Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không Hoang Phí Một Hạt Gạo

18 Tháng Giêng 201807:24(Xem: 7713)
Không Hoang Phí Một Hạt Gạo
KHÔNG HOANG PHÍ MỘT HẠT GẠO

Kenichi Furuyama 
Diệu Liên Lý Thu Linh


Không Hoang Phí Một Hạt Gạo

Tôi tin là chúng ta đang sống trong một thời đạicần phải xét một cách nghiêm túc thái độ của ta đối với thực phẩm. Nói theo Thiền là chúng ta cần ‘tỏa sáng nơi chỗ đứng của mình’.

Thực phẩm dư thừa hay thực phẩm bỏ đi trong khi vẫn còn tiêu thụ được, là một vấn đề cần quan tâm, và tôi sốc khi nhìn thấy con số thống kê về lượng thực phẩm hoang phí hàng năm ở Nhật. Con số dự đoán cho năm 2010 là 17 triệu tấn thực phẩm dư thừa được sản xuất trong một năm, trong đó khoảng 5 tới 8 triệu tấn bị đổ đi dầu vẫn còn ăn được. Nhật có thể được coi là một trong những nơi hoang phí thực phẩm nhiều nhất trên thế giới...

Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ thường rầy và dạy tôi không được hoang phí đồ ăn khi tôi để sót dù chỉ một hạt cơm trong chén. Sự sinh tồn của nhân loại là một cuộc chiến đấu dai dẳng chống lại đói khát, và quy tắc đạo đức là ta không được hoang phí thực phẩm mà cha ông ta đã phải đấu tranh quyết liệt để sống còn và đã trao truyền lại cho chúng ta. Tuy nhiên, với sự dư thừa thực phẩm hiện nay, quy tắc này coi như đã không còn ý nghĩa.

Theo một báo cáo của Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), ngay hiện giờ cứ trong chín người thì có một người bị suy dinh dưỡng mãn tính. Nói cách khác, họ đang chết đói, dầu rằng ngày nay nhân loại có thể sản xuất đủ để nuôi tất cả dân số trên thế giới. Phần đông những người chịu đói sống trong các nước ‘đang phát triển’. Sự khan hiếm thực phẩm trong các nước đang phát triển gây ra do nhiều yếu tố không dễ giải quyết hay bàn đến. Tuy nhiên, việc phung phí số lượng lớn thực phẩm trong các xứ phát triển có thể là một trong những nguyên nhân đưa đến nạn đói, khiến ta cần suy nghĩ về điều đó một cách cẩn trọng.

Hoang phí thực phẩm cũng là một vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nữa. Vứt bỏ một số lượng lớn thực phẩm có nghĩa là khi ta xử lý, hủy bỏ chúng, sẽ tạo ra không chỉ vấn đề với rác thải mà còn ảnh hưởng đến môi trường do hiệu ứng của khí thải nhà kính như các-bon đi-ô-xít. Theo số liệu do Liên Hiệp Quốc báo cáo, 28% đất nông nghiệp trên thế giới được sử dụng để sản xuất nông sản không bao giờ được tiêu thụ, và hậu quả của việc tiêu hủy thực phẩm dư thừa là hàng năm có đến 3,3 tỷ tấn các-bon đi-ô-xít phát sinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự chuyển đổi khí hậu. Nếu mức độ hoang phí thực phẩm của chúng ta tiếp tục không được kiểm soát, nó sẽ làm tổn hại môi trường sống trên toàn cầu và lâu dần còn có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhân loại. Điều này cần được coi trọng còn hơn sự suy thoái về đạo đức tiêu thụ thực phẩm. Bằng mọi giá, chúng ta cần giảm phung phí thực phẩm, đó là ước nguyện mãnh liệt nhất của tôi hiện nay.

Tôi là một thiền sư, tin và hành theo giáo lý của Thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253), người sáng lập nên phái Tào ĐộngNhật Bản. Thiền sư Đạo Nguyên để lại hai tác phẩmchủ đề về thực phẩm. Đó là: Tenzo Kyokun (Hướng dẫn cho đầu bếp nhà Thiền) và Fushukuhanpo (Cách tiêu thụ thực phẩm). Cuốn đầu là những lời chỉ dẫn dành cho các bếp trưởng trong các thiền viện, giải thích cách chế biến thực phẩm. Cuốn thứ hai giải thích cách ăn uống của các vị sư tu khổ hạnh ở các thiền viện. Cả hai đều là những quy tắc chốn thiền môn giúp các tu sĩ sống trong các thiền viện được thanh tịnh.

Trong hai tác phẩm này, Thiền sư Đạo Nguyên dạy rằng ta không được hoang phí dù chỉ một hạt gạo trong khi chế biến thực phẩm hay khi ăn uống. Nếu ta làm được như thế trong khi chuẩn bị bữa ăn cũng như khi ăn, là ta đã đóng góp một phần, dù nhỏ nhoi đến đâu, trong việc giải quyết vấn đề hoang phí thực phẩm. Nhưng tại sao ngài lại nói không được hoang phí dù chỉ một hạt gạo? Dĩ nhiên, lúc đó ngài chưa hề biết đến nạn đói, nạn khan hiếm thực phẩm, và những vấn đề về môi trường mà thời đại tân tiến đang phải đối mặt. Đúng hơn, ngài chỉ áp dụng những điều Phật dạy mà ngài đã tiếp nhận đầy đủ, và tiếp tục hành chúng trong suốt cuộc đời của một vị thầy và một hành giả. Và trong tác phẩm Bendowa(1231), ngài Đạo Nguyên bảo rằng việc thực hành theo lời Phật dạy có thể được áp dụng cho tất cả mọi người, cư sĩ hay tu sĩ.

Theo Phật giáo, bản ngã chỉ là một của nhiều thành phần cấu tạo nên vũ trụ. Tuy nhiên, chúng ta lại nhìn nó như là tách biệt với vũ trụ. Do đó, ta xem bản ngã như không lệ thuộc vào các quy luật của vũ trụ. Quan niệm này đưa đến việc xem như có hai cái ngã đối nghịch nhau: cái ngã do ta tạo ra trong tâm và chơn ngã. Và điều này được coi là gốc rễ đưa ta đi trong vòng luân hồi sinh tử, già, bệnh, khổ. Phật giáo tin rằng cách duy nhất để thoát khổ là tái lập lại chơn ngã, khiến nó trở thành một với vũ trụ.

Như thế theo Thiền sư Đạo Nguyên, thực phẩm hay các bữa ăn không chỉ là sự kết hợp của nhiều thành phần riêng lẻ: cá nhân người ăn, thực phẩm (đối tượng) được ăn, hành động ăn, mà còn nhiều điều liên hệ khác nữa. Với việc chuẩn bị bữa ăn cũng thế. Để hành theo lời Phật dạy trong cách tiếp xúc với thực phẩm, ngài Đạo Nguyên cho rằng “cái ngã” ngay đây và bây giờ, cần phải hoàn toàn thẩm thấutrở thành một với những gì được ăn ngay đây và bây giờ, với hành động ăn ngay đây và bây giờ, với muỗng nĩa dùng để ăn ngay đây và bây giờ, để tất cả đều được xem như là một pháp. Đó là trạng thái trong đó mọi thứ đều trở nên bình đẳng và được xem như là một pháp duy nhất, trong ý niệm ‘ngay đây và bây giờ’. Quan điểm này đích thực là để diệt bỏ cái ngã, như ngài Đạo Nguyên đã diễn tả sau đây: “Pháp là thực phẩm và hành động ăn, ngược lại thực phẩm và hành động ăn cũng là Pháp”...

Có thể đó chỉ là một hạt gạo, nhưng hạt gạo đó cân đủ nặng để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Do đó, tôi tin rằng lời khuyên của ngài Đạo Nguyên, dựa theo cách hành đạo Phật, rất khẩn thiết đối với chúng ta: không hoang phí dù chỉ một hạt gạo.

KENICHI FURUYAMA
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Lược dịch theo Why not one single grain of rice should be wasted, 
Nguồn: Tạp chí Dharma World, 4-6-2016)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7501)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7769)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8673)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8249)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8286)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7670)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7585)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9086)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13411)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11031)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6581)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9020)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7595)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 8955)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11386)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9303)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8449)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7200)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7651)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8527)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 7983)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8143)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6242)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8016)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8127)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12917)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10184)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9691)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8783)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10153)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9038)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11167)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8904)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8879)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8325)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7832)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7778)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10273)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8748)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8871)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 8977)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7483)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7452)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8427)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7688)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
(Xem: 8372)
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay.
(Xem: 8514)
Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong...
(Xem: 8877)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
(Xem: 7534)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 8484)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant