Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tăng Bào

24 Tháng Mười 201805:16(Xem: 5324)
Tăng Bào

Tăng  Bào 

Minh Mẫn


y ca sa

Từ thế tục cho đến Tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội…đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay Tôn giáo nào, ngay cả trong một Tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu…Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của Tăng sĩ nhà Phật.

Từ thời Đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”. Ca sa phát âm bời chữ kasaya, có nghĩa là màu sắc phai nhạt, hoại sắc, không phải là màu sắc chính thống rõ ràng, chứng tỏ sắc phục Tăng sĩ không sặc sở lòe loẹt của thế gian, mang tính đạm bạc giản dị, thanh thoát.

                                                      ***

Thời gian đầu thành lập Tăng đoàn, chư Tăng vẫn phải xử dụng y phục giống các tu sĩ ngoại giáo, để phân biệt tu sĩ của Cồ Đàmtu sĩ các tôn giáo khác, vua Tần-bà-sa-la đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Theo Luật Tạng Đại Phẩm tập 2, “Vào lúc bấy giờ, các vị Tỷ kheo nhóm Lục sư mặc các y cà sa màu ngà voi chưa được cắt. Dân chúng phàn nàn, phê phán chê bai rằng: ‘Giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy’. Các vị đã trình sự việc lên Đức Thế Tôn, ngài dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, không nên mặc các y chưa cắt; vị nào mặc thì phạm tội dukkata.”

Nhân lúc, Phật và Anan đi giảng thuyết Dakkhināgira, Ngài nhìn thấy ruộng lúa ở Magadha có hình vuông cách nhau bằng  đường bờ ranh đê, ngài liền bảo Anan theo mẫu ấy may y cho chư Tăng:   “Này Ānanda, ngươi có khả năng tạo nên các y có kiểu mẫu như thế cho các vị Tỷ kheo không? Bạch Thế Tôn con có khả năng.” Anan liền tạo mẫu theo lời dạy của Phật, Phật rất vừa ý và khen “A Nan Đa là người khéo léo, ngay cả trong lĩnh vực khâu vá! Một Sa môn đủ đức hạnh là người biết tự khâu vá mảnh y của mình, không để chỉ viềng bung ra, và không bao giờ bị chỉ trích là phí phạm vật dâng cúng của các hàng thiện nam tín nữ”.Phật nhớ lại trong quá khứ, “Chư Phật đều lấy hình thức thửa ruộng làm điều tướng của Y, từ đây về sau cũng phải y như vậy lấy hình thức này làm điều tướng của Ca Sa…”. gọi là Cát Triệt Y hay Điền Tướng Y tượng trưng cho sự tăng trưởng và phước lành, cũng gọi là pháp y.

Y ca sa của một tỳ kheo có ba loại: “ngũ y, thất y và đại y (25 điều). Y  không xử dụng gấm vóc lòe loẹt sang trọng, không dùng vải lông thú, tơ tằm để tổn hại sinh vật; chỉ cần vải thường thô sơ khỏi phí phạm của bá tánh. Do đó, trong Luật tạng ghi rằng: “Phật chế tam y câu dụng, thô sơ ma bố, thú mao tàm khẩu hại vật thương từ, y khả bất giới dư?” 

Ba y gồm “tiểu, trung và đại”. Theo luật nghi Khất sĩ do tổ sư Minh Đăng Quang quy định, ba y gồm có y thượng mặc khi hành lễ hoặc đi ra khất thực, trung y là loại mặc ở trong và hạ y là mặc ở dưới.

 Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu gọi Ngũ y (pháp y 5 điều), gồm 5 mãnh, cả tấm y gồm 10 mãnh, cứ một mãnh dài ráp với một mãnh ngắn theo chiều dọc gọi là một điều.

Trung y  mặc ở trên. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều.

Đại y  là đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật tạng cũng quy địnhtùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng-già-lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng-già-lê nhiều điều.

Cũng theo  Phật Giáo Bắc truyền, thì Y Ca Sa có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ, chia thành chín phẩm:

- Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. Ba y này mỗi điều có 2 khoản dài, 1 khoản ngắn.

- Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. Ba y này mỗi điều có 3 khoản dài, 1 khoản ngắn .

- Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.

Ba y này, mỗi điều có 4 khoản dài, 1 khoản ngắn. Y 25 điều tức là Y Bá nạp, vì trong 4 khoản dài, 1 khoản ngắn, tính ra có trên 100 miếng vải nhỏ nối ráp lại, nên cũng là y Bá nạp .Như vậy, quan điểm Bắc truyền khác với nguyên thủy về ba y, vì Bắc truyền bên trong nội y mặc đồ vạc khách, đồ ngắn, ba y kia để đi ra ngoài, khi tiếp khách hoặc lúc hành lễ.

                                          ***

Khởi nguyên trước khi chế ra hình thức điều,chư Tăng nhặt vải từ nghĩa địa, từ đường cái, từ hố phân, từ giường trẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải trên đường về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y, gọi là y phấn tảo. Hiện nay chư Tăng tại một số tu viện lớn ở Srilanka hay Miến Điện vẫn còn giữ được truyền thống đó.

Tại sao phải ba y? theo truyền thuyết, đức Thế tôn nhìn thấy một số chư Tăng có vị cuộn y đội đầu, kẹp nách, có vị thì cuộn y ở vai, có vị thì cuộn y ở hông, Phật liền hạn chế về y cho các Tỷ kheo. Vào một đêm mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn đắp chiếc y nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn đắp thêm chiếc y thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn đắp thêm chiếc y thứ ba. Thế rồi, ngài suy nghĩ“Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (ngày xưa Ấn độ tu sĩ chỉ đắp y mà không mặc ao như Bắc truyền) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép đắp thêm những chiếc y cũ kĩ.”

Sáng sớm hôm sau, Thế Tôn đi đến chỗ các Tỳ kheo Ngài chế giới mỗi Tỳ Kheo chỉ nên sắm và mặc ba Y: “Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳ kheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý xử dụng thêm những chiếc y cũ.”

                                                   ***

Sau khi chế tác các “y điều”, Tăng Huy ký giải thích: “Trong ruộng chứa nước, sanh trưởng mầm lúa, lấy gạo nuôi dưỡng thân mạng, còn Pháp Y là ruộng bởi thấm nhuận nước Tứ Tư Lương:

 1. Phước Đức Tư Lương, tức thiện căn của việc Bố thíTrì giới.v.v…hành 5 Pháp trong Lục Độ.

2. Trí Đức Tư Lương, tức do tu tập pháp thứ 6 trong lục độhành trì pháp chánh quán cho nên đắc được diệu trí.

 3. Tiên Thế Tư Lương, do kiếp trước tu tập tích tụ thiện căn cho nên đời nầy có đầy đủ phước trí trang nghiêm.

 4. Hiện Pháp Tư Lương, do công năng tu tập ở đời này mà được phước trí đầy đủ. Làm tăng trưởng mầm Tam Thiện (tức vô thamvô sânvô si, nhân đó mà sanh vô lượng thiện pháp) lấy các pháp đây làm chất dinh dưỡng để nuôi lớn Pháp Thân Huệ Mạng.

Nhuộm y thành màu ca sa là không còn giữ được màu sắc chính, đã được nhuộm bằng nước do các vỏ cây giã ra, đặc biệt là từ gỗ và vỏ cây mít băm vụn, đun trong nồi, biên thành màu hoại sắc.Nghĩa là không xanh vàng đỏ trắng đen…Xưa kia do lượm vải chắp vá nên sắc màu không đồng nhất, vì thế không nhất thiết phải nhuộm như sau này. Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: “Áo Cà Sa do nơi màu sắc mà được gọi tên như vậy, tiếng Phạm gọi đủ là Ca-La-Sa-Duệ. Xứ này gọi là không chánh sắc”. Trong Tứ Phần Luật dạy: “Tất cả các màu thuộc chánh sắc đều không được dùng làm màu của áo Ca Sa, màu của áo Ca Sa dược dùng là màu hoại sắc…”. Trong Nghiệp Sớ ghi: “Màu của Ca Sa được định vào thời Lương Võ Đế, dùng màu đỏ thêm vào mực đen cho ngã sắc thành nâu, đây là màu hoại sắc của Đạo phục Tăng Ni.”. 

Về sau, xã hội hòa nhập, giao lưu trên thế giới, tùy tập quán khí hậu thổ nhưỡng mà chiếc áo cà-sa cũng phần nào cải cách, từ cách may cho đến màu sắc để phân biệt hệ phái tông phong của mỗi quốc gia. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y nâu, đỏ bầm; ở Việt NamTrung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng đậm vàng tươi; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu nâu đỏ…

Do giá trị của Tăng bào mà có nhiều định nghĩa khác nhau trong giáo luật Bắc truyền như: Y Ca Sa còn gọi là Giải thoát phục, là ly nhiễm phục.

Kinh Hiền Ngu Phật dạy: “Ca Sa là áo xuất thế”. Kinh Như Huyễn Tam Muội Phật dạy: “Ca Sa là Y Vô cấu, còn gọi là Y nhẫn nhục, Y Liên hoa vì không nhiễm bùn nhơ, Y Tràng tướng vì không bị tà ác làm cho khuynh ngã, Y Điền tướng vì khi người nhìn thấy không sanh tâm ác, Y Tiêu sấu vì người đắp y này có thể diệt trừ các phiền não, còn gọi là Y Ly trần, Y khứ uế.

Theo sách Phật chế Tỳ Kheo Lục Vật Đồ thì y cà sa có 12 tên gọi là: 1.Cà sa; 2.Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật); 3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục); 4. Pháp y (áo theo đúng pháp quy định); 5. Ly trần phục(áo của người thoát tục); 6.Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiễu trừ phiền não); 7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn); 8. Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm); 9. Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi); 10. Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng); 11. Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi); 12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).

Do giá trị uy đức của chư Tăng xử dụng y, nên  đời sau để làm tăng giá trị của y tướng, nên, Kinh Bi hoa nói về 5 đức tính của y như:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà-sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh văn thừaDuyên giác thừa và Bồ-tát thừa),

 2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà-sa cũng đắc Tam thừa,

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà-sa cũng được no đủ,

 4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà-sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi,

 5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà-sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Trong kinh Tâm Địa Quán thì nêu lên 10 lợi ích của chiếc y cà sa, đó là: Che thân khỏi thẹn ngượng; tránh ruồi muỗi, nóng rét; biểu thị các tướng của sa môn; sinh phúc cõi phạm thiên; nảy sinh bảo tháp tướng diệt mọi tội; màu không rực rỡ không làm nảy sinh lòng ham muốnvĩnh viễn đoạn trừ phiền nãotiêu trừ tội lỗi, nảy sinh điều thiện; như nơi đất tốt có thể làm nảy sinh lòng bồ đề; như giáp trụ, mũi tên độc phiền não không làm hại được.

                                                      ***

Như vậy,phước điền y là Tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư Tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, ảnh hưởng tín ngưỡng bản địa và cung cách lễ nghi tôn giáo, phong cách Thiền đã mờ nhạt trước trào lưu lễ nhạc cung đình. Tăng bào phần lớn ảnh hưởng đình đám ma chay trở thành lễ phục sắc màu lòe loẹt. Áo hậu đôi tay lụng thụng như phẩm phục vua quan, pháp y là những mãnh vải lụa  gấm kết hợp màu sắc thế tục. Hình tướng gần giống áo mão cân đai triều phục, lễ nhạc không xa với âm điệu cung đình. Những bậc chân tu giữ đúng giới luật Phật chế ẩn thân nơi chốn non cao núi thẳm. Vì thế, tín đồ không còn biết đạo Phật chính thống là thế nào. Nhìn lại hình ảnh đức Thế TônTăng đoàn đầu trần chân đất –

Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem trần thế,
Mây trắng hỏi đường qua

(Đường xưa mây trắng - HT Thích Nhất Hạnh)

                                                 ***

Những bậc có chí hướng xuất ly tam giới mới chọn nếp sống “tam thường bất túc”, cuộc sống giản dị thanh bần. Tỳ kheo có 3 nghĩa: Khất Sĩ, Bố Ma, Phá Ác, thì pháp tướng là điều tiên quyết thể hiện chân tâm ly trần.PGVN ngày nay, chư Tăng ưu tư cho những pháp phục không đồng nhất, khó phân biệt trật tự giữa các giáo phẩm, các hệ phái…nên đã từng có những cuộc hội thảo đặt ra từ điền y đến pháp phục.Ngoài ba y mà Phật chế, nay có thêm pháp phục. Truyền thống PGVN xa xưa, “áo nhật” màu lam  các chú sa di thường mặc, “áo tràng” màu dà các thầy xử dụng chấp tác lao động hoặc đi ra ngoài.Áo hậu màu vàng và pháp y dùng để hành lễ.Như vậy ba y chỉ dùng cho lúc hành lễ, không như hệ phái Khất sĩPhật giáo Nam tông pháp y là vật bất ly thân.

Hòa Thượng Thích Thiện Siêu cho biết,trong Luật Nghi ghi rằng: "Phật chế ba pháp y là áo mặc duy nhất của Tăng đồ khi thọ giới và cũng để làm trang phục hoạt dụng thường ngày như hành lễ, thuyết pháp thọ trai, khất thực…, vì đó là y phước điền, y giải thoát trong giới đức tinh nghiêm biểu hiện sự trang sức, là lễ phục đẹp nhất của người tu sĩ Phật giáo" .

Trong đời sống hội nhập, PGVN không còn là ốc đảo biệt lập, vì thế nhiều yếu tố đặt ra, trong đó thống nhất về pháp phục mà sắc màu phước điền y là quan trọng; nhưng thật tâm mà nói, nếu chỉ chú trọng giải quyết về ngoại tướng gọi là thống nhất pháp phục thì khó mà thành công nếu không chú trọng khuyến giáo và nâng cao chí hướng xuất trần, có thế Phật giáo mới kềm hãm được những hành tung sa lầy thế tục. Hiện tượng pháp y không còn chế tác đúng với luật nghi,chẳng những thế lễ lộc cũng được một số nơi chế tác quá đà lạc sang thế tục hóa. Cũng từng có nhà sư giữ chức sắc nghi lễ trong GHPGVN hiện nay, làm tượng Phật bằng hàng mã để đốt như từng đốt hình nhân. Phật giáo đã đi quá xa nguồn cội thế sao? Chả trách họ đem kinh điển ra ngả giá cho mỗi tang ma đám cúng! Thế thì áo mão cân đai sắc màu thế tục múa lửa đình đám cũng chỉ làm trò mua vui chứ không còn là thể hiện nhân cách giải thoát của đệ tử Phật.

                                             ***

Phước điền y nguyên thủy, được phục hoạt bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào bán thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam, sau đó năm 1930, Phật giáo Nam Tông xuất hiện để hình ảnh Tăng đoàn đức Phật xa xưa tái hiện. Tuy Tăng bào nguyên thủy xuất hiện khá muộn tại Việt Nam so với Phật giáo các quốc gia Nam truyền, dẫu sao cũng còn lưu truyền giá trị để cho quần chúng hiểu được thế nào là một “giải thoát y – phước điền y” . Đức Phật khi xưa đã dạy:

“Ai mặc áo cà sa
Tâm chưa rời uế trược
Không tự chế, không thực
Không xứng áo cà-sa”.
(Pháp cú, 9)
“Ai rời bỏ uế trược
Giới luật khéo nghiêm trì
Tự chế, sống chơn thực
Thật xứng áo cà-sa”.
(Pháp cú, 10)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3719)
Tại Kinh Thành có một vị cư sĩ, có thể nói là bậc “Thiên kinh vạn quyển”, viết không biết bao nhiêu bài bình giảng về giáo lý...
(Xem: 3873)
Khi cầu nguyện, tâm trở nên tĩnh lặng và tập trung. Đó là việc khá tốt cho đời sống nhân loại khi những cầu nguyện mang tính chân, thiện, mỹ.
(Xem: 3512)
Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng.
(Xem: 4472)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và...
(Xem: 3842)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng.
(Xem: 3316)
Như tất cả những vị nghiên cứu đều biết rằng Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương, hầu hết được dịch thẳng từ bản chữ Hán của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 3776)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để...
(Xem: 3483)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
(Xem: 2816)
Bài Pháp thoại (Dharma Talk) ngày 28 tháng 3 năm 2021 tại Chùa Beeh Low See, Singapore và Chùa Mahakaruna Buddhist Center cũng như Chùa Vihara Mahavira Graha Medan tại Indonesia.
(Xem: 3485)
“Một thời Đức Phật ở Câu-tát-la, du hành giữa nhân gian và có đại chúng Tỳ-kheo đi theo.
(Xem: 3759)
"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là gì?" Xếp Kinh lại gối nơi đầu, ngủ trong dòng suối mát của lời Kinh nhiệm mầu.
(Xem: 2904)
Theo quan điểm của anh chị, Nhẫn nhụcAn phận khác và giống nhau chỗ nào? Quý anh chị chia sẽ kinh nghiệm Người Huynh Trưởng thực hành Hạnh Nhẫn Nhục như thế nào trong đời sống và sinh hoạt GĐPT?
(Xem: 5049)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng
(Xem: 3483)
Vào ngày rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ, một nơi hiện nay là...
(Xem: 3271)
Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để bước vào thế giới một đức tin khác.
(Xem: 3892)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị
(Xem: 3849)
Thiền sư Seigan Shōtetsu (1381-1459) là một trong vài người làm thơ nhiều nhất trong thi giới Nhật Bản.
(Xem: 4301)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3715)
Huyền Trân Công Chúa, một anh thư rực sáng của nền trời nước Việt!
(Xem: 4067)
Bốn mươi câu trích dẫn lời Đức Phật dưới đây được chọn lọc trong số 60 câu đã được đăng tải trên một trang mạng bằng tiếng Pháp
(Xem: 3766)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon )
(Xem: 3729)
Tôi nhớ lại một cuộc trao đổi đầy băn khoăn vài năm trước đây mà tôi có với một người Mỹ
(Xem: 3762)
Vào ngày 06.3.2021, Tu Viện Pháp Vương khởi sự cho một công trình "Ngày Hội Trồng Cây". Quí Phật tử vân tập về mảnh đất yêu thương của mình mà Tu Viện đã sẵn sàng cho khoảnh vườn cây ăn trái.
(Xem: 3759)
Tôi chưa bao giờ được rèn luyện trong khoa học. Kiến thức của tôi chính yếu có từ việc đọc những tin tức bao gồm...
(Xem: 4231)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 4116)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 3321)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020
(Xem: 3286)
Bây giờ chúng ta đến trình độ thậm thâm nhất của từ ái và bi mẫn, trình độ này là có thể bởi kiến thức về tính không của sự tồn tại cố hữu.
(Xem: 3252)
Vào lúc Hán học còn thịnh hành tại Việt Nam trước 1975, những nghiên cứu về phật giáo đa phần quy chiếu vào kinh sách hay ...
(Xem: 5577)
Phật tánh là tạng báu tánh giác (giác bảo tạng) mà tất cả chúng sanh đều sẳn có, như kho vàng ròng của người...
(Xem: 3580)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại...
(Xem: 3890)
Trong chương này tôi sẽ giải thích về tính vô thường, trình độ thứ nhất của hai trình độ của tuệ giác vào tiến trình của sinh tử luân hồi.
(Xem: 4086)
Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng...
(Xem: 3621)
Cứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật.
(Xem: 4244)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo.
(Xem: 4066)
Có một vấn đề tưởng chừng như đáng cho Phật tử chúng ta để ý: Vấn đề ân nghĩa.
(Xem: 4145)
Mỗi năm Tết đến, khi những làn mưa Xuân nhè nhẹ, gió Xuân mơn man ùa về trên những vườn mai vàng, những cành đào
(Xem: 3573)
Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Chính vì thế mà chư tổ dạy rằng
(Xem: 3425)
con người, chúng ta sống trong đời này đều trải qua nhiều giai đoạn với niềm vui lẫn nỗi buồn.
(Xem: 3857)
Cuộc pháp thoại giữa Đức PhậtTrưởng lão Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang Bát Nhã là một pháp thoại sâu sắc
(Xem: 3884)
Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng...
(Xem: 3642)
Trên con đường tu hành, hành giả thường gặp phải những thứ chướng ngại và những thứ chướng ngại đây gọi chung là “Ma”.
(Xem: 5182)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người cảm thấy rất khó để hướng lòng nhân ái đến bản thân.
(Xem: 3052)
Cảm Nhận Sự Thấu Cảm - Nguyên bản: Feeling Empathy. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7164)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3392)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4331)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3588)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3250)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4137)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant