Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Của Đất

30 Tháng Giêng 201906:45(Xem: 6122)
Hạnh Của Đất

HẠNH CỦA ĐẤT

Thích Trung Định


Hạnh Của Đất


Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vậtphục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy (O2) cũng như hấp thụ điôxít cacbon (CO2). Đất có đủ các dưỡng chất nuôi mầm sự sống. Đất còn là nơi nâng đở con người, mọi sự vật tồn tại đều nhờ đất. Đất dung hòa, ôm ấp, bao bọc tất cả mà không hề có một sự than phiền hay oán trách.

Đất trong tiếng Hán gọi là ‘địa’. Là một đại trong tứ đại: địa đại, phong đại, thủy đạihỏa đại. Địa là đất. Đại là lớn. Ý nói địa đại là sự to lớn bao la của đất. Đất có thể dung chưa tất cả, nên gọi là đại.

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. (Luật đất đai) Đất có tính cố định, không thể di dời. Đất là tư liệu sản xuất gắn liền với đời sống con người. Đặc biệt, đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời giangiá trị của nó là miên viễn. Nếu không có đất thì không có sự tồn tại của sự sống.

Có nhiều dạng của đất, trong đó các dạng đất cơ bản như đất thịt, đất cát, đất sét, đất phù sa, đất đỏ…Trên mỗi dạng đất cho chúng ta những giá trị khai thác khác nhau và phù hợp với các loại cây trồng cho năng suất cao. Đất giúp người trồng trọt, chăm bón, tạo ra sản phẩm nuôi sống con người. Đất màu mở phù sa cho đồng lúa tốt tươi, nặng mùa gặt hái. Đất đỏ là thổ nhưỡng cho các loài cây ăn trái như nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, cà phê, cao su. Đất thịt có thể làm gạch ngói nung, trồng các loài hoa màu như ngô, khoai, sắn, đậu, mè. Đất cát cho nhiều loài rau trái, ươm mầm sức sống cho muôn cây trổ chồi đâm ngọn. Mỗi thứ đất đều cho một giá trị kinh tế khác nhau phục vụ con người. Đất còn là nơi dung chứa tất cả các quặng mỏ quý giá. Các thứ trân bảo như vàng, bạc, đá quý đều có ở đất. Đất còn nhiều điều bí ẩncon người chưa thể khám phá ra hết. Đất còn mang nặng ân tình, bổng hóa thành tâm hồn, chan chứa yêu thương.

Trong lời dạy của đức Phật, đất luôn là ẩn dụ quan trọng để Ngài sử dụng trong việc dạy dỗ hàng đệ tử học theo hạnh của đất. Bởi đất có nhiều đặc tính mà người tu cần phải học. Trong đó, nhẫn nhục hạnh như sự chịu đựng của đất được xem là đệ nhất đạo. Sự bao dung, ôm ấp bảo bọc của đất trở thành hạnh lành tối thắng. Sự trưởng dưỡng, tự làm mới bản thân của đất trở thành hạnh tinh tấn nỗ lực tu tập để vươn lên trên con đường đạo. Rất nhiều ý nghĩagiá trị thực tiễn cao quý của đất trở thành phương châm hành trì cho người tu học. Đất như người mẹ hiền chan chứa tình thương, ôm ấp bao dung con người vào lòng để trưởng dưỡng, nuôi nấng. Khi ta sống thì đất nâng đở, chở che. Khi ta chết thì đất ôm sâu vào lòng. Tình của đất đậm đà sâu lắng muôn đời không hề lạt phai.

Trong một lần đức Phật muốn giáo dưỡng La hầu la học theo hạnh của đất để điều phục lại tâm ý của mình. Bởi thời tuổi trẻ La Hầu La còn có những hành vi thất thố oai nghi tế hạnh, phóng túng tâm ý, khởi niệm tự tôn. Do vậy, trong những dịp cần thiết đức Phật lấy hạnh của đất để giáo giới. “Này Rahula, con hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.”

Lời dạy này đã mở ra một con đường thênh thang cho một tâm hồn tràn đầy lý tưởng. Khi tâm đủ lớn dung chưa tất cả mọi thứ khó dung thì khi ấy tâm mới trở nên quảng đại. Tâm ấy là Bồ tát tâm, Tứ vô lượng tâm, có khả năng lớn trong bao dung và thâu nhiếp. Khi tâm không còn phân biệt thị phi, hơn thua, dơ sạch thì người ấy mới có khả năng tự tại như đất. Và khi đón nhận tất cả mọi thứ hơn thua thị phi nhân ngã, lại có khả năng chuyển hóa như đất cho hoa thơm trái ngọt thì thì hành giả học hạnh như đất sẽ sinh khởi những đức tính cao thượng, dùng những đức tính ấy để nhiếp hóa chúng sinh. Thành ra, khi chúng ta trang bị học hạnh như đất thì dù có vào ra sinh tử, lui tới trong đời sống ngủ trược ác thế mà tâm Bồ đề vẫn không thối chuyển, như nhiên thường tại. Lời dạy này không chỉ dành riêng cho Tôn giả La Hầu La mà dành cho tất cả mọi người áp dụng hành trì. Bởi ai cũng cần học hạnh như đất để kiện toàn đạo nghiệp. Trong tâm thức của mọi người ai cũng có những hạt giống xấu, bất thiện. Và ai cũng có khả năng tu tập để chuyển hóa những hạt giống ấy trở nên thanh cao, thánh thiện. Nhờ đó ta tự rọi soi vào tâm mình để tự điều chỉnh, kiện toàn. Cho nên, đất muôn đời vẫn là tấm gương cao quý để mỗi người tự rọi soi.

Ngoài hạnh của đất, đức Phật cũng dạy hành giả học theo hạnh của nước, lửa, và không khí: “Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.”

Một câu chuyện khác về vị Đại đệ tử đệ nhất trí tuệ-Tôn giả Xá Lợi Phất cũng muốn học theo hạnh của đất. Câu chuyện cảm động về một vị Đại đệ tử của đức Phật làm bài học cho hậu thế muôn đời. Chuyện kể rằng: Tại Tinh Xá Kỳ Viên, sau ba tháng hạ Tôn giả Xá Lợi Phất tạm biệt Đức Phật để lên đường đi hóa đạo. Khi Ngài ra khỏi cổng Tinh xá, một Tỳ kheo thưa với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Xá Lợi Phất vô cớ nhục mạ con, rồi bỏ đi với lý do đi giáo hóa, thực sự Xá Lợi Phất không đi truyền bá Phật pháp. Nghe câu chuyện xong, đức Phật cho gọi Tôn giả Xá Lợi Phất trở lạiyêu cầu cho biết dữ kiện. Ngài Xá Lợi Phất trình Phật:

“Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi theo Đức Thế Tôn học đạo đến nay tuổi gần 80, con chưa bao giờ làm tổn hại sinh mạng kẻ khác, chẳng biết dối trá chăm lo thăng tiến đạo nghiệp, kể cả 40 năm qua, được vinh dự làm môn đệ của Đức Thế Tôn, dù nhiều lần được Đức Thế Tôn khen ngợi, nhưng con chưa bao giờ tỏ ý kiêu mạn coi thường người khác, từ đó đâu dám nhục mạ người trong giáo đoàn.

Con thiết nghĩ: Đất luôn luôn nhận lãnh hết tất cả những sự dơ uế của thế gian, con tự nguyện làm đất luôn luôn nhẫn nhịn tất cả những điều trái ý, không hạ nhục bất cứ ai. Dòng nước cuốn trôi, rửa sạch tất cả những vết dơ bẩn của trần gian, con tự nguyện rửa sạch trần cấu cho mọi người. Cái chổi quét sạch hết tất cả rác rưởi không hề phân biệt con tự nguyện làm cái chổi quét sạch bụi trần của chúng sanh. Bấy lâu con chưa hề khinh khi ai, chưa hề có ý niệm phân biệt, cố gắng không để tâm vọng đọng thường an trú trong chánh niệm. Bởi thế nếu con còn có lỗi lầm nào, xin các tỳ kheo từ mẫn chỉ bảo con xin thành khẩn y pháp sám hối.”

Để thỏa mãn cho tất cả các môn đệ, Phật cho gọi các tỳ kheo đương cáo ra đối chứng. Trước giáo đoàn, vị tỳ kheo đã nói dối rất hổ thẹn, xin Phật và Xá Lợi Phất rộng lượng khoan dung. Phật bảo trong đời có hai hạng người mạnh nhất đó là người không có tội, người có tội mà biết ăn năn sám hối. Riêng Xá Lợi Phất không những không oán giận mà còn hoan hỷ khoan dung.

Hạnh của đất cũng được đức Phật đưa ra như là biểu mẫu của tình bạn chân thật, cao quý nhất. Trong một đoạn kinh khác đức Phật dạy kết bạn có bốn thứ: Một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, bốn là kết bạn như đất. Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế: hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ. Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dễ nhau. Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực, kết bạn cũng thế, khi sang thì sang với nhau, khi vui thì đồng vui. Như thế gian nói, thấy sang bắt quàng làm họ. Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều nương dựa nơi đất mà sinh, làm bạn nuôi dưỡng để ủng hộ, ân hậu không bạc.

Trong bốn loại bạn, thì làm bạn như đất là tình bạn chân thật, cao quý nhất. Đây là mối quan hệ bạn bè nương tựa nhau để cùng tiến bộ, là tấm gương bạn bè chân tình, cao quý - một trong những yếu tố tạo nên tinh thần tùy hỷ trong đạo Phật. Khi thấy bạn có những tiến bộ, mình không sanh lòng ganh tỵ; khi thấy bạn gặp cảnh ngộ thiệt thòi, kém sút, mình cũng không sanh tâm khi dể, rẫy ruồng. Đó là đức tính của đất, và nên kết bạn như đất mới bền vững.

Trong truyền thống Đại thừa Phật giáo, có một vị Bồ tát lớn, gọi là Bồ Tát Địa Tạng. Một vị bồ tát lớnhạnh nguyện rất cao thâm: chừng nào địa ngục chưa trống không thì Ngài vẫn chưa dừng nghỉ công việc hóa độ (Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận phương chứng Bồ đề). Danh hiệu Địa Tạng rất thâm sâu và đầy ý nghĩa. Danh hiệu ấy có nghĩa là trái đất với tính cách vững chãi và dày dặn của nó có khả năng chứa đựng và ôm ấp được tất cả (Địa ngôn kiên, hậu, quảng hàm tàng). Tuy biết rằng khổ đau và phiền não không có giới hạn, nhưng hạnh nguyện cứu đời của một vị Bồ tát cũng không có giới hạn. Chừng nào còn có khổ đau, còn có phiền não, thì vị Bồ tát còn chưa dừng tay cứu độ. Trái đất của này cần những con người như Bồ Tát Địa Tạng, và mọi người cũng cần học làm theo hạnh nguyện của ngài. Cuộc đời còn có nhiều khổ đau phiền não, oan trái và thù hận, Bồ tát Địa Tạng với năng lực lớn sẽ hóa giải tất cả. Ngài cũng có năng lượng vững chãibao dung của đất, vì thế nên Ngài có thể ôm ấp và chuyển hóa tất cả.

Có một bản kinh với tên gọi: “Tâm địa quán”, bao gồm 13 phẩm. Chủ đề của bản kinhquán tâm như đất. Đây là một lộ trình tu học đi từ địa vị phàm phu lên bậc thánh trí giác ngộ giải thoát. Khi tâm được quán chiếu như hạnh của đất, thực hành như hạnh của đất thì lộ trình giác ngộ sẽ được mở ra. Và khi tâm đã được vững chãi, bao dung như đất thì lý tưởng Bồ tát được thực hiện trọn vẹn. Ngoài ra trong giới pháp Đại thừa còn có Kinh Phạm võng Bồ tát tâm địa giới. Đây là giới pháp cho hàng Đại thừa Bồ tát có tâm lớn như đất. Hạnh của đất trong kinh tạng Nikāya hay Đại thừa đều mang ý nghĩa như vậy. Đó là sự thống nhất giữa kinh điển Nam tạng và Bắc tạng. Mặc dù hình thức triển khai khác nhau nhưng nội dung và ý nghĩa thì vẫn xuyên suốt.

Tóm lại, chúng ta phải học hạnh của đất như Bồ Tát Địa Tạng, như Tôn giả Xá Lợi Phất, và Tôn giả La Hầu La. Học theo hạnh của đất để những nỗi khổ niềm đau, tủi nhục, giận hờn, khổ đau buồn chán được ôm ấp và chuyển hóa. Học theo hạnh của đất để tâm càng ngày càng đủ lớn để thâu nhiếp và bao dung. Học hạnh như đất để hoa hoa trái từ bitrí tuệ khai mở trong tâm thức chúng ta, trên quả địa cầu này ngày càng thêm tươi đẹp.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo số, 312.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11180)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9927)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10155)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9629)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10015)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8777)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8507)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10021)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9976)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9424)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10569)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10488)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11266)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8479)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12605)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10129)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8416)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9638)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9489)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8105)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9956)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9203)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13313)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9529)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8655)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10294)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8625)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8608)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14165)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10169)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8567)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11461)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11809)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8742)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8088)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9335)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10379)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8677)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8772)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16033)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9868)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11368)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10174)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8331)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9248)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9976)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8573)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12103)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9419)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant