Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Mẹ

24 Tháng Tám 201804:54(Xem: 7162)
Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Mẹ

CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG BIẾT ƠN MẸ

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Mẹ


     Một chàng trai trẻ học xong bậc đại học rất xuất sắc. Chàng nộp đơn xin vào một chức vụ quản trị viên trong một công ty lớn. Chàng ta vượt qua được đợt phỏng vấn đầu tiên. Đến lượt Ông giám đốc công ty đích thân thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng để có quyết định chót.

     Ông giám đốc nhận thấy trong học bạ của chàng trai trẻ kết quả học hành tất cả đều rất tốt, liên tục từ bậc trung học cho tới các chương trình nghiên cứu khi lên đại học và sau nữa. Không một năm học nào mà anh chàng này không hoàn thành tốt đẹp.

     Ông giám đốc hỏi: “Anh có được hưởng học bổng nào khi còn theo học hay không?” Chàng trai trẻ trả lời “Thưa không!”

     “Như vậy là Cha anh trả học phí cho anh đi học hay sao?” Chàng đáp: “Thưa Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa mới được một tuổi. Chính Mẹ tôi mới là người trả học phí cho tôi.”

     Ông giám đốc lại hỏi: “Thế Mẹ của anh làm việc ở nơi nào?” Chàng đáp: “Thưa Mẹ tôi làm công việc giặt giũ quần áo để kiếm sống.”

     Ông giám đốc bảo chàng trai trẻ đưa đôi bàn tay của chàng cho ông xem. Chàng đưa cho ông ta coi thấy cả hai bàn tay chàng đều mịn màng và toàn hảo.

     Ông giám đốc hỏi: “Vậy thì từ trước tới nay anh có bao giờ giúp Mẹ anh giặt giũ các áo quần không?”

     Chàng trai trẻ đáp: “Thưa chưa bao giờ. Mẹ tôi luôn luôn bảo tôi phải lo học hành cho chăm chỉ và phải đọc sách vở thêm cho nhiều. Hơn nữa, mẹ tôi giặt giũ quần áo nhanh hơn tôi.”

     Ông giám đốc nói: “Tôi có một yêu cầu thế này nhé! Hôm nay khi trở về nhà, anh hãy tới giúp Mẹ anh lau đôi bàn tay của bà cho sạch sẽ, và rồi sáng ngày mai anh đến gặp lại tôi.”

     Chàng trai trẻ có cảm tưởng là mình có rất nhiều hy vọng sẽ được tuyển dụng vào làm chức vụ này. Khi quay trở về nhà, chàng ta sung sướng chỉ muốn xin được lau rửa đôi bàn tay của bà Mẹ. Mẹ chàng cảm thấy lạ lùng và có cảm giác vừa vui sướng mà cũng vừa lo ngại, bà đưa đôi bàn tay cho con trai.

     Chàng trai trẻ chậm rãi lau sạch đôi bàn tay của Mẹ mình, vừa lau vừa nhỏ đôi dòng nước mắt. Đây là lần đầu tiên chàng mới có dịp nhận thấy đôi bàn tay của bà Mẹ chàng quá nhăn nheo và đầy những vết bầm tím. Một vài vết bầm tím gây ra đau nhức mạnh khiến cho bà phải rùng mình khi được lau rửa bằng nước.

     Đây là lần đầu tiên mà chàng trai trẻ nhận thức ra được và cảm thông rằng từ bao lâu nay chính đôi bàn tay giặt giũ quần áo hằng ngày này đã giúp trả tiền học hành cho chàng. Những vết bầm tím trong đôi tay của Mẹ là cái giá mà Mẹ chàng đã trả cho chàng được tốt nghiệp, trả cho những kết quả học hành xuất sắc của chàng và có lẽ cho cả cái tương lai sẽ tới của chàng nữa.

     Sau khi lau sạch đôi bàn tay của Mẹ mình, chàng trai trẻ lặng lẽ lo giặt hết phần quần áo còn lại thay cho Mẹ. Đêm hôm đó, bà Mẹ và chàng con tâm sự với nhau thật là lâu.

     Sáng sớm ngày hôm sau, chàng trai trẻ đi tới văn phòng của Ông giám đốc. Ông giám đốc nhận thấy những giọt nước mắt còn chưa ráo hết trong mắt của chàng. Ông hỏi: “Anh có thể nói cho tôi biết vào ngày hôm qua ở nhà, anh đã làm những gì và đã học được những điều gì hay chăng?”

     Chàng trai trẻ trả lời: “Tôi đã lau rửa sạch sẽ đôi bàn tay của Mẹ tôi, và cũng đã giặt giũ hết phần quần áo còn lại.”

     Ông giám đốc hỏi: “Hãy nói cho tôi biết cảm tưởng của anh ra sao?”

     Chàng trai trẻ thưa:

     “Thứ nhất, tôi hiểu ra được thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn. Không có Mẹ tôi, tôi không thể là một con người thành đạt được như ngày hôm nay.

     Thứ hai, tôi biết cách hợp tác cùng làm việc với Mẹ tôi, và chỉ tới giờ đây tôi mới nhận thức được rằng thật gian khó và khổ nhọc để hoàn tất một công việc gì đó.

     Thứ ba, tôi hiểu được ra cái tầm mức quan trọng và cái giá trị của mối liên hệ gia đình.”

     Ông giám đốc nói: “Đây là những gì mà tôi cần đấy! Tôi muốn tuyển dụng vào chức vụ quản lý một người phải biết quý trọng sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự khó nhọc của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc như là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Em được tuyển nhận!”

     Về sau này, chàng thanh niên trai trẻ này làm việc rất hăng say, và được các nhân viên dưới quyền của chàng kính trọng. Tất cả nhân viên làm việc siêng năng và hợp tác với nhau. Công ty mỗi ngày một phát đạt thêm rất nhiều.

*

     Một đứa trẻ được che chở và có thói quen muốn thứ gì được thứ đó thời đứa trẻ sẽ phát triển “trạng thái tâm lý quyền lực” và nó sẽ luôn luôn chỉ nghĩ đến bản thân nó trước hết. Nó sẽ không màng tới các nỗ lực của cha mẹ nó.

     Khi khởi sự làm việc, nó cho rằng mọi người phải nghe theo lời nó; và khi nó trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự gian khó của các nhân viên dưới quyền và luôn luôn trách cứ người khác.

     Đối với hạng người này, họ có thể đạt được kết quả tốt, có thể gặt hái được sự thành công trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng thật sự họ sẽ không bao giờ cảm nhận được ý nghĩa của sự thành tựu. Họ sẽ càu nhàu, chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thêm nữa.

     Nếu chúng ta thuộc vào loại cha mẹ chuyên bao che cho con cái như thế này, xin nghĩ lại phải chăng chúng ta đang thương yêu đứa trẻ hay là đang hủy hoại chúng?

     Bạn có thể cho con cái bạn sống trong một căn nhà to lớn, ăn uống đầy đủ ngon lành, lại học chơi cả đàn dương cầm, xem TV với màn ảnh rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ ngoài vườn, xin bạn vui lòng cho chúng cùng biết cách tham gia làm công việc đó. Sau một bữa ăn, hãy để chúng tự rửa bát đĩa của chúng nó cùng với các anh chị em khác nhé!.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(phóng tác theo “STORY OF APPRECIATION, tác giả vô danh)

 

Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên yêu thương con theo một cách đúng đắn..


Bạn muốn chúng hiểu ra rằng dù cho cha mẹ chúng giàu có tới cỡ nào, một ngày kia tóc chúng rồi cũng sẽ bạc như mẹ của chàng thanh niên trai trẻ kia. Điều quan trọng nhất là con cái của bạn cần học hỏi để hiểu cách tỏ lòng biết ơn về những nỗ lực và rút kinh nghiệm về những gian khó và học hỏi khả năng cộng tác làm việc với người khác hầu cho mọi công việc được hoàn thành tốt đẹp.  


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2518)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2454)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2367)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3126)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3911)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2872)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2988)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2566)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2609)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2599)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2274)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2592)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2955)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3895)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2916)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3567)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2773)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2373)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3275)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2828)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2538)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2827)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3468)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3780)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3910)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2508)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2487)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2227)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3749)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2842)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4042)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3241)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3684)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2889)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3775)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3251)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3326)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2910)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2673)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3660)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2615)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3136)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3538)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3712)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2851)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2612)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3099)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3604)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3210)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant