Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trí Nhớ Mù Sương

31 Tháng Giêng 201916:47(Xem: 4592)
Trí Nhớ Mù Sương

Trí Nhớ Mù Sương

Nguyên Giác

Rất mực gian nan để kể lại chuyện của rất nhiều thập niên trước. Trí nhớ tôi bây giờ lúc nào cũng lãng đãng, sương mù. Khi khởi lên ý định kể lại mấy chuyện thời nhỏ, chỉ thấy hiện lại trong tri nhớ một khoảng sân trắng, mấy đứa nhóc quậy phá, những lọ mực tím, những tập vở kẻ hàng, mấy bàn học, lối đi có hai hàng tre xanh, âm vang trong đầu là tiếng ê a đánh vần… Tôi đã điện thoại để hỏi chị tôi về tên của vài người xa thật xa, nhưng cũng chỉ được vài phần, những nét kể lạ cứ như hư, như thực. 

Xóm Chuồng Bò thì nhớ tên rồi. Hình ảnh con bò thực ra lúc đó không còn nữa. Đúng ra cứ khi rạng sáng, khi nghe lộp cộp trên đường là biết ngay xe thổ mộ (may quá, còn nhớ chữ này, chứ không lại bảo là xe ngựa thì chẳng giống ai) từ trong Xóm Chuồng Bò chạy ra Chợ Hòa Hưng. Còn xóm ao rau muống thì chẳng thể nhớ tên gì. Lối đi từ nhà tôi vào Xóm Chuồng Bò có vài hẻm, những bụi tre xanh cao vút bên đường, dẫn tới mấy ao rau muống trong tận mấy xóm sâu. Lúc đó phía dưới là cát trắng.

Tôi hỏi chị tôi về tên của mấy đứa trong lớp má tôi dạy thời đó. Gọi là lớp cho oai, thực ra chỉ có vài đứa trong xóm. Liên, Linh, Minh, Hiền… Hồi đó có lẽ là lớp tự phát, chỉ  từ mẫu giáo cho tới lớp hai. Tôi không biết có đúng là lớp tự phát hay không, vì có thể má tôi có giấy phép, vì thấy lớp học có ba bàn dài có hộc tủ cho học trò, và đứa nào học hết là được dẫn ra trường ngoài phố học tiếp. Có lý do hiểu được, vì mấy đứa nhỏ quá không thể đi bộ ra trường lớn, dù có người lớn dắt đi. Thời đó xe đạp cũng là hiếm, nên chủ yếu là đi bộ. Vì chỉ có má tôi là cô giáo duy nhất cho khoảng năm đứa, có khi là sáu đứa con nít, nên tới trưa, có một bà dì tôi từ ngoài trường Áo Tím đi học về, là tạm thay má tôi. Má tôi, dì Hà, dì Hương và dì Hoa đều khuất núi cả rồi. 

Cả ba dì lúc đó cũng chưa qua trung học, nên cũng bận bài vở, nói là dạy có lẽ chỉ là giữ cho mấy đứa khỏi quậy phá, chờ tới chiều đưa tụi nhỏ về nhà ba má tụi nó. Như thế, có lẽ chức năng chính của lớp này chỉ là giữ trẻ chứ dạy chỉ là một phần. Vì thực ra, má tôi học cũng không cao, theo tôi nghĩ. Nhưng trong xóm ai cũng gọi má là Cô Ba. Lẽ ra, phải gọi Cô Hai mới đúng kiểu Sài Gòn, vì trên má tôi không có ai nữa. Có thể vì hàng xóm quen gọi như thế với ba tôi? Không nhớ. Nhưng ba tôi làm nghề trên xe lửa, đi thường xuyên, có khi vắng nhà cả tuần lễ, cũng không có anh hay chị nào để được gọi thứ tự là Thầy Ba. Hồi đó, hễ thấy làm chính phủ, dù là bấm thẻ hay trưởng tàu xe lửa, là được dân trong xóm gọi là Thầy liền; thầy đây là thầy ký, không mang nghĩa thầy giáo hay nhà sư trong chùa.

Không nhớ hết khuôn mặt mấy đứa nhỏ trong lớp. Nhỏ Liên thì ban đầu tôi nhầm với nhỏ Linh. Chị tôi nói qua điện thoại rằng nhỏ Liên hồi đó ưa ngồi một chỗ thu lu, có vẻ như thích lặng lẽ. Còn nhỏ Linh thì ưa quậy phá, lại ưa ồn ào. Tôi không biết chính xác chị tôi nói đúng không, vì tuổi lớn như chị thì trí nhớ hẳn là còn mù sương hơn mình nữa, tôi tự nhủ. Trong khi chị nhớ về cá tính ưa tĩnh của Liên, ưa động của Linh, thì tôi nhớ rằng nhỏ Liên mặt gầy, thường để tóc bum-bê, còn nhỏ Linh mặt chữ xoan, y hệt hình ảnh xi nê; cả hai đều ưa mặc đồ với vải in hoa, màu dịu. Bây giờ không nghe gì về hai nhỏ đó nữa. Còn tên Minh thì ưa làm trò, lâu lâu bước ra sân, lấy cây viết chấm vào lọ mực tím rồi vảy ra sân cát trắng. Tôi nhớ hình ảnh mấy đứa nhỏ đứng trên sân cát trắng, nơi góc sân là một cây le-ki-ma lớn, lùi phía sau là một mộ cổ bằng đá tổ ong màu nâu đỏ. Lâu lâu nhớ tới, là thấy những đốm mực trên cát trắng hiện ra trong đầu. Còn tên Hiền thì tôi không nhớ nổi chút gì. Còn một hay hai tên học trò nữa, thì chị tôi và tôi không nhớ gì. Chị không nhớ thì dễ hiểu, vì lúc đó chị đã vào lớp ba ở trường tiểu học Chí Hòa. Nhưng tại sao chị nhớ tính tình, còn tôi lại chỉ nhớ màu sắc của cát trắng và mực tím, thì cũng chẳng hiểu.

Sau ngôi mộ cổ là một ngôi chùa. Cả chị tôi và tôi đều không nhớ chính xác chùa tên gì. Có thể là Phổ Quang hay Phổ Minh, hay Phổ Hiền. Chùa lúc đó có hai thầy trò, một ông sư và một chú tiểu. Trí nhớ của tôi về chùa này chỉ là một cổng tam quan nhỏ, căn nhà hai tầng được biến làm chùa, khoảng sân nhỏ tráng xi măng, bên trong có nhiều tượng PhậtBồ Tát. Mấy đứa nhỏ tụi tôi ưa thích vào chùa này. Hễ vào là được ông thầy tặng mỗi đưa một trái chuối, hay trái quýt… Về sau, tôi dò theo kinh điển thì nghiệm ra đó hình như là hạnh bố thí, hễ là sư là phải tặng cho chúng sinh cái gì. Người thọ nhận cái gì từ chùa là có đi đâu xa, nhiều kiếp sau cũng tìm lại mái chùa.

Cũng có lúc, chú tiểu mang một mâm trái cây sang tặng cho cả lớp má tôi dạy. Chú tiểu thì chỉ nhớ tên là Đăng, còn gì Đăng thì không nhớ. Thầy Đăng này học đâu đó miệt Sài Gòn, đi xe đạp hàng ngày tới trường, trong khi ông sư lớn ở chùa. Về sau, đọc về lược sử Sài Gòn, tôi đoán là Thầy Đăng, lúc đó là học ở Phật Học Viện nào ở Phú Lâm. 

Nhà sư lớn tuổi  thì chị tôi cũng không nhớ tên. Chị nói qua điện thoại, lúc đó giọng chị trầm xuống như đang nói bí mật về những người còn ở cõi này, rằng có lúc nghe má tôi nói chú tiểu là con nhà sư. Hồi đó nhà sư từ xứ Huế hay xứ Quảng đó vào Nam, đi vòng vòng mấy tỉnh, có lẽ tìm Thầy học đạo, thế rồi bị Tây bắt vì nghi ngờ chi đó, bắt giam mấy tháng, đánh gãy giò rồi thả. Có nữ Phật tử mang về, thế là nhà sư ra đời. Vài năm sau, nhà sư dắt đứa nhỏ về xóm này, dựng chùa. Còn người nữ Phật tử kia không nghe gì nữa. Có thể họ bí mật thăm nhau, vì không lẽ má lại bỏ con luôn, chị tôi giải thích thì thầm qua điện thoại; giọng chị y hệt tiếng gió thổi qua mấy bụi tre. Tôi không tin mấy vào trí nhớ của chị, nhưng đành chịu. Thôi thì cứ nghe. Vì hiển nhiên, ai cũng có một bà mẹ.

Hình ảnh tôi thường nhớ là chú tiểu Đăng khi có gì tặng cho lớp, bước vào là đứng ngay cửa, hai tay bưng mâm trái cây. Thường là dì Hà, hễ có mặt khi đó, là đứng bật dậy, bước tới cửa và đưa hai tay nhận mâm này. Bây giờ, nhớ lại, tôi nhớ y hệt như một cuốn phim đen trắng đã trôi thật xa. Tôi nghĩ, nếu lúc đó dì Hà điểm trang môi son má phấn, mặc áo dài, trong khi chú Đăng mặc áo dài khăn đóng, thì trông y hệt một đám hỏi. Nhưng không phải đâu. Tôi nghiệm ra rằng nghĩ lung tung là không nên, kinh gọi là tâm phan duyên. Huống gì tất cả những người đó đều là bậc trưởng thượng, cho dù lúc đó họ còn là niên thiếu.

Chị tôi kể rằng ba má tôi cũng là người Miền Trung vào. Ba tôi là gốc Hà Tĩnh; hồi đó vùng này có phong trào chống Tây, bị đàn áp dữ dội, rồi ba chạy loạn, tìm được việc trong ngành xe lửa. Khi xe qua những chuyến ghé Nha Trang, gặp má tôi nơi đây, mới cưới nhau. Khi bà ngoại khuất núi, ba má tôi dẫn mấy dì vào Sài Gòn ở, ban đầu ở Dĩ An, một thị trấn đâu đó phía Đông của Sài Gòn, rồi về ngõ Nguyễn Thông nối dài, sau các rặng tre xanh này.

Tôi nghiệm ra rằng âm thanh dễ nhớ hơn hình ảnh. Như để hình dung ra các hình ảnh trong khu xóm đó, không thể nhớ nổi khuôn mặt mọi người. Chỉ là mang máng thôi. Mấy đứa nhỏ vài năm sau là thay đổi, thì chẳng nói gì. Nhưng hình ảnh nhà sư gầy, tôi không hình dung nổi khuôn mặt. Chỉ nhớ là giọng Huế hay Quảng gì đó. Mà tại sao nhóc tì như tôi lại nhở nổi giọng nói mơi lạ. Có thể vì những thời kinh chăng… Nhưng nhớ nhất là trái cây: ba má tôi thường qua chùa cúng trái cây, những lúc ba tôi trong các chuyến xe lửa về, thường mang theo các trái mít khổng lồ mua từ Dầu Giây hay Biên Hòa về.

Có những lúc má tôi đi khám bệnh hay thăm bệnh đâu đó cả ngày, lớp học bàn giao cho dì Hà. Lúc đó chú Đăng lại vào lớp ngồi. Làm sau chú Đăng canh ngày giờ để vào lớp thì cũng lạ; hồi đó làm gì có điện thoại di động mà nhắn nhau. Hình ảnh nhà sư trẻ, tôi nhớ là cỡ mười mấy tuổi, vào ngồi chung lớp học mầm non là cái gì rất dị kỳ. Nhưng di tôi, tức là cô giáo Hà, xem là chuyện tự nhiên. Chị tôi kể lại, chắc họ thích nhau. Sau này, tôi nghĩ là dùng chữ như thế không chính xác. Cho dù là, trong trí nhớ nhóc tì của tôi lúc đó vẫn nhớ hình ảnh một chú tiểu ngồi sau lưng bốn hay năm đứa con nít mầm non hay lớp một, tay chú tiểu chống cằm ngó lên bảng phấn, trong khi dì tôi, thường lúc đó là lúng túng bắt tụi nhỏ đánh vần, bất kể rằng dì cũng là vị thành niên. Thế rồi, khi đoán tới giờ má tôi sắp về tới, lại thấy chú Đăng lặng lẽ biến đi.

Hình ảnh một thời đó y hệt sương khói. Cho tới khi tình cờ, dì Hoa kể cho má tôi nghe rằng có một học trò ngoài sổ như thế tới, trong những khi má tôi đi cả buổi hay cả ngày. Chị kể rằng, có lẽ ba má tôi sang nói gì với nhà sư lớn. Thế là, những lần như thế giảm đi, nhưng lại thấy dì Hà ưa qua thăm chùa nhiều hơn, bất kể là mấy dì bài vở nhà trường mang về nhà rất nhiều.

Một lần, trong giờ ra chơi, nhỏ Linh đứng nhìn tôi, rồi đưa hay tay nắm hai tay tôi. Cảm giác lúc đó của tôi là tự nhiên giựt ra. Hai đứa nhỏ lớp mầm non nắm tay nhau có lẽ là bình thường bây giờ, nhưng hồi đó là lạ lắm. Nhỏ Linh nói rằng vậy là đúng như nhỏ này đoán là tôi sẽ tự động phản xạ giựt tay ra, vì nhỏ này chỉ thử để xem, vì mấy hôm trước nhỏ này thấy dì Hà đứng nơi sân chùa đột ngột nắm tay Thầy Đăng, rồi nhà sư trẻ này cũng đột ngột giựt tay ra. Tôi nghĩ, chuyện nắm tay của dì Hà cũng là phản xạ, rồi nhà sư này giựt tay ra cũng là phản xạ. Vì tất cả những người đó trong trí nhớ tôi là tuyệt vời đạo đức, không hề làm phiền muộn bất kỳ ai, không hề làm động gì tới thế gian này, không hề làm chết một con kiến hay con muỗi. Họ là những phiến thủy tinh trong vắt.

Tuy nhiên, những gì nhìn thấy hay nghe thấy vẫn cứ thỉnh thoảng lảng vảng trong trí nhớ nhiều năm. Tới hồi năm tôi học đệ nhất, vào học thi trong sân chùa Xá Lợi, nơi lúc đó thường im vắng, dễ tập trung tư tưởng. Nhỏ Linh cũng học đệ nhất Gia Long. Một buổi chiều, tôi và nhỏ Linh đứng nơi cổng tam quan của chùa Xá Lợi, con đường nhỏ bên hông chùa bỗng vắng dị thường. Tự nhiên nhỏ Linh, lúc đó là một nữ sinh áo trắng xinh đẹp rồi, nhìn thẳng vào mắt tôi, nói là tụi mình nhìn thẳng mắt nhau đi, xem ai thành thật thì sẽ không chớp mắt. Tôi không hiểu sao lại có định kiến gì về chớp mắt hay không chớp mắt như thế. Nhưng tự nhiên, bảo nhìn thì nhìn. Thế là tôi nhìn và rồi như dường có người vô hình nào sau lưng mình, muốn xô mình tới. Tôi sợ té vào nhỏ Linh, nghĩa là sẽ bị hiểu là ôm chầm cô bạn dễ thương này, nên gượng lại, hai tay tự nhiên đưa ra nắm tay nhỏ Linh. Và rồi bất chợt hai tay tôi giựt ra. Nhỏ Linh nói là tôi đã chớp mắt trước. Hai tay tôi như điện giựt. Về tới nhà, tôi bệnh liệt giường mấy ngày. Rồi có lúc, tôi chợt thắc mắc, sao nhỏ Linh nói là tôi chớp mắt trước, mà không nói chuyện tôi đột ngột nắm tay nhỏ này. Và dĩ nhiên, tôi không hề nói gì với nhỏ Linh là lúc đó như có người vô hình xô tôi, hay phải chăng thầm kín trong tôi là ôm nhỏ Linh. 

Và rồi, học thi nặng nhọc đã làm quên hết mọi chuyện thường ngày. Tôi nghĩ, có thể vì lúc đó, mùi nước hoa trên tóc nhỏ Linh có sức hấp dẫn. Tôi kể lại cho chị tôi nghe, rằng mùi nước hoa thoang thoảngsức mạnh xô người nam vào người nữ. Chị tôi cười trên điện thoại là mày làm tao mắc cười gần chết, mới nói chuyện ngó mắt nhau, lại kể chuyện mùi hương trên tóc, mà phải gần cỡ nào mới ngửi thấy hương tóc được. Tôi nói lãng đi, có khi mùi hương từ kiếp trước, nhưng thiệt sự là  chỉ mới nắm tay thôi, rồi giựt ra, chưa từng ôm nhỏ Linh bao giờ. 

Chị kể, rằng đúng là có chuyện dì Hà đứng nắm tay Thầy Đăng ở sân chùa, nhưng đó là khi trao nhau kinh sách, hay sách truyện gì  đó, thì tự nhiên, chắc là dì Hà muốn nắm tay Thầy Đăng thử xem có giống Lan và Ngọc trong tiểu thuyết Khái Hưng hay không. Chị tôi cười, chẳng có gì đâu. Tôi nói, vậy còn hôm dì Hà đi bụi đời thì sao. Chuyện dì Hà bụi đời thì tôi không nhớ, chỉ về sau mới nghe người lớn kể. Thời đó, không ai nói chuyện linh tinh như thế.  

Chị tôi kể lại rằng, có một lần, chú tiểu Đăng rủ dì Hà và dì Hoa đi xe đạp sang miệt Tham Lương để thăm ngôi chùa nào nơi đó. Khu vực tôi đoán, có thể là Hóc Môn, hay Bà Điểm, vì qua cầu Tham Lương cũng không chỉ rõ là nơi nào. Nhưng rồi mưa chiều bất chợt lớn kinh khủng, ào ạt. Thế là ba người, đi trên hai xe đạp, không dám về cho kịp ban chiều, phải  ở lại đêm nơi ngôi chùa kia. Thời đó không có điệtn thoại, cho nên má tôi lo lắm. Nghe kể lại là, ban đầu má bảo dì Hương qua chùa, hỏi nhà sư lớn xem vì sao chú Đăng biến mất cùng dì Hà và dì Hoa, có đúng là qua chơi miệt Tham Lương như ba người dặn dì Hương trước khi dì Hoa lên xe đạp ngồi sau lưng dì Hà đạp theo chú Đăng hay không.

Tôi hoàn toàn không nhớ mấy chuyện đó, cũng vì sáng hôm sau ba người về. Ba tôi lúc đó còn trên một chuyến xe lửa nào đó, không có nhà. Má tôi rầy dì Hà và dì Hoa liên tục, nhưng sau đó chỉ giám sát chặt chẽ; hình như không kể lại cho ba tôi nghe. Má tôi lúc đó kéo hai dì Hà và Hoa, từng  người ra tra hỏi riêng. Chị tôi kể, lúc đó má hỏi là có bị ai làm gì không, nấu ăn gì hôm đó, lại còn ngó kỹ từng lai áo, bâu quần xem có dính bùn hay đất gì không, và các thứ. 

Nhưng nhà sư trụ trì hôm sau dẫn chú tiểu Đăng sang để xin lỗi cô Ba, vì tụi nhỏ đi chơi không về. Nhà sư bắt chú Đăng ngồi trước mặt má tôi, tước mặt dì Hà và dì Hoa, lập đi lập lại những câu xin lỗi.

Chị tôi kể rằng, chị nhớ mang máng là, Thầy trụ trì bảo chú tiểu Đăng lập lại theo lời Thầy. Trước mặt mấy nữ cư sĩ, lời xin lỗibình thường. Nhưng chị kể, là sau đó chị nghe hai dì kể lại, lời Thầy trụ trì bắt chú Đăng đọc từng câu như lời xin lỗi Đức Phật. Nghĩa là, Thầy bắt chú Đăng xin lỗi chúng sinh trước, rồi xin lỗi Đức Phật sau. Nhiều năm trước, có lúc, tôi nghĩ đó là văn sám hối.

Thầy bảo với giọng nghiêm nghị, Đăng, lập lại lời Thầy, “Con không ưa thích những gì được thấy.”

Chú Đăng lập lại lời Thầy trụ trì, giọng đều đều buồn thảm, “Con không ưa thích những gì được thấy.”

Thầy trụ trì tiếp, “Con không ưa thích những gì được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được suy nghĩ…

Chú Đăng lập lại, trong khi chị kể là lúc đó, theo chị dòm lén thì thấy, dì Hà và dì Hoa cúi gầm mặt, “Con không ưa thích những gì được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được suy nghĩ…”

Thầy trụ trì nói, lập lại, “Con không ưa thích những gì được thấy hôm qua, hôm kia, tuần trước, trong quá khứ…

Chú Đăng lập lại, giọng sầu thảm hơn. 

Thầy trụ trì tiếp, “Con không ưa thích những gì được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm thọ, được suy nghĩ… hôm qua, hôm kia, tuần trước, trong quá khứ.”

Chú Đăng lập lại y như thế. 

Rồi Thầy dẫn chú Đăng về. Hình phạt cũng lạ. Đọc mấy câu như thế mà gọi là phạt.

Không ưa thích những gì được thấy, được nghe hôm qua, có phải là ám chỉ rằng chú Đăng phải xóa trong ký ức hình ảnhlời nói của mấy dì xinh đẹp của tôi? 

Tuy nhiên, chuyện động trời như thế, chuyện hai dì ngủ một đêm ngoài nhà vì kẹt mưa không về kịp, má dặn mấy dì giấu ba; lúc đó ba tôi còn trên một chuyến xe lửa, mấy hôm sau mới về. Má chỉ lo là ba lấy roi đánh mấy dì. Thêm nữa, hên mà hai dì đi kèm nhau, chớ rủi mà chỉ một dì ngủ đêm ngoài nhà là sẽ bị nghi ngờ táo bạo. 

Lần đầu tiên được nghe kể chuyện đó, khoảng thập niên 1970s, tôi nghĩ rằng câu chuyện giống như tiểu thuyết Kim Dung. Vì tôi chợt nhớ ra một câu trong một bài kinh của Minh Giáo Ba Tư, hình như là “sống không lấy gì vui, chết không lấy gì buồn…

Về sau, nhiều thập niên sau, tôi nhắc chị tôi chuyện đó, nhưng nói rằng thực ra, có lẽ là từ một bản Kinh Phật tôi đọc gần đây.

Tôi đọc qua điện thoại cho chị nghe, một đoạn từ Kinh Bất Lạc trong Tạp A Hàm: “Vì nếu Tỳ kheo không ưa sắc, không khen ngợi sắc, không chấp thủ sắc, không đắm trước sắc, thì đối với sắc sẽ không ưa thích, tâm được giải thoát…” (1)

Chị tôi nói, không hoàn toàn giống, vì thời đó chưa có bản Việt dịch này. Thêm nữa, sắc gì mà sắc, con nít trân mà…

Tôi nói, hẳn là Thầy trụ trì đọc bản Hán văn, và bắt chú Đăng đọc để xin lỗi má và hai dì. 

Chị tôi nói, buổi xin lỗi chỉ có khoảng 15 phút, nhưng sau đó dì Hà không dám một mình đi gặp chú Đăng nữa.

Tôi cãi, sắc đây là cái mình thấy, không phải nhan sắc, mà thiệt ra, sau đó má dặn dì Hương và dì Hoa là tụi bay phải bám sát chị Hà,   không để một mình đi đâu hết.

Chị tôi bật cười  qua điện thoại, hóa ra má chơi trò kềm kẹp, cảnh sát và công an nơi nào, thời nào cũng có.

Tôi nói, không biết dì Hà sau đó có ý định lãng mạnxa hơn không, mấy chuyện này mà không liều mạng, là không thành tiểu thuyết.

Thiệt ra, khi tôi nói như thế, là hình ảnh nhỏ Linh hiện ra trong đầu tôi. Nơi cổng Chùa Xá Lợi, thay vì chỉ ngó vào mắt nhau, thay vì chỉ đột ngột nắm tay và rồi giựt tay ra, mà ôm nhau là lịch sử đời tôi biến đổi rồi. Dĩ nhiên, tôi không bao giờ kể cho chị tôi nghe chuyện nhỏ Linh. Có thể, khi đọc truyện này, chị tôi mới biết.

Từ khi tôi được nghe kể, đôi khi khởi lên mấy chữ thì thầm bên tai tôi rằng không có gì  để ưa thích… Những lúc như thế, hình ảnh khoảng sân cát trắng và lũ nhỏ ê a hiện lên trước mắt tôi lãng đãng y hệt như từ một giấc mơ nhiều ngàn đêm trước. 

Vài năm sau, cả nhà tôi dọn vào Chợ Lớn. Những âm vang và hình ảnh từ Xóm Chuồng Bò nhạt dần trong trí nhớ tôi, hệt như làn khói ban chiều mỏng dần và tan đi. 

GHI CHÚ:

(1)   Kinh Bất Lạchttps://suttacentral.net/sa60/vi/tue_sy-thang

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15070)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19214)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15666)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13745)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13914)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14385)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15196)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18094)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15174)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14686)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17890)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20724)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19522)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17083)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15744)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17162)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15904)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15209)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14977)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14980)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18025)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15753)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16728)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14419)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14336)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16556)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17418)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18628)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16973)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16399)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15664)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16447)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15428)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14256)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15418)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14809)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7558)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17181)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12287)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12225)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16528)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14651)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14528)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13832)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12451)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13834)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12292)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15341)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13784)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13667)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant