Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)

06 Tháng Giêng 201913:59(Xem: 3977)
Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)
365 Lời khuyên Tâm huyết

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay

 

Đức Đạt-lai Lạt-ma

Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc

Hoang Phong chuyển ngữ


363 loi khuyen 

III. Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)
            - Chính trị (133 - 139)
            - Công lý (140 - 144)
            - Tương lai thế giới (145 - 147)
            - Giáo dục (148 - 150)
            - Khoa học và kỹ thuật (151 - 153)
            - Thương mại và kinh doanh (154 - 156)
            - Nghệ thuật viết lách và nghề làm báo (157 - 161)
            - Canh nông và môi trường (162 - 167)
            - Chiến tranh (168 - 175)
            - Dấn thân vì kẻ khác (176 - 181)


III

 

SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG TẬP THỂ TRONG XÃ HỘI

 

Suy tư về chính trị

 

133

 

            Các chính trị gia thường hứa hẹn đủ mọi điều để kiếm phiếu và lôi cuốn cử tri: "Tôi sẽ thực hiện điều này, hoàn tất điều nọ, rồi đây quý vị sẽ thấy những gì tôi làm". Thế nhưng theo tôi nếu họ muốn được cử tri mến mộ và kính phục thì cũng nên lương thiện và nói lên niềm tin của mình một cách thành thực hơn. 

 

134

 

            Nếu lợi dụng thời cơ để ăn nói tráo trở thì rồi mọi người cũng sẽ nhận thấy điều đó và không quên những gì mình nói: "Hôm thì ăn nói thế này, hôm thì thế khác. Vậy đâu là sự thật?". Ngay thật là một phẩm tính quan trọng, nhất là thời buổi này, khi mà giới truyền thông luôn rình rập những người tiếng tăm xem họ nói gì và làm gì. Tình trạng đó càng khiến mình phải thận trọng nhiều hơn so với trước đây, phải nói lên niềm tin của mình thành thật hơn, dù đang phải đứng trước hoàn cảnh nào cũng vậy.

  

 

135

 

            Nếu lúc nào cũng ăn nói ngay thật thì những người ngưỡng mộ tư tưởng của mình sẽ kính nể mình hơn và theo về với mình. Trái lại nếu chỉ biết tùy cơ ứng biến, trước giới truyền tin thì hứa hẹn đủ điều, đến khi đắc cử thì không màng đến những lời hứa hẹn trước đây của mình, thì quả là một con tính sai lầm. Không những thái độ đó thiếu đạo đức mà trên thực tế còn là cả một sự dại dột. Trong kỳ bầu cử sắp tới thì kết quả thế nào cũng sẽ ngược lại với sự mong muốn của mình. Cố gắng tìm đủ mọi mánh khóe để chỉ thắng cử một lần thì thật quả không đáng chút nào.

 

  

136

 

            Một khi đã tham gia chính quyền thì không những phải hết sức thận trọng, không những đối với những gì mình làm mà cả những gì mà mình suy nghĩ. Làm tổng thống, bộ trưởng hoặc giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào thì tất nhiên sẽ được tiền hô hậu ủng, được mọi người tôn kính, săn đón bằng đủ mọi cách, ảnh hưởng của mình nhờ đó cũng sẽ rộng lớn hơn. Vì thế nếu không muốn đánh mất ý nghĩa sứ mạng mà mình gánh vác thì phải luôn ý thức về cách suy nghĩ của mình và cả các xu hướng thúc đẩy mình. Nếu bên ngoài càng có nhiều vệ sĩ bảo vệ mình thì mình lại càng phải canh chừng tâm thức mình nghiêm nhặt hơn.

   

137

 

            Một số người trước khi trúng cử vẫn còn giữ được các hoài bảo tinh khiết. Thế nhưng khi đã nắm giữ quyền bính thì lại trở nên tự mãn và hoàn toàn quên mất các mục tiêu mà mình đã đặt ra. Họ tự cho mình là nguời tốt, đảm trách một chức vụ quan trọng, luôn tranh đấu cho cử tri của mình. Nhằm bù đắp cho trọng trách mà mình đang gánh vác, họ tự cho rằng mình có quyền làm gì thì làm, không một ai được phép gièm pha. Kể cả trường hợp vi phạm các hành động đáng tiếc thì họ vẫn cứ cho rằng các chuyện đó quá nhỏ mọn đối với sự tận tụy của mình. Thế nhưng đấy lại là cách tự hủ hóa chính mình. Khi đã nắm giữ quyền bính trong tay hay đảm trách một chức vụ nào thì phải cảnh giác gấp đôi. 

  

138

 

            Ngày nay không mấy ai tin những chính trị gia nữa. Quả đáng buồn. Họ cho rằng chính trị là "nhơ bẩn". Thật ra chẳng có gì tự nó nhơ bẩn cả. Chính con người làm cho nó nhơ bẩn. Cũng vậy, người ta không thể cho rằng tôn giáo từ bản chấtxấu xa, chỉ có một số người tu hành hủ hóa lạm dụng đức tin của kẻ khác, khiến tôn giáo bị xuyên tạc mà thôi. Chính trị cũng vậy, chỉ trở nên nhơ bẩn khi nào có những người làm chính trị không hề biết đạo đức là gì. Trước tình trạng đó tất cả mọi người đều bị thiệt thòi, bởi vì xã hội phải cần đến họ. Trong các nước dân chủ chế độ đa đảng là một yếu tố quan trọng, một số đảng được giao phó quyền hành, một số khác giữ vai trò đối lập, đấy là cách giúp người làm chính trị và cả các đảng phái của họ xứng đáng được mọi người kính phục. 

  

139

 

            Nếu muốn bào chữa cho sự hủ hóa của những người làm chính trị thì cũng chỉ cần nêu lên một điều duy nhất sau đây là cũng đủ: họ cũng chỉ là sản phẩm của xã hội mà thôi. Nếu trong một xã hộimọi người chỉ biết nghĩ đến đồng tiềnquyền lực, không hề biết đến đạo đức là gì, thì cũng không nên ngạc nhiên khi trông thấy nhan nhản những người làm chính trị tham nhũng trong xã hội đó, đấy chính là lý do tại sao không nên bắt họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng đó (một xã hội hủ hóa và suy đồi tạo ra những người lãnh đạo tham nhũng và bất lương, những người lãnh đạo bất lương và tham nhũng không thể kiến tạo một xã hội đạo đứclành mạnh, đó là một cặp bài trùng)

   

Suy tư về công lý

   

140

 

            Sống trong một xã hội, tất nhiên phải tuân thủ một số quy luật của xã hội đó. Những ai phạm vào lỗi lầm hay hành động sai trái thì sẽ bị trừng phạt, ngược lại nếu biết hành xử đúng đắn thì sẽ được mọi người yêu quý. Luật pháp và những người thay mặt luật pháp là các yếu tố đảm bảo cho sự vận hành suông sẻ đó của xã hội. Thế nhưng, nếu những người giữ trọng trách áp dụng luật pháp hầu bảo vệ công lýtài sản của người dân lại là những người không liêm khiết, thì sự vận hành đó của xã hội cũng sẽ đầy rẫy bất công mà thôi. Tình trạng đó chẳng phải là thường xảy ra trong một số quốc gia hay sao, khi mà những người giàu cóquyền thế không hề bị truy tố, và dù có đưa họ ra tòa đi nữa thì họ cũng vẫn thắng kiện một cách dễ dàng, trong khi những người nghèo khổ phạm pháp thì phải gánh chịu những bản án nặng nề? Quả thật đáng buồn.  

 

141

 

            Mới hôm qua, có một người nói với tôi rằng tại Hoa Kỳ các vị quan tòa chia ra làm hai phe: một phe cho phép phá thai, một phe triệt để cấm đoán, không một chút nhân nhượng nào. Thế nhưng trên thực tế thì phức tạp hơn, có nhiều trường hợp phá thai vì các lý do nghiêm trọng, chẳng hạn như người mẹ có thể chết vì sinh đẻ, trong trường hợp này thì phải chọn lựa giữa sự sống của người mẹ và thai nhi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phá thai không chính đáng, chẳng hạn trường hợp nếu sinh con thì gia đình sẽ không đi nghỉ hè được, hoặc không đủ tiền mua sắm tủ bàn mới. Sự khác biệt giữa hai trường hợp phá thai trên đây thật rõ rệt. Thế nhưng theo quan điểm của các vị quan tòa trên đất Mỹ thì dường như không có một sự khác biệt nào giữa các trường hợp phá thai. Vì thế vấn đề này cần phải được xét đoán cẩn thận hơn hầu xác định xem trường hợp nào được phép hay không được phép phá thai.  

 

Quan điểm cứng nhắc của các quan tòa nói riêng và luật pháp Hoa-kỳ nói chung cho thấy ảnh hưởng nặng nề của các tín ngưỡng độc thần mang nặng giáo điều và phán lệnh. Một mặt thì cấm phá thai, một mặt thì tuyên án tử hình và sáng chế ra nhiều cách giết người rất cầu kỳ, chế tạo bom có thể giết hàng ngàn người tại các nước khác, trong số nạn nhân có cả những phụ nữ mang thai. Sự nghịch lý đó không những chỉ thấy trong lãnh vực luật pháplương tâm mà còn bàng bạc trong các sinh hoạt xã hội, chẳng hạn như xem sự giàu có là một ơn sủng, nghèo đói là một sự trừng phạt, do đó một mặt thì làm lễ tạ ơn, một mặt thì xây tường ngăn chận những kẻ đói nghèo. Trong tâm thức của mỗi cá thể cũng vậy, sự nghịch lý đó cũng hết sức lộ liễu: một mặt thì vạch ra những viễn tượng tuyệt đẹp đầy phúc hạnh nơi một cõi vĩnh hằng trên không trung, một mặt thì lại sợ chết vô cùng, ít nhất thì cũng không thích vào cõi đó ngay. Sống với một sự nghịch lý từ bên trong tâm thức cho đến bên ngoài xã hội thì chỉ là cách mang lại hoang mang và khổ đau cho mình, đồng thời tạo ra thêm các sự xáo trộn cho xã hội mà thôi - gccncntV.     

  

142

 

            Gần đây, tại Argentina có một vị quan tòa hỏi tôi nghĩ gì về án tử hình như là một phương tiện củng cố nền tư pháp. Đối với tôi án tử hình không thể chấp nhận được vì nhiều lý do. Tôi chỉ biết chân thành cầu mong án lệnh này sẽ được bãi bỏ trên toàn thế giới. Tuyên án tử hình là một hành động vô cùng nghiêm trọng, đó là cách tước đoạt quyền được hối lỗi của người bị kết án. Dù phạm pháp thế nhưng họ vẫn là một chúng sinh như bất cứ một chúng sinh nào khác, có nghĩa là họ cũng có thể trở nên tốt hơn, tất cả tùy thuộc vào các cảnh xảy ra với họ. Đối với các bạn và cả chính tôi cũng vậy, một số cảnh huống xảy ra biết đâu cũng có thể biến chúng ta trở thành tồi tệ hơn cả như thế nữa. Vậy hãy tạo ra một dịp may cho người bị kết án. Không nên xem người ấy vĩnh viễn là một con người độc ác cần phải thanh toán với bất cứ giá nào.

   

143

 

            Khi cơ thể mang bệnh thì chúng ta chạy chữa cho nó, nào có hủy diệt nó đâu. Vậy thì tại sao chúng ta không chạy chữa cho các thành phần ốm đau trong xã hội mà lại chỉ tìm cách loại bỏ các thành phần đó?

   

144

 

            Tôi từng nêu lên với một quan tòa thắc mắc sau đây: "Nếu có hai người vi phạm cùng một tội ác như nhau, cả hai đều bị kết ánchung thân. Một người thì độc thân, một người thì có một đàn con thơ dại phải gánh vác một mình vì mẹ chúng đã chết, vậy nếu người này bị giam thì lấy ai để lo cho đàn con nhỏ. Vậy ngài nghĩ thế nào?" Vị quan tòa trả lời rằng theo luật pháp thì cả hai phải lãnh cùng một bản án như nhau. Xã hội phải nhận lãnh trách nhiệm chăm lo cho các đứa trẻ .

 

            Tôi không khỏi nghĩ rằng trên phương diện lầm lỗi thì tất nhiên cả hai phải lãnh án như nhau, thế nhưng đối với hoàn cảnh của mỗi người thì bản án đó cho thấy một sự khác biệt hết sức rõ rệt. Trừng phạt người cha nhưng đồng thời cũng trừng phạt cả đàn con một cách thật độc ác, trong khi chúng chẳng có làm điều gì nên tội. Vị quan tòa trả lời rằng luật pháp không dự trù một giải pháp nào cho các trường hợp như thế.

   

Suy tư về tương lai thế giới

   

145

 

            Một số những người trí thức và người tu hành cùng hầu hết các khoa học gia đều đã ý thức được một số vấn đề vô cùng gay go ngày nay trên thế giới: nào là môi trường, chiến tranh, nghèo đói, tình trạng khổ đau của nhiều dân tộc, hố sâu giàu nghèo phân cách giữa các quốc gia. Thế nhưng vấn đề là các vị trên đây cũng chỉ biết nêu lên các nhận định của mình nhưng hành động thì lại chỉ phó mặc cho một vài tổ chức hiếm hoi. Thật ra trách nhiệm là của tất cả chúng ta. Theo tôi nghĩ chế độ dân chủ ít ra cũng phải là như thế (trách nhiệm và bổn phận là của tất cả mọi người). Tùy theo khả năng từng người, tất cả chúng ta đều phải hợp tácthảo luận với nhau để cùng phân tích và tìm hiểu các khó khăn, thúc dục những người có trọng trách phải hành động, sớm hơn và tích cực hơn, đồng thời cương quyết tố cáo các chính sách cai trị tồi tệ, lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc và các chính phủ của các quốc gia liên hệ. Đấy là cách mà chúng ta có thể tạo ra các tác động hữu hiệu. 

 

146

 

            Có một số người xem tôi như là một vị tiên tri (tạm dịch từ chữ "prophet", có nghĩa là người thông báo tương lai, đứng ra thay mặt Thượng Đế để sáng lập tôn giáo). Thế nhưng những lời mà tôi nói lên cũng chỉ đơn giản nhân danh vô số những con người đang sống trong cảnh lầm thannghèo đói, chiến tranh, buôn bán khí giới, những con người thấp cổ bé miệng không thốt lên được một lời nào. Tôi chỉ là một kẻ phát ngôn mà thôi. Tôi không hề có một mảy may tham vọng nào về quyền lực, cũng không hề có ý định đối đầu với phần còn lại của thế giới này (tức là các thành phần khai thác và lợi dụng những kẻ lầm thannghèo đói).

 

            Trọng trách phi thường đó không nằm trong tay một người Tây Tạng đơn độc (tức là Đức Đạt-lai Lạt-ma) đến đây từ một xứ sở xa xôi (đất nước Tây Tạng) để mà xông vào cuộc chiến. Điều đó chẳng phải là ngu xuẩn lắm hay sao? Với tuổi tác trên vai quả đã đến lúc tôi phải nghiêng mình (trong nguyên bản là chữ "tirer sa révérence" là một thành ngữ tiếng Pháp có nghĩa là "kính cẩn cúi đầu trước một người hay một quyền lực to lớn hơn mình". Xin nhắc lại là Đức Đạt-lai Lạ-ma nói lên câu trên đây với nhà sư Matthieu Ricard năm 2001, lúc đó Ngài 66 tuổi, nay thì Ngài đã 84)

 

            Thế nhưng tôi vẫn một lòng kiên quyết giữ vững sự dấn thân của tôi cho đến khi nào tôi chết, dù là phải tham dự các cuộc hội thảo trên một chiếc xe lăn!

   

Suy tư về giáo dục

   

147

 

            Tôi tin rằng sự tiến bộ hay suy đồi của nhân loại một phần lớn tùy thuộc vào các người nắm giữ trọng trách giáo dục và các cô giáo và thầy giáo nơi học đường, vì thế sứ mạng của họ thật hết sức năng nề.

   

148

 

            Nếu bạn là một nhà giáo thì hãy cố gắng không nên chỉ biết truyền lại sự hiểu biết cho học sinh mà còn phải đánh thức sự suy nghĩ của chúng trước các phẩm tính căn bản của con người, chẳng hạn như sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứtinh thần hợp tác. Không nên xem các thứ ấy như là một truyền thống luân lý từ lâu đời hay là tôn giáo. Hãy giải thích cho chúng hiểu rằng các phẩm tính con người đó (sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứ, tinh thần hợp tác) cũng chỉ đơn giản là những gì thật cần thiết hầu mang lại hạnh phúcđảm bảo sự tồn vong của thế giới này.

   

149

 

            Hãy tập các em học sinh đối thoại với nhau để giải quyết các sự xung đột bằng phi-bạo-lực, hãy dạy chúng hiểu rằng mỗi khi có sự bất đồng chính kiến thì tức khắc phải tìm hiểu xem người khác nghĩ gì. Hãy tập cho chúng không nên xét đoán mọi sự qua một góc nhìn hạn hẹp. Không nên chỉ biết nghĩ đến mình, xã hội của mình, xứ sở của mình, sắc tộc của mình, mà phải ý thức rằng tất cả mọi người đều có quyền hạn và nhu cầu như nhau. Hãy tập cho chúng ý thức trách nhiệm mình đối với thế giới, giải thích cho chúng hiểu rằng không có bất cứ gì mà mình làm lại không gây ra tác động ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới này. 

  

150

 

            Không nên chỉ biết giải thích bằng lời mà phải làm gương cho học sinh trông vào. Các tấm gương cụ thể đó sẽ lưu lại trong tâm thức chúng sâu đậm hơn so với những gì mà các bạn nói ra bằng lời. Các bạn hãy tỏ cho chúng thấy là mình chịu trách nhiệm về tương lai của chúng dưới mọi khía cạnh (sự hiểu biết chỉ là một trong các khía cạnh đó, làm thầy cô phải biết thương yêu học sinh như con cái mình, phải nghĩ đến trách nhiệm của mình trước tương lai của chúng và của cả xã hội sau này).

   

Suy tư về khoa học và kỹ thuật

   

151

 

            Các phát minh trong một số lãnh vực khoa học và kỹ thuật nói chung đôi khi không mang lại các tác động rộng lớn, trái lại các khám phá của một số chuyên ngành, chẳng như Di truyền học và Vật lý hạt nhân, có thể đưa đến các ứng dụng thật hữu ích nhưng cũng có thể là vô cùng tai hại. Chỉ mong rằng các khoa học gia trong các lãnh vực này ý thức được trách nhiệm mình và không nhắm mắt trước các thảm họa có thể xảy ra liên quan đến những kết quả mang lại từ các công cuộc khảo cứu của mình.  

 

152

 

            Các khảo cứu gia thường có một tầm nhìn thiển cận. Họ không hề quan tâm đúng mức là phải đặt các việc nghiên cứu của mình vào một bối cảnh rộng lớn hơn. Tôi không muốn nói là họ thiếu thiện chí mà chỉ muốn nêu lên là họ chỉ tích cực dồn toàn bộ công sức của mình vào các việc khảo cứu giới hạn trong một lãnh vực nào đó, khiến họ không còn tâm trí nào để nghĩ đến các hậu quả có thể mang lại trong lâu dài bởi các phát minh của mình. Tôi rất khâm phục Einstein khi ông cảnh giác về các mối nguy hiểm có thể xảy ra từ các kết quả khảo cứu về năng lượng hạt nhân.

  

153

 

            Các khoa học gia phải luôn ý thức là không được phép gây ra một tác hại nào qua các việc khảo cứu của mình. Sở dĩ nêu lên điều này là vì tôi nghĩ đến các khảo cứu trong ngành Di Truyền Học có thể đưa đến những sự lệch lạc thật nguy hiểm. Chẳng hạn một ngày nào đó người ta cũng có thể sẽ tạo ra các chúng sinh bằng phương pháp vô tính (cloning) và xem đấy là một phương tiện sản xuất phụ tùng thay thế cho những người cần đến. Điều này đối với tôi thật vô cùng kinh khiếp. Ngoài ra tôi cũng tố cáo việc sử dụng bào thai người để nghiên cứu. Là người Phật giáo tôi không chấp nhận việc mổ sống sinh vật hay đối xử tàn ác vơi bất cứ một chúng sinh nào, dù là để nghiên cứu cũng vậy. Tại sao tất cả mọi loài chúng sinh lại không được phép tránh né sự đau đớn mà chỉ có con người là có quyền lớn tiếng bênh vực quyền hạn đó cho riêng mình?

 

Tại Nhật Bản, tuy chỉ là một hình thức đạo đức giả, thế nhưng hàng năm các khoa học gia, nhất là thuộc các ngành y khoa và bào chế dược phảm, đều phải làm lễ tạ lỗi với các sinh vật mà họ mang ra thí nghiệm và mổ sống. Vấn đề này quả là nan giải. Thật vậy mỗi lần cầm một viên thuốc để uống thì chúng ta cũng nên nghĩ đến những sự tàn ác đối với các sinh vật trước đó đã phải gánh chịu mọi sự đau đớn và chết chóc để chứng minh cho sự an toànhiệu nghiệm của viên thuốc mà mình đang cầm trên tay. Khi ý nghĩ đó làm bùng lên lòng thương xót của mình trước sự hy sinh của các con vật đó đối với sự an lành của mình, thì viên thuốc đó sẽ còn trở nên hiệu nghiệm hơn nữa, và biết đâu cũng có thể hóa thành cả một bát thuốc mầu nhiệm mà một vị Phật đang đặt vào tay mình. Trái lại nếu nghĩ rằng viên thuốc đó nhất đinh sẽ giết hết đám vi trùng độc ác hay huỷ diệt được mầm mống ung thư trong người mình thì các ý nghĩ ấy cũng chỉ là những gì phản ảnh sự thúc dục của bản năng sinh tồnsợ chết mà thôi.

 

Dầu sao sự tàn ác đó đối với thú vật cũng mang một khía cạnh ích lợi nào đó, trái lại rất nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật khác dường như không trực tiếp gây ra tác hại cho một số các con vật nào đó, thế nhưng lại tàn phá toàn bộ sự sống trên hành tinh này. Các thực phẩm kỹ nghệ chứa đầy các thứ hóa chất đủ loại, Các sinh vật chăn nuôi từ tôm tép, cá mú, heo bò ăn toàn các thực phẩm pha trộn trụ sinh và các kích thích tố. Canh nông cũng vậy chỉ có môt số cây cỏ gọi là "có ích" thì được phép mọc, còn một số khác thì bị diệt bằng hóa chất.

 

Mở rộng hơn nữa thì khí giới ngày càng được sản xuất cầu kỳ, tinh xảo và nhiều hơn.. Các nước giàu cótiến bộ thì thủ lợi bằng cách gây ra xung đột khắp nơi để buôn bán số khí giới đó. Các nước nghèo và chậm tiến thì dù các khí giới ấy đắt đến đâu thì cũng phải mua bằng tài nguyên của xứ sở và sức lao động của người dân nghèo để bảo vệ sự “sống còn” của những người giàu có và các nhà lãnh đạo quốc gia. Mở rộng hơn nữa là các chủ nghĩa, thể chế xã hội, các ngõ ngách lắc léo được gọi bằng một cái tên thật đẹp là các Con đường Tơ lụa đều đưọc nghĩ ra từ trí thông minh của con người để đày đọa con người - gccncntV. 

 

Suy tư về thương mại và kinh doanh

  

154

 

            Đối với các doanh nhân dù là nam hay nữ cũng vậy, tôi thường nói với họ rằng tinh thần cạnh tranh tự nó không phải là một điều xấu khi nghĩ rằng: "Tôi muốn cố gắng tối đa hầu đạt được sự phát triển tột đỉnh, tương tự như các người khác". Thế nhưng nếu muốn trở thành một người đứng đầu bằng các thủ đoạn đê hèn phá hoại sự thành công của kẻ khác, chẳng hạn như lường gạt, vu khống, đôi khi có thể đi đến chỗ thanh toán họ, thì điều đó quả không thể chấp nhận được.

 

  

155

 

            Nên hiểu rằng những người cạnh tranh với mình cũng là những con người như mình, họ cũng có các quyền hạn và các quyền lợi như mình. Hãy nghĩ đến những điều tai hại tạo ra bởi sự ganh tị đã được nói đến trên đây (câu 154), để hiểu rằng những người cạnh tranh với mình cũng là thành phần của xã hội. Nếu họ thành công thì cũng là điều tốt mà thôi (trong một xã hội có nhiều người thành công và trở nên giàu có thì các người khác cũng được huởng lây, trong số họ có cả chính mình).

  

156

 

Hình thức đấu tranh duy nhất có thể chấp nhận được là sự tự tin nơi tài năng của mình cùng sự hăng say trong các công việc mình làm. dựa vào cách suy nghĩ như sau: "Tôi cảm thấy có thể làm được việc đó tương tự như mọi người khác, và nhất định tôi sẽ thành công dù chẳng ai giúp đỡ cũng không sao cả".

  

Suy tư về nghệ thuật viết lách và nghề làm báo 

 

157

 

            Các nhà văn, nhà báo thường tạo được nhiều ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Kiếp người tuy ngắn nhưng những gì mình viết ra có thể tác động qua nhiều thế kỷ. Trong lãnh vực Phật giáo thì tình thương yêu, lòng từ bi và thái độ vị tha hiện lên từ tinh thần Giác Ngộ nêu lên Giáo huấn của Đức Phật, Shantideva/Tịch Thiên (1) và các vị Thầy lừng danh khác sở dĩ vẫn còn tiếp tục được lưu truyền đến nay, tất cả đều là nhờ vào chữ viết (giáo huấn của Đức Phật được ghi chép trên các tờ lá bối từ thế kỷ thứ I). Tiếc thay trong khi đó một số các văn bản khác trái lạinguyên nhân đưa đến những khổ đau mênh mông cho con người, chẳng hạn như các bản văn quảng bá các ý thức hệ cực đoan như chủ nghĩa Phát-xít hay Cộng-sản. Những người viết lách (văn sĩ, triết gia…) có khả năng gián tiếp đưa đến hạnh phúc hay mang lại bất hạnh cho hàng triệu con người là như vậy.

 

(1) Có thể xem tiểu sử của vị này trong câu suy tư 52 - gcts. 

 

158

 

            Mỗi khi tiếp xúc với các nhà báo thì tôi thường nói với họ rằng vào thời đại của chúng ta, nhất là tại các nước dân chủ, tiềm năng gây ra các tác động ảnh hưởng đến dư luận và cả trách nhiệm của họ đối với xã hội thật to lớn. Theo tôi một trong các công việc hữu ích nhất mà các nhà báo có thể làm là chống lại tệ trạng nói dối và tham nhũng. Họ nên phân tích thật lương thiện và không thiên vị thái độ của các nhà lãnh đạo quốc gia, các bộ trưởng cũng như các nhân vật nắm giữ quyền hành. Khi vụ bê bối tình dục của tổng thống Clinton bùng nổ, tôi rất khâm phục khi thấy vị lãnh đạo của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới bị đưa ra tòa không khác gì một công dân thường. 

 

159

 

            Thật hết sức tuyệt vời nếu người làm báo có một cái mũi thật dài để đánh hơi sự sinh hoạt của các nhân vật trong chính quyền, giúp mình xét đoán xem họ có xứng đáng hay không trước sự tín nhiệm của cử tri đã bầu cho họ. Thế nhưng khi làm các việc đó thì cũng phải thật lương thiện, không dấu diếm và cũng không thiên vị. Chủ đích của các cố gắng đó của các bạn không phải là để mang lại thắng lợi cho phe phái mình, bằng cách làm hạ phẩm giá các địch thủ chính trị hay đảng phái đối lập nào cả (thường thì người làm báo thừa biết tình trạng bất tài và tham nhũng của một số người lãnh đạo, thế nhưng trong các xã hội độc tài đệ tứ quyền không hề có, người làm báo thì lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi)

 

160

 

            Người làm báo cũng phải nêu cao và quảng bá các phẩm tính căn bản của con người. Thông thường họ chỉ quan tâm đến các tin tức nóng bỏng, nhất là các chuyện kinh khiếp. Từ nơi sâu kín bên trong chính mình con người xem việc sát nhân cùng các hành động kinh tởm xúc phạm đến lương tâm con người, là những gì không thể chấp nhận được, thế nhưng mỗi khi các chuyện này xảy ra , thì tức khắc báo chí đưa ngay lên trang nhất. Trái lại, đối với các việc chăm lo cho trẻ em, giúp đỡ người già, chăm sóc kẻ ốm đau, thì được xem là những chuyện bình thường, không đáng để đưa lên mặt báo. 

 

161

 

            Điều tệ hại to lớn nhất tạo ra bởi tình trạng trên đây đã khiến cho xã hội nói chung và tuổi trẻ nói riêng dần dần xem các chuyện sát nhân, hãm hiếp cùng các hình thức hung bạo khác là khía cạnh tự nhiên của cuộc sống. Điều đó sẽ có thể khiến chúng ta nghĩ rằng bản chất con ngườiđộc ác, và sự phát lộ của nó sẽ không có một phương tiện nào có thể ngăn chận được. Để rồi biết đâu đến một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ tin bản chất ấy của con người là đúng thật như thế, và khi đó chúng ta cũng sẽ đánh mất niềm hy vọng của mình đối với tương lai của cả nhân loại. Từ đó chúng ta cũng có thể sẽ tự hỏi rằng một khi đã không còn một chút hy vọng nào để phát huy các phẩm tính con người và nêu cao nền hòa bình thế giới, thì tại sao lại không biến mình trở thành những tên khủng bố (tức có nghĩa là chủ trương bạo lực để chống lại bạo lực)? Một khi nhận thấy việc giúp đỡ kẻ khác không mang lại hiệu quả gì thì mình cũng có thể tự hỏi tại sao lại không sống cho riêng mình và quay mặt với phần còn lại của thế giới này.

 

            Vậy nếu các bạn là các nhà làm báo thì cũng nên suy nghĩ về các vấn đề trên đây và ý thức trách nhiệm của mình. Dù không thu hút được nhiều độc giả hay thính giả (nghe radio và xem truyền hình) thì cũng cứ nêu cao các điều tốt đẹp mà những người chung quanh đã thực hiện được.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 01.01.19

                                                                                                      Hoang phong chuyển ngữ

                                                        (còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1564)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1412)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1827)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1584)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1356)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1645)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2183)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1914)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1267)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1448)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1734)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1492)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1354)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1501)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1443)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1765)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1464)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1424)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1436)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1522)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1703)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1596)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1535)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1418)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1511)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1269)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1982)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1390)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1545)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2921)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1551)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1740)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1600)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2043)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1585)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1786)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1989)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2179)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1649)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2620)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1717)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1893)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1856)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1620)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2360)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1799)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1858)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1730)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2098)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant