Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đã Tin Phật Sao Còn Tin Vào Ngày Giờ Tốt Xấu?

10 Tháng Giêng 201806:53(Xem: 7959)
Đã Tin Phật Sao Còn Tin Vào Ngày Giờ Tốt Xấu?
ĐÃ TIN PHẬT SAO CÒN TIN VÀO NGÀY GIỜ TỐT XẤU?

Nhiên Như - Quảng Tánh

Đã Tin Phật Sao Còn Tin Vào Ngày Giờ Tốt Xấu

HỎI: Mẹ tôi là một Phật tử khá thuần thành. Mẹ mỗi ngày đều đến chùa tụng kinh, mỗi nửa tháng đều đi dự lễ sám hối và nghe quý thầy thuyết giảng. Ở nhà mẹ cũng thường nghe các băng đĩa tụng kinhthuyết giảng của quý thầy. Mẹ cũng hay bố thí, cúng dường, đối xử tốt với mọi người
Tuy nhiên có một việc là mẹ vẫn còn tin vào xem ngày tốt xấu khi có công việc phải đi xa, khi xây cất nhà cửa. Khi mua sắm giường ghế, hoặc các vật dụng mới... mẹ vẫn tin vào thước tấc tốt xấu. Mong quý Báo có nhận định về vấn đề này. Làm sao để mẹ tôi tin sâu Nhân quảthực hành đúng theo những lời Phật dạy? 

ĐÁP:

Bạn Lê Liên thân mến!

Một trong những đặc điểm của người Phật tử Việt hiện nay là có một bộ phận không nhỏ vừa tin Phật lại vừa tin Khổng, Lão cùng các tín ngưỡng dân gian khác. Nguyên nhânảnh hưởng sự dung thông Tam giáo (Phật-Khổng-Lão) từ thời Lý-Trần vẫn còn in dấu đậm nét trong tâm thức Phật tử Việt. Mặt khác, Phật tử Việt luôn bao dung, tùy duyên, chung sống hài hòa mà không đối kháng hay loại trừ các tập tục, tín ngưỡng dân gian như một số tôn giáo khác. Cũng rất có thể vì chưa thiết lập được chánh kiến trọn vẹn vững vàng nên không quán triệt mọi điều thuần theo Chánh pháp.

Vì thế, một gia đình Phật tử khá thuần thành, có tham gia tu tập và các hoạt động Phật sự tại chùa, có duyên thân cận với chư Tăng (Ni) đồng thời vẫn tin tưởng vào ngày giờ tốt xấu, phong thủy cát hung khi khởi công làm nhà, khai trương hay cưới hỏi, tang ma…, là chuyện khá bình thường. Điều đáng nói là, không ít chư Tăng (Ni) là người chủ sự coi xem cho Phật tử. Thậm chí, vị nào xem phong thủy giỏi, coi xem hay, bấm phán linh… rất được Phật tử kính trọng, thân cận.

Trước hết, về phía chư Tăng (Ni), hầu hết các vị được học hành đều biết rõ việc coi xem và các ‘thuật’ nói chung vốn không phải là Chánh pháp, là học thuật phương Đông pha trộn tín ngưỡng dân gian. Nhưng vì người đi chùa (trong đó phần lớn là Phật tử) chưa đầy đủ chánh kiến nên phương tiện coi xem để quy hướng họ trở về Chánh pháp. Mặt khác, bởi nhu cầu coi xem của Phật tử khá cao, nếu không đáp ứng thì có nguy cơ Phật tử bỏ chùa, nên hầu hết các vị trụ trì dù không tin nhưng vẫn gượng làm. Một số ít vị xuất gia vì thiếu am hiểu Chánh pháp, lại chạy theo ‘lợi dưỡng và cung kính’ nên quyết tâm đi học và ‘hành nghề’ xem coi như các thầy bói-tướng-pháp-phong thủy chuyên nghiệp. Có một bộ phận Tăng (Ni) mạnh mẽ nói không với việc xem coi vì phi Chánh pháp nhưng xem ra không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức cố hữu của số đông Phật tử hiện nay.

Trước đây, xem coi nói chung bị chính quyền và xã hội liệt vào mê tín dị đoan nên những ai có nhu cầu (người coi và người đi coi) đều dè dặt, kín đáo. Những năm gần đây, các hiện tượng này được dịp phất lên như diều gặp gió với những danh xưng rất khoa học, mỹ miều như là Đông phương học, phong thủy học… Những người hành nghề cũng vậy, không phải ‘thày’ bói-tướng-pháp-phong thủy bình dị như xưa mà là những ‘chuyên gia’ như nhà Đông phương học, nhà phong thủy học, nhà ngoại cảm, chiêm tinh gia… nghe rất rổn rảng và hoành tráng. Trong bối cảnh, nhà nhà và người người đều xem coi, dần hình thành nên một tập tục ‘có kiêng [coi xem] ắt có lành’, tác động không nhỏ đến đời sống Phật tử và toàn xã hội.

Trên đây là nhận định về hiện tượng số đông Phật tử chuộng xem coi, tiếp theo là một số giải pháp căn cứ vào thực tiễn. Khách quan mà nói, Phật giáo không phủ nhận tính khoa học của các chuyên ngành như Đông phương học, phong thủy học… Trong một chừng mực nào đó, người Phật tử cũng vẫn có thể ứng dụng một số tri thứckinh nghiệm có tính khoa học của các chuyên ngành này. Vấn đề cốt tủy là, người Phật tử cần phải tin hiểu sâu sắc về Nhân quả-Nghiệp báo, sâu hơn là quán chiếu để nhận rõ tính chất Duyên sinh-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp. Khi Phật tử nắm được vần đề cốt tủy của giáo pháp, thành tựu chánh kiếnchánh tín rồi thì không cần coi xem, hoặc cũng có thể vận dụng phương tiện coi xem trong tinh thần “tùy duyên mà bất biến”.

Cụ thể, hiện tại và tương lai của chúng ta phản ánh rõ nét Nhân quả-Nghiệp báo của chính chúng ta. Thượng đế, thần linh, các đấng siêu nhiên, tinh tú không (thể) can thiệp vào tiến trình Nhân quả-Nghiệp báo này. Nên tự thân mỗi Phật tử cần chuyển nghiệp, tạo nhân lành là việc làm thiết yếu nhất để kiến tạo tương lai tươi đẹp. Tin chắc nhân thế nào thì quả thế nấy, cần gì coi xem! Chỉ nương tựa chính mình, không cầu xin, không dựa dẫm, không an phận với số mệnh… vì không ai có thể giúp chúng ta tốt đẹp lên ngoại trừ nỗ lực hướng thiện của chính chúng ta.

Quan trọng là cần nhận rõ lý Duyên sinh. Không một pháp nào có vai trò tuyệt đối quyết định sự thành bại, được mất, hơn thua... mà các pháp phải nương tựa vào nhau, tương tác lẫn nhau. Vậy thì, người Phật tử vì nhiều nguyên nhân khách quan, vẫn có thể ứng dụng Đông phương học, phong thủy học trong một vài phương diện đời sống nhưng ý thức rất rõ nó chỉ là một nhân duyên để góp phần dẫn đến thành công mà thôi, hoàn toàn không có tính quyết định. Bởi lẽ chủ đạo của vấn đề vẫn là Nhân quả-Nghiệp báo.

Tóm lại, người Phật tử cần học tập giáo pháp để thành tựu chánh kiếnchánh tín. Chánh kiến càng rõ ràng thì chánh tín càng vững chắc. Sau đó có thể vận dụng tinh thần phương tiện tùy duyên, uyển chuyển và linh động trong một số trường hợp để thiết lập cuộc sống bằng ánh sáng tuệ giác, luôn nhẹ nhàng, tự tại, an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như - Quảng Tánh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3719)
Tại Kinh Thành có một vị cư sĩ, có thể nói là bậc “Thiên kinh vạn quyển”, viết không biết bao nhiêu bài bình giảng về giáo lý...
(Xem: 3873)
Khi cầu nguyện, tâm trở nên tĩnh lặng và tập trung. Đó là việc khá tốt cho đời sống nhân loại khi những cầu nguyện mang tính chân, thiện, mỹ.
(Xem: 3512)
Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng.
(Xem: 4472)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và...
(Xem: 3842)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng.
(Xem: 3316)
Như tất cả những vị nghiên cứu đều biết rằng Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương, hầu hết được dịch thẳng từ bản chữ Hán của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 3776)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để...
(Xem: 3483)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 2816)
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.
(Xem: 3485)
“Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la, du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo.
(Xem: 3758)
"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là gì?" Xếp Kinh lại gối nơi đầu, ngủ trong dòng suối mát của lời Kinh nhiệm mầu.
(Xem: 2903)
Theo quan điểm của anh chị, Nhẫn nhụcAn phận khác và giống nhau chỗ nào? Quý anh chị chia sẽ kinh nghiệm Người Huynh Trưởng thực hành Hạnh Nhẫn Nhục như thế nào trong đời sống và sinh hoạt GĐPT?
(Xem: 5049)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng
(Xem: 3482)
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là...
(Xem: 3271)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để bước vào thế giới một đức tin khác.
(Xem: 3891)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị
(Xem: 3849)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản.
(Xem: 4300)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3715)
Huyền Trân Công Chúa, một anh thư rực sáng của nền trời nước Việt!
(Xem: 4067)
Bốn mươi câu trích dẫn lời Đức Phật dưới đây được chọn lọc trong số 60 câu đã được đăng tải trên một trang mạng bằng tiếng Pháp
(Xem: 3766)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon )
(Xem: 3729)
Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ
(Xem: 3761)
Vào ngày 06.3.2021, Tu Viện Pháp Vương khởi sự cho một công trình "Ngày Hội Trồng Cây". Quí Phật tử vân tập về mảnh đất yêu thương của mình mà Tu Viện đã sẵn sàng cho khoảnh vườn cây ăn trái.
(Xem: 3759)
Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm...
(Xem: 4231)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 4116)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 3320)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020
(Xem: 3286)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3251)
Vào lúc Hán học còn thịnh hành tại Việt Nam trước 1975, những nghiên cứu về phật giáo đa phần quy chiếu vào kinh sách hay ...
(Xem: 5577)
Phật tánh là tạng báu tánh giác (giác bảo tạng) mà tất cả chúng sanh đều sẳn có, như kho vàng ròng của người...
(Xem: 3580)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại...
(Xem: 3889)
Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi.
(Xem: 4085)
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng...
(Xem: 3621)
Cứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật.
(Xem: 4244)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo.
(Xem: 4066)
Có một vấn đề tưởng chừng như đáng cho Phật tử chúng ta để ý: Vấn đề ân nghĩa.
(Xem: 4143)
Mỗi năm Tết đến, khi những làn mưa Xuân nhè nhẹ, gió Xuân mơn man ùa về trên những vườn mai vàng, những cành đào
(Xem: 3572)
Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Chính vì thế mà chư tổ dạy rằng
(Xem: 3422)
con người, chúng ta sống trong đời này đều trải qua nhiều giai đoạn với niềm vui lẫn nỗi buồn.
(Xem: 3855)
Cuộc pháp thoại giữa Đức PhậtTrưởng lão Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang Bát Nhã là một pháp thoại sâu sắc
(Xem: 3881)
Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng...
(Xem: 3641)
Trên con đường tu hành, hành giả thường gặp phải những thứ chướng ngại và những thứ chướng ngại đây gọi chung là “Ma”.
(Xem: 5179)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người cảm thấy rất khó để hướng lòng nhân ái đến bản thân.
(Xem: 3052)
Cảm Nhận Sự Thấu Cảm - Nguyên bản: Feeling Empathy. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7158)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3390)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4327)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3588)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3250)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4136)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant