Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoằng Pháp Là Phải Hướng Dẫn Pháp Hành

27 Tháng Mười 201805:36(Xem: 5805)
Hoằng Pháp Là Phải Hướng Dẫn Pháp Hành
Hoằng Pháp Là Phải Hướng Dẫn Pháp Hành

Thích Thiện Bảo


Hoằng Pháp

Con đường hoằng pháp thành công của Đức Phật kéo dài bốn mươi lăm năm theo quan điểm Nam truyền. Từ lúc thành đạo cho đến khi nhập Niết-bàn ở tuổi tám mươi, Đức Phật đã không ngừng phục vụ nhân sinh qua hai phương cách: gương lành và lời dạy. Trong suốt cuộc đời của Đức Thế Tôn, đôi khi một mình, đôi lúc cùng với môn đệ, Ngài đi từ nơi này đến nơi khác để truyền bá giáo pháp trong nhân gian và dẫn dắt nhiều người ra khỏi vòng khổ đau sinh tử của kiếp người

Mục đích chính của việc hoằng pháp từ thời Đức Phật còn tại thế là để đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Do đó việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo. Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sanh không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ theo và tôn sùng Ngài, mà mục đích chính của Ngài là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình anhạnh phúc.

Giáo phápĐức Phật đã để lại cho thế gian thật sự là một giáo pháp mầu nhiệm, thiết thực trong mọi thời đại, đem lại sự an lạc thật sự cho mọi người. Nền giáo lý ấy dù đã trải qua trên 2.500 năm vẫn còn giữ nguyên giá trị, mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho cả nhân loại. Cho nên tất cả những người con Phật chúng ta, không những chỉ có Tăng Ni mà tất cả những cư sĩ Phật tử, với sự nhiệt tâm và sự tu học của mình, hãy tạo nên sự bình yên, an lạc, hiểu biếtthương yêu từ hành động và lời nói; và cũng nỗ lực xiển dương Phật pháp với mong muốn đem lợi ích và an vui đến cho tất cả mọi người.

Với ý nghĩa ấy, việc hoằng pháp phải được hiểu là những hành động cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy lý thuyết. Một bài học không phải chỉ để học thuộc mà còn phải hành theo; và chính bản thân người hoằng pháp càng phải là người thể hiện được sự toàn vẹn của pháp học và pháp hành. Những người thực thi sứ mệnh hoằng pháp không chỉ trình bày giáo pháp của Đức Phật qua lời giảng, mà còn qua hành vi, thái độ và sự ứng xử của người con Phật. Nếu một vị thầy toát lên được sự thảnh thơi, thanh thoát, ung dungan lạc, thì chính vị ấy cũng đang thực hiện thành công việc hoằng pháp của mình. Vì sao? Vì công hạnh tu tập của vị đó thể hiện ra bên ngoài có thể khiến người khác phát khởi sự hoan hỷ, tin tưởng và rồi mong muốn học hỏi giáo pháp.

Về mặt ý nghĩa & lợi ích

Từ thời Đức Phật cho đến ngày nay, ý nghĩa cũng như mục tiêu trao truyền của đạo Phật không hề thay đổi. Đức Phật nhận thấychúng sanh do vô minh nên không hiểu được nguyên nhân khổ, không biết thế nào là khổ, không biết cách để diệt khổgiải thoát khỏi khổ đau. Ngài đã tìm mọi cách, bằng mọi phương tiện giáo hóa chúng sanh theo từng căn cơ, trình độ để giúp họ tránh ác, làm lành, mà có thể hiểu đơn giản nhưng bao quát nhất là: “Không làm các điều ác, hành các việc lành và giữ tâm ý trong sạch”. Chỉ cần giữ 3 điều này, thì với bất kỳ ai, tôn giáo, tầng lớp, giai cấp, địa vị hay tuổi tác là gì… cũng đều nhận được sự an lạc trong cuộc sống, không nhất thiết chỉ là những người con Phật. Đó là tính nhân văn mà Đức Phật đã trao truyền và để lại cho nhân loại. Ngài đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa mở cửa ngôi nhà hạnh phúc của chính mình. Ai hành theo, người ấy sẽ có được sự bình anhạnh phúc ngay trong hiện tại.

Phương tiện hoằng pháp

Ngày xưa Đức Phật và các vị đệ tử của Ngài đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng, và đó cũng là một hình thức hoằng dương Chánh pháp. Hình thức này rất hữu hiệu và thực tiễn vào thuở ấy. Có rất nhiều người khi nhìn thấy Đức Phật trì bình khất thực đã phát khởi lòng tín thành và quy y theo Ngài. Đi khất thựchình thức nhập thế của đạo Phật, vừa chứng tỏ con ngườihoạt động xã hội, vừa tạo cơ hội cho chúng sinh gieo duyên lành với Chánh pháp. Khất thực là dịp người Tăng sĩ tiếp xúc với mọi hạng người, qua đó họ có thể giảng dạy giáo lý bằng phương pháp lý thuyếtthực hành. Khất thực cũng là hình thức thể hiện hạnh từ bi, tinh tấn và nhẫn nại trong giáo lý Đạo Phật. Tuy nhiên ngày nay, ở Việt Nam, việc trì bình khất thực chỉ được thực hiện trong một số tự viện hoặc vào các dịp lễ hội của Phật giáo. Do đó việc hoằng pháp ngày nay không thể thông qua việc khất thực được, mà cần đến những phương thức thực tiễn khác. Chúng ta cần đến những phương tiện khác như văn hóa, truyền thông, giáo dục, từ thiện… để mang giáo pháp của Đức Phật đến với mọi tầng lớp dân chúng. Đó là những điều kiện cần để việc hoằng pháp được thành tựu và có hiệu quả.

Ngày xưa Đức PhậtTăng đoàn đi bộ để hoằng pháp, và cũng có khi Ngài dùng thần thông để tùy duyên độ sinh. Ngày nay, với công nghệ kỹ thuật hiện đại người ta có thể dễ dàng ngồi một chỗ để tra cứutìm hiểu kinh điển, học lời Phật dạy cũng như tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Phật pháp. Chỉ cần vào Google là người ta có thể tìm thấy nhiều điều để học hỏi. Bên cạnh, bằng các phương tiện như máy bay, điện thoại, internet, máy ghi âm, v.v.. việc hoằng pháp ngày nay được thuận tiện, nhanh chóng và rút ngắn thời gian rất nhiều. Điều này là một lợi thế và là hạnh phúc lớn cho tất cả chúng ta. Hoằng pháp ngày nay được xem như là “đa phương hóa, đa dạng hóa”; và người hoằng pháp cần phải vận dụng một cách trí tuệ những phương tiện hiện đại cho việc truyền bá Chánh pháp.

Tinh thần trong hoằng pháp

Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy người giảng pháp cần phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):

- Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao.

- Thuyết y cứ theo pháp mônkinh điển.

- Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích.

- Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp.

- Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen mình chê người.

Người giảng pháp nếu thiếu một trong năm yêu cầu này thì xem như nhiệm vụ hoằng pháp không hoàn hảo. Người thuyết pháp cần phải ghi nhớ rằng, thuyết pháp không phải là dịp để thể hiện sự hùng biện của mình, thao thao bất tuyệt như những diễn giả thế gian, và cũng không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến tô bồi chủ nghĩa cá nhân. Nếu muốn phô diễn (show) mặt bằng kiến thức thì đó chỉ là học giả mà không phải hành giả, vì người hoằng pháp là một hành giả đã trải nghiệm giáo lý của Đức Thế Tôn, và đang đem sự bình an hạnh phúc đến với mọi người.

Không nên lấy hiểu biết thế học của mình hay trích dẫn từ một danh nhân nào đó và cho đó là Phật thuyết. Lại càng không nên lấy giáo lý của Đức Phật để châm chích, chê bai đả kích người khác, hoặc đề cập những vấn đề không thiết thực và không nằm trong giáo lý của Đức Phật. Đây là những điều mà nhà truyền trao Chánh pháp nên tránh vì Đức Thế Tôn đã từng nói đó chỉ là hý luận, không ích lợi cho cuộc đời.

Vấn đề hoằng pháp thực tế hiện nay

Vấn đề hoằng pháp hiện nay, như tôi đã đề cập ở trên, đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Ở đây tôi xin đưa ra một vài phương cách.

1. Tụng kinhthực hiện các nghi lễ

Tụng kinh không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhuần Chánh pháp. Tuy nhiên, người tụng kinh phải có chánh niệm và tỉnh thức thì mới tụng không lầm lẫn. Như vậy tụng kinh công phu cũng là hình thức gia tăng chánh niệm trong đời sống tu tập. Người hướng dẫn Phật tử tụng kinh cũng là người hoằng pháp.

Tuy nhiên cần nên xem xét mức độ thiết thực và sự lan tràn của việc tổ chức các buổi tụng kinh tự phát của các nhóm cư sĩ tại gia hiện nay. Nếu việc tổ chức các buổi tụng kinh tại gia không được hướng dẫn đúng đắn và thiếu sự khéo léo, thì có thể có sự ảnh hưởng không tốt đối với địa phương, gây bất thiện cảm và khiến cho người khác có cái nhìn không tốt đối với Phật giáo. Với tình hình này, chúng ta cần đặt ra câu hỏi là, tại sao các Phật tử không đến chùa tu tập mà tập hợp tại tư gia để tụng kinh? Có phải vì môi trường tu tập tại địa phương không có, thiếu điều kiện tu tập tại các bổn tự hay là các nhóm Phật tử không muốn đến chùa?

Những lễ nghi trong đời sống của người cư sĩ như đám tang, cưới hỏi, cúng giỗ cần nên có sự chứng minh của chư Tăng để tụng kinhcầu nguyện. Người Tăng sĩ khi tham dự vào những dịp này với tâm thanh tịnh và đầy đủ oai nghi tế hạnh thì cũng là một cách hoằng pháp hiệu quả. Nếu những lễ nghi đó được kết hợp với việc thuyết giảng Phật pháp hoặc ban đạo từ để thí chủ tròn đủ tài thí, vật thípháp thí, thì đó cũng là cách hoằng pháp thiết thực. Việc hoằng pháp trong các trường hợp này phải khéo léo, dùng lời lẽ dễ thương và vận dụng giáo lý của Đức Phật để hướng dẫn người Phật tử hiểu đúng Phật pháp, tránh những việc làm mê tín, sai lầm, giúp người Phật tử tại gia hướng đến con đường tu tập để có sự bình an, thảnh thơihạnh phúc.

2. Giảng kinh, viết sách, phát hành băng đĩa giảng

Nếu thuyết giảng có khả năng khai mở đạo tâm của một người thì việc đọc kinh sách có tác dụng củng cố, gia tăng, phát triển trí tuệ hiểu biết. Một lần nghe giảng phápthể không giữ được hết các ý và lời của người giảng sư, nhưng nếu có thêm các ấn phẩm kinh sách, đĩa sao chép ghi âm ghi hình lại thì việc giảng dạy sẽ được lưu giữ, giúp người khác có thể nghe và đọc nhiều lần. Tuy nhiên cần nhìn nhận vấn đề này chỉ có thể phát huy nơi thành thị. Đối với các vùng sâu, vùng xa không có phương tiện thì chúng ta cần nên cố gắng tìm phương cách khác, để cho ánh sáng đạo pháp của Đức Thế Tôn đến được mọi nơi.

Một quyển kinh sách hay sẽ là một món quà tinh thần tuyệt vời, có khả năng chuyển đổi đời sống nội tâm của người khác. Như vậy, việc ấn tống, biếu tặng kinh sách cũng là một phương cách hoằng pháp.

Việc tổ chức các khóa tu tại các bổn tự, hướng dẫn Phật tử tu tập cho đúng phương pháp, đem lại sự an lạc, bình an thảnh thơi thật sự trong cuộc sống là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Việc tổ chức và nhân rộng các hoạt động thiết thực này cũng là một phương cách hoằng pháp.

Các khóa tu không nên chỉ dành riêng cho các Phật tử mà cho tất cả những ai có sự quan tâm và yêu thích đạo Phật, giúp họ có sự hiểu biết đúng ý nghĩa của việc tụng kinh, niệm Phật, thiền tọa, thiền hành… để họ hiểu đúng mục tiêu của đạo Phật là đem lại sự hạnh phúc, bình an cho mọi người. Trong các khóa tu nên tổ chức các buổi pháp đàm, giải đáp những thắc mắc mà mọi người gặp phải trong đời sống hàng ngày… Những sinh hoạt của các khóa tu phù hợp cho mọi lứa tuổi sẽ có tác dụng tạo không khí vui tươi, hạnh phúc và bổ ích cho mọi đối tượng.

Vấn đề hoằng pháp xưa và nay tuy có những khác nhau nhất định, nhưng mục đích chính là để hướng dẫn đại chúng đến với giáo pháp của Đức Phật, hiểu rõ Chánh pháp nhằm áp dụng chuyển hóa những khó khăn mà mọi người đang gặp phải trong cuộc sống. Tất cả những người con Phật chúng ta hãy nhiệt tâm vì sự nghiệp hoằng pháp cao cả, để mạng mạch Phật pháp mãi được lưu truyền, và để chất liệu Phật pháp có thể chữa lành mọi căn bệnh của chúng sanh ở mọi hoàn cảnh trong xã hội hiện nay. Hoằng pháp không phải chỉ có ngồi ở pháp tòa mà được thể hiện qua nhiều cách thức khác nhau. Mỗi khi chúng ta đem lời dạy của Đức Thế Tôn đến với người khác, giúp những người tiếp xúc với đạo Phật thấy được sự lợi ích từ đạo Phật, từ đó áp dụng tu tập, thì chính chúng ta đang hoằng dương Chánh pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8918)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9379)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9465)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8613)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8332)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9528)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10272)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9108)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9203)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11278)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10016)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17476)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8117)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8328)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8531)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8185)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10058)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8197)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9649)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8479)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8306)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8598)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9822)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11185)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10198)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9367)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9503)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11786)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8593)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9175)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8874)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9279)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10848)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9964)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8545)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9925)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10019)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8886)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13365)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10087)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9201)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26835)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9930)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12774)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10795)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9900)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10194)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11093)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9826)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10132)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant