Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh – Bậc Lương Đống Trong Hàng Ni Giới Tại Hoa Kỳ

12 Tháng Bảy 201805:58(Xem: 6833)
Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh – Bậc Lương Đống Trong Hàng Ni Giới Tại Hoa Kỳ

SƯ BÀ THÍCH NỮ NGUYÊN THANH

BẬC LƯƠNG ĐỐNG TRONG HÀNG NI GIỚI TẠI HOA KỲ


(Thích Nữ Giới Hương)

 
su ba


-         Cựu Thủ Quỹ Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất

-         Phó Ngoại Vụ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất - United Buddhist Church of Vietnam

-         Cố Vấn Ni Bộ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Tăng Đoàn

-         Trụ Trì Chùa An Lạc, San Jose, California

 

Sư Bà Nguyên Thanh năm 2017

 

  1. THÂN THẾ & THIẾU THỜI

Sư bà Nguyên Thanh thế danh Lê Thị Quan, sanh năm 1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.

  1. XUẤT GIA

Sư bà xuất gia năm 1957 (15 tuổi) với Hòa thượng Ni Tâm Hoa, Chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn.

Sư Phụ Tâm HoaSư Bà Nguyên Thanh tại Chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn.

 

Thọ Sadini tại chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn, năm 1962.

Thọ Thức Xoa Ma Na tại chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn, năm 1963.

Thọ Tỳ Kheo Ni tại chùa Từ Nghiêm, Sài Gòn, năm 1965

 

Sadini Nguyên Thanh và Sadini Hạnh Bình

 

3.CÔNG HẠNH

Tham dự các khóa Phật Học ở Trường Bồ Đề, Quy Nhơn và làm giáo thọ dạy Ni trong chùa và địa phương.

Ngôi Tam Bảo: Năm 1968, Sư Bà lập Chùa Lộc Uyển (Sài gòn, Việt Nam) và giao đệ tử xuất gia là TKN Minh Hạnh trông coi và làm trụ trì.

Năm 1984, Sư bà định cư tại Hoa Kỳ. Sư bà đến ở Chùa Đức Viên với Sư Bà Đàm Lựu hai năm (1984-1986). Năm 1986 lập Chùa Ưu Đàm tại Montary, thành phố Marina, Cali.

Năm 1988, mua căn nhà bốn phòng tại San Jose thành lập thành Tịnh Thất An Lạc. Từ tinh thất nhỏ này chư tôn đức tăng ni trong Giáo hội PGVNTN tại Hoa Kỳ hội hợp và phát triển đến ngày nay, có những đại hội đông đảo quần chúng Phật tử đến 2800 phần ăn và tịnh thất An lạc cùng tứ chúng địa phương đã hết lòng lo chu toàn. Uy tínđức hạnh của Sư bà ngày càng vang xa, Phật tử đến càng ngày càng đông, tịnh thất bốn phòng không đủ chỗ để sinh hoạt, hàng xóm than phiền về chỗ đậu xe và tiếng ồn, nên năm 1993, sư bà mua một nhà thờ và chuyển thành Chùa An Lạc hiện nay để độ chúng và nuôi ni.

 

GHPGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại Hòa Kỳ ngày 10/11/2009

 

GHPGVNTN (UBCV) mỗi năm hợp một lần và tổ chức Đại hội mỗi 3 năm. Năm 2018 này vào ngày 7-9 tháng 6 là Đại hội 3 ngày tại Chùa An Lạc, sau đó là ngày 10/6/2018 là Giáo hội tổ chức Lễ Phật đản cho Cộng đồng tại Yerba Buena High School, San Jose với hàng ngàn người tham dự. Với lòng yêu đạo vô bờ, Sư Bà nỗ lực vượt gian khó để gầy dựng ủng hộ Giáo Hội, ngôi Tam Bảo và nuôi chúng độ ni.

Đệ tử xuất gia của sư bà: SC Minh Hải, SC Minh Hoa, SC Minh Nguyện, SC Minh Định và đệ tử y chỉ SC Minh Chiếu

Chúng Ni Chùa An Lạc: Sư cô Minh Chiếu, Sư cô Minh Năng, Sư cô Minh Hải, Sư cô Minh Hoa và Sư cô Minh Định.

 

Sư bà Nguyên Thanh về thăm Đệ Tứ Tăng Thống Hòa Thượng Huyền Quang

tại Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, ngày 3/10/2007

 

3.1. SINH HOẠT CHÙA AN LẠC

Mỗi ngày bốn thời: Công phu khuya (5:30g sáng), cúng ngọ (11:30g trưa), công phu chiều (4g chiều), tịnh độ (6:30g tối: A Di Đà, Pháp Hoa, Lương Hoàng Sámngồi thiền 15 phút).

Mỗi thứ hai (10g sáng-12g trưa) có tụng kinh Dược Sư (Chúng Phật tử Liên Hoa).

Mỗi Thứ Tư (2g chiều -5g chiều) tụng kinh Địa Tạng.

Mỗi thứ bảy (7:30g sáng-4g chiều) có kinh hành, niệm Phậttụng kinh (Chúng Phật tử Liên Trì) cũng như từ thiện, y tế khám bịnh, chữa bịnh...

Chủ Nhật (7:30g sáng-10g sáng) tụng kinh A-di-đà, Cầu an và Cầu siêu, cúng vong và thuyết pháp.

Mỗi thứ bảy đầu tháng âm lịch (9g sáng-5g chiều): thọ Bát Quan Trai

Chùa An Lạc có lớp Việt Ngữ An Lạc dành cho thiếu nhi từ 5-16 tuổi, khóa tu gieo duyên hàng năm cho Phật tử, khóa an cư trong mỗi mùa hạ, thăm, an ủi và tặng quà cho người vô gia cư và người già ở Viện Dưỡng lão tại hai trung tâm ở San Jose, cho thỉnh tượng Phật A-di-đà bằng đồng được khắc tên họ của quý thí chủ trên tôn tượng và được thờ hai bên chánh điện.

Mỗi năm có khóa tu gieo duyên ba ngày.

Chùa An Lạc cũng thường tổ chức lễ Quy Y, Giới Đàn Thập Thiện, Bồ tát Giới tại gia cho Phật tử và vào năm 2009 tổ chức Giới Đàn Sadini, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo Ni cho chúng xuất gia. Là một vi ni trưởnguy tín tại Hoa Kỳ, nên sư bà thường được mời làm Hòa Thượng Ni cho các Giới Đàn ở nhiều chùa tại Hoa Kỳ, Pháp Quốc, vv…

Hòa Thượng T Tịnh Từ, HT Thiện Trì và HT Giác Lượng hàng trên.

Sư bà Nguyên Thanh hàng dưới đứng thứ hai từ phải

tại Chùa Ưu Đàm, Marina, Monterey, năm 1986

 

3.2. TỪ THIỆN:

Chùa An Lạc thường bảo trợ các Tăng Ni Sinh 4 năm tại Trường Sơ Cấp thuộc Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, và thăm viếng tặng quà cho các bịnh nhân, cô nhi, trại cùi, người nghèo, xây nhà tình thương ở Nha Trang, Di Linh, Cần thơ...

 

Sư bà Nguyên Thanh thăm bịnh viện Ung bứu, Sài Gòn

 

Thăm người vô gia cư và tặng quà thực phẩm, quần áo, thăm Viện Dưỡng lão tại hai trung tâm ở San Jose.

Từ thiện bắt mạch, chỉnh hình cho bịnh nhân tại Chùa An Lạc mỗi cuối tuần.

Sư bà mong muốn làm từ thiện để giúp đời bớt khổ, bớt đói, bớt nghèo, nên thùng phước xương Quan Âm lộ thiên ngoài sân  của Chùa An Lạc được ghi chú là để dành cho từ thiện. Ngoài ra, chùa còn trích ¼ thùng phước xương trong chánh điện để thêm vào mục đích từ thiện cao quý này nữa.

 

3.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NGHĨA TRANG

 

Với chí nguyện “Phật tử sống nương tựa cửa chùa. Phật tử chết nương tựa cửa Phật”, sư bà là một vị Ni trưởng cũng nổi bật trong công hạnh tiên phong thành lập Nghĩa Trang Phật Giáo tại Hoa Kỳ.

Lúc đầu, nghĩ rằng Phật tử Việt Nam đông, nhu cầu cần có bịnh viện (hospital) hay nhà dưỡng lão (nursing home) cho tăng niPhật tử khi già bịnh có thể về đó dưỡng và trong đó cũng thiết kế giảng đường nhỏ để cầu nguyện phục vụ nhu cầu tâm linh này. Sư bà trình ý với vài chư tôn đức, nhưng cuối cùng chưa đủ duyên thực hiện được, lý do: ai cũng đa đoan nhiều Phật sự, xây dựng chùa tại địa phương, thiếu nhiều nhân sự và tịnh tài. Sau đó, sư bà đổi sang hướng muốn dựng một di tích Thích Ca Phật Đài (như ở Vũng Tàu), định mua 40 mẫu (ares) đất trên núi, giá khoảng 600 ngàn Mỹ kim, sẽ mướn người (security) 24/24 giờ để trông chừng Phật đài. Ý định làm một di tích bên ngoài trời (outside) này cuối cùng được cụ thể hóa bằng việc đặt tượng Địa Tạng Vương bằng đá cẩm thạch tại Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home), San Jose. Chương trình dựng tôn tượng ngài Địa Tạng cực kỳ thử thách và khó khăn, nhưng nhờ thần lực gia hộ của ngài, nên buổi lễ dựng tượng được thực hiện theo đúng thời gian ấn định vào Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2005. Từ đó, Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home), San Jose, thoáng mát yên tĩnh với sự hiện diện của Đức Địa Tạng khiến cho những người yên nghỉ tại đây thêm ấm cúngthanh thoát.

Lễ Dựng Tượng Địa Tạng

tại Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home) vào ngày 10/12/2005

 

KINH NGHIỆM XÂY CHÙA

Năm 1993, Sư bà mua một nhà thờ và tu sửa gần như 90% để chuyển từ một nhà thờ thành Chùa An Lạc. Nước ngập chảy vô tầng dưới (basement) phải sửa từ năm 1993 đến 1997 (4 năm) mới xong. Giai đoạn xin phép và làm chùa thật vô cùng khó khăn thử thách về cả tài lựcnhân lực và nhất là khâu giấy phép, nhưng nhờ Phật lực gia hộ, nên cuối cùng thành tựu cho đến ngày hôm nay.

Lễ Khánh Thành Chùa An Lạc, năm 2013

 

thân thể già yếu bịnh tật, nhưng tinh thần sư bà vẫn  mạnh mẽ kiên nhẫn chịu đựng vượt qua muôn vàn điều khó để lập chùa Ưu Đàm, chùa An Lạc, xây Đài Địa Tạng tại Nghĩa trang Phật Giáo, rồi độ chúng ni thế phát và lập đạo tràng huân tu hàng ngày cho chúng Phật tử… Thử tưởng tượng biết bao tâm huyết và năng lực sư bà đã đặt vào đó. Từ việc lớn xây dựng cơ sở trang nghiêm, tham gia thành lập giáo hội và độ chúng đến việc nhỏ, chấp tác, trồng cây, lau chùi, nấu nướng, chùi nhà vệ sinh… Sư bà đều dấn thân làm để làm gương cho tứ chúng và kiệm phước từng chút một. Đây là môt việc làm rất đáng nễ phục kính ngưỡng.

 

4. NHỮNG KHOẢNG KHẮC ĐÁNG NHỚ

a)     Năm 1986 mới lập Chùa Ưu Đàm, Sư Bà đã làm bài thơ như sau:

Hoa ưu đàm vừa mới nở

Thơm tỏa ngát muôn nơi

Nụ cười hiền muôn thửo

Xin trao gởi đến người.

 

b)    Qua Châu Âu năm 1991 dự lễ khánh thành Chùa Viên Giác, rồi mới qua Pháp Quốc hai ngày để thăm Sư ông Nhất Hạnh, nhưng không biết đường đi. Nếu không đi thì không có cơ hội, suy nghĩ, trăn trở, Sư bà đã làm bài thơ này:

Ngủ thức dậy mà không dậy

Nằm suy nghĩ quá lan man

Đến đi hai ngã ngỡ ngàng

Đi thì không biết, đường về cũng không

Cầu Phật tổ gia tâm cho con tiến

Đường con đi đã ước nguyện rồi

Giờ Phật tổ quá oai linh

Cho con một giấc mộng vàng

Đến đâu cũng có Phật đà giúp con.

Sư Ông Nhất Hạnh và Sư Bà Nguyên Thanh tại Làng Hồng, Pháp Quốc, 1991.

 

c)     Đại Hội Ni Bộ 3 ngày do Sư Bà Nguyên Thanh làm chủ tòa tại Chùa Diệu Quang, Sacramento năm 1992, có khoảng 100 vị ni đến tham dự. Sư bà Diệu Từ lúc đó là Vụ trưởng Ni Bộ Bắc TôngNi sư Liên Chi là vị đại diện cho Ni giới Khất Sĩ. Sư Bà nguyên Thanh lúc đang không khỏe, nhưng khi ni giới gặp nhau thì sư lên phát biểu huyên thuyên như người khỏe, khiến ni chúng như thêm sinh khí.

Đại Hội Ni Bộ tại Chùa Diệu Quang, Sacramento, năm 1992

 

d)    Thăm Tu viện Nguyên Thiều năm 2016, Sư bà Nguyên Thanh đã làm bài kệ:

Hôm nay ta về đây với niềm thân yêu

Thầy cô đang tu họcNguyên Thiều

Mai sau giúp ích cho nhiều chúng sanh

Đó là báo ân cha mẹ thầy tổ tối cao.

 

e)     Là một trong những bậc Ni Trưởng, lương đống gương mẫu của hàng ni giới ở Hoa Kỳ, nên Sư Bà thường được các chùa tại Hoa Kỳ mời ban đạo từ trước đại tăng trong các buổi đại lễ Vía, Phật Đản, Vu Lan và mời làm Hòa Thượng Ni truyền giới.

Sư bà làm Hòa Thượng Ni đàn đầu cho Giới đàn Sadini

và truyền Bồ Tát Giới cho Phật tử tại Chùa Hương Sen, ngày 20 tháng 5 năm 2017

 

  1. DI NGUYỆN ĐỂ LẠI

Sư Bà theo pháp môn tịnh độ và nguyện sanh tịnh độ: “Cuộc vui nào cũng điêu tàn, cuộc vui Cực Lạc thiên đàng mới thật là vui” hay “Lễ Phật một lạy, tội diệt hà sa, niệm Phật mỗi niệm phước sanh vô lượng.” Nguyện sanh Tây Phương để có nhiều thuận duyên tu tiếp, khi nào có nhiều phước đứcthanh tịnh thì hoàn lai ta bà để độ sanh. Sư bà khuyên nên sống theo lời Đức Phật dạy:

Lấy giới luật làm thầy

Lấy từ bi làm chí nguyện

Lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Trên nguyện thành Phật đạo

Dưới cứu độ chúng sanh.

Mong muốn ni chúngPhật tử thanh tịnhtinh tấn tu tập theo gương mẫu của Tổ Ni Kiều Đàm Di và dấn thân làm từ thiện giúp người. Tu pháp môn nào cũng vậy, cần giữ thân khẩu ý cho thanh tịnh thì mới dứt được nghiệp chướng sâu dày như Đức Phật dạy: “Nếu ta làm việc lành, vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt. Dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa, chẳng bằng sức mạnh của nghiệp” (Kinh Ưu Bà Tắc).

Sư bà Nguyên Thanh giáo giới cho Chư Ni nhân mùa An cư

tại Trường Hạ Điều Ngự, Cali, ngày 26/06/2018

 

  1. BẬC THẠC NI GƯƠNG MẪU

Chẳng những tại San Jose, Cali, mà khắp Hoa Kỳ, sư bà là bậc lương đống gương mẫu cho hàng Ni giớiPhật tử trong sự ứng dụnghành trì lời Đức Phật dạy. Theo chân đức Từ Phụ, sư bà thể hiện tinh thần tự giácgiác tha, tiếp chúng độ ni, giữ Bát kính pháp, nghiêm trì giới luật, kiến lập đàn tràng, hướng dẫn chúng xuất giatại gia tu tập, làm từ thiện để phần nào xoa dịu nổi khổ đau và xây dựng nghĩa trang Phật giáo đem lợi ích thiết thực cuối đời cho mọi chúng sanh. Cùng đại tăng chung xây ngôi nhà Phật pháp, Sư bà Nguyên Thanh, bậc ni lưu xuất chúng, đã nâng cao hình ảnh của Ni giới tại hải ngoại.

Dòng xanh nước sạch bởi nguồn trong

Hoa đẹp nguồn tươi nhờ cội tốt.

 

Sư Bà Nguyên Thanh đang nói và chỉ hình để

Ni Sư Giới Hương ghi vài nét về tiểu sử của Sư bà tại Thư phòng Chùa An lạc

Lúc 8g sáng, ngày 22 tháng 6 năm 2018

 

                                                                        Chùa Hương Sen, ngày 26 tháng 6 năm 2018

                                                                                                  Kính ghi,

 

Thích Nữ Giới Hương

(huongsentemple@gmail.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11838)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10773)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11265)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12333)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10367)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11539)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10913)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10676)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10129)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11471)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10258)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11158)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12722)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11079)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12009)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12017)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10507)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10934)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10560)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13544)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11247)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10593)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10460)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12732)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11675)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15080)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16339)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11845)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11672)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14057)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12218)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13747)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12166)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11620)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13226)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14342)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11867)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12549)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12173)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12063)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11646)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11483)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11500)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11403)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13311)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11683)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13388)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11873)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13703)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12438)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant