mắn được cứu sống. Sự may mắn đó, người ta gọi là "Phước" hay "Phúc". Hoặc vả có người gặp vận may ăn nên làm ra, trúng mối này mối nọ, gia đình êm ấm, hạnh phúc, tâm trạng người đó được an vui sung sướng thì người ta nói người này có "phước" hay "phúc". Khi nhắc đến phúc thì người ta nghĩ đến các trạng thái bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn...

          Phước là nhân tố hình thành đời sống an vui hạnh phúc. Họa là nhân tố khiến con người sống trong điên đảo bất hạnh khổ đau. Phước và Họa không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do chư Phật, chư Bồ Tát, Thượng đế hay Thần linh nhúng tay vào giáng họa hay ban phước cho bất kỳ ai. Bởi vì chư vị đó là những người có lòng từ bi, trắc ẩn trước nỗi khổ của con ngườiphát nguyện tu hành, tìm lối thoát cho chính mình và giúp chúng sanh thoát khổ, thì không vị nào nỡ có hành động bất công và độc ác khi ban hạnh phúc bình an cho người này lại gieo rắc bất hạnh đau thương cho kẻ khác. Trên đời này có vô số người hiền lương cứ phải gánh chịu nhiều thảm họa khổ đau, còn những kẻ gian ác lường gạt bất lương lúc nào cũng thấy họ sống nhỡn nhơ trong hoàn cảnh tốt lành.

          Những hiện tượng sai biệt bất công, hầu như phi lý đó, bằng con mắt của kẻ phàm phu như chúng ta không nhìn thấy được căn nguyên sâu xa, chỉ có Đức Phật là vị Toàn Giác mới thấy rõ được sự tương quan hay tương sinh của Nghiệp Quả, chỉ dạy lại cho chúng ta. Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt số 135 (thuộc Trung Bộ Kinh III) kể lại câu chuyện Đức Phật trả lời chàng thành niên tên là Subha Todeyyaputta tại tịnh xá ông Cấp Cô Độc ở thành Savatthi, Jetavana, khi anh ta đặt một số câu hỏi do nhân gì, duyên gì mà giữa loài Người với nhau lại có người cao quý kẻ thấp hèn, người đoản thọ người trường thọ, người nhiều bệnh kẻ ít bệnh, người xinh đẹp kẻ xấu xí, người có quyền thế lớn người quyền thế nhỏ, người có tài sản nhỏ người có tài sản lớn, người thuộc gia đình hạ liệt, người thuộc gia đình cao quý, người có trí tuệ yếu kém, người có trí tuệ đầy đủ. Đức Phật cho biết những hiện tượng xảy ra khác biệt như thế là do nơi Nghiệp. Con người gây ra nghiệp thì phải sinh vào một hoàn cảnh nào đó để trả nghiệp. Ngài nói: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt có ưu". Giảng rộng hơn Đức Phật nêu lên một số Nghiệp Nhân đưa đến Nghiệp Quả tiêu biểu dẫn đến sự khác biệt giữa con người với con người, giữa các loài hữu tình với nhau như sau:

          - Chết yểu, đoản mạng là do Nghiệp giết hại các loài hữu tình, không có tâm từ bi...  Sống lâu, trường thọ là do từ bỏ giết hại các loài hữu tình, có tâm từ bi, thương xót, quan tâm đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. - Nhiều bệnh là do đời trước thường não hại các loài hữu tình. Ít bệnh hoạn là do không não hại các loài hữu tình. - Tướng mạo xấu xí là do thường hay phẫn nộ, nhiều phật ý, bị ai nói đến một chút là bất bình, bất mãn, sân hận, chống đối. Tướng mạo xinh đẹp là do không phẫn nộ, không nhiều phật ý, không bất mãn, không chống đối, không bất bình, tâm nhu hoà, từ ái. - Ít uy quyền là do thói ganh tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền là do không ganh tỵ, đố kỵ. - Nghèo là do không bố thí cúng dường. Giàu có là do đã bố thí cúng dường.- Sinh vào gia đình hèn hạ là do tâm ngạo mạn, kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng. Sinh vào gia đình cao quý là do tâm khiêm tốn, nhún nhường, thường tôn kính người đáng kính. - Ngu khờ không có trí tuệ là do không thường đến các bậc tu hành để học hỏi. Có trí tuệ là do thường đến học hỏi các bậc tu hành".

          Theo lời Phật dạy thì Phước hay Họa đều do Nghiệp là những hành động, tạo tác của con người thông qua thân, khẩu, ý, tức suy nghĩ, lời nói hành động việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi là thiện nghiệp, phước nghiệp. Tạo nghiệp xấu ác thì gọi là bất thiện nghiệp, họa nghiệp, tội nghiệp, ác nghiệp. Trong đời sống hiện tại hay quá khứ chúng sanh đã tạo vô số nghiệp thiện lẫn nghiệp ác, cho nên phải chịu thọ hạnh phúcđau khổ xen lẫn nhau. Những ai tạo ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp thì đời sống sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm đau khổ hơn người tạo nhiều nghiệp tốt. Vì thế, mới có người giàu sang, hạnh phúc, quyền uy tột bực, lại có người nghèo hèn khốn khổ tột cùng. Tuy nhiên ở trên đời cũng có nhiều hoàn cảnh éo le như người giàu sang mà lại đoản mệnh. Đó là do đời trước biết bố thí nên đời này sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng lại mang nghiệp sát sanh các loài hữu tình ở đời trước nên đời này không sống thọ. Hay người nghèo mà có nhan sắc xinh đẹp khác thường. Hoặc người xinh đẹp tuyệt trần mà lại sống trong hoàn cảnh đói rách bị chồng con hành hạ khổ sở v.v.. Đó cũng do nghiệp lành và nghiệp xấu của người ấy tạo ra từ quá khứ. Cho nên Đức Phật mới nói: "Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; có liệt có ưu" là như vậy!

 

PHƯỚC HỌA TRONG ĐỜI SỐNG

          Sống ở đời ai cũng mong muốn được nhiều phước đức. Người sống có nhiều phước đức thì ít bị tai họa. Người có ít phước đức thì tai họa thường xảy đến nhiều hơn. Còn người vô phước dù sống ở đâu cũng khó tránh tai họa. Ai có phước đức hoàn toàn thì tại họa không có. Đó là đúng theo luật Nhân Quả. Nhưng thực tếthế gian, ít thấy người nào cả đời không bao giờ gặp chuyện sầu não. Có lẽ vì những người có phước cao dày, khi mạng chung đã được sanh làm Phạm thiêncõi Trời hưởng phước hết rồi!

          Đã là người đâu ai muốn tai họa đến với mình, nhưng làm sao để đời sống của chúng ta luôn được bình an hạnh phúc, tránh xa mọi điều hung hiểm. Người mê tín thì cho rằng tai họa hay phước đức do Trời Phật, Bồ Tát hay Thần linh ban bố, vì thế khi gặp chuyện không may thì họ chạy đôn chạy đáo đến chùa này, đình nọ, miếu kia... để lễ bái cầu xin. Khi gặp tai ương, bối rối, lo sợ...  tâm lý chung, nghe ai chỉ bảo điều gì thì họ liền làm ngay không cần suy nghĩ, chỉ mong được Thần linh cứu vớt ra khỏi tai họa mà họ đang gánh chịu. Có khi gặp nạn nhẹ thì qua mau, khiến cho họ càng tin nơi Thần Thánh. Nhưng nếu vấn nạn không thể một ngày một bữa giải quyết được, thì tâm trí họ rối bời, khủng hoảng, u mê, chỉ biết khóc than trách Trời hận đất, phỉ báng Thần linh tạo thêm khẩu nghiệp.

          Thực ra, ở thế gian này tội ai làm người ấy tự chịu. Đối với pháp luật thế gian cũng không ai lấy tình cảm riêng tư mà xử trí được. Như tội con, thì con phải gánh. Cha mẹthương xót sợ con chịu khổ, tình nguyện chịu phạt thay con cũng không được. Đối với luật Nhân Quả cũng thế. Mình gây nghiệp nhẹ thì lãnh quả nhẹ, nếu gây nghiệp nặng tổn hại đến người khác thì mình phải chịu Quả bị tổn hại về tinh thần lẫn vật chất nặng nề, có than van cầu khẩn thì cũng không ai gia giảm được tội nghiệp mình đã gây ra, không ai chịu thế cho mình.

          Đức Phật đã dạy cuộc sống của chúng ta do chúng ta làm chủ. Chúng ta tác tạo Nhân nào thì chúng ta sẽ nhận thọ Quả đó. Cho nên đã sanh ra ở cõi Người này, thì chắc chắn ít nhiều gì chúng ta cũng phải chịu đựng thăng trầm khi hưởng Phước lúc chịu Họa. Điều quan trọng là chúng ta hành xử như thế nào khi tai họa đến thăm, hay phước đức đến viếng.

          Khi đã hiểu Luật Nhân Quả hay Nghiệp Quả rồi chúng ta tự biết khi chúng ta đang sống an vui hạnh phúc tức chúng ta đang hưởng Phước, thì chúng ta không quá đắc ý vui mừng, kiêu ngạo, xem thường những người kém may mắn xung quanh, bởi chúng ta biết rằng đây là kết quả của việc thiện lành nào đó mà chúng ta đã làm trong nhiều đời quá khứ. Hành động đúng đắn của người biết "sợ Nhân" (*), là khi đang hưởng Phước, hưởng Quả, nên cần chắt mót tạo thêm Phước, để dành Phước, nghĩa là chúng ta chuyên tâm tu tập thêm, hành thiện nhiều thêm, để phòng hờ khi Họa tới chúng ta còn có Phước để xan xẻ làm nhẹ bớt Họa gánh chịu. Đức Phật cũng đã từng mang Nghiệp thiện tức Nghiệp Phước so sánh với chén nước, Nghiệp ác tức Nghiệp Họa xem như chén muối. Nếu càng làm nhiều việc phước đức thì phần nước được gia tăng. Nước càng nhiều khi hoà tan với muối ít thì nước bớt mặn đi, nghĩa là nhờ những việc làm phước đức giúp nhẹ bớt đi những tội lỗi mà mình đã gây ra làm tổn hại đến người khác trong quá khứ.

          Khi Họa ở đâu chợt tới, là người có học Phật, chúng ta biết đó là do Nghiệp xấu của chính chúng ta gây ra trước kia, bây giờ trổ Quả, chúng ta không thể tránh khỏi, cho nên thay gì hoảng hốt, run sợ, khóc than, oán hận... chỉ khiến cho bản thân chúng ta và các thành viên trong gia đình thêm đau khổ. Chúng ta hãy hết sức cố gắng giữ bình tỉnh, kham nhẫn chịu đựng, tìm cách giải quyết và vẫn tiếp tục hành thiện trong khả năng. Khi tâm bình tỉnh không dao động, sự quan sát nhận định của chúng ta sẽ rõ ràng sáng suốt hơn, đó là cách khi gặp Họa, chấp nhận trả Quảtrí tuệ. Cũng là đang trả Nghiệp xấu, nhưng trả với cái tâm thản nhiên chấp nhận thì chuyện không may nặng sẽ thành nhẹ, chuyện nhẹ xem như không có gì.

          Chuyện Họa Phước đến bất ngờ không ai biết được. Ít khi nào Phước đến nhiều lần trong đời, nhưng Họa thì đến nhiều hơn. Người xưa đã trải qua kinh nghiệm đó nên có câu: "Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí", nghĩa là Phước không đến hai lần, mà tai họa thì không chỉ đến lẻ loi một lần, tức là Họa thường hay đến với con người nhiều lần. Chúng ta cũng thường nghe nói: "Phước đấy, Họa đấy", ám chỉ ở đời trong cái may có cái rủi hay ngược lại, như câu chuyện trong sách Cổ Học Tinh Hoa kể rằng: "Người kia phơi cỏ dưới chân rào. Hôm sau ra gom cỏ, nghe tiếng kêu "chích chích" trong cỏ. Anh bới cỏ lên bắt được một con chim trỉ. Anh vui mừng lắm, để cỏ y như trước. Mấy ngày sau, anh đến bên đống cỏ lắng tai nghe, cũng có tiếng kêu "chích chích". Anh lật đật dùng tay bới cỏ lên, hy vọng sẽ bắt được con chim trỉ khác. Nhưng không ngờ anh bị con rắn Hổ mổ ngay tay. Không kịp cứu chữa, nên chết ngay tại chỗ".

          Một câu chuyện nổi tiếng nói về Họa Phước khác, ai cũng biết, đó là câu chuyện "Tái Ông Mất Ngựa". Chuyện kể rằng: " Ở phía Bắc nước Tàu, gần biên giới giáp nước Hồ, có một lão ông tên gọi là Tái Ông. Tái Ông có nuôi một con ngựa. Một hôm ngựa chạy qua nước Hồ mất dạng. Người hàng xóm biết chuyện đến nói lời an ủi chia buồn. Ông lão điềm nhiên trả lời: "Biết đâu con ngựa chạy mất lại là điều tốt cho tôi". Vài tháng sau con ngựa trở về dẫn theo một con ngựa Hồ cao lớn khoẻ mạnh. Người hàng xóm nghe tin đến chúc mừng, nhắc lại lời ông lão nói bữa trước. Ông lão chẳng vui mừng chỉ nói: "Biết đâu việc được ngựa này sẽ dẫn đến tai họa cho tôi". Quả nhiên việc này đúng như thế. Cậu con trai của ông rất thích cởi ngựa, thấy ngựa Hồ cao khoẻ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng phóng chạy. Không ngờ ngựa Hồ chưa thuần nên nhảy loạn xạ. Cậu con bị ngựa hất xuống đất gãy xương đùi mang tật lớn. Người trong xóm biết chuyện, đến chia buồn. Ông lão lại nói: "Biết đâu nhờ họa này mà được phước khác". Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung Nguyên. Trai tráng trong vùng biên đều phải xung vào quân ngũ chống giặc chết sạch. Cậu con trai nhờ chân gãy không bị xung quân nên còn sống". Nội dung câu chuyện này cho thấy Họa là cái gốc của Phước, Phước là cái gốc của Họa. Cả hai luân phiên xuất hiện. Cho nên khi được Phước không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến. Khi gặp Họa cũng không nên quá đau khổ khiến tinh thần bị tổn hại.

          Sống ở đời, quả thật hết may tới rủi, hết rủi tới may, khó mà lường trước được. Tuy là như vậy, nhưng thực tế không phải lúc nào có Phước là liền có Họa, hay có Họa là liền có Phước. Có khi Phước đi liền với Họa, cũng có khi Phước Họa không đi liền, vì ở giữa còn được hạnh nghiệp, có duyên tốt hiện đời của mình quyết định. Ngay Phước ấy mà tỉnh giác tu tạo thêm Phước thì Phước thêm Phước. Ngay Phước ấy mà tạo ác nghiệp thì Phước sinh Họa.

         

TU ĐỂ CHUYỂN NGHIỆP

          Như trong kinh Đức Phật dạy cho chúng ta biết đời này chúng ta sống có được Phước Báo hay Tai Họa là do Nghiệp chúng ta tạo nên. Xét về mặt hiện tượng, tục đế, chúng ta phải sống tốt, làm điều tốt không hãm hại người khác, giữ gìn Phạm hạnh, tạo Nghiệp thiện lành, để đời sau không phải chịu khổ sở do những tai họa thường xuyên đổ ập xuống chúng ta. Khi Phước đến thì không quá vui mừng Họa đến cũng không nên quá đau khổ. Vì đó là cái Quả chúng ta phải nhận chịu không thể nào trốn tránh. Xét về mặt chân đế, chúng ta tu tập làm sao để thoát khỏi luân hồi sinh tử, chứ không chỉ lo tạo việc lành tránh việc dữ, vì như thế chúng ta vẫn còn ở trong vòng đối đãi tốt xấu thiện áctiếp tục hết đời này sang đời khác phải chịu trầm luân trong sáu cõi.

          Là cư sĩ chúng ta vẫn phải bôn ba ngoài xã hội mưu sinh nuôi sống bản thângia đình, cho nên khó tránh việc tạo Nghiệp, mà đa phần là Nghiệp xấu. Để giúp chúng sanh tự giữ mình trong sạch trong đời sống hằng ngày, Đức Phật buộc các Phật tử phải hứa giữ năm giới. 1) Không sát sanh, hại vật. 2) Không trộm cướp, lấy của không cho. 3) Không tà dâm, phá hoại gia cang người khác 4) Không vọng ngữ, nói lời hung ác, gây đau khổ, chia rẻ, hận thù giữa người này với người kia. 5) Không xử dụng chất say nghiện khiến tâm trí lu mờ ngu muội. Những ai giữ được năm giới luật này thì đó là người sống đạo đức không tạo Nghiệp ác. Đây là năm giới căn bản, người nào hành trì đúng đắn thì người đó sẽ dần xa lìa tam độc Tham, Sân, Si. Trong kinh ghi những người nào giữ trọn năm giới này sẽ không bị đoạ vào ba đường xấu. Đó là Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Người nào giữ được năm giới và dẹp luôn được tam độc thì có thể sanh vào cõi Trời hưởng phước muốn gì được đó. Nhưng ở cõi Trời muốn gì được đó khiến nhiều chư Thiên quên hẳn việc tu tập, vì thế khi hưởng hết phước rồi thì cũng bị đọa xuống làm kiếp người hay kiếp thú tuỳ theo Nghiệp Quả đã gây ra từ nhiều đời trước.

          Tu hành giữ giới luật là tu theo cái tướng bên ngoài vẫn còn nằm trong phạm vi đối đãi thiện-ác, tốt-xấu, có người giữ giới, có giới để giữ, nên vẫn còn bị tái sinh trong lục đạo. Vấn đề tu tập giữ giới luật được xem là cần thiết, bên cạnh việc giữ giới, điều quan trọng thiết yếu nhất vẫn là tu từ gốc chứ không tu từ ngọn. Tu từ gốc nghĩa là "thiền Định" để dọn sạch cái tâm, giữ tâm ý yên lặng để phát huy trí tuệ.

          Trong kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, hai đoạn mở đầu có ghi rõ:

          "1) Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo.

          2) Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ ý tạo; Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình"".  

          Nếu khởi ý lành thì thân và miệng sẽ nói và làm việc lành tạo nên thiện nghiệp. Nếu khởi ý ác thì thân và miệng sẽ nói và hành động xấu ác tạo nghiệp ác. Nhưng nếu không tác ý lành hay ý ác, thì thân và miệng không theo sự tác ý mà nói năng hay hành động tạo phước nghiệp hay họa nghiệp.

          Đơn giản hoá ý nghĩa của hai từ Họa Phước trong đời sống hiện tại để chúng ta dễ tu tập. Những gì thuận với tâm ý mình là Phước, là vui vẻ, hỷ lạc, hạnh phúc. Những gì nghịch với tâm ý mình là Họa, là buồn rầu, là đau khổ. Là Phước hay là Họa đều do Nghiệp gây nên. Muốn thoát khỏi Nghiệp, trước tiên chúng ta tập thu liễm sáu căn không để sáu trần lôi kéo khiến cho ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý bị ô nhiễm. Thu liễm sáu căn bằng cách nào? Đó là khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, tín hiệu tác động vào Thọ. Thọ biết mà không dính thì chỗ này không còn Lạc không còn Khổ, nghĩa là không có Họa Phước. Ngay sát-na không có Họa Phước, tức là ngay sát-na đó không tạo Nghiệp. Thời gian này kéo dài bao lâu thì ba nghiệp trong sạch bấy lâu.

          Một pháp tu khác là pháp Như Thật. Thấy Như thật, Biết Như thật về hiện tượng thế gian thì đâu là Họa, đâu là Phước?  Cao hơn nữa, là tất cả mọi hiện tượng thế gian, bản thể của nó đều "Như Vậy", không phẩm chất tốt xấu, lớn nhỏ, nặng nhẹ... nó chỉ là Như Vậy thôi! Cho nên Họa cũng "như", Phước cũng "như", Ta cũng "như". Dứt sạch hai bên: "Ta""Họa hay Phước", thì đâu là Họa, đâu là Phước?  Cho nên với cái nhìn vượt thế gian, vượt khỏi phạm trù hữu vi, vạn pháp đều không thật, vì thế nói "Họa Phước đều không thật".

          Họa Phước do Tâm. Tâm động thì Họa Phước sanh. Tâm tịnh thì Họa Phước diệt. Nếu ta làm chủ Tâm, chỗ đâu cho Họa Phước sanh. Như vậy mới thoát khỏi Nghiệp, mới thoát khỏi luân hồi sanh tử. Bài kệ sám hối dưới đây cũng nằm trong ý nghĩa này:

"Tánh tội vốn không do tâm tạo.
Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong
Tội trong tâm diệt cả đều không
Thế ấy mới là chân sám hối."

 

KẾT LUẬN

          Chúng ta sanh ra ở cõi Người là phải chịu quy luật vay trả, trả vay. Chúng ta vay bao nhiêu thì phải trả lại bấy nhiêu, nếu không nói là phải trả cả vốn lẫn lời, cho nên đã là con người không ai tránh khỏi Họa Phước. Vì thế khi đã học Phật, tin Phật, thì chúng ta nên hành trì theo lời Phật dạy để tự cứu mình thoát ra khỏi bộc lưu, tức luân hồi sanh tử. Tu tập bao lâu để đạt được mục đích thì chúng ta chưa thể biết được, nhưng nhìn lại quảng đời thăng trầm của chính bản thân mình, thì chúng ta có thể quán chiếu ra tội phước của mình gây ra nhiều hay ít của đời trước. Và với cách sống hiện tại của mình, chúng ta có thể nhận biết được kiếp sống tương lai của mình ra sao? Đức Phật đã dạy chúng ta rất rõ là cuộc đời của chúng ta do chúng ta làm chủ, Họa Phước cũng do chúng ta làm chủ, không ai ban Phước giáng Họa cho chúng ta, vì thế chúng ta sớm thức tỉnh để chọn lối sống thích hợp ở đời này để chuẩn bị cho cuộc sống bình an hạnh phúcđời sau. Tóm lại, từng bước tiệm tu theo Giới-Định-Tuệ là con đường đúng đắn của người học Phật chọn lựa để tiến tới bờ giải thoát. Từng bước tu tập để chuyển đổi tâm thức. Khi tâm chuyển thì Nghiệp cũng chuyển. Nghiệp đã chuyển thì bờ giác ngộ dù xa nhưng rồi sẽ tới./.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(22/12/2017)

          Ghi chú:  (*) Bồ Tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9615)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11488)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11130)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12735)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13995)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11907)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15629)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11648)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13529)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7876)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12693)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12816)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14671)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15535)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12172)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13893)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 14085)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11629)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15420)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 13010)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11699)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16929)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20132)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 16025)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13254)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13178)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13203)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15668)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12395)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13226)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15818)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13907)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15149)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13842)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13909)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13088)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13786)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13658)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15345)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14758)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13922)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14208)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13455)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13421)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14671)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13901)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 15064)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17767)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14547)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16923)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant