Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer

24 Tháng Mười Hai 201705:27(Xem: 6430)
Phép thiền định có thể ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer


Phép thiền định có thể ngăn ngừa

bệnh kém trí nhớ Alzheimer

 

Tạp chí Le Point, ký giả Anne Jeanblanc

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ

 

            Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:

http://www.lepoint.fr/editos-du-point/anne-jeanblanc/mediter-pour-prevenir-la-maladie-d-alzheimer-07-12-2017-2177934_57.php

 

***

 

Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.

 image001(Ảnh: Hu Jianhuan/Sipa Asia)

  

            Một số kết quả mang lại từ một cuộc khảo cứu khá lạ lùng vừa được Viện Quốc Gia về Sức Khỏe và Khảo Cứu Y Khoa (INSERME/Institut national de la Santé et de la Recherche médicale) công bố hôm 7 tháng 12, 2017 trong tập san Khoa học Scientific Reports. Cuộc khảo cứu này chủ yếu được dựa vào sự đối chiếu giữa các hình ảnh ghi nhận bằng máy móc y khoa về sự vận hành của não bộ của 73 người [bình thường không thiền định] ở lứa tuổi trung bình là 65 và 6 người hành thiền "lão luyện" đã từng luyện tập ít nhất từ 15.000 đến 30.000 giờ. Việc đối chiếu này cho thấy nhiều khác biệt rõ rệt liên quan đến một số vùng trong não bộ [giữa hai nhóm người trên đây]. Nếu nói theo nhà tâm thần học nổi tiếng Christophe André (bác sĩ trong một bệnh viện lớn về tâm thần tại Paris, tác giả của nhiều sách về thiền định) thì phép luyện tập thiền định là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống", và đối với các khảo cứu gia đưa ra các kết quả trên đây thì thiền định lại là một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa".

 

            Việc khám nghiệm và xác định các triệu chứng lão hóa trên phương diện tổng quát cũng không có gì là rắc rối lắm: càng lớn tuổi não bộ càng teo nhỏ và sự chuyển hóa (métabolism) chất đường glucose cũng suy giảm, khiến khả năng nhận thức theo đó cũng suy yếu. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh (stress) và tình trạng mất ngủ được xem là hai yếu tố đưa đến bệnh kém trí nhớ Alzheimer, thế nhưng các yếu tố này cũng là các nguyên nhân làm gia tăng nhanh chóng các biến đổi sinh lý trên đây (tức não bộ bị teo nhỏ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose bị suy giảm). Do đó điều hết sức quan trọng là phải tìm một phương pháp hữu hiệu ngăn chận các yếu tố này (căng thẳng tâm thầnmất ngủ). Và đó cũng là mục đích khảo cứu của hai nhóm khoa học gia của cơ quan INSERM tại hai thành phố Cean và Lyon, nhằm theo dõi các hiệu ứng tích cực mang lại bởi phép thiền định. Nhằm cụ thể hóa các hiệu ứng này bằng hình ảnh, hai nhóm khoa học gia trên đây đã sử dụng các kỹ thuật tạo hình IRM/MRI (Imagerie par Résonance Magnétique/Magnetic Resonance Imaging) và TEP/PET (Tomographie par Émission de Positons/Positron Emission Tomography) thiết đặt tại trung tâm nghiên cứu về hình ảnh sinh học y khoa Cyceron tại thành phố Cean.

 

            Khảo cứ gia Gaël Chételat trong nhóm 1237 chuyên về "các bệnh lý sinh học và các hình ảnh não bộ liên quan đến các bệnh thần kinh" tại thành phố Cean và cũng là người hướng dẫn công cuộc khảo cứu trên đây, cho biết là sáu người hành thiền "lão luyện" được chọn để thử nghiệm là những người tu tập Phật giáo theo nhiều tông phái khác nhau, sự chọn lựa mở rộng này là nhằm mang lại một ý niệm bao quát và tiêu biểu hơn về phép thiền định nói chung. Sự vận hành não bộ của sáu người này được đối chiếu với sự vận hành não bộ của 67 người đối chứng cùng tuổi tác nhưng chưa bao giờ biết hành thiền là gì. Hơn nữa các kết quả này cũng đã được đối chiếu thêm với một nhóm đối chứng khác đông đảo hơn, gồm 186 người ở tuổi từ 20 đến 67, nhằm xác định chính xác hơn các sự khác biệt giữa não bộ được cải thiện của những người hành thiền và não bộ bị lão hóa một cách tự nhiên theo tuổi tác của những người không hành thiền.

 

Thiền định có thể tạo ra các hiệu ứng tích cực chống lại sự lão hóa não bộ

 

            Khảo cứu gia Gaël Chételat đã đưa ra các bằng chứng cho thấy những sự khác biệt rõ rệt về dung tích chất xám của não bộ và khả năng chuyển hóa chất đường glucose [giữa những người hành thiền và không hành thiền]. "Một số vùng trong não bộ của những người hành thiền cho thấy dung tích chất xám cao hơn bình thường và sự chuyển hóa chất đường glucose cũng quan trọng hơn, và các vùng này thì lại là các vùng giữ các chức năng chủ yếu trong việc ngăn chận quá trình lão hóa của não bộ vì tuổi tác". Đối với những người không hành thiền thì thật hết sức rõ ràng các dấu hiệu làm gia tăng quá trình lão hóa cũng tập trung đúng vào các vùng đuợc cải thiện trong não bộ của những người luyện tập thiền định.

 

            Nhóm khoa học gia trên đây đã đưa ra kết luận như sau: "Các kết quả tiên khởi trên đây cho thấy phép thiền định có thể mang lại các hiệu ứng tích cực đối với tình trạng lão hóa não bộ, bằng cách làm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng thần kinh, sự lo âu, các xúc cảm tiêu cựcmất ngủ, và đấy cũng là các triệu chứng thường gia tăng với tuổi tác". Vì thận trọng, các khảo cứu gia trên đây cho biết thêm là việc khảo cứu này sẽ còn được đẩy xa hơn nữa bằng cách đối chiếu với một số người đông đảo hơn. Việc này không gây ra khó khăn nào bởi vì Ủy ban tài trợ Âu Châu vừa cấp cho họ 6 triệu euros trong một dự án thật quy mô "Khảo cứu về Sức khỏe ở tuổi Bạc" (Silver Health Study) với mục đích tìm cách cải thiện quá trình lão hóa [đối với những người lớn tuổi]. Các kết quả đầu tiên sẽ được công bố trong năm 2019 tới đây.

 

 

image003image0052

 

H.1: Khảo cứu gia Gaël Chételat đang giải thích về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định qua các hình ảnh ghi nhận được bởi máy móc y khoa.

H.2: Nữ ký giả Anne Jeanblanc, chuyên về các vấn đề sức khỏe và y khoa của tạp chí Le Point và một số đài phát thanh và truyền hình tại Pháp, và là tác giả của bài báo trên đây.

 

 

Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ

 

            Điểm đáng lưu ý trước hết là bài báo trên đây đã nói lên sự quan tâmtình trạng phát triển khá "rầm rộ" của phép thiền định của Phật giáo trong thế giới Tây Phương ngày nay. Thế nhưng nếu nhìn gần hơn thì các khảo cứu trên đây và phong trào luyện tập thiền định ở Âu châu cũng chỉ là một cách đưa Giáo Huấn của Đức Phật vào một cuộc "phiêu lưu" rất xa và rất thấp. Thật vậy Giáo Huấn của Đức Phật không nhắm vào chủ đích làm gia tăng dung tích chất xám và khả năng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ, mà đúng hơn là đạt được sự Giác Ngộ. Thiền định nếu hiểu theo các khoa học gia trên đây là một "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay một "phương tiện cải thiện quá trình lão hóa" thì quả là một điều đáng buồn và cũng thật đáng tiếc.  

 

            Bất cứ một phong trào "rầm rộ" nào - kể cả trong các lãnh vực khoa học và sức khỏe - cũng đều đưa đến các hình thức lệch lạc. Thiền định là một phương pháp nội quán do đó thật khó kiểm chứng, vì thế lại càng dễ bị lợi dụng hơn. Trong thế giới Tây Phương có nhiều nhà sư, triết giahọc giả Phật giáo thật chân chínhuyên bác, nhưng cũng có một số tha hồ khai thác và lợi dụng phong trào mới mẻ này với mục đích bán sách hay mua danh. Dầu sao vấn đề này cũng không liên hệ gì đến các kết quả mang lại từ cuộc khảo cứu khoa học tuy không sâu sắc nhưng thật nghiêm chỉnh trên đây, điều quan trọng hơn là những người tu tập Phật giáo phải thận trọngcảnh giác, không nên chỉ biết hy vọng dung tích chất xám và các sự chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình gia tăng, mà phải hướng sự chú tâm vào các thể dạng vận hành thật sâu kín của tâm thức phía sau não bộ của mình hầu tinh khiết hóa chúng.

 

            Điểm đáng lưu ý thứ hai là dường như có một vài người than thở là phép luyện tập thiền định quá khó đối với họ, vì thế họ đành phải chọn phương pháp tu tập dễ dàng hơn của Tịnh Độ. Điều này hoàn toàn sai bởi vì trong việc tu tập Phật giáo không có gì dễ dàng hơn là thiền định. Sở dĩ mình cho rằng thiền định quá khó là vì trước hết mình tưởng tượng thiền định là một thứ gì đó thật siêu phàm, dành cho những người có nhiều khả năng hơn mình, và sau đó là vì mình đã quen tụng niệmcầu xin, nay phải luyện tập thêm một phương pháp khác thì mình hơi nản, không muốn cố gắng thêm.

 

            Thế nhưng thiền định lại là một thứ gì đó thật tự nhiên và giản dị, tương tự như đi đứng, hít thở, ngắm nhìn và lắng nghe những gì hiện lên chung quanh mình và bên trong tâm thức mình. Nói một cách tổng quát hơn thì thiền định cũng chỉ đơn giản là sự "chú tâm" và "trở về": "chú tâm" có nghĩa là hướng sự tập trung tâm thần vào những gì đúng đắn và đáng để chú tâm; "trở về" có nghĩa là quay nhìn vào bên trong chính mình để tìm hiểu mình, khi nào hiểu được mình là gì thì đấy là sự giác ngộ.

 

Thí dụ như sáng sớm thức dậy nếu nghĩ đến hôm nay mình sẽ đi siêu thị nào, mua sắm những thứ gì thì đấy không phải là thiền định, thế nhưng nếu bước ra sân trông thấy một con sâu bé tí xíu đăng gặm một chiếc lá non hay những tia nắng sớm óng ả ở chân trời thì đấy là thiền định. Hoặc sau một ngày cực nhọc lắng nghe văng vẳng tiếng chuông và tiếng mõ của một người hàng xóm đang tụng niệm vào thời kinh buổi tối thì đấy là thiền định, trái lại nếu mở máy truyền hình xem phim Hàn quốc: cô này "yêu" cậu kia, cậu kia "yêu" cô khác, hoặc nghe một nam ca sĩ gân cổ hát nhạc rock, người lắc lư, chân đạp đạp, mồ hôi nhễ nhại thì không phải là thiền định. Hoặc trong bữa ăn nhai một miếng thịt thơm ngon mang lại cho mình sự thích thú thì không phải là thiền định, nhưng nếu ý thức được là mình đang hít vàothở ra và trong khi đó thì con vật cho mình miếng thịt mà mình đang nhai không còn thở nữa, thì đấy là thiền định.

 

            Những bước đầu thật tự nhiên và dễ dàng đó sẽ giúp mình dần dần đi xa hơn, mang lại cho mình những hiểu biết sâu sắc hơn và biến mình thành một con người khác hẳn. Con người khác hẳn đó không còn quan tâm đến khối lượng chất xám cũng như tình trạng chuyển hóa chất đường glucose trong não bộ mình, cũng không quan tâm đến "phương pháp giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống" hay tìm cách "cải thiện quá trình lão hóa" của não bộ mình. 

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 14.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 211)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(Xem: 257)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(Xem: 276)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(Xem: 364)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 411)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(Xem: 467)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(Xem: 379)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạc và tự do nội tâm.
(Xem: 414)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(Xem: 425)
Phật tánh là chủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(Xem: 432)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(Xem: 389)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(Xem: 411)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(Xem: 624)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(Xem: 499)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(Xem: 494)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 727)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(Xem: 628)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(Xem: 877)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(Xem: 578)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(Xem: 555)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(Xem: 729)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(Xem: 547)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(Xem: 524)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(Xem: 716)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(Xem: 740)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(Xem: 752)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(Xem: 587)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(Xem: 582)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(Xem: 740)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(Xem: 644)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(Xem: 694)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(Xem: 693)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(Xem: 561)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(Xem: 736)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(Xem: 805)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(Xem: 1012)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(Xem: 978)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(Xem: 846)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(Xem: 802)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(Xem: 897)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(Xem: 860)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(Xem: 769)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(Xem: 899)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(Xem: 890)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(Xem: 930)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 982)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(Xem: 904)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(Xem: 1150)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(Xem: 858)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(Xem: 893)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM