Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Thơ Cụ Mộc Đạc, Nghĩ Về Phật Giáo Dân Gian

25 Tháng Hai 201908:58(Xem: 5485)
Đọc Thơ Cụ Mộc Đạc, Nghĩ Về Phật Giáo Dân Gian

Đọc Thơ Cụ Mộc Đạc, Nghĩ Về Phật Giáo Dân Gian

Nguyên Giác

Có một lời dạy của Đức Phật đã ngấm vào dòng chảy  của tâm thức dân tộc mình… Đó là ý thức về vô thường, về khổ. Bởi vậy, thơ Việt Nam kể chuyện buồn nhiều hơn vui, lo lắng nhiều hơn an bình, gập ghềnh nhiều hơn bằng phẳng…

Ngay từ trang đầu Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du (1766–1820) đã viết:

Trải qua một cuộc bể dâu. 

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Đó là chuyện xưa. Bây giờ nói chuyện đời nay. Rằng tôi có một người hàng xóm cao niên, người đôi  khi tôi vẫn gọi đùa trong tâm là “cụ Nguyễn Du đó nhen” – dĩ nhiên thơ cụ không thể hay bằng nhà thơ họ Nguyễn rất mực tôn kính của mấy thế kỷ trước, nhưng tấm lòng mê thơ của ông cụ tôi quen thì tuyệt vời.

Nơi đây hoàn toàn không có nghĩa gì là so sánh hay đối chiếu chuyện văn chương, chỉ đơn giản vì đọc thơ và nói về thơ là một niềm vui, tuyệt vời hơn uống trà và cà phê nhiều. Để nói theo kiểu tượng hình, trong khi lục phủ ngũ tạng trong tôi nửa phần có màu xanh của trà, nửa phần có màu nâu của cà phê, nhưng toàn phần thịt da hẳn là lổm ngổm đầy chữ, chen chúc chờ xếp thành câu.

Bởi vậy, có ông cụ hàng xóm mê thơ là một cơ duyên tuyệt vời. Cụ hàng xóm thường ký tên là Mộc Đạc Ngụy Vạn Lim trên các tác phẩm, đã từng có nhiều tác phẩm thơ, trong đó mới nhất có thi tập nhan đề “Truyện Thơ Nàng Kiều Thời Đại – Phóng tác 2019.”

 

Hình 1:
Moc Dac Nguy Van Lim

Nhà thơ Mộc Đạc Ngụy Vạn Lim

Hình 2:
Moc Dac_2 thi tap

Bìa 2 thi tập mới.

 

Bút hiệu Mộc Đạc nghe lạ, nhưng hiển nhiên là không dính gi tới chuyện thơ dài hay ngắn, hay hay dở, vui hay buồn, thế sự thực tế hay khoa học viễn tưởng. Ông cụ có tên trên giấy tờ là Ngụy Vạn Lim, có bút hiệu là Mộc Đạc. Theo tôi nhớ, trong khoảng hơn hai thập niên làm hàng xóm trong một khu nhà mobile home trên đường Bolsa, tôi không bao giờ hỏi cụ xem bút hiệu đó có nghĩa gì. Tôi tự nghĩ, chữ gì cũng vậy thôi, cũng như tôi có bút hiệu Nguyên Giác nhưng thiệt sự mình là một anh chàng vô lượng khù khờ, rất mực vô minh, vẫn thường tự nhận là mình ngu dốt có bằng cấp.

Các tập thơ của thi sĩ Mộc Đạc Ngụy Vạn Lim không in ở dạng sách bình thường như chúng ta thấy ở thư viện. Cũng không đăng ở các trang thi văn trên Internet. Ông cụ không dùng Internet, vì đã quá cao niên khi cách mạng thông tin bùng nổ. Do vậy, các tập thơ do cụ đánh máy trên khổ giấy 8.5X11 inches. Cũng có nghĩa là, vào Google, gõ chữ “mộc đạc” là hiện ra tiểu sử một nhà Nho thế kỷ 14 ở tỉnh Thái Bình. Mộc Đạc còn có nghĩa là “cái mõ gỗ.” Dù vậy hình như là, cụ Mộc Đạc thế kỷ 21 nhất định không chịu đưa thơ lên Internet. Bởi vậy, tôi là một trong số ít độc giả của cụ -- vừa hy hữu, vừa là hàng xóm đôi khi gật gù nói chyện đời thường.

Mà chuyện đời thì vui ít buồn nhiều. Thí dụ, ý thức về vô thường và về khổ đã hiện lên trang giấy rõ rệt, như mấy dòng thơ sau trong thi tập “Truyện Thơ Nàng Kiều Thời Đại” nơi các dòng thơ 1417-1420:

Ngán thay cho cái lưới tình

Mười hai bến nước, nhục vinh đâu lường

Cầu xin Phật độ Trời thương

Mai này tránh được đoạn trường đắng cay.

Thế đấy, thơ của cụ Mộc Đạc có hồn đạo pháp và dân tộc rõ ràng. Lưới tình là khổ, tất nhiên. Nhục vinh là vô thường, là được mất trong cõi này. Thế là phải quy y, nói kiểu ngôn ngữ dân gian là: Cầu xin Phật độ Trời thương… và tu học để sau này thoát khổ -- gọi là xa lìa tất cả nhưng gì gọi là đoạn trường đắng cay.

Tuyệt vời thế đấy, ông cụ hàng xóm của tôi đã hiển lộ cho thấy một Phật giáo dân gian trong thơ.

Nói về sức sáng tác, ông cụ hơn xa rất nhiều người. Chỉ nói mấy năm gần đây thôi, riêng năm 2012, cụ Mộc Đạc có một tập thơ (Chùa Hương), một truyện thơ (Thạch Sanh), một tuyển dịch thơ (Một Thoáng Hoài Cổ). 

Trong năm 2018, cụ Mộc Đạc có các tập thơ sau: Vui Đời Vui Đạo, Truyện Thơ Trọng Thủy – Mỵ Châu, Tạp Lục Không Đề (Phiếm Thơ), Vài Mẩu Chuyện Vui (Phiếm Thơ), Chuyện Giả Tưởng (Phiếm Thơ). 

 Và trong tháng 1/2019, cụ Mộc Đạc có thi tập lục bát Kiều Thời Đại  (truyện thơ phóng tác), dài tới 1808 dòng thơ. Nghĩa là ngắn hơn Truyện Kiều (3254 câu) của Nguyễn Du.

Có thể có người thắc mắc, tại sao phóng tác? 

Thực tế, Truyện Kiều cũng là do cụ Nguyễn Du phóng tác từ “Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời nhà Thanh, Trung Quốc.

Chính phóng tác cũng là một thể loại văn học. Rất nhiều bộ phim lớn cũng phóng tác từ tiểu thuyết. Hay như truyện thơ Nôm “Quan Âm Thị Kính” cũng được đời sau phóng tác làm kịch, làm chèo… Và rồi trích đoạn để biến thể ra vở chèo "Thị Mầu lên chùa" đã trở thành bất tử, hễ ai vào YouTube xem là cười mãi không thôi (hiển nhiên, vở chèo ấy cũng là một Phật giáo dân gian, không phải chính thống trong kinh luận).

Hay như cụ Hồ Biểu Chánh (1884–1958) cũng từng phóng tác khoảng 12 cuốn tiểu thuyết văn học Châu Âu. Bởi vậy, phóng tác không phải là chuyện nhỏ…

 

Nhà thơ Mộc Đạc khởi đầu tập thơ Kiều Thời Đại  (KTĐ) bằng những dòng:

Trăm năm trăm cuộc biển dâu

Đời người mấy lượt qua cầu đắng cay

Nhìn xem sự thế bấy nay

Trải bao nhiêu chuyện tỉnh say nhục nhằn

Giầu sang bỗng hóa cùng bần

Quyền uy phút chốc tay chân buộc ràng

Tình người lắm sự trái ngang

Sự đời lắm việc đa đoan – xoay vòng

Nhiều khi thật rất đau lòng

Nhiều khi cũng lại nức lòng thế nhân. (KTĐ, trang 1--10)

.

Để nhắc rằng, trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du bắt đầu giới thiệu nhân vật: 

Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung(Truyện Kiều, câu 11 – 12)

.

Kiều Thời Đại của cụ Mộc Đạc khi nói về nhân vật:

Sài Gòn có một họ Hoàng

Nổi danh phú quý đứng hàng thượng lưu

Hoàng ông túc trí đa mưu

Hoàng bà tính toán đủ điều khôn ngoan

Gái trai con cái một đàn

Mỗi người một vẻ đoan trang mỹ miều

Cô đầu tên gọi Thúy Kiều

Mày ngài mắt phượng diễm kiều thướt tha(KTĐ, câu 53-60)

 

Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều đẹp tuyệt trần. Cách nhà thơ Mộc Đạc kể về nhan sắc hai nàng họ Hoàng cũng rất là cổ kính. Thí dụ, như Thúy Vân có nhan sắc:

Phong tư kiểu cách danh gia

Thúy Vân em cũng nếp nhà noi heo

Hồ thu giếng mắt trong veo

Má hồng môi thắm trăng treo gương tròn

Voc mai mình hạc lưng thon

Tóc xanh óng ả mây còn kém xa

Nói năng tế nhị ôn hòa

Dưới nhường trên kính mẹ cha đẹp lòng. (KTĐ, câu 69-76)

 

Cậu út là Hoàng Quan cũng được mô tả tuyệt vời:

Hai chị phận gái thong dong

Hoàng Quan em út nối dòng thương gia

Tuổi đời tuy nhỏ nhất nhà

Việc đời thông thạo xem ra hơn người

Thiên tư đĩnh ngộ khác đời

Hăng say công việc chẳng rời chân tay

Miệt mà học hỏi đêm ngày

Lại ham sách vở và hay tìm tòi(KTĐ, câu 77-84)

 

Câu chuyện khởi sự khi ba chị em dạo mát ở Thác Cam Ly (Đà Lạt) và gặp mộ nàng vũ nữ Cẩm Dung.

Và như thế, đủ thứ bất trắc trong thời chiến tranh xảy ra cho gia đình họ Hoàng.

Bối cảnh câu chuyện thơ đầy sóng gió đó, phảng phất có khi nơi này, có khi nơi kia, là hình ảnh các ngôi chùa. Thí dụ các câu:

 

Xa xa thấp thoáng cô thôn

Sương lan mờ tỏ -- mõ dồn bước chân

Chuông chùa từng tiếng nhẹ ngân

Âm ba tan loãng lắng dần ưu tư. (KTĐ, câu 215-218)

 

 Tiếng mõ trong thơ cho thấy là các tu sĩ trong ngôi chùa đang tụng kinh. Rồi tiếng chuông chùa nữa.

Hồn dân tộc ở đó, ngay trong các âm thanh đó. Giữa những xôn xao đời thường, giữa những ưu tư cay đắng, giữa những bôn ba chân đi không ngừng… có khi thoảng nghe tiếng chuông chùa là tức khắc “tan loãng lắng dần ưu tư”… Thần diệu như thế đấy, khi tiếng chuông chùa nhẹ ngân. 

Nghĩa là, nhạc đệm trong thiên trường thi Truyện Thơ Nàng Kiều Thời Đại là những nỗi sầu khổ của người dân (nơi đây, các nhân vật chính mô phỏng theo Truyện Kiều) trong dòng sử dân tộc cuối thế kỷ 20 và đầu 21 – và thoảng khi tiếng chuông chùa lại ngân lên, như nhắc nhở tỉnh thức. Thí dụ, khi Thúy Kiều hẹn với chàng Đình Chương ra đi chơi ở Đồi Cù (một thắng cảnh được các cặp tình nhân ưa thích tại Đà Lạt – bối cảnh truyện thơ này lúc hẹn hò có thể đoán là vào cuối thập niên 1950s và đầu 1960s), cho thấy:

 

Thỏa tình ngày nhớ đêm mong

Hai người tâm sự nói không dứt lời

Thời gian chậm cũng dần trôi

Chiều nghiêng bóng xế, chuông hồi thu không

Giùng giằng bối rối trong lòng

Về còn luyến tiếc, ngồi không tiện ngồi

Rõ tình, Kiều nhẹ ngỏ lời

Hẹn nhau ngày tới đi chơ Đồi Cù

Chương nghe lời nói như ru

Nức lòng đứng dậy, kiếu từ chia tay. (KTĐ, câu 292-302)

 

Hiển nhiên, hình thức tín ngưỡng trong bối cảnh tân truyện phóng tác của cụ Mộc Đạc là Phật giáo dân gian. 

Như khi Thúy Kiều sau buổi đi chơi Đồi Cù về, biếng ăn quên học (dĩ nhiên, đây là luật nhân quả, khi giới trẻ say tình là thế), nằm mơ thấy nàng Cẩm Dung hiện hồn về dẫn đi cùng khắp (pha lẫn tín ngưỡng dân gian), đi bụi đời rồi có lúc bị nát liễu dập hoa, có lúc liều thân buôn phấn bán hoa (nghiệp quá nặng, cho dù là trong mộng bị nàng Cẩm Dung dẫn đi), thế rồi cửa thiền xuống tóc quy y một lần (dân mình cứ nghĩ là buồn mới cạo đầu đi tu, than ôi là niềm tin dân gian), khi tỉnh mộng cũng thấy kinh hoàng, qua các dòng thơ:

 

Nào khi mơ thấy Cẩm Dung

Hiện hồn về dẫn đi cùng khắp nơi

Gian truân vất vả rã rời

Lúc thì nát liễu lúc thời dập hoa

Lênh đênh cuộc sống không nhà

Thường khi tửu quán phòng trà gửi thân

Nguy nan khốn khổ bao lần

Nhiều phen quẫn trí chẳng cần đời hoa

Quyết tìm liều chết cho qua

Kiếp người buôn phấn bán hoa tiếc gì

Cũng khi trong bước lưu ly

Cửa thiền xuống tóc qui y một lần

Cũng khi nhẹ bước phong trần

Làm thân thứ thiếp nhẹ thân tôi đòi

Cũng khi vương miện lên ngôi

Quyền uy tột đỉnh, lại rồi hóa không(KTĐ, câu 359-374)

 

Thế rồi trong hoàn cảnh riêng cũng đóng khung trong hoàn cảnh chung của dất nước, khi lòng người dân ra sức bảo vệ chánh pháp trong thời 1963 đầy sóng gió:

Chính quyền rất lấy làm đau

Thẳng tay đàn áp kể đâu nhân quyền

Đình chùa cho đến miếu đền

Tự do lục soát, tôn nghiêm chẳng từ

Mở đầu là các vị Sư

Tự thiêu phản đối, sức như hải triều

Chính quyền bối rối liêu siêu

Đường cùng làm bậy bao điều dã man

Nhân dân điêu đứng vô vàn

Sinh linh đồ thán, tiếng than dậy trời(KTĐ, câu 893-902)

 

Và rồi, truyện thơ phóng tác của nhà thơ Mộc Đạc, vừa mô phỏng theo nội dung Truyện Kiều, vừa đưa vào dòng chảy lịch sử hiện đại… cho thấy đời người lênh đênh giữa sóng gió quê nhà.

Làm thế nào một thi sĩ cao niên như thế, cụ Mộc Đạc mỗi năm làm đều đặn mấy tập thơ, và rồi phóng tác Truyện Kiều? Sức làm thơ như thế hiển nhiêntuyệt vời. Mỗi lần gặp, tôi đều chắp tay chào nhà thơ tuổi lớn, tôn kính một bậc tiền bối, người làm thơ chỉ dể làm thơ, gọi là vui với chữ, vui thôi mà không bận tâm chuyện đời phức tạp.

Khi cụ  Mộc Đạc trao tặng thi tập phóng tác trên, còn kèm thêm tập thơ nhỏ, có tên là Giã Biệt, có ghi dòng chữ viết tay là “Tự Tiễn” (nghĩa là, tự tiễn biệt).

 

Trích bài Giã Biệt vài câu để hiểu thêm:

… Sinh ký – Tử qui

Khi đến cõi đến thì

Cũng nhắm mắt xuôi tay di vào lòng đất tổ

Ta nhẫm tuổi đời – Trời thương Phật độ

Cho bước qua cái ngưỡng cổ lai hy

*

Sự đời rắc rối

Trăm mối lụy bi

Sinh hữu hạn – Tử bất kỳ

Gần chín mươi tuổi – chẳng luận bàn

Chuyện ở hay đí…(Giã Biệt, các câu 4-13)

 

Nhà thơ Mộc Đạc không ghi thông tin liên lạc trên các tập thơ. Tuy nhiên, đối với người yêu thơ muốn gặp, một hôm nào có dịp ghé vào khu nhà Mission del Amo trong vùng Little Saigon, nếu yêu cầu, sẽ được tôi trân trọng giới thiệu với nhà thơ cao niên tuyệt vời này. Là một hiện thân của Phật giáo dân gian, cụ vẫn đang đi đứng nằm ngồi, cũng y hệt như hàng chục triệu đồng bào tôi nơi quê nhà, vẫn đang vui buồn, đang cười nói, và đang làm thơ hàng ngày, trong khi bình tâm chờ ngày ra đi. Rất mực hy hữu tuyệt vời.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18051)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15663)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15412)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17075)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29412)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16312)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18056)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19442)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21485)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19883)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23092)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17384)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17839)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16363)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16106)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21949)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19955)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20318)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19570)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17174)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18538)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17242)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15905)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15958)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15049)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16800)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15032)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13676)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16136)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16006)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11084)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15564)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15678)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15582)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16833)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17588)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14153)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18099)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17176)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18072)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16852)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16813)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16623)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15063)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16364)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13958)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12659)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21312)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18279)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16573)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant