Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

11 Tháng Tám 201818:02(Xem: 4135)
Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

Thích Như Điển

 

Có thể nói rằng: những ngày An Cư Kiết Hạ từ 9 đến 15 tháng 8 năm 2018 của chư Tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản vừa qua là những ngày khởi đầu năng động của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật bản kể từ năm 1953 trở lại đây. Lý do đơn thuần chỉ vì việc học; nên chư Tăng Ni kẻ đến người đi, suốt một thời gian dài như thế, nay mới là thời điểm bắt đầu cho việc hoạt động phật sự tại đây trở thành nề nếp, quy cũ.

 

Sở dĩ có được nhân duyên nầy là do cố Hoà Thượng Thích Minh Tuyền đã thành lập, xây dựng nên chùa Việt Nam tại vùng Atsugi, thuộc tỉnh Kanagawa gần Tokyo trong thời gian qua; nên chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam khắp nơi tại Nhật Bản đã vân tập về đây để tham gia lễ tang của Ngài năm 2017 và năm nay chính là ngày Tiểu Tường cũng như lễ Lạc Thành vào ngày 4&5 tháng 8 năm 2018 vừa qua. Sau đó nhân sự tùng sự, Đại Đức Thích Nhuận Ân, người Trụ Trì kế tục cố Hoà Thượng đã cung thỉnh chư tôn đức ở hải ngoại về tham gia những lễ trên và tiện thế tổ chưc lễ An Cư Kiết Hạ lần đầu tiên, có đại diện của 5 chùa Việt Nam tại Nhật Bản tham dựchư Tăng Ni có 17 vị tất cả. Đây là một niềm vui và là một vận hội mới cho Phật Giáo Việt Nam tại đây.

 

Được biết rằng trong hiện tại của năm 2018 nầy, người Việt Nam chưa có giấy tờ định trú tại Nhật là 260.000 người và nếu kể cả những người có giấy tờ cư trú hoăc đã nhập quốc tịch trong suốt những năm qua độ 50.000 người nữa, thì con số nầy ngang ngửa với số người Việt Nam đang định cư, tỵ nạn tại Canada và Úc Châu. Đây là một tin mừng mà cũng có lắm nguồn tin không vui lắm, vì lẽ người Nhật trong hiện tại cần những thế hệ trẻ đến quê hương của họ để làm công nhân; nên người Việt Nam mới có cơ hội đến được xứ sở Hoa Anh Đào nầy; nhưng những tệ nạn xã hội như ăn cắp vặt hay ăn cắp có tổ chức lại bị phanh phui ở nhiều nơi trên nước Nhật do những băng nhóm người trẻ mới đến xứ nầy đã làm hoen ố đi hình ảnh của người Viết Nam đến trước đã hy sinh, cần mẫn bao nhiêu trong khi làm việc để gầy dựng nên sự nghiệp, thì những bạn mới đến nầy vô hình chung đã để lại những dấu ấn không hay như vậy; nên chúng ta không thể vui được với những tin tức như thế nầy.

 

Từ những hình ảnh đó, chùa viện của Nhật Bản hay Việt Nam; hoặc chư Tăng Ni là những hình ảnh mô phạm để cho họ có thể nương nhờ, sám hối tội lỗi đã gây nên và cố gắng phục thiện để trở thành một người công dân tốt của cả hai nước Nhật Việt.

 

Ở vào thời điểm xa xưa của những năm 1953, 1954 đến năm 1975 đã có gần 30 chư Tôn Đức Tăng Ni từ Việt Nam đến du học tại Nhật Bản. Đa phần sau khi học xong họ đã về nước làm việc hay đến các xứ Âu, Mỹ, Úc để tiếp tục con đường phụng sự cho tha nhân. Do vậy mà trong thời gian nầy đã không có một ngôi chùa Việt Nam nào được thành lập tại Nhật Bản cả. Sau năm 1975 có một số chư Tăng Ni đến tỵ nạn tại đây; nhưng cuối cùng họ cũng đã ra đi định cư ở những nước thứ ba khác trên thế giới. Chỉ còn lại những vị Tăng Ni sinh đi du học sau nầy kể từ thời điểm 1994 đến nay, sau khi thành tài có một số Qúy Vị về lại Việt Nam để làm việc và một số khác, sau khi tốt nghiệp Cao Học hay Tiến Sĩ họ quyết định ở lại đây lập chùa, để hướng dẫn đời sống tinh thần cho những người Việt Nam xa xứ như vậy; nên kể từ đây Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản mới có những ngôi chùa Việt được xây dựng nên và mỗi ngôi chùa như vậy thường có các vị Tăng hay Ni trụ trì. Đây cũng là cơ hội để họ ngồi lại với nhau cùng bàn thảo , cùng lắng nghe những thao thức của chư Tăng Ni và Phật Tử, nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm linh của họ.

 

Tôi may mắn đã tham dự được hai ngày đầu trong 7 ngày An Cư Kiết Hạ của chư tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản. Họ là những người trẻ, năng động, có học vị cao. Do vậy mà việc tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng không có gì khó khăn mấy. Có kiết Tiểu Giới, Tịnh Trù, Tịnh Khố để An Cư và sau đó có lễ tác bạch an cư của tứ chúng xuất gia. Những ngày khác có tụng giới Bố Tát của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa DiBồ Tát giới. Hằng ngàykinh hành qúa đường, tụng kinh Vu Lan cũng như Địa TạngSám Hối. Ngày chủ nhật có khoá tu niệm Phật một ngày cho Phật  Tử. Trong hai ngày chúng tôi ở đó có đóng góp 4 buổi thuyết trình và hội thảo về: Đại Tạng Kinh Nam Truyền và Bắc Truyền. Kinh nghiệm hoằng pháp tại ngoại quốc; một chút lịch sử của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật xưa và nay. Những ngày còn lại chư Tăng Ni đã thảo luận về việc Bố Tát tụng giới luân phiên tại các chùa ở Nhật cũng như việc tổ chức lễ Phật Đản, Vu Lan luân phiên với nhau  v.v…. Như vậy đây là những việc đáng vui mừng và đáng tán dương.

 

Ngày nay Phật Giáo Việt Nam tại ngoại quốc đã có trên 800 ngôi chùa và nơi nào dù lớn hay nhỏ cũng đã, đương và sẽ thực hành nhiệm vụ chung là làm lợi lạc cho quần sanh. Do vậy chúng tôi mong rằng từ khởi đầu, chùa Việt Nam tại Atsugi đã đi trước và chắc chắc rằng trong tương lai gần Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại có nhiều khởi sắc hơn, khi chư Tăng Ni đã có nhiều điểm đồng thuận. Vì lẽ Tăng có nghĩa là hòa hợp, mà sự hoà hợp của Tăng chưa được tuân thủ toàn diện thì sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật cũng chưa đạt đến kết quả như những gì mong muốn.

 

Mong rằng những hoài bão của những bậc tiền bối khai sơn, tạo tự vẫn được duy trì tiếp nối con đườngý chí của những người đi trước đã dày công tạo dựng, thì Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản không sớm muộn gì sẽ phát triển có quy cũ, nề nếp như những chùa viện khác của Việt Nam đang có mặt tại ngoại quốc ngày nay.

 

Viết xong bài nầy vào sáng ngày 11 tháng 8 năm 2018 tại phi trường Dubai trong lúc chờ máy bay để trở về lại Dusseldorf Đức Quốc.

Mời xem hình ảnh An Cư Tại Nhật Bản 2018


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9656)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10483)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9893)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9870)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9890)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9685)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8046)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11335)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8555)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8375)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8554)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9444)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8810)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9172)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9161)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8316)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8362)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10865)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8925)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27770)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9158)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8924)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11456)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10171)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11781)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8973)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8912)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9747)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9392)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17458)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27623)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15748)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9176)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8982)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10902)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8665)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9607)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8543)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8036)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9365)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9037)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8537)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8518)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9409)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9206)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9250)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9170)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10873)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14772)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
(Xem: 10275)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant