Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viên thành Giác ngộ

19 Tháng Tám 201808:39(Xem: 5095)
Viên thành Giác ngộ

Viên thành Giác ngộ

 

Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc.

Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. 

 

Ai đã từng viếng thăm ngôi Chùa Việt Nam đầu tiên tại xứ Đức thuộc tỉnh Hannover, cách đây khoảng bốn chục năm, chắc chắn sẽ được đọc hai câu đối trên treo trong Chánh điện. Lúc ấy Chùa còn nhỏ lắm, phải gọi là Niệm Phật Đường thì đúng hơn! Và vị Trụ trì cũng còn trẻ lắm, mới là Đại Đức thôi, nhưng hạnh nguyện của vị Sư trẻ ấy to quá, muốn đem giáo pháp của Đức Phật truyền bá khắp Âu Châu, chẳng những cho người Việt lưu vong tại xứ người mà còn cho cả người bản xứ nữa. Câu đối phía dưới còn chấn động hơn nhiều, mong muốn cho chúng sanh ai ai cũng đều giác ngộ cả. Và hai chữ đầu tiên của câu đối ghép lại thành tên một ngôi chùa Viên Giác.

 

Rồi bốn mươi năm sau, khách vãng lai ghé thăm ngôi chùa mang tên ấy, nhớ đến đúng ngày 21 tháng 5 năm 2018 nhé! Tại sao là ngày ấy? Ngày Kỷ niệm 40 năm Hội Phật tử Đức quốc và Chùa Viên Giác. Trời ạ! Ngôi Chùa xây to quá, đệ tử vừa xuất gia lẫn tại gia của vị Sư trẻ ngày nào, sao nhiều quá, chưa được như cát sông Hằng nhưng đếm cũng mỏi tay. Giấc mộng xây dựng đạo nghiệp tại xứ sở Âu Châu chẳng những đã viên thành mà còn lan rộng khắp cả năm Châu. Sau bao nhiêu thăng trầm của năm tháng vị Sư trẻ ngày nào đã trở thành một vị Hòa Thượng khả kính, đức trọng đạo cao. Về cuộc đời sự nghiệp của Người đã có biết bao cuốn sách, tạp chí ghi rồi, tôi không nên “Múa rìu qua mắt thợ“ nữa.

 

Tôi đến Chùa vào đúng giờ cơm tối ngày Chủ nhật 20 tháng 5, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa là bắt đầu buổi văn nghệ bỏ túi sau khóa tu học kỳ thứ 15 của Hội Phật Tử. Đến giờ này chắc chắn sẽ bị rầy la vì tội dám bỏ khóa tu, dám bỏ các buổi thuyết giảng tuyệt vời của các giảng sư như HT Quảng Bình, Thầy Hoằng Khai, hay Thầy Minh Định… Điều này cũng làm tôi thao thức lắm, nhưng vì Đại Lễ Phật Đản của chùa nhà Linh Thứu, tôi không thể bỏ đi ngang! Tuy nhiên tôi không phải là người đến muộn, sau tôi còn một nhân vật thật quan trọng cho buổi lễ chỉ xuất hiện vào sáng Thứ Hai 21 tháng 5. Người này mà không “giáng lâm“ đúng giờ thì buổi lễ sẽ kéo dài vô tận! Ấy nhưng một phép lạ đã hiện ra, ngay sáng Thứ Hai lúc mọi người đang dùng điểm tâm với một tâm lo ngại, không biết Hòa Thượng yêu quý của mình có bắt kịp chuyến bay sớm từ Frankfurt về Hannover hay không? Đã hơn hai tháng nay Người cùng phái đoàn các Thầy ở Âu Châu sang Mỹ và Canada hoằng pháp. Các video thu hình các bài giảng đăng đầy trong các trang mạng nổi tiếng của các Chùa, nghe muốn mệt nghỉ! Phật sự đa đoan như thế thảo nào Người về vào giờ ấy! Phép lạ ở đâu? Mới hơn chín giờ sáng, Người đã xuất hiện trước ngưỡng cửa phòng ăn, từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tiếng vỗ tay reo hò của đại chúng và nỗi niềm hân hoan thở phào nhẹ nhõm của vị Tân Trụ trì Thích Hạnh Bổn.

image001

Buổi lễ Kỷ Niệm 40 Năm Hội Phật Tử Đức Quốc và Chùa Viên Giác diễn ra thật long trọngấm cúng trong Chánh điện chùa Viên Giác, với sự hiện diện hầu như tất cả các thành viên từ lúc mới “Theo bước chân Thầy“ đi xây dựng đạo nghiệp tại xứ người; cho đến thế hệ thứ hai, thứ ba nối tiếp và cả các hương linh ký tự trong Chùa lúc sinh thời đã một lòng sống chết với ngôi chùa. Các vị Trụ trì của ngôi Tổ Đình tại Đức này, cũ cũng như mới đều có mặt trừ Thầy Hạnh Tấn. Cả thảy bốn đời trong bốn mươi năm, có Vị đã Trụ trì đến một phần tư thế kỷ.

 

Anh MC Nguyên Hoằng đã điều khiển chương trình buổi lễ thật trang nghiêm và khéo léo, cứ y như một MC chuyên nghiệp. Mở đầu là bài phát biểu khai mạc của HT Phương Trượng T. Như Điển, người khai sáng nên ngôi chùa mà chúng ta hay dùng chữ là vị “Tổ Sư“. Người nói nhiều điều hay lắm, nhưng tôi chỉ nắm bắt được mỗi một câu là ngôi chùa Viên Giác đang chứa 2 Pháp bảo lớn: Tu học tinh tấn của người Tu  Sinh hoạt phát triển của Gia Đình Phật Tử. Sự thành hình một Hội Phật Tử; Chi Bộ Đức quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, với 22 Chi Hội ở rải rác khắp nơi trên xứ Đức, một cơ cấu tổ chức có một không hai tại hải ngoại. Thầy Hạnh Giới với bài phát biểu thật hùng hồn và dí dỏm, kinh qua 10 năm trụ trì tại ngôi chùa.

Lần lượt các Hội đoàn thay phiên nhau lên phát biểu đôi lời, như anh Minh Dũng của Hội Phật Tử Đức quốc, anh Nguyên Mãn của Gia Đình Phật Tử và không thể thiếu tiếng nói của Bác Phát-Thị Tâm, một cánh tay đắc lực trong mọi sinh hoạt của Chùa.

 

Người Phật Tử tại gia đầu tiên được vị Sư trẻ ngày nào cho Quy Y thọ Tam quy Ngũ giới là anh Thị Chơn - Ngô Ngọc Diệp. Khả năng và sự đóng góp của anh cho ngôi nhà Tam Bảo này đã được các Long Thần Hộ Pháp ghi sổ, không quên anh đâu! Trong “Top Five“, năm người đệ tử đầu tiên của “Vị Sư trẻ ngày nào” theo thứ tự: anh Thị Chơn, chị Hạnh, anh Thị Nhơn - Ngô Ngọc Hiếu, anh Văn Công Trâm - Thị Minh và anh Phạm Công Hoàng - Thị Thiện. Dĩ nhiên họ không phải họ hàng ruột thịt như năm anh em Kiều Trần Như, nhưng có cùng chung một Sư Phụ và một chí hướng chung là “Phụng sự chúng sinh như cúng dường chư Phật“. Anh Tsutito Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Hộ Trì Tam Bảo đầu tiên của Niệm Phật Đường Viên Giác, trước khi Hội Phật Tử hình thành cùng Chị Diệu Hoa cũng như những người gắn bó đầu tiên với Niệm Phật Đường cũng đã hiện diện.

 

Một thành quả to lớn trong vấn đề văn hóa là tờ báo Viên Giác, một tờ báo có nhiều kỷ lục nhất:

. Sống lâu nhất, tuổi thọ đã được ngoài tứ tuần.

. Được nhiều tay viết trứ danh trên thế giới gửi bài về, nên bài vở phong phú nhất.

. Chủ Nhiệm và Chủ Bút kỳ cựu nhất, trước sau như một vẫn đồng lòng thủy chung với tờ báo.

. Được phe phụ nữ tham gia viết bài nhiều nhất, điển hình là 8 Cây Bút Nữ lúc nào cũng lăm le dành trang của phái bên kia.

 

Những nhân vật tôi gặp trong buổi lễ đến với tôi đều do một nhân duyên xếp đặt sẵn từ đâu đâu, người tôi muốn đến chào hỏi thì quanh đi ngoảnh lại đã mất dấu chân chim. Chẳng hạn như hai anh em dòng họ Văn Công nổi tiếng một thời ngồi đối diện với tôi, lúc lễ xong thì ông anh biến mất, may mắn còn gặp ông em. Chúng tôi cùng ông Chủ Bút Phù Vân và chị Bút Nữ Phương Quỳnh kéo nhau ra Chánh Điện chụp vội một tấm ảnh để đời. Cuộc hội ngộ sau bao năm xa cách chỉ vừa đủ để trao quà lưu niệm, cuốn sách mới nhất “Hạt nắng Bồ Đề“, vừa nặng chất lượng vừa nặng kí lô!

image003Cùng vui nhận quà lưu niệm

 

Người không chủ yếu đi tìm lại lù lù dẫn xác đến kể chuyện chùa chiền ngày xưa, chị Diệu Cần vẫn thường gọi đơn giản là chị Tiến, một chứng nhân của thời đại từ đầu xuân 1983 đến nay. Nhân duyên nào cho chị gặp “Vị Sư trẻ ngày nào”, do cái chết đột ngột của ông Trung tá thuyền nhân ở chung trại tỵ nạn với chị tại Frankfurt. Nể tình bà vợ cầu cứu năn nỉ chị tìm dùm một vị Sư lo việc hậu sự cho chồng, kể từ đấy Vị Sư trẻ có thêm một Job mới: Tụng kinh siêu độ cho người chết, để độ cho người sống. Do đó số Phật tử tại gia của Người cứ tăng lên vù vù theo cấp số nhân. Sau đó chị Diệu Cần dọn nhà về Hannover đi theo diện đoàn tụ gia đình với mẹ, bà cụ mẹ của chị mới đáng ngại! Hôm kêu gọi đóng góp xây Chùa tại Niệm Phật Đường Viên Giác, bà cụ mặc áo tràng đứng lên dõng dạc nói:

-       Tôi tuy già cả, chỉ nhận tiền trợ cấp xã hội, nhưng vì ngôi Tam Bảo sẵn sàng cúng dường một ngàn Đức Mã.

 

Thế là mọi người vỗ tay hưởng ứng, móc hầu bao ra đóng góp được đến con số ba ngàn Đức Mã, như bài tường trình của Hòa Thượng trong buổi lễ sáng nay.

 

Hôm tôi mới đến, bước chân vào hội trường loay hoay tìm ghế ngồi để xem văn nghệ bỏ túi. Tôi gặp ngay một người bạn đạo cũ, tên của anh tôi không nhớ vì vợ anh quá nổi tiếng trong các công tác từ thiện của Chùa, nên anh phải nấp dưới tên của nàng, tôi hỏi:

-       “Người Tình mùa Đông“ của anh đâu rồi?

Anh sung sướng nở một “Nụ cười mùa Đông“, rồi chỉ tay lên các hàng ghế đầu phía trên. Đã gần mười năm nay tôi mới gặp lại chị Diệu Vi Đông (đây mới đúng tên thật), vẫn khuôn mặt thánh thiện ấy, vẫn y áo thẳng tắp như ngày nào. Tôi hỏi thăm công việc từ thiện của chị, có còn đi theo Hòa Thượng Cá để phóng sanh hay không?

 

Trong buổi văn nghệ bỏ túi sau khóa tu, tôi mới có cơ hội trò chuyện thân mật với “Cặp đôi hoàn hảo“ trong sân Chùa: anh Minh Dũng và chị Diệu Nhơn. Thoạt trông cứ tưởng bà lấn ông, nhưng nếu ông không có bà hậu thuẫn đằng sau lưng chắc không gánh vác nổi việc Chùa đa đoan và nhiễu sự như thế đâu!

 

Tuy gọi là văn nghệ đột xuất không tập dợt nhiều, nhưng các ca sĩ miệt vườn của chùa vẫn đóng trọn vai trò làm buổi văn nghệ thật đặc sắc. Tôi thích nhất là bài Sám Phát Nguyện do chị Diệu Âm Liên Tịnh tự ca và anh Minh Đạo tự quẹt đờn. Bài Sám mà chúng ta hay tụng hằng ngày với những câu như: “Thân không tật bệnh. Tâm không phiền não. Hằng ngày an vui tu tập. Phép Phật nhiệm màu. Để mau ra khỏi luân hồi“. Chị ấy đã tự chế nhạc ra ngân nga lên bổng xuống trầm hết cả một bài Sám dài và anh Minh Đạo phải dựa theo tiếng hát mà gảy đàn cho đúng nhịp. Thật thán phục! Chị Diệu Nhơn lần này đổi bài, nhường “Mẹ hiền Quán Thế Âm“ cho người khác hát, chị chọn bài Hoa Từ Bi. Anh Trần Phong Lưu mới thật can đảm, dám lên sân khấu quậy phá với bài Hò Ru Con miền Nam tự chế tự diễu chọc cho thiên hạ cười.

 

Hôm sau gặp lại nguyên băng tại phòng ăn, kể lại chuyện tối qua, ai cũng tiếc tại sao không mời tôi lên sân khấu làm một màn. Tôi nghĩ bụng, à há! Mình sẽ chọn bài “Nước non ngàn dặm ra đi“ của Phạm Duy để hoài cảm theo tác phẩm mới “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa“ của Sư Phụ mình.

 

Nhưng ngay bây giờ tôi phải làm một màn sám hối cho lỗi lầm của mình, dám để cho thiên hạ nghĩ rằng Chi Hội Berlin “đã chết“, Ni Sư Linh Thứu đã khiển trách tôi ngay tại chỗ khi thấy hình ảnh sinh hoạt của các Chi Hội khác trưng bày la liệt, còn Chi Hội Berlin không có một tấm nào. Ôi thật thương tâm! Bốn mươi năm mới có một lần, cơ hội này đi qua biết bao giờ trở lại.

 

Trước khi chấm dứt bài viết, tôi xin được kể một truyện cổ tích đời mới, từa tựa như chuyện “Tấm Cám“ với Ông Bụt, nhưng không bắt đầu bằng câu Ngày xửa ngày xưa. Buổi chiều hôm ấy khi cái nắng chói chang của mặt trời vào cuối tháng năm vẫn còn gay gắt, tôi ngồi thừ người trên ghế đá trong khuôn viên của Quán Âm Các chùa Viên Giác. Xa xa bóng các Thầy đang chăm sóc vườn hoa, kẻ đặt vòi nước tưới cây, người tỉ mỉ vun trồng những luống hoa đang nở rộ. Trong khung cảnh thần tiên ấy, tại sao tôi không hạnh phúc? Vui thế nào được cơ chứ! Trong đầu tôi còn văng vẳng lời dặn của anh Phù Vân: “Hoa Lan, em nhớ viết bài về buổi lễ nhé!“, rồi thơ mời của Ban Tổ Chức lôi tôi vào Ban Báo Chí. Thế mà giờ này trong đầu tôi rỗng tuyếch, chẳng biết viết gì!

 

Chợt nhớ ra, tôi ngồi ngay ngắn nhắm mắt lại Niệm Phật, hết Phật A Di Đà sang đến Quán Âm. Ngài đang đứng sừng sững trước mặt tôi đấy mà! Trong cơn mơ, tôi thấy Bụt hiện ra, thay vì hỏi câu: Làm sao con khóc? Như trong chuyện Tấm Cám. Ông Bụt hiền từ như đọc thấu rõ được tim gan, mỉm cười gà bài cho tôi bằng hai câu đối:

Viên thành đạo nghiệp Tây Âu quốc.

Giác ngộ chúng sanh đạo lý truyền. 

Rồi sợ tôi run quá viết sót ý, Bụt còn dặn thêm là hai chữ đầu ghép lại thành ngôi chùa Viên Giác. Tôi giật mình bừng mắt dậy, chẳng thấy Bụt ở đâu, chỉ nghe tiếng chào lanh lảnh của người đẹp Mỹ Hạnh, đang đem các giỏ hoa tươi thắm đến trồng ở mảnh đất thuộc phạm vi của nàng. Qua câu chuyện này tôi có thể kết luận bằng một câu thật đơn giản: Ở hiền gặp lành các bạn ạ!

 

Chúc các bạn một ngày vui.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa Hè 2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1951)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2065)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2254)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2522)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2554)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2088)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2541)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1877)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1974)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2257)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2783)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1699)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1610)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1804)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1636)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2212)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2376)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2087)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1867)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1790)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1971)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1707)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2692)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1854)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2185)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2148)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2498)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1807)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1991)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1867)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2043)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2613)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3679)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2288)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2291)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1667)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1980)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2316)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2317)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2154)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3118)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2133)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2531)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2051)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1981)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2189)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2483)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2057)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2450)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2413)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant