Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

03 Tháng Năm 201815:15(Xem: 5008)
Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Nguyên Giác

Đất nước Nhật Bản đẹp hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới, nhớ tới, hình dung tới. Đó là những gì tôi cảm nhận trong chuyến đi 10 ngày -- nơi đó được hướng dẫn đi thăm sáu ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng và bốn ngôi đền Thần đạo, hầu hết đã vào danh sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNESCO. Những kiểng chùa đẹp như cổ tích, như phim ảnh, với rất nhiều màu sắc của một mùa hoa anh đào nở. Cảnh vườn đẹp, hồ đẹp, kiểng chùa đẹp, hoa và vườn tre trồng đều rất nghệ thuật.

Ký ức của tôi về Nhật Bản thời thơ ấu tới giờ là những trang thơ Thiền, nơi đó tôi làm quen với quý ngài Dogen, Basho qua ngôn ngữ thi ca. Điểm kỳ lạ: Thiền Tông và thi  ca rất là gần nhau. Cũng như Đức Phật trong những năm đầu thuyết pháp, trong những bản kinh xưa cổ nhất, khi kinh chưa có nhóm chữ khởi đầu “Như vầy tôi nghe” của Ngài Anan, gần như hoàn toàn là thơ, như Kinh Tập, như Kinh Pháp Cú. Có vẻ như, về sau, khi phải nói dài dòng, và khi đã có Ngài Anan vào, Đức Phật mới ít dùng thi ca. Tôi không hiểu vì sao tất cả những chuyện như thế. 

Trong tâm trí tôi hình dung về một đất nước Nhật Bản là những dòng thơ Thiền rất mực thơ mộng và kiệm lời. Và nêu lên được cái nhìn về thực tướng vô thường, vô ngã.

Thí dụ, thơ của Ryokan (1758-1831):

Gió đã lặng, hoa đã rơi;

Chim hót, núi sẫm màu rồi 

Đây là sức mạnh tuyệt vời của Đạo Phật.

 

Hay thơ của Basho (1644-1694):

Không có gì trong tiếng kêu 

của ve sầu cho thấy

chúng sắp từ trần.

 

Hay thơ của Ikkyu (1394–1481):

Có một chút ngưng khoảnh khắc

Nếu trời mưa, hãy mặc trời mưa

Nếu gió thổi, hãy để gió thổi.

 

Tuy nhiên, vào chùa, muốn tới gần chánh điện là phải mua vé, và không được gặp một nhà sư Nhật Bản nào. Bởi vì, tu viện không đặt ở nơi đông du khách. Vấn đề là, đẹp thì có đẹp, nhưng cái đẹp đầy màu sắc được nhìn thấy không giống như những gì người học Phật thường nghĩ về một Phật giáo Nhật Bản, nơi có nhiều dòng Thiền nổi tiếng đã truyền sang phương Tây và Hoa Kỳ.

 

Một điểm nhận ra rằng, các ngôi chùa nổi tiếng của Nhật Bản đã trở thành những trung tâm du lịch, thu hút du khách tới đông tới chen chúc, và chung quanh chùa, những con đường ven núi đầy các hàng quán, xe cộ -- nghĩa là, một ngôi chùa như thế sẽ nuôi sống được cả một thị trấn dưới chân núi. Cái đẹp này không còn là cái đẹp trên những dòng thi ca.

Ngay cả khi tôi tới thăm Chùa Thiên Long Tự, tổ đình Lâm Tế Tông Nhật Bản, ấn tượng lưu giữ trong ký ức là một tấm bảng giải thích nơi cổng vào, một tấm tranh khổng lồ hình Ngài Bồ Đề Đạt Ma, những vườn hoa phía sau chùa, nơi ven núi và một lối đi trong rừng tre phía sau. Nơi đây, hễ vào chánh điện là phải mua vé. Không có hình ảnh một nhà sư chống gậy nhìn tuyết hay ngó trăng… như trong thơ. 

Chuyện không thơ tí nào: Rất nhiều nhà sư Nhật Bản hiện nay được phép lấy vợ, uống rượu. Tuy vẫn còn một số tu viện và các tăng ni tu theo truyền thống nghiêm ngặt, nhưng không có thống kê nào có thể dựa vào chính xác về số lượng tu sĩ truyền thống. Những gì chúng ta đọc ngày xưa, không còn chính xác về Phật giáo Nhật Bản, chỉ trừ hình ảnh các ngôi chùa đẹp y hệt cổ tích.

Một lý luận nêu ra từ các vị sư Nhật Bản sống như kiểu – không gọi được là tu sĩ, không gọi được là cư sĩ – vì đó là hạnh tu Bồ Tát.

Một bài thơ nổi tiếng của một nhà sư Nhật Bản làm khoảng năm 1980 được in lại trong hai tác phẩm:

--- “Religion in Japan: Unity and Diversity” của tác giả H. Byron Earhart, nơi trang 269, và sách

--- “Japanese Temple Buddhism: Worldliness in a Religion of Renunciation” của tác giả Stephen Grover Covell, nơi trang 62-63, trích dịch như sau:

Tôi là một tăng sĩ

Mặc pháp phục, tay trái tôi cầm xâu chuỗi, tôi đi xe đạp

Tôi đi từ từng nhà Phật tử trong khu vực và tụng kinh.

Tôi là một tăng sĩ

Tôi có một vợ, tôi có một con

Tôi uống rượu sake, tôi ăn thịt

Tôi ăn cá, tôi nói dối

Dù vậy, tôi là tăng sĩ…

… Tôi đi trên đường của Bồ tát.

Nghĩa là, hoàn toàn không giống gì với thơ Thiền ngày xưa của Nhật Bản. Không phải các sư không biết kinh điển. Nên nhớ rằng, Nhật Bản có nền văn minh kỹ thuật đã phát triển hơn Việt Nam tới một thế kỷ rưỡi. Và cái giá bây giờ là: Phật Giáo suy tàn. Hay là,  thay đổi trong một cách khó hình dung được. 

Theo báo The Guardian ngày 5 tháng 11/2015, bài viết của phóng viên Justin McCurry từ Chikuma, cho biết rằng chùa Nhật Bản đang đóng cửa hàng loạt: hơn 1/3 ngôi chùa toàn quốc sẽ đóng cửa trong 25 năm tới (cả nước Nhật đang có 77,000 ngôi chùa, 25 năm tới sẽ có 27,000 ngôi chùa đóng cửa). (1)

Cũng nên suy nghĩ rằng, như tại Nhật Bản, các đại học trong hơn 150 năm nay đã cấp cho sinh viên tốt nghiệp các văn bằng Tiến sĩ Phật họcThạc sĩ Phật học đếm không xuể, nhiều như cây rừng. Nhật Bản có khoảng 800 đại học (86 đại học quốc gia, 95 đại học công lập không ở tầm quốc gia, và 597 đại học tư thục), trong đó hơn 30 đại học là của các tông phái Phật giáo(2)

Riêng Dòng Tào Động có 3 đại học: Aichi Gakuin University ở tỉnh Aichi, Komazawa University ở Tokyo và Tohoku Fukushi University ở tỉnh Sendai. Đa số đại học Nhật thành lập từ giữa thế kỷ 19, trong lúc Việt Nam còn đang bị Pháp cai trị tàn bạo. Nghĩa là, kiến thức về Kinh Phật của trí thức Nhật Bản không ngăn nổi làn sóng đóng cửa chùa; có khi kiến thức không chuyển thành sức sống. Nói như thế, để Việt Nam mình học kinh nghiệm: phải đưa Đạo Phật vào đời, phải làm sao cho mọi người có thể sống Chánh Pháp, có thể hít thở Chánh Pháp trong mọi thời.

Nói như thế, không có nghĩa là không có bậc đạo sưNhật Bản. Bởi vì, Trần Nguyên Thắng, Giám đốc ATNT Travels & Tours, người bạn từ thời thơ ấu của tôi và cũng là người giúp tôi đi chuyến Nhật Bản để tìm hiểu về đất nước này (như bạn Thắng nói: “Mình muốn Hải đi, để xem người dân Việt Nam mình phải học một số đức tính và văn hóa nào của người Nhật, vì sao người ta văn minh tiến bộ mà mình không tiến nổi.”), kể rằng Thắng đi du học Nhật Bản từ năm 1970, quen với rất nhiều vị sư Việt Nam sang Nhật du học, trong đó có nhà sư  Trí Hiền rất mực kiên tâm tu trì, nơi một Thiền viện nghiêm khắc nổi tiếng có khi đưa ra các lệnh nghe như vô lý: Thầy Viện Trưởng (người Nhật) có lần bảo vị học tăng từ Việt Nam lấy chổi ra quét tuyết ngoài sân đang khi trời tuyết. Thực tế, làm sao quét cho hết tuyết được, khi mưa tuyết vẫn đang bay? Về sau, Thầy Trí Hiền sang Dallas (Texas), xây ngôi chùa  gần cộng đồng Việt Nam, và bây giờ đã viên tịch (chúng ta sẽ nói thêm chuyện Thầy Trí Hiền và Thiền sau, có lẽ đề tài khác).  

Nhưng, Phật giáo Nhật Bản về số lượng không hưng thịnh nổi được. Không phải vì tôn giáo khác vào lấn áp. Thực tế, Đạo Thiên Chúa chỉ khoảng từ 1% tới 2.5% dân số Nhật Bản, nghĩa là rất ít.

 

Nhiều bản thống kê về tôn giáo Nhật Bản dị biệt nhau. Hai thống kê của chính phủ Mỹ cũng chênh lệch nhau.

Theo thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2016, dân số Nhật khoảng 126.7 triệu người (ước tính vào tháng 7/2016). Sở Văn Hóa Nhật Bản ACA nói rằng số lượng thành viên trong các tôn giáo tổng cộng 190 triệu người, tính vào ngày 31/12/2014; có nghĩa là, một số người ghi danh trong nhiều tôn giáo. Thường thường, Phật tử cũng ghi danh là thành viên Thần Đạo. ACA ghi rằng, Nhật Bản có 92 triệu người theo Thần Đạo (48.5%), 87 triệu người theo Phật  Giáo (45.8%) và 1.9 triệu giáo dân Ky Tô (1%) và 8.9% (4.7%) theo các tôn giáo khác (tức là, bao gồm : Hồi Giáo, Bahai, Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo).

Theo Thống Kê của CIA Fact Book, dân số Nhật là 126,451,398 (tính vào tháng 7/2017), trong đó theo Thần Đạo 79.2%, theo Phật Giáo 66.8%, theo Thiên Chúa Giáo 1.5%, các đạo khác là 7.1%.

Có một điểm lạ là, tuy Thiên Chúa Giáo chỉ có 1% dân số Nhật, nhưng giới trẻ kết hôn lại ưa làm lễ trong nhà thờ Thiên Chúa, theo bản tin Kyodo đăng trên báo Japan Times ngày 23/6/2017. (3)

Bản tin có ghi một châm ngôn mới tại Nhật Bản: Sinh ra theo Thần Đạo, sống đời vô thần, cưới nhau theo nghi thức Thiên Chúa Giáo, và chết theo nghi thức Phật Giáo

Nói như thế, không có nghĩa là dân Nhật sống kiểu vô thần. Có thể là giới trẻ bận rộn việc học và đi làm, ít quan tâm về tôn giáo. Tuy nhiên, các ngôi chùa nổi tiếng vẫn đông Phật tử Nhật tới để cầu xin, mỗi mùa thi, hay xin duyên lành tình ái, hay xin cho có  con học giỏi thông minh, hay để xin tai qua nạn khỏi. Đó là lý do, nhang khói vẫn nghi ngút ở nhiều chùa, xin xăm vẫn thường có tại rất nhiều chùa. Nhưng người Nhật xin xăm, gặp xăm may mắn, là đem về nhà; khi gặp lá xăm xui xẻo, là buộc giấy xăm lại chùa, để xin Đức Phật và các vị Bồ Tát gánh chịu giùm các xui xẻo… Cũng lạ, nhưng tín ngưỡng Phật Giáo kết thân với Thần Đạo tại Nhật Bản rất chặt chẽ. Đây là một điểm nên nghiên cứu, và có thể sẽ là đề tài bài sau.

Nơi đây, xin ghi lời cảm ơn bạn Trần Nguyên Thắng (https://www.atnttour.com) đã giúp người viết có một chuyến đi tìm hiểu Nhật Bản tuyệt vời, cho kinh nghiệm sâu sắc và rất nhiều suy nghĩ về những đối chiếu văn hóa giữa hai nước.

Một trong những ngôi chùa người viết quan tâm là các tổ đình Tào ĐộngLâm Tế. Không biết tại sao, nhưng mơ hồ cứ nghĩ là cần tới thăm. Trong tâm còn nghĩ rằng thế nào cũng sẽ có vài bài thơ trấn môn nơi cổng các chùa này, và mình sẽ nhờ anh bạn từng đi d học kia dịch ra tiếng việt để hiểu. Không thuần túy vì mê thơ, nhưng mơ hồ là thế.

Chỉ có cơ duyên tới tổ đình Lâm Tế, ngôi chùa có tên là Tenryū-ji, dịch ra tiếng  Việt là Thiên Long Tự, là ngôi chùa chính yếu của dòng Thiên Long thuộc Lâm Tế Nhật Bản, nằm ở Kyoto. Chùa này do sư Ashikaga Takauji thành lập năm 1339, xây hoàn tất năm 1345. Ngôi chùa này thuộc nhóm Ngũ Đại Danh Sơn của Kyoto. Năm 1994, chùa này được phong là Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNESCO.

Một ngôi chùa nổi tiếng khác cũng tại Kyoto là Kinkaku-ji (Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng), khởi lập năm 1397, thuộc Lâm Tế, nhưng phái Shōkoku-ji.

Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho vị Shogun có tên Ashikaga Yoshimitsu. Chữ Shogun có nghĩa là một vị Tướng chỉ huy nhiều sứ quân, nắm quyền quân sự thực sự. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.

Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi. Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá, ánh lên rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng. Cảnh trí gác, ao, vườn và lối đi có tiếng là hài hòa mỹ thuật. 

Nhưng khi tới Kim Các Tự, chỉ được đứng nhìn qua ao. Bởi vì nhiều năm nay, du khách đông quá, chính quyền để bảo tồn đã không cho ai vào ngôi chùa dát vàng này. Bạn Thắng nói rằng, bốn thập niên trước, khi bạn là du học sinh đã được vào đây vì lúc đó du khách được cho vào xem trong chùa.

GHI CHÚ:

(1) The Guardian: https://www.theguardian.com/world/2015/nov/06/zen-no-more-japan-shuns-its-buddhist-traditions-as-temples-close

(2) Danh sách Đại học Phật Giáo Nhật Bản: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Buddhist_universities_and_colleges

chưa kể Soka University, có chi nhánh ở Quận Cam.

(3) Japan Times: https://www.japantimes.co.jp/news/2017/06/23/national/christian-style-weddings-grow-popular-japan-allure-optics-religion/#.Wul1UojwY2w

 

PHOTO:

 1 xe keo_toi thien Long Tu

H1: Xe kéo cho các du khách đi dọc Độ Giang Kiều tới Thiên Long Tự ở vùng núi Arashiyama, Kyoto.

2 Thien Long TuH2: Nơi vào cổng Thiên Long Tự, bản doanh Lâm Tế Tông.
3 Thien Long Tu

H3: Nhìn vào Thiên Long Tự là tấm tranh Bồ Đề Đạt Ma khổng lồ, muốn vào xem phải mua vé.
4 Kim Cac Tu

H4: Kim Các Tự ở Kyoto.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9837)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9816)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9842)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9646)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8022)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11306)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8454)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8280)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8476)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9427)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8790)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9152)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9148)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8302)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8335)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10855)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8912)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27732)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9129)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8912)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11427)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10139)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11760)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8958)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8901)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9711)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9361)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17439)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27538)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15661)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9088)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8892)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10807)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8592)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9527)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8473)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7972)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9294)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8957)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8460)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8445)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9333)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9118)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9177)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9100)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10791)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14693)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10206)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8974)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9042)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant