Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xuân Di Lặc

16 Tháng Hai 201805:08(Xem: 7800)
Xuân Di Lặc

XUÂN DI LẶC

Thích Trung Định

 
Xuân Di Lặc

Qua một năm ngược xuôi tất bật với dòng đời, giờ đây khi những nụ mai vàng nở rộ đầy sân, mứt bánh đủ đầy, mọi người quay quần bên tổ ấm gia đình, cùng sửa soạn đón chào năm mới với nhiều niềm vui an lành. Thời khắc giao thừa lại đến, người con Phật bắt đầu lên chùa lễ Phật. Trước chánh điện trang nghiêm, khói hương quyện tỏa, chúng ta hãy lắng động tâm tư nghĩ tưởng về ân đứchạnh nguyện của mười phương Chư Phật- vì lòng thương tưởng chúng sanh rủ ban pháp mầu cứu độ quần sanh. Mừng vui nhất, khi bắt gặp hình tượng Đức Phật Di Lặc, với nụ cười hoan hỷ trên môi mà cảm vơi đi bao phiền muộn. Chính thời khắc này đây, ngày đầu một năm, mồng một tết là ngày vía của Ngài. Quả là sự hội tụ tuyệt vời giữa thiên nhiên, văn hóa dân tộc và tôn giáo, đã gắp kết thành một chuỗi sự kiện diệu kỳ khó tả thành lời.

Nhân dịp đón chào xuân mới Mậu Tuất (2018), chúng ta thử tìm hiểu đôi nét về Đức Phật Di Lặc- vị Phật sẽ xuất hiện trong kiếp vị lai trên cõi Ta bà này.

Đôi điều về lịch sửTheo kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền, Bồ tát Di Lặc hiện trú tại cõi trời Đâu suất (Tusita), tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi Dục, đợi đủ nhân duyên sẽ giáng sanh xuống cõi Ta bà hóa độ chúng sanh. Cõi trời Đâu suất được chia làm hai phần, nội viện và ngoại viện. Thiên chúng sống ở ngoại viện là những vị do làm phước thiện nhiều ở trần gian nên được sanh lên đây. Nhưng đến khi hết phước thì cũng đọa lạc trở lại. Còn thiên chúng sống tại nội viện, do có công năng giữ gìn giới luậthành trì thập thiện, nhất là tu Bát quan trai giới, nên được thanh tịnh, không bị đọa lạc. Tại đây, chư thiên ấy chỉ một mực tu tập thẳng đến đạo quả Niết bàn.

Di Lặc, tiếng Phạn là Maitreya, dịch là Từ Thị (người có lòng từ). Di Lặc là họ, tên chính của ngài là A Dật Đa (Ajita), dịch là Vô Năng Thắng. Lại có một danh hiệu nữa là Tự Thị (Từ Thị Di Lặc Tôn Phật). Bởi trong đời quá khứ, vì muốn giáo hóa chúng sanh, nên mới phát tâm tu hành, Ngài không ăn thịt, do nhân duyên ấy nên được gọi là Từ Thị. Theo Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 1, chữ Từ là lòng từ, là chi đầu tiên trong Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xã). Lòng từ này có trong chủng tánh của Như Lai, bao gồm cả: Chúng sanh duyên từ, Pháp giới duyên từ và Vô duyên từ. Từ trong nghĩa Từ thịVô duyên từ. Tức lòng từ không đợi có một ngoại duyên nào tác động làm cho lòng từ phát khởi. Mà tâm từ đó đã có sẵn một cách tự nhiên, rộng rãi, bao dung, bình đẳng, vô phân biệt. Giống như tình cha mẹ thương con, hay nước chảy về xuôi, Phật thương chúng sanh vậy. Chính vì lẽ đó mà nó có năng lực làm cho thế gian luôn tiếp nối chủng tánh của chư Phật không bao giờ chấm dứt.

Kinh điển ghi lại rằng, Đức Phật Thích Ca đã thọ ký cho Ngài làm vị Phật tương lai, ở cõi Ta bà này vào hội Long Hoa“Tôn giả Di Lặc nguyện ở đời vị lai khi con người sống đến 80.000 tuổi sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc Như Lai”.[1] Phật Di Lặc là vị Phật thứ năm trong hiền kiếp (bốn vị Phật đã ra đời trong hiền kiếp đó là: Đức Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Ca Diếp, và Đức Phật Thích Ca). Tức tiếp nối Đức Phật Thích Ca tại cõi Ta bà này để giáo hóa chúng sanh. Như vậy, vào kiếp vị lai, lúc tuổi thọ của con người lên đến 8 vạn tuổi. (Tính theo thời gian của kiếp tăng và kiếp giảm. Cứ 100 năm thì tăng hoặc giảm một tuổi. Hiện nay là kiếp giảm, tuổi thọ bình quân của con người là 80 tuổi, thì từ nay cho đến khi Phật Di Lặc ra đời mất khoảng 57 tỷ 60 triệu năm nữa.) Ngài hạ sanh xuống cõi nhân gian, và thành Phật dưới gốc cây Long Hoa, chia làm ba hội thuyết pháp, hóa độ vô số chúng sanh, nên gọi là Long Hoa Tam Hội Nguyện. Trong mật giáo, Di Lặc Bồ Tát là một trong 9 vị Tôn ở Trung đài Mạn Đồ La Thai Tạng Giới, vị trí phía Đông bắc Đức Đại Nhật Như Lai. Ở Mạn Đồ La Kim Cương Giới, Ngài là một trong 16 vị Tôn thời hiền kiếp.[2] Tương truyền Tôn giả Ma ha Ca diếp (Maha Casapa) nhập diệt, liền vào núi Kê Túc, núi xẻ làm đôi. Khi vào núi tự nhiên khép lại, rồi nhập vào đại định, đợi đến lúc Phật Di Lặc ra đời, đem y bát của Phật Thích Ca trao lại.

Bồ tát Di Lặc trong kinh điển Đại thừaTrong lịch sử truyền thừa của Duy thức tôngMaitreya là sơ tổ của tông phái này. Theo truyền thuyết, Bồ tát Di Lặc ở trong nội viện cung trời Đâu suất (Tusita), đã đáp ứng lời thỉnh cầu của ngài Vô Trước (Asanga), cho nên tại cõi nước A-du-già-na thuộc miền Trung Ấn Độ tuyên thuyết năm bộ đại luận cho Vô Trước, gồm: Du già sư địa luận, Phân biệt du già luận, Đại thừa trang nghiêm luận, Biện trung biên luận, Kim cang Bát nhã luận. Ngài Vô Trước đã tiếp nhận học thuyết do Bồ tát Di Lặc giảng, sau đó cùng người em của mình là Thế Thân (Vasubandhu), đem năm bộ đại luận này chỉnh lý lại rồi nương theo đó mà thành lập Hữu tông.

Kinh Pháp Hoa, một trong những bộ kinh cốt yếu của Phật giáo Đại thừa, trình bày về Tri kiến Phật, xác nhận khả tính thành Phật của tất cả chúng sanh, nên được gọi là chúng vương chi kinh. Bồ tát Di Lặc xuất hiện đầu tiên trong chúng khải thỉnh. Khi thấy Đức Phật Thích Ca hiện thụy tướng, ngài liền hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ tát vì sao Đức Thế Tôn hiện điềm lành như vậy. Bồ tát Văn Thù trả lời, có lẽ Đức Phật sắp thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Quả thật, sau khi xuất định, Đức Phật đã thuyết kinh Pháp Hoa. Bởi nhân duyên này, nên theo cách phân chia Kinh Pháp Hoa của Hòa thượng Trí Quang, phần đầu gọi là Di Lặc khởi phát, phần kết thúcPhổ Hiền hạnh nguyện. Ở phẩm Tựa kinh này, chuyện kể về một kiếp xa xưa, Bồ tát Di lặc xuất hiện với tên Cầu Danh. Phương danh này có nghĩa là người vướng mắc vào danh tướng, ngã tướng. Nhờ nỗ lực tu tập hướng về Phật trí, hướng về thực tướng của vạn phápBồ tát Di Lặc được thọ ký tương lai sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc.[3] Ngoài ra, trong nghi thức thọ Tỷ kheo-Bồ tát giới, đức Di Lặc cùng với ngài Văn Thù và Phật Thích Ca là một trong Tam sư đại diện cho chư Phật, Bồ tát mười phương truyền trao giới pháp Bồ tát cho những ai muốn thọ trìthực hành Bồ tát đạo.

Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm “Di Lặc Lâu Các”, quyển 79 ghi lại rằng: Thiện Tài Đồng Tử cung kính vòng quanh bên phải đức Di Lặc Bồ tát xong, bèn thưa rằng: “Nguyện xin Đại thánh mở cửa lâu các cho đệ tử vào”! Lúc đó, Di Lặc Bồ tát không nói gì đi đến trước lâu các, gảy móng tay phát ra tiếng, cửa tức khắc được mở ra và Thiện Tài Đồng Tử vào. Lúc này cửa thành đống lại. Thiện Tài trong tâm rất hoan hỷ, nhìn thấy lâu các mênh mông như vô lượng hư không.[4]

Kinh Viên Giác, bộ kinh nói về tuệ giác tròn đầy, là pháp đại tổng trì, lưu xuất chân như, bồ đề niết bàn. Bồ tát Di Lặc vì thương tưởng chúng sinh đời sau nên đặt nghi vấn với đức Phật về việc chấm dứt căn bản sanh tử luân hồi, các cấp độ luân hồi, tu chứng viên giác, và khi thành tựu rồi thì trở lại luân hồi hóa độ chúng sanh có mấy cách. Đức Phật tuần tự trả lời các nghi vấn của Di Lặc: Chấm dứt căn bản sanh tử luân hồi là hủy diệt ái dục, siêng tu viên giác. Trong đó, luân hồi có ba đẳng cấp, đó là: Ác nghiệp địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Hai là thiện nghiệp, đó là: hai đường lành chư thiênloài người. Ba là bất động nghiệp, đó là: bốn thiền cõi sắc, và vô sắc. Trở lại luân hồi hóa độ chúng sanh bằng phương tiện đại bi, đại nguyện, hiện thân, hiện cảnh và đồng sự nhiếp.[5]

Như vậy, bàng bạc trong các kinh điển, đức Di Lặc xuất hiện với nhiều hình thái khác nhau. Sự thị hiện ấy cũng chỉ với mục đíchtrợ duyên cho Phật Thích Ca hoằng truyền và tiếp nối mạng mạch chánh pháp trên thế gian này. Đồng thời tạo cơ hội cho chúng sanh kết duyên ở hội Long Hoa.

Di Lặc-vị Phật của hạnh Hỷ xả: Trong ý nghĩa biểu tượng của hoa sen tám cánh, người ta quy ước rằng, năm cánh trên tượng trưng cho năm hạnh: Tinh tấn, hỷ xả, thanh tịnh, trí tuệtừ bi. Ba cánh dưới tượng trưng cho ngôi Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng. Tinh tấn là hạnh của Phật Thích Ca, Hỷ xả là hạnh của Phật Di Lặc, Thanh tịnh là hạnh của Phật Di Đà, Trí tuệ là hạnh của Bồ tát Văn Thù, Từ bi là hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm. Hạnh hỷ xả chính là yếu tố cơ bản giúp cho chúng ta thăng tiến trên con đường hoàn thiện nhân cách và đạo đức của mình. Hỷ xả là chất liệu quý báu để cho mọi người có thể bảo bọc thương yêu nhau, cùng hóa giải những oán kết, hận thù gây khổ đau triền miên, mang lại an lạc, hạnh phúc cho mọi người. Nếu trên con đường tu tập, chúng ta không có tâm hỷ xả thì khó tháo gỡ những vướng mắc cố chấp dẫn đến kiến thủgiới cấm thủ. Đây là trở ngại lớn nhất đối với thánh đạo giải thoát. Bản chất trong tâm thức của mọi loài chúng sanhchấp thủ. Do vậy, khổ đau là điều không tránh khỏi. Chỉ khi nào trong chúng ta luôn có sự hiện hữu của tâm hỷ xả, biết buông bỏ những cố chấp hẹp hòi, vị kỷ, xóa bớt những hận thù oan trái thì lúc ấy chúng ta mới cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc thật sự. Bằng không nếu cứ chấp chặt, thì chúng ta không bao giờ có được hạnh phúc.

Hẳn nhiên, hỷ xả ở đây không đơn thuần chỉ có một chiều. Mà hỷ xả phải đi đôi với trí tuệ “vô bất tri dĩ xả”. Nghĩa là không có cái gì mà không biết khi ấy mới xả bỏ được. Thực vậy, nếu tâm thức mù mờ, không hiểu biết một cái gì cả thì khó tu tập xả tâm. Nói xả thì xả các gì? Chúng ta phải biết đời là vô thường, là khổ, là không, cho nên chẳng có gì mà chấp chặt cái này là Tôi, là của Tôi. Khi nhận thức tường tận được như vậy, bạn mới thật sự xả bỏ mọi chuyện một cách triệt để. Cho nên, thành tựu được xả tâmthành tựu được cả Tứ vô lượng tâm, Lục ba la mật…

Có người rất khó xả, khi tiếp xúc với điều gì thì dính mắc cái đó. Vì vậy, xả bỏ cũng phải có phương pháp. Đức Phật giới thiệu cho chúng ta một phương pháp ‘cây nêm’. Muốn lấy một cây nên trong khúc gỗ ra thì phải dùng một cây nên khác đống vào. Tâm thức của chúng ta cũng vậy, muốn loại trừ một tâm lý nào thì cũng phải dùng phương pháp này. Tức là phải tiếp nhận một tâm lý tốt, thiện vào để đánh bật tâm lý xấu ác đó ra khỏi tâm thức này. Muốn xả bỏ thì phải có Chánh tri kiến, thấy rõ được các pháp là vô thường, vô ngã. Trên tinh thần, lấy từ bi xóa bỏ hận thù, lấy hỷ xả thắng xam tham, lấy trí tuệ thắng si mê, lấy buông bỏ thắng cố chấp, lấy giác ngộ giải thoát thắng khổ đau sinh tử luân hồi. Ngài Di Lặc tu tập tâm này từ vô lượng kiếp, đến nay đã thành tựu viên mãn, nên thành Phật với danh hiệu “Từ thị Di Lặc”.

Chúng ta thấy đức Di Lặc thành đạo dưới gốc cây Long Hoa, tuổi thọ đến 8 vạn 4 ngàn năm. Do tu tập hạnh hỷ xả, nên tuổi thọ được gia tăng. Về vấn đề này, trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói rằng: Sở dĩ trời đất có khả năng lâu dài, vì trời đất không sống riêng cho mình, nên mới sống lâu. “Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh cố năng trường sinh.”[6] Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy rằng: người nào sống bị ức chế, hoặc bế tắc do sân hậnphiền muộn về tâm lý thì có nguy cơ mắc chứng đột quỵ cao. Ngược lại, người nào sống mà tâm luôn an lạc, thảnh thơi, ít lo nghĩ, muộn phiền, sân hận, thì tuổi thọ càng cao. Trong cuộc sống điều này cũng dễ hiểu. Một người sống trên cuộc đời mà tâm họ luôn bao dung, độ lượng, vì thế người ấy không bao giờ bị tổn thương bởi các độc tố tham, sân, si gây nên. Họ sống lành mạnh, thuần phát, không chất chứa những uất ức trong lòng, thong dong tự tại, biết buông bỏ mọi thứ, vì vậy mà tuổi thọ dài lâu là điều tất yếu. Chúng ta thấy, một người sống hỷ xả, ai nói chuyện gì cũng để ngoài tai, bình tĩnh suy xét, rồi biết cách tiếp nhận điều nào, không tiếp nhận cái nào, vì vậy mà mọi chướng duyên không làm tổn hại đến họ được. Ngược lại một người sống không xả bỏ, nghe chuyện gì cũng chất chứa trong lòng, lâu ngày thành nội kết, bệnh hoạn. Hoặc nghe ai nói một câu có vẻ khó chịu rồi ôm lấy hận thù, một ngày, nhiều ngày có khi đến trọn đời. Như vậy, cái nào tốt hơn cái nào? Chắc chắn, người có tâm xả bỏ sống khỏe khoắn và tốt đẹp hơn người kia.

Xả tài là một trong “Thất thánh tài”, Tín, giới, tàm, quý, văn, xả, huệ tài. Đây là tài sản quý báu của người học đạo. Nếu chúng ta biết cách tiếp nhận thì sẽ làm chủ bản thân mà sống đời an vui hạnh phúc, ngay tại bây giờ, ở đây. Tài sản của người đời là vàng bạc, châu báu…người xuất gia lấy “Thất thánh tài” làm của quý. Bảy pháp tài này đem lại cho người tu tập có được sự an lạc, giải thoát. Mùa xuân về ta có đầy đủ pháp tàimùa xuân sáng dậy trong lòng, giàu có bởi thấy lại cơ ngơi xán lạn của tâm mình. Mùa xuân tràn đầy tâm hồn giải thoátmùa xuân bất diệt. Ta có an lạc, thảnh thơi, có suối nguồn xuân trào dâng thì đem dâng hiến cho đời. Do vậy, chúng ta phải lo kiến tạo mùa xuân an lạc, giải thoát trong mình. Đó là lòng thanh tịnh, không bị lạnh giá đóng khung của mọi cố chấp tù hãm nhỏ nhoi, mà phát dậy biên cương vô hạn của cỏi lòng, đó mới là đúng nghĩa mừng đón xuân Di Lặc thật sự.

Phật Di Lặc với các hình thức thờ tự: Về hình thức thờ tự, chúng ta thấy tượng của ngài mang nhiều hình thức khác nhau. Có tượng thì ngồi bụng to, miệng cười rất tươi. Có tượng thì có sáu đứa trẻ bu quanh ngài. Có tượng thì đứng, quảy túi vãi càn khôn. Vậy ý nghĩa của các hình tượng này như thế nào?

Tượng ngài ngồi bụng to, miệng cười rất tươi: Bụng to tượng trưng cho lòng trống rỗng, tâm luôn hỷ xả. Cho nên, có câu ca tụng rằng: “Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ. Lòng từ thường xả, xả những việc khó xả trong thế gian.” Đức Di Lặc có nụ cười đặc biệt, gọi là Nụ cười Di Lặc. Nụ cười đó biểu hiện từ trong tâm hoan hỷ mà ra. Cho nên, khi nhìn vào ai cũng cảm nhận được và làm cho mình hoan hỷ theo. Có nhiều nụ cười nhưng chỉ ở bên ngoài, còn trong lòng vướng bận nhiều vấn đề. Người đời thường nói: “cười ra nước mắt”, hay “người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Nụ cười như vậy là cười gắng gượng, khổ sở. Là người con Phật, chúng ta phải thực tập hoan hỷ như ngài, để luôn luôn có những nụ cười tràn đầy hỷ lạc vô biên.

Tượng Di Lặc có sáu đứa trẻ bu quanh: Sáu đứa trẻ biểu trưng cho lục tặc. Sáu thằng giặc là sáu căn: mắt, tai, mủi, lưỡi, thân và ý, đang ngày đêm quấy phá tâm thức mình. Nó bắt tâm thức rong ruổi chạy theo lục trần để rồi đánh mất bản tâm thanh tịnh vốn có. Đức Di Lặc biểu trưng cho sự tĩnh thức, luôn chánh niệm, tĩnh giác, kiểm thúc thân tâm khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Mặc dù sáu thằng giặc đang ngày đêm quấy phá, nhưng Ngài vẫn thong dong tự tại, không lay động tâm thức, luôn hoan hỷ cười tươi. Sáu căn là giặc. Nhưng khi sáu căn thanh tịnh thì từ nơi đây bản tánh hiện bày chứ không từ đâu xa hết. Với hình ảnh này cho ta thấy rằng, hành giả tu tập cần nhất đó là tĩnh giác, chánh niệm.

Tượng ngài mang túi vải càn khônliên quan đến câu chuyện ứng thân của Ngài. Tương truyền vào thời nhà Lương, Đức Di Lặc thị hiện ở chùa Nhạc Lâm, Châu Minh, huyện Phụng Hóa, Trung Quốc, với thân hình mập mạp, bụng lớn, miệng luôn nói cười khác người; nhưng không ai biết tên họ của Ngài là gì mà chỉ thấy Ngài luôn mang một túi vải trên vai. Lúc đi khất thực ăn xong còn dư bao nhiêu Ngài liền cho vào túi vải đó hết, nên người đời gọi Ngài là Bố đại hòa thượng (Vị Hòa thượng mang túi vải). Tương truyền ngày nào Ngài đi guốc thì trời nắng, mang dép thì trời mưa, diệu dụng lạ thường. Có vị cư sĩ hỏi tên họ của Ngài là gì? Ngài trả lời“Tỏ thiệt cho ngươi rõ, Ta họ Lý, sanh ngày mồng tám tháng hai. Ta chỉ có túi vải này để độ đời. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết.” Khi hỏi về pháp hiệu thì Ngài đọc kệ trả lời.

“Ta có túi vải
Rổng rang không quái ngại
Mở ra khắp mười phương
Thâu vào quán tự tại”

           Pháp hiệu ở đây chính là bản tâm thanh tịnh, thâu nhiếp càn khôn, mở ra mười phương thế giới, thị hiện muôn nơi, hóa độ chúng sanh, đắc vô sanh pháp nhẫn. Tất cả mọi diệu dụng đều nằm trong túi vải của Ngài. Một ngày nọ, trước khi thị tịch, Ngài để lại bốn câu thơ:

“Di Lặc chơn Di Lặc
Thiên bách ức hóa thân
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân thường phất thức.”

          (Di Lặc đúng là Di Lặc đây, hóa thân trăm ngàn ức, thường thường chỉ thị cho mọi người, mà mọi người không biết được.) Từ đó, người ta mới biết đó là đức Di Lặc và tạc tượng để thờ.

          Trên đây là ba hình tượng của Ngài Di Lặcchúng ta cần phải biết. Tránh nhầm lẫn tượng Thần tài. Tượng này cũng tương tợ như tượng Di Lặc vậy, nhưng khác ở chỗ hai tay nâng thỏi vàng có dòng chữ “Kim ngọc mãn đường” (Vàng ngọc đầy nhà). Người ta mua về trưng bày để cầu may cho gia đình, mua may bán đắt, đắc tài đắc lộc theo quan niệm của nhân gian.

           Là người con Phật, hiểu đúng lý nhân quả, chúng ta không nên chạy theo thị hiếu vô lối của đời thường. Mà phải thấy được giá trị miên viễn của tâm lượng rộng mở, từ bi hoan hỷ. Chính các tâm này sẽ làm thăng hoa trong đời sống cho mình và cho người. Chúng ta phải cảm nhận được giá trị về sự buông bỏ tất cả để được tất cả. Buông bỏ hận thù khổ đau để được hạnh phúc an lạc. Buông bỏ tật đố si mê sẽ đón nhận trí tuệlòng vị tha chiếu diệu. Nếu không thì dù mùa xuân về, mai đào vẫn nở, mứt bánh đủ đầy nhưng lòng ta cũng chẳng thấy có ý nghĩa gì. Do vậy, mỗi mùa xuân Di Lặc là mỗi lần gợi nhắc cho chúng ta nỗ lực thực tập hạnh hỷ xả như Ngài. Ai cũng thực tập như vậy thì thế giới này chắc chắn sẽ thanh bình, tươi đẹp. Và nhân loại sẽ không còn hận thù, khổ đau triền miên nữa. Đây là bức thông điệpmùa xuân Di Lặc mang lại. “Xuân có đến rồi đi nhưng xuân lòng bất tận. Hoa có nở rồi tàn nhưng hoa đạo vẫn thơm hương.” Đây chính là mùa xuân hoan hỷ, tâm xuân bất tận, xuân Di Lặc miên viễn giữa cõi đời.

Ghi chú:

[1] Trung A Hàm, 13, Kinh Bản thuyết.
[2] Từ điển Phật học Hán Việt, NXB. Khoa Học Xã Hội, tr. 296.

[3] Thích Chơn Thiện, Tư tưởng kinh Pháp Hoa, Nxb. Tôn giáo, 1996, tr. 32.
[4] Xem, Nụ cười Di Lặc, Hương Đạo 3, Kỷ niệm Phật thành đạo-xuân Giáp Thân, 2004, Tăng Ni sinh viên khóa II thực hiện, tr. 21
[5] HT. Trí Quang, (dịch), Kinh Viên Giác, 1994, pp. 227-229.
[6] Lão Tử Đạo đức kinh.

 

Tạp chí Văn hóa số 290-291
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22129)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15955)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18947)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17205)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18308)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17778)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17801)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17640)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17620)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16856)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16159)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18486)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15555)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16528)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16953)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16421)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17896)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15333)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16766)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21241)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29873)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22179)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 17094)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 17022)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16478)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15101)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16473)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15555)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17055)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 16066)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18302)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16190)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15298)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14474)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15472)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17886)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18034)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15345)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14876)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15549)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13539)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13378)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15671)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16879)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12081)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13535)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18135)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16420)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14385)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12876)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant