Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

“Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo” Hằng Vang - Phía Bên Kia Triền Dốc Của Cuộc Đời

10 Tháng Giêng 201915:35(Xem: 4907)
“Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo” Hằng Vang - Phía Bên Kia Triền Dốc Của Cuộc Đời
“Nhạc sĩ 50 năm Phật giáo” Hằng Vang
PHÍA BÊN KIA TRIỀN DỐC CỦA CUỘC ĐỜI

 

                                     Có lẽ mùa  trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ  Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều  ngõ ngách cuộc sống   và lấn sang cả  khu vực luôn được  bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu  nói về một sự tưởng thưởng  hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể  còn đi bên trên những  khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh   để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo  mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một  phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ  lão thành  hiện đang còn sống  duy nhất bên chúng ta.

                                   Thật vậy, nhạc sĩ Hằng Vang  với bề dầy  cống hiến, có thừa uy lực  lẫn danh giá để đòi hỏi nhiều chức danh và ngay cả  lợi dụng vào vào đó để  tổ chức hay cho mượn danh xưng  giúp   kẻ thời cơ làm  những  đêm văn nghệ đó đây, hưởng lợi  -  thế gian hiện nay gọi là “bầu sô“ để tạo thêm danh giá và nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình. Người nhạc sĩ già của chúng ta đúng là một nhạc sĩ Phật giáo không  hổ danh, vẫn hằng ngày sống khiêm tốn  nơi một góc phố nhỏ  của thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột , quây quần bên  con cháu và ngày hai buổi  chay lạt thanh bần. Phần thưởng, chức vị, hay danh xưng, ca ngợi rồi cũng ngủ im theo  bao tham vọng   của trần thế, nơi mà sự thương ghét, bè nhóm chủ nghĩa làm tiêu chí chủ đạo sống  và có khi tiếm  danh “ phục vụ Phật giáo”, đã từng làm tím ngắt, héo hắt  bao trái tim người con Phật chân chính. Chỉ một phần  thưởng  năm xưa của Viện Hóa Đạo, khi còn độ tuổi thanh xuân, tự mình gầy dựng nên tên tuổi cho mình và cho cả nền  ca nhạc Phật giáo mai này; để từ cột mốc danh dự đó nhạc sĩ Hằng Vang đã củng cố thêm tài năng cũng như tên tuổi  mình bằng tác phẩm Ánh Đạo Vàng  bất hũ. Làm sao  mà văn hóa văn nghệ Phật giáo chúng ta không khỏi hãnh diện  về điều này ? 

                                    Người ta thờ ơ, bỏ mặc công lao cống hiến  của nhạc sĩ Hằng Vang bên vệ đường đầy  lao xao thực dụng,   thì  anh em  văn nghệ sĩ- đạo hữu sẽ làm thay điều đó, những  người  còn mang trong mình  một trái tim với nhịp đập từ tốn, đủ sức nuôi cho dòng máu  trong sạch lưu thông trong cơ thể mình, cũng  có thể được  xem như là tự an ủi nhau . Và danh xưng “ Nhạc Sĩ 50 năm Phật giáođược ưu ái dành tặng riêng cho  nhạc sĩ Hằng Vang là vậy, và duy nhất chỉ mỗi mình  nhạc sĩ có được. 50 năm không phải là con số ấn định cột mốc tuổi đời mà còn hơn thế nữa là một danh xưng xứng đáng cho một quá trình dài hơn  tên tuổi của nhạc sĩ. Có thể đối chiếu với   nhiều  tên tuổi gọi là nhạc sĩ Phật giáo  hiện nay, có người 40 , 30, hay 10 năm  vẫn nghiễm nhiêm trở thành  một nhạc sĩ Phật giáo lớn có đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn ca khúc  Phật giáo, thậm chí mua cả danh xưng  hay danh hiệu một cách  dễ dàng. Đó là lý do  cho đến hôm nay chưa có ai có được một danh xưng đáng  từ trái tim dành cho  nhạc sĩ Hằng Vang như vậy.

                                    Người nhạc sĩ  lão thành khà kính của chúng ta đã leo quá nữa con dốc cuộc đời, mang theo bên mình một  hành trang nặng trĩu là những thành quả  dành riêng cho  âm nhạc Phật giáo. Chuyện cơm áo cuộc sống  thường ngày đều do  phu nhân và các con của mình lo liệu. Vì vậy nếu  cảm ơn  và tôn vinh nhạc sĩ Hằng Vang thì hơn nữa  sự vinh hạnh ấy đều là của phu nhân và các con của nhạc sĩ. Phía bên kia triền dốc cuộc đời, có lẽ  người nhạc sĩ già của chúng ta sẽ  chẳng còn sức để nhìn lại phía sau lưng mình với  một đoạn đường dài nhiều khúc khỉu và đầy gập gềnh trắc trở; hơn nữa nhìn lại sau lưng cũng  có nghĩa là nhìn ngước lên phía trên  triền dốc ! Như thế sự ngán ngẫm sẽ càng làm cho tiếng thở dài thêm não nuột! Có lẽ giờ đây  nhạc sĩ Hằng Vang cũng không còn cần thiết  để làm như vậy.

                                  Có đôi khi, người nhạc sĩ già của chúng ta  làm nhiều chuyện gây bực mình cho anh em trong nhóm, nhưng nghỉ kỹ lại thì đó lại là tấm lòng của  nhạc sĩ luôn  vì anh em, nghỉ đến anh em trong bất cứ môi trường hay chương trình nào của âm nhạc Phật giáo và thằng  thắn lên tiến bênh vực cho nhau. Người viết còn nhớ rất rõ khi một  vị  vừa tái “đắc cử”  nhiệm kỳ lãnh đạo văn hóa Phật giáo lần thứ hai, nhìn danh sách không có Anh A Anh B,  nhạc sĩ Hằng Vang hỏi vì sao, vị  tân lãnh đạo đó trả lời “ Tôi không ưa thằng đó”- nguyên văn, nhạc sỉ tá hỏa nói  lại với người viết trong trạng thái  rất không hài lòng! Nhờ vậy   mới thấm thía hơn câu nói của một vị  lãnh đạo Phật giáo trẻ khách  rằng “Anh biết đó, Phật giáo mà“, thật là… buồn muôn thuở !

                                   May mắn làm sao, trong những tháng ngày  bên  kia triền dốc cuộc đời, những tưởng nhạc sĩ Hằng Vang rồi sẽ mãi mãi  đi vào quên lãng  cho đến khi khuất dạng, thì Trung Tâm Văn Hóa Văn Nghệ Phật Giáo Nhất Chi Mai giúp sức cho anh em  tề tựu, gặp gỡ người anh cả kính mến của mình nhân mùa Thành Đạo 2018 tại thành phố  Buôn Mê Thuột, nơi mà lâu nay nhiều người còn gọi vui là  thành phốbuồn-muôn-thửở, nơi đó  có ôm ấp  một  nhân tài âm nhạc  Phật giáo chúng ta đang nói đến. Có mặt hôm nay mới thấy hết  nét lung linh của  tình nghĩa đạo bạn, của một sự  ngưỡng mộ dành cho  nhạc sĩ. Ấn tượng nhất khi  người viết đề nghị Quốc Vinh và Quốc Việt, hai người con trai của nhạc sĩ tự đàn và hát một bàn nhạc của cha mình. Bất ngờ hai anh  xin được hát bài “Ánh Đạo vàng” một tác phẩm  bất hũ và là niềm tự hào  về cha của mình. Thế là tất cả các bàn tiệc chung quanh ai cũng cũng đều cất lên những ca từ bài nhạc  vang danh  ấy  với hình bóng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  thành đạo rạng rở ánh hào quang! Con trai, con gái kể cả dâu và rễ, cháu chắt  đều góp lời ca chung, tạo nên bản hợp xướng tuy ngầu hứng mà cảm động  dường bao. Một góc trời của con phố nhỏ Buôn Ma Thuật  rồi cũng sẽ khó có lại hình ảnh này.

                                      Sau  Ngày Thành Đạo rồi đến  ngưỡng cửa mùa xuân Kỷ Hợi. Người em phương Nam – nhạc sĩ thường gọi người viết như thế, sẽ luôn cầu nguyện Tam Bảo gia hộ  sức khỏe cho  nhạc sĩ và gia đình, mong  nhạc sĩ sống an vui với danh xưng rất đẹp không ai có NHẠC SĨ 50 NĂM PHẬT GIÁO , một phần thưởng cho 86  mùa xuân   trọn vẹn với quê hương và đạo pháp.

 

Người em phương Nam xa xôi
Dương Kinh Thành

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10352)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8841)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10322)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10892)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12016)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8674)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9281)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10020)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11305)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9812)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9356)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10072)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10105)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9283)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13286)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10170)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10471)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10930)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9100)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10282)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10225)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9319)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11023)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15048)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11787)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10123)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12656)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10883)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10401)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10750)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10677)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10549)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9992)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9302)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9352)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11354)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9677)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13064)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12619)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9169)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9550)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9591)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9629)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9180)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8983)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10374)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8594)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8289)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15558)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10803)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant