Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

03 Tháng Năm 201815:15(Xem: 5027)
Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích

Nguyên Giác

Đất nước Nhật Bản đẹp hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới, nhớ tới, hình dung tới. Đó là những gì tôi cảm nhận trong chuyến đi 10 ngày -- nơi đó được hướng dẫn đi thăm sáu ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng và bốn ngôi đền Thần đạo, hầu hết đã vào danh sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNESCO. Những kiểng chùa đẹp như cổ tích, như phim ảnh, với rất nhiều màu sắc của một mùa hoa anh đào nở. Cảnh vườn đẹp, hồ đẹp, kiểng chùa đẹp, hoa và vườn tre trồng đều rất nghệ thuật.

Ký ức của tôi về Nhật Bản thời thơ ấu tới giờ là những trang thơ Thiền, nơi đó tôi làm quen với quý ngài Dogen, Basho qua ngôn ngữ thi ca. Điểm kỳ lạ: Thiền Tông và thi  ca rất là gần nhau. Cũng như Đức Phật trong những năm đầu thuyết pháp, trong những bản kinh xưa cổ nhất, khi kinh chưa có nhóm chữ khởi đầu “Như vầy tôi nghe” của Ngài Anan, gần như hoàn toàn là thơ, như Kinh Tập, như Kinh Pháp Cú. Có vẻ như, về sau, khi phải nói dài dòng, và khi đã có Ngài Anan vào, Đức Phật mới ít dùng thi ca. Tôi không hiểu vì sao tất cả những chuyện như thế. 

Trong tâm trí tôi hình dung về một đất nước Nhật Bản là những dòng thơ Thiền rất mực thơ mộng và kiệm lời. Và nêu lên được cái nhìn về thực tướng vô thường, vô ngã.

Thí dụ, thơ của Ryokan (1758-1831):

Gió đã lặng, hoa đã rơi;

Chim hót, núi sẫm màu rồi 

Đây là sức mạnh tuyệt vời của Đạo Phật.

 

Hay thơ của Basho (1644-1694):

Không có gì trong tiếng kêu 

của ve sầu cho thấy

chúng sắp từ trần.

 

Hay thơ của Ikkyu (1394–1481):

Có một chút ngưng khoảnh khắc

Nếu trời mưa, hãy mặc trời mưa

Nếu gió thổi, hãy để gió thổi.

 

Tuy nhiên, vào chùa, muốn tới gần chánh điện là phải mua vé, và không được gặp một nhà sư Nhật Bản nào. Bởi vì, tu viện không đặt ở nơi đông du khách. Vấn đề là, đẹp thì có đẹp, nhưng cái đẹp đầy màu sắc được nhìn thấy không giống như những gì người học Phật thường nghĩ về một Phật giáo Nhật Bản, nơi có nhiều dòng Thiền nổi tiếng đã truyền sang phương Tây và Hoa Kỳ.

 

Một điểm nhận ra rằng, các ngôi chùa nổi tiếng của Nhật Bản đã trở thành những trung tâm du lịch, thu hút du khách tới đông tới chen chúc, và chung quanh chùa, những con đường ven núi đầy các hàng quán, xe cộ -- nghĩa là, một ngôi chùa như thế sẽ nuôi sống được cả một thị trấn dưới chân núi. Cái đẹp này không còn là cái đẹp trên những dòng thi ca.

Ngay cả khi tôi tới thăm Chùa Thiên Long Tự, tổ đình Lâm Tế Tông Nhật Bản, ấn tượng lưu giữ trong ký ức là một tấm bảng giải thích nơi cổng vào, một tấm tranh khổng lồ hình Ngài Bồ Đề Đạt Ma, những vườn hoa phía sau chùa, nơi ven núi và một lối đi trong rừng tre phía sau. Nơi đây, hễ vào chánh điện là phải mua vé. Không có hình ảnh một nhà sư chống gậy nhìn tuyết hay ngó trăng… như trong thơ. 

Chuyện không thơ tí nào: Rất nhiều nhà sư Nhật Bản hiện nay được phép lấy vợ, uống rượu. Tuy vẫn còn một số tu viện và các tăng ni tu theo truyền thống nghiêm ngặt, nhưng không có thống kê nào có thể dựa vào chính xác về số lượng tu sĩ truyền thống. Những gì chúng ta đọc ngày xưa, không còn chính xác về Phật giáo Nhật Bản, chỉ trừ hình ảnh các ngôi chùa đẹp y hệt cổ tích.

Một lý luận nêu ra từ các vị sư Nhật Bản sống như kiểu – không gọi được là tu sĩ, không gọi được là cư sĩ – vì đó là hạnh tu Bồ Tát.

Một bài thơ nổi tiếng của một nhà sư Nhật Bản làm khoảng năm 1980 được in lại trong hai tác phẩm:

--- “Religion in Japan: Unity and Diversity” của tác giả H. Byron Earhart, nơi trang 269, và sách

--- “Japanese Temple Buddhism: Worldliness in a Religion of Renunciation” của tác giả Stephen Grover Covell, nơi trang 62-63, trích dịch như sau:

Tôi là một tăng sĩ

Mặc pháp phục, tay trái tôi cầm xâu chuỗi, tôi đi xe đạp

Tôi đi từ từng nhà Phật tử trong khu vực và tụng kinh.

Tôi là một tăng sĩ

Tôi có một vợ, tôi có một con

Tôi uống rượu sake, tôi ăn thịt

Tôi ăn cá, tôi nói dối

Dù vậy, tôi là tăng sĩ…

… Tôi đi trên đường của Bồ tát.

Nghĩa là, hoàn toàn không giống gì với thơ Thiền ngày xưa của Nhật Bản. Không phải các sư không biết kinh điển. Nên nhớ rằng, Nhật Bản có nền văn minh kỹ thuật đã phát triển hơn Việt Nam tới một thế kỷ rưỡi. Và cái giá bây giờ là: Phật Giáo suy tàn. Hay là,  thay đổi trong một cách khó hình dung được. 

Theo báo The Guardian ngày 5 tháng 11/2015, bài viết của phóng viên Justin McCurry từ Chikuma, cho biết rằng chùa Nhật Bản đang đóng cửa hàng loạt: hơn 1/3 ngôi chùa toàn quốc sẽ đóng cửa trong 25 năm tới (cả nước Nhật đang có 77,000 ngôi chùa, 25 năm tới sẽ có 27,000 ngôi chùa đóng cửa). (1)

Cũng nên suy nghĩ rằng, như tại Nhật Bản, các đại học trong hơn 150 năm nay đã cấp cho sinh viên tốt nghiệp các văn bằng Tiến sĩ Phật họcThạc sĩ Phật học đếm không xuể, nhiều như cây rừng. Nhật Bản có khoảng 800 đại học (86 đại học quốc gia, 95 đại học công lập không ở tầm quốc gia, và 597 đại học tư thục), trong đó hơn 30 đại học là của các tông phái Phật giáo(2)

Riêng Dòng Tào Động có 3 đại học: Aichi Gakuin University ở tỉnh Aichi, Komazawa University ở Tokyo và Tohoku Fukushi University ở tỉnh Sendai. Đa số đại học Nhật thành lập từ giữa thế kỷ 19, trong lúc Việt Nam còn đang bị Pháp cai trị tàn bạo. Nghĩa là, kiến thức về Kinh Phật của trí thức Nhật Bản không ngăn nổi làn sóng đóng cửa chùa; có khi kiến thức không chuyển thành sức sống. Nói như thế, để Việt Nam mình học kinh nghiệm: phải đưa Đạo Phật vào đời, phải làm sao cho mọi người có thể sống Chánh Pháp, có thể hít thở Chánh Pháp trong mọi thời.

Nói như thế, không có nghĩa là không có bậc đạo sưNhật Bản. Bởi vì, Trần Nguyên Thắng, Giám đốc ATNT Travels & Tours, người bạn từ thời thơ ấu của tôi và cũng là người giúp tôi đi chuyến Nhật Bản để tìm hiểu về đất nước này (như bạn Thắng nói: “Mình muốn Hải đi, để xem người dân Việt Nam mình phải học một số đức tính và văn hóa nào của người Nhật, vì sao người ta văn minh tiến bộ mà mình không tiến nổi.”), kể rằng Thắng đi du học Nhật Bản từ năm 1970, quen với rất nhiều vị sư Việt Nam sang Nhật du học, trong đó có nhà sư  Trí Hiền rất mực kiên tâm tu trì, nơi một Thiền viện nghiêm khắc nổi tiếng có khi đưa ra các lệnh nghe như vô lý: Thầy Viện Trưởng (người Nhật) có lần bảo vị học tăng từ Việt Nam lấy chổi ra quét tuyết ngoài sân đang khi trời tuyết. Thực tế, làm sao quét cho hết tuyết được, khi mưa tuyết vẫn đang bay? Về sau, Thầy Trí Hiền sang Dallas (Texas), xây ngôi chùa  gần cộng đồng Việt Nam, và bây giờ đã viên tịch (chúng ta sẽ nói thêm chuyện Thầy Trí Hiền và Thiền sau, có lẽ đề tài khác).  

Nhưng, Phật giáo Nhật Bản về số lượng không hưng thịnh nổi được. Không phải vì tôn giáo khác vào lấn áp. Thực tế, Đạo Thiên Chúa chỉ khoảng từ 1% tới 2.5% dân số Nhật Bản, nghĩa là rất ít.

 

Nhiều bản thống kê về tôn giáo Nhật Bản dị biệt nhau. Hai thống kê của chính phủ Mỹ cũng chênh lệch nhau.

Theo thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2016, dân số Nhật khoảng 126.7 triệu người (ước tính vào tháng 7/2016). Sở Văn Hóa Nhật Bản ACA nói rằng số lượng thành viên trong các tôn giáo tổng cộng 190 triệu người, tính vào ngày 31/12/2014; có nghĩa là, một số người ghi danh trong nhiều tôn giáo. Thường thường, Phật tử cũng ghi danh là thành viên Thần Đạo. ACA ghi rằng, Nhật Bản có 92 triệu người theo Thần Đạo (48.5%), 87 triệu người theo Phật  Giáo (45.8%) và 1.9 triệu giáo dân Ky Tô (1%) và 8.9% (4.7%) theo các tôn giáo khác (tức là, bao gồm : Hồi Giáo, Bahai, Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo).

Theo Thống Kê của CIA Fact Book, dân số Nhật là 126,451,398 (tính vào tháng 7/2017), trong đó theo Thần Đạo 79.2%, theo Phật Giáo 66.8%, theo Thiên Chúa Giáo 1.5%, các đạo khác là 7.1%.

Có một điểm lạ là, tuy Thiên Chúa Giáo chỉ có 1% dân số Nhật, nhưng giới trẻ kết hôn lại ưa làm lễ trong nhà thờ Thiên Chúa, theo bản tin Kyodo đăng trên báo Japan Times ngày 23/6/2017. (3)

Bản tin có ghi một châm ngôn mới tại Nhật Bản: Sinh ra theo Thần Đạo, sống đời vô thần, cưới nhau theo nghi thức Thiên Chúa Giáo, và chết theo nghi thức Phật Giáo

Nói như thế, không có nghĩa là dân Nhật sống kiểu vô thần. Có thể là giới trẻ bận rộn việc học và đi làm, ít quan tâm về tôn giáo. Tuy nhiên, các ngôi chùa nổi tiếng vẫn đông Phật tử Nhật tới để cầu xin, mỗi mùa thi, hay xin duyên lành tình ái, hay xin cho có  con học giỏi thông minh, hay để xin tai qua nạn khỏi. Đó là lý do, nhang khói vẫn nghi ngút ở nhiều chùa, xin xăm vẫn thường có tại rất nhiều chùa. Nhưng người Nhật xin xăm, gặp xăm may mắn, là đem về nhà; khi gặp lá xăm xui xẻo, là buộc giấy xăm lại chùa, để xin Đức Phật và các vị Bồ Tát gánh chịu giùm các xui xẻo… Cũng lạ, nhưng tín ngưỡng Phật Giáo kết thân với Thần Đạo tại Nhật Bản rất chặt chẽ. Đây là một điểm nên nghiên cứu, và có thể sẽ là đề tài bài sau.

Nơi đây, xin ghi lời cảm ơn bạn Trần Nguyên Thắng (https://www.atnttour.com) đã giúp người viết có một chuyến đi tìm hiểu Nhật Bản tuyệt vời, cho kinh nghiệm sâu sắc và rất nhiều suy nghĩ về những đối chiếu văn hóa giữa hai nước.

Một trong những ngôi chùa người viết quan tâm là các tổ đình Tào ĐộngLâm Tế. Không biết tại sao, nhưng mơ hồ cứ nghĩ là cần tới thăm. Trong tâm còn nghĩ rằng thế nào cũng sẽ có vài bài thơ trấn môn nơi cổng các chùa này, và mình sẽ nhờ anh bạn từng đi d học kia dịch ra tiếng việt để hiểu. Không thuần túy vì mê thơ, nhưng mơ hồ là thế.

Chỉ có cơ duyên tới tổ đình Lâm Tế, ngôi chùa có tên là Tenryū-ji, dịch ra tiếng  Việt là Thiên Long Tự, là ngôi chùa chính yếu của dòng Thiên Long thuộc Lâm Tế Nhật Bản, nằm ở Kyoto. Chùa này do sư Ashikaga Takauji thành lập năm 1339, xây hoàn tất năm 1345. Ngôi chùa này thuộc nhóm Ngũ Đại Danh Sơn của Kyoto. Năm 1994, chùa này được phong là Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNESCO.

Một ngôi chùa nổi tiếng khác cũng tại Kyoto là Kinkaku-ji (Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng), khởi lập năm 1397, thuộc Lâm Tế, nhưng phái Shōkoku-ji.

Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho vị Shogun có tên Ashikaga Yoshimitsu. Chữ Shogun có nghĩa là một vị Tướng chỉ huy nhiều sứ quân, nắm quyền quân sự thực sự. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin (1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.

Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi. Vách gác hai tầng trên đều dát vàng lá, ánh lên rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng. Cảnh trí gác, ao, vườn và lối đi có tiếng là hài hòa mỹ thuật. 

Nhưng khi tới Kim Các Tự, chỉ được đứng nhìn qua ao. Bởi vì nhiều năm nay, du khách đông quá, chính quyền để bảo tồn đã không cho ai vào ngôi chùa dát vàng này. Bạn Thắng nói rằng, bốn thập niên trước, khi bạn là du học sinh đã được vào đây vì lúc đó du khách được cho vào xem trong chùa.

GHI CHÚ:

(1) The Guardian: https://www.theguardian.com/world/2015/nov/06/zen-no-more-japan-shuns-its-buddhist-traditions-as-temples-close

(2) Danh sách Đại học Phật Giáo Nhật Bản: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Buddhist_universities_and_colleges

chưa kể Soka University, có chi nhánh ở Quận Cam.

(3) Japan Times: https://www.japantimes.co.jp/news/2017/06/23/national/christian-style-weddings-grow-popular-japan-allure-optics-religion/#.Wul1UojwY2w

 

PHOTO:

 1 xe keo_toi thien Long Tu

H1: Xe kéo cho các du khách đi dọc Độ Giang Kiều tới Thiên Long Tự ở vùng núi Arashiyama, Kyoto.

2 Thien Long TuH2: Nơi vào cổng Thiên Long Tự, bản doanh Lâm Tế Tông.
3 Thien Long Tu

H3: Nhìn vào Thiên Long Tự là tấm tranh Bồ Đề Đạt Ma khổng lồ, muốn vào xem phải mua vé.
4 Kim Cac Tu

H4: Kim Các Tự ở Kyoto.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9581)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11481)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11124)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12731)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13983)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11904)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15625)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11637)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13521)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7867)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12687)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12811)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14657)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15521)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12168)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13849)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 14041)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11595)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15385)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 13009)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11688)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16918)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20123)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 16018)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13238)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13171)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13199)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15661)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12389)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13218)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15806)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13901)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15144)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13837)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13904)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13085)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13775)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13652)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15343)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14757)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13917)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14205)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13451)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13414)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14662)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13894)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 15059)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17760)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14519)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16913)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant