Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phương Pháp Hành Thiền Cơ Bản

01 Tháng Năm 201807:52(Xem: 8048)
Phương Pháp Hành Thiền Cơ Bản

Phương Pháp Hành Thiền Cơ Bản 

Thích Trung Định

Gương Soi Bóng


Thiền là pháp môn cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể thực hành được. Hành thiền không chỉ mang lại sự an định nội tâm, đưa đến niềm vui hỷ lạc, mà còn mang lại cho người thực hành sức khỏe lành mạnh về thể chất cũng như tinh thần. Hành giả nếu áp dụng thực hành thiền đều đặn hằng ngày thì sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống.

Để thực hành thiền đúng và có kết quả, hành giả phải thực hành theo các phương pháp cơ bản. Đầu tiên, chọn một thời gian và một nơi mà bạn sẽ không bị quấy rầy trong suốt quá trình hành thiền. Một thời gian tốt để bắt đầu thực hành ngồi thiền của bạn là vào sáng sớm, trước khi bạn bắt đầu các hoạt động trong ngày của mình, hoặc chiều tối trước khi đi ngủ. Một nơi yên tĩnh là thích hợp hơn, có thể ở trong một căn phòng mát mẻ, dưới tán cây hoặc trong rừng … Xác định ngay từ đầu bạn sẽ thiền định bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền, hãy bắt đầu khoảng 20 phút. Sau đó bạn có thể dần dần tăng thời gian ngồi thiền lên. Thời lượng khóa hành thiền phụ thuộc vào số giờ bạn có và khoảng bao lâu bạn có thể ngồi mà không bị đau tê chân[1]. Quá trình thực hành thiền sẽ tuần tự qua các bước như sau:

Điều phục thân (controlling body)

Trước hết hành giả tiến hành điều phục thân. Điều phục thân nghĩa là làm cho thân ngồi yên, ngay ngắn. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi hoa sen (fulllotus) hay kiết-già. Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên. Nếu không thể ngồi theo thế hoa sen, thì ngồi bán già (halflotus). Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gập đầu gối của chân kia. Bạn cũng có thể ngồi đặt chân này trước chân kia. Hay, ngồi trên một ghế đẩu nhỏ. Nếu tất cả đều quá khó, bạn có thể ngồi trên ghế bình thường. Tất nhiên thế ngồi kiết-già dù hơi khó, nhưng nếu thực tập được thì tư thế này sẽ giúp hành giả ngồi lâu hơn, yên ổn bất động nên dễ đi vào trạng thái định. Trong khi các thế ngồi khác tuy dễ nhưng không thể ngồi lâu, do đó tâm khó yên trong thiền định.

Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.  Hai mắt không mở to cũng không nhắm mà khép hờ. Đầu hơi nghiêng về phía trước. Chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tai đối xứng với bả vai. Miệng ngậm răng kề răng, co lưỡi lên nhẹ chạm chân nướu răng của hàm trên. Tư thế ngồi phải vững chãi, thảnh thơi, và an lạc, không trạo cử hay hôn trầm thụy miên. Ngồi như vậy dễ đi đến ‘thân tâm nhất như’

Tâm trước lúc hành thiền giống như một ly nước bùn. Nếu bạn giữ cho cái ly đứng yên, bùn sẽ lắng xuống và nước trở nên trong. Tương tự, nếu bạn có thể yên lặng, giữ thân không chuyển động và chú tâm vào đề mục thiền quán, thì tâm sẽ lắng đọng và bạn sẽ bắt đầu chứng nghiệm được niềm vui của việc hành thiền.

Điều phục tâm (controlling mind)

Sau khi hành giả điều phục thân thuần thục, chúng ta bắt đầu đi vào điều phục tâm. Tập trung sự chú ý (chú tâm) của bạn vào điểm xúc chạm của hơi thở tại vùng cửa mũi hay môi trên. Nếu cảm thấy khó chịu hay căng thẳng, có thể chuyển sự chú tâm vào vùng dưới rốn hoặc để tâm ngay trước mặt. Sự  chú tâm  trong lúc ngồi thiền phải đầy đủ ba yếu tố của chánh niệm  (mindfulness)  đó là: tỉnh thức  (awareness), chú ý (attention), và tỉnh giác (alertness).

Điều phục hơi thở (control breathing)

Để hơi thở  vô ra  tự nhiên. Tuyệt đối không can thiệp vào hơi thở, không cố làm cho hơi ngắn lại hay dài ra theo ý mình. Hãy để cho hơi thở diễn biến một cách nhịp nhàng và tự nhiên. Quan trọng là khi thở vào mình biết mình đang thở vào; thở ra mình biết là mình đang thở ra. Đây gọi là hơi thởý thức. Ghi nhớ, hơi thở là đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành thiền. Thỉnh thoảng nếu bị phóng tâm (nghĩ đến chuyện khác), bạn phải cố gắng tỉnh thức và đem tâm trở về an trú trên đối tượng thiền  bằng cách theo dõi luồng hơi thở vô ra và dán chặt tâm nơi điểm xúc chạm. Hãy hình dung rằng hơi thở vô-ra là cái cọc; niệm (sự chú tâm) là sợi dây vô hình dùng để buộc tâm vào đối tượng thiền quán, không cho nó phóng túng.

Sổ tức quán (The count breath)

Đây là  phương pháp cơ bản, dễ  thực hành.  Nó  có thể được sử dụng cho toàn bộ buổi thiền định, hoặc chỉ cho phần đầu của khóa thiền, cho đến khi tâm trí trở nên bình thản lắng dịu. Trong giai đoạn đầu tiên chúng ta sử dụng phương pháp tập trung đếm hơi thởLặng lẽ đếm từng hơi thở, bắt đầu với một và đếm đến mười.

Thở vào  đếm  một, thở ra  đếm  hai,  và  cứ thế tăng lên  đến mười.  Sau đó  trở lại  lần nữa  tại  số  một.  Một cũng có thể đếm được trong cả hít vào và thở ra, sau đó tiếp tục với hai… Khi bạn đếm đến mười, bạn bắt đầu lại  lần nữa. Cứ như thế thực hành lặp đi lặp lại nhiều vòng đếm cho đến kết thúc buổi hành thiền. Giữ cho hầu hết  sự chú ý  của bạn  vào  các cảm giác  của hơi thở. Nếu bạn bị phân tâm, bắt đầu lại một lần nữa ở ‘một’. Đôi khi sự chú ý của bạn có thể trôi đi và chúng ta có thể  không để ý  cho đến khi  đã  đếm được  hơn mười. Điều này không quan trọng, chúng ta hãy trở lại với ‘một’. Sở dĩ vì sao chúng ta đếm đến mười rồi bắt đầu lại, mà không ít hơn hay nhiều hơn mười? Tại vì nếu đếm dưới mười thời lượng ngắn nên khó chú tâm, và nếu đếm quá mười thì tâm phải chú ý đến các con số dài quá nên cũng khó đi vào định. Đếm từ một đến mười là con số chuẩn nhất, vừa phải nhất và dễ đi vào trạng thái thiền định hơn.

Sau khi  thực hành  phương pháp này  hoàn chỉnh, chúng ta có thể qua phương pháp thứ hai, tùy tức quán. Tùy tức quán (Keep track of breath) Trong giai đoạn  thứ hai bạn  không cần phương pháp đếm mà chỉ theo dõi hơi thở khi nó đi vào và đi ra. ‘Thở vào, tôi theo dõi hơi thở vào từ đầu cho tới cuối. Thở ra, tôi theo dõi hơi thở ra từ đầu cho tới cuối’ (Breathing in, I track breathe in from start to fi nish.  Breathing out, I track breathe out from the beginning to the end). Nghĩa là ta chỉ theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, ta ý thức toàn vẹn chiều dài, chiều ngắn của hơi thở vào và hơi thở ra, từ đầu cho tới cuối.

Ở đây, chúng ta chỉ cố gắng biết rõ bốn biểu hiện của hơi thở: vô/ ra; dài/ ngắn. Phải biết rõ các biểu hiện của từng hơi thở một cách cụ thể để giữ tâm tỉnh thức, không tán loạn (suy nghĩ lung tung) và đạt đến sự định tâm. Khi chú tâm vào hơi thở, bạn sẽ cảm nhận được sự bắt đầu, ở giữa và đoạn cuối của mỗi hơi thở vào và mỗi hơi thở ra. Bạn không cần phải cố gắng nhiều để nhận ra ba giai đoạn của hơi thở. Khi một hơi thở vào đã hoàn tất và trước khi thở ra, có một điểm dừng ngắn. Hãy ghi nhận nó, và ghi nhận sự bắt đầu của hơi thở ra. Khi hơi thở ra hoàn tất, cũng có một sự nghỉ ngắn trước khi hơi thở vào bắt đầu. Hãy ghi nhận điều này. Hai khoảng ngưng này xảy ra rất nhanh chóng đến nỗi có thể bạn không để ý đến chúng. Nhưng khi bạn chánh niệm, bạn sẽ nhận ra được[2]. Trong khi thực tập hơi thở càng lúc càng trở nên đều đặn, êm dịu, nhịp nhàng và tĩnh lặng, tâm ta cũng như vậy. Điều này giúp hành giả mang lại sự thư tháian lạc trong thân tâm. Khi tâm trở nên yên tịnh (không còn phóng tâm) và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, bạn có thể chuyển qua bước kế tiếp.

An tịnh thân hành, an tịnh tâm hành (Tranquillizing the body and mind)

Tiếp tục, chúng ta cố gắng duy trì chánh niệm và tỉnh giác về hơi thở một cách liên tục với  quyết tâm làm cho hơi thở, thân, và tâm trở nên an tịnh. Nếu hơi thở vẫn chưa dịu dàng, an tịnh, bạn nên thầm khởi niệm rằng “Nguyện cho hơi thở của tôi được an tịnh”. Khi phát khởi quyết tâm như thế, hơi thở sẽ dần trở nên an tịnh. Hơi thở an tịnh thì thân và tâm sẽ an tịnh. “An tịnh thân hành tôi thở vào, An tịnh thân hành tôi thở ra”.  (Calming down or tranquillizing the bodily aggregate or the activity of the breathes in and breathes out)[3]. Thực tập như vậy để ôm ấp nỗi khổ niềm đau, sự bất ancăng thẳng của thân thể ta bằng năng lượng của chánh niệm. Nhờ thực tập như vậy thân thể của ta trở nên an tịnh trở lại. Cho nên chánh niệm là sự trị liệuchuyển hóa tuyệt vời.

Như  tên gọi của nó,  phép  ‘quán niệm hơi thở’ (Mindfulness of breathing)  sử dụng  hơi thở làm  đối tượng  tập trung.  Bằng cách tập trung  vào hơi thở bạn trở nên nhận biết xu hướng tâm trí của mình một cách trọn vẹn. Kỹ thuật đơn giản, tập trung đưa chúng ta trở  về với giây phút  hiện tại và  tất cả  sự phong phú của kinh nghiệm mà nó chứa đựng. Đó là một cách để phát triển chánh niệm. Hành giả tập trung sự cảnh giác và nhận thức chúng một cách tinh tếnhạy cảm.  Và  nó  là  một  phương pháp tuyệt vời  để nuôi dưỡng các trạng thái của sự hấp thụ thiền định mãnh liệt  được gọi là  thiền.  Cũng  vậy,  chánh  niệm hơi thở là một thuốc giải độc tốt xua tan bồn chồn và lo lắng, và là một cách tốt để thư giãn: tập trung vào hơi thở có tác dụng tích cực đối với toàn bộ trạng thái thân và tâm của bạn.

Trong kinh Quán niệm Hơi thở, Đức Phật dạy: “Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến quả lớn, công đức lớn. Nhập tức xuất tức niệm, được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. Bốn niệm xứ được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho bảy giác chi được viên mãn. Bảy giác chi được tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên mãn”[4].

Sở dĩ thiền tập trung vào việc quán niệm hơi thở làm đề mục mà không chọn các đề mục khác bởi vì hơi thởvấn đề thiết yếu cho sự sống con người. Hơi thở vô cùng quan trọng đối với con người. Hơi thở là sự sống. Do đó, chú tâm theo dõi hơi thở hay đếm hơi thởchú tâm vào sự kiện quan trọng của cuộc sống. Khi nào ta cũng thở, nhưng chúng ta thường bỏ quên hơi thở. Giờ chúng ta tập trung vào quán niệm hơi thở dễ làm cho tâm an tỉnh. An trú theo hơi thở, đó là pháp thiền hiệu quả nhất trong thiền quán của Phật giáo. Sau khi hành giả thực hành thiền kết thúc, chúng ta nên tiến hành xả thiền.

Xả thiền: Xả thiền rất quan trọng, khi chuẩn bị ngồi thiền kỹ như thế nào thì xả thiền cũng như vậy. Nếu xả thiền không đúng phương pháp sẽ gây ra những hiệu ứng không tốt cho người thực hành thiền. Trước hết chúng ta tiến hành xả tâm, và nguyện hồi hướng công đức, sau đó tiến hành xả tư thế của thân. Dùng hai bàn tay xoa vào nhau khoảng 4, 5 lần. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt nhẹ xung quanh vành mắt. Sau đó, hai bàn tay xoa nhẹ lên mặt. Kế đến, xoa lại hai bàn tay, rồi thoa lên lưng (quần), lên chân để chống đau lưng và tê chân, nếu có. Sau đó từ từ tháo hai chân ra và đứng dậy kết thúc buổi thiền hành.

Tóm lại, thực tập thiền là pháp môn mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người. Thiền không mang nặng sắc màu tôn giáo, nên bất cứ ai cũng có thể thực hành. Thiền chánh niệm hơi thở còn là phương pháp trị liệu hiệu quả, giúp giảm thiểu căng thẳng, rối loạn. Pháp hành này còn đưa đến sự thiết lập cân bằng giữa thân và tâm, tạo nên sự hài hòa giữa tâm và vật, cởi mở tâm thức, lắng dịu tâm hồn, đưa đến sự an lạc, thảnh thơi trong cuộc sống.

Ghi chú: [1] Henepola Gunaratana,  Eight mindfull steps to happiness- Walking the Buddha’s path, Wisdom publications, Boston, 2001, p.19. [2]  Henepola Gunaratana,  Eight mindfull steps to happiness- Walking The Buddha’s path, Wisdom publications, Boston, 2001, p.23. [3]  Harcharn Singh Sobti,  Vipassanā, The Buddhist way, EBL, Delhi, 2003, p.68. [4] Thích Minh Châu, Trung bộ kinh, kinh Quán niệm Hơi thở

Thích Trung Định | Văn Hóa Phật Giáo 15-4-2018 |
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8774)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10310)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10820)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 11958)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8605)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9269)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 9942)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11289)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9802)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9340)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10051)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10104)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9273)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13275)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10162)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10459)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10912)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9081)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10272)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10222)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9319)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11021)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15046)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11784)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10105)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12651)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10878)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10396)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10747)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10668)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10541)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9983)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9293)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9345)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11348)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9674)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13057)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12610)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9163)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9547)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9582)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9620)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9171)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8967)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10366)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8590)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8271)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15545)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10789)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10775)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant