Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

06 Tháng Ba 201919:49(Xem: 4365)
Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

Xây Chùa và Xây Đạo Tràng

Nguyên Giác

Có nên xây chùa lớn? Hay chỉ nên xây chùa nhỏ? Những câu hỏi như thế đang được thảo luận. Bài viết này không có ý thảo luận (và tranh luận), duy chỉ muốn nêu lên vài khía cạnh bên lề -- những hình ảnh rời rạc về các ngôi chùa trong ký ức, và chép lại lời Đức Phật dạy trong Kinh SA 805.

Thực ra, chuyện xây chùa lớn vượt ngoài tầm nhìn của một người đứng từ thật xa như tôi. Đó là cuộc thảo luận của các chuyên gia nhiều lĩnh vực. Thí dụ, các nhà kinh doanh về du lịch. Hiển nhiên là,  một ngôi chùa khổng lồ, hay một vòng cung du lịch tâm linh nhiều chùa sẽ tạo ra việc làm cho hàng chục ngàn người. Các thành phố ven biển như Nha Trang, Vũng Tàu… không cần làm gì cũng thu hút du khách tới. Nhưng các làng xã nơi góc núi vắng, người dân có thể đang mong đợi các ngôi chùa lớn có thể tạo ra việc làm cho nhiều người, kể cả anh chạy xe ôm, chị bán nước mía… Không cần bao nhiêu kỹ năng, nhưng là việc làm suốt đời; đó là hy hữu trong thời robot. Nhưng cũng cần ý kiến từ các chuyên gia kế toán (và kiểm toán) xem xét, vì tiền chùa, từ nhận vào tới chi ra đều nên tránh tham nhũng đục khoét, vì đất là của chính phủ (hình như nhiều chùa không thuộc sở hữu của GHPGVN?). Đó là chưa kể tới nên nghe ý kiến các chuyên gia xã hội học, xem tác dụng xây chùa lớn đối với các thị trấn quanh chùa (thí dụ, nếu bên cạnh chùa lớn lại có casino như có bản tin từng nêu ra, thì hỏng; nếu thêm nhiều khóa thiền tập, nhiều lớp về Phật pháp thì tốt).

Trước tiên, tôi nghĩ rằng nên xây nhiều chùa. Dĩ nhiên, nên trong phạm vi hợp lý của hoàn cảnh kinh tế và xã hội địa phương. Lý do đơn giản: thời thơ ấu nếu không quen nhìn thấy mái chùa (dù là các chùa nhỏ, không phải những kiến trúc có thể gây kinh ngạc các nhà mỹ thuật), nếu không thỉnh thoảng nghe tiếng kinh kệ (dù lúc đó không hiểu gì)… thì không chắc gì tôi đã có say mê với Phật pháp như hiện nay.

Gia đình tôi thời đó sống trong xóm Chuồng Bò, nơi đường Nguyễn Thông nối dài. Vào thời kỳ hơn sáu thập niên về trước, nơi đó kể như hoàn toàn là miệt quê. Trong ký ức tôi về thời thơ ấu là các ao rau muống, các rặng tre xanh hai bên đường. Rạng sáng là nghe tiếng xe thổ mộ, vó ngựa gập ghềnh. Có một thời tôi bị bệnh ghẻ, thuốc nào uống cũng không hết. Má tôi đưa ra một bác sĩ ở đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần nơi về sau có rạp hát Thanh Vân, chích thuốc mấy lần cũng không hết. Thế là ghẻ hành, ngứa quá, đêm ngủ khóc hoài thôi. Má tôi bắt hai dì đi xin đủ thứ lá, hễ nghe nói lá nào trị ghẻ là bắt đi xin liền; cứ mỗi chiều là nấu một nồi khổng lồ, rồi má tắm cho tôi. 

Thế rồi, má tôi sốt ruột, đưa thằng nhóc ra ngôi đền thờ Mẫu, nhờ ông thầy pháp hầu đồng nơi đó mặc áo xanh đỏ tím vàng, cầm nhang vẽ lên không trung đủ thứ mà người ta gọi là bùa, rồi buộc dây ngũ sắc vào cổ tôi. Nhưng cả tuần sau, khắp người tôi vẫn còn ghẻ và vẫn ngứa. Không hiểu sao hồi đó, tôi còn rất nhỏ, có thể là mới 2 hay tối đa là 4 tuổi, nhưng các hình ảnh dị thường đó vẫn in vào ký ức. Thế rồi đột ngột, tự nhiên, tới một ngày là hết ghẻ. Mấy bà dì mới kể công, là nhờ hái lá ổi, nấu nước tắm mới hết ghẻ cho thằng Chít (tên hồi nhỏ, trong nhà). Bác sĩ xịn ở ngoài chợ Hòa Hưng, Chí Hòa cũng thua lá ổi. Thầy pháp cũng thua vậy, tương tự. Nhưng cũng có bà bạn má tôi, nói thế là đền Mẫu linh thiêng đấy nhé.

Thực tế là, ngôi đền Mẫu xa nhà tôi, so với một ngôi chùa lúc đó chỉ cách nhà tôi một khoảng sân cát lớn, đưa chân chỉ sải vài chục bước. Về sau, lòng tôi thắc mắc: tại sao má tôi không đưa thằng nhóc qua chùa nhờ ông sư chữa bệnh. Có thể, má tôi chưa bao giờ thấy thầy chùa chữa bệnh? Mà không lẽ, má tôi bước sang chùa để nhờ, Thầy ơi, xin Thầy tụng kinh cho thằng Chít hết ghẻ? Nếu có chuyện như thế, mấy pho tượng Phật sẽ cười tới sập chùa. 

May mắn thời đó, nhiều người đi tới đền Mẫu hát chầu văn hay xiên lình (sợ lắm, ngó là sợ), vẫn là Phật tử đi chùa. Cho nên, hồi nhỏ, tôi không thấy gì dị thường. Và rồi, hình ảnh thời thơ ấu của tôi vẫn là mái chùa không có kiến trúc gì đặc biệt đó, trong khi ký ức thoảng khi cũng là tiếng xe thổ mộ hòa lẫn tiếng chuông mõ… Kể lòng vòng như thế, để thấy rằng tất cả những cậu bé đều cần có ký ức thơ mộng về những ngôi chùa. Đôi khi tôi hình dung rằng, nếu thời thơ ấu của mình không gần ngôi chùa, thì không biết bây giờ ra sao. 

Về sau, tới lớp 11 (hồi đó, gọi là lớp Đệ nhị), tôi lại vào Chùa Xá Lợi, ngồi lê lết các góc trong khuôn viên chùa để cắm đầu, cắm cổ vào sách học thi. Hãy hình dung thêm, rằng nếu lúc đó không có Chùa Xá Lợi cho bọn học trò như tôi vào ngồi học thi, có thể tôi sẽ vào Nhà Thờ Kỳ Đồng hay vào Thư Viện Phục Hưng của các linh mục để ngồi học thi.

Kể như thế, để thấy rằng, cần rất nhiều chùa. Bởi vì có nhiều chùa (chưa nói về khái niệm chùa lớn), Phật pháp mới gắn liền với đời sống người dân. Dĩ nhiên, không phải tất cả các vị tăng, các vị ni đều là mô phạm điển hình; nhưng giới hạnh nghiêm túc hay không lại là chuyện khác, để Giáo hội giải quyết.

Câu hỏi tới đây là, Đức Phật có khuyến khích xây nhiều chùa hay không?

Thời kỳ đầu, khi các sư chưa vững vàng, Đức Phật luôn luôn bảo các sư hãy tới góc rừng, ven núi mà ngồi; thời kỳ sau, Đức Phật khuyến khích các vị sư đã vững vàng, hãy vào làng, hãy tiếp cận với người dân (có thể hiểu theo thời này, là hãy xây nhiều chùa).

Trong Tạng A Hàm, Kinh SA 805, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ, Thích Đức Thắng kể rằng, một nhà sư trong vườn Cấp Cô Độc, được Đức Phật khen ngợi, vì thiền tập đúng như lời Đức Phật dạy, nhưng Đức Phật cũng nói rằng có vị sư khác vi diệu hơn, vì cũng thiền tập như thế, nhưng điểm hơn là "nương vào làng xóm, thành ấp mà ở"... hiểu là, không còn ngồi gần Đức Phật nữa, mà đã hòa lẫn vào xã hội người dân "để xây chùa..." Kinh này trích:

"Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông tu tập thế nào An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy?”

Tỳ-kheo bạch Phật:

“Đối các hành quá khứ con không luyến tiếc, các hành vị lai không sanh ra hoan lạc, đối với các hành hiện tại không sanh ra đắm nhiễm; khéo chân chánh trừ diệt những tưởng về đối ngại bên trong và bên ngoài. Con đã tu tập An-na-ban-na niệm mà Thế Tôn đã giảng dạy như vậy.”

Phật bảo Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra:

“Ông thật sự đã tu An-na-ban-na niệm mà Ta đã giảng dạy, chứ chẳng phải không tu. Song có Tỳ-kheo đối với chỗ tu tập An-na-ban-na niệm của ông lại còn có phần vi diệu hơn, vượt trội hơn. Những gì là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm tu tập? Tỳ-kheo nương vào làng xóm, thành ấp mà ở, như đã nói ở trên… cho đến, quán sát diệt thở ra, phải khéo học. Này Tỳ-kheo A-lê-sắt-tra, đó gọi là An-na-ban-na niệm vi diệu hơn, vượt trội hơn những gì An-na-ban-na niệm mà ông tu tập.”..."(1)

(Bản Anh dịch Lapis Lazuli Texts:

The Buddha said to Ariṣṭa, “Bhikṣu, you truly cultivate ānāpānasmṛti as I have expounded it. It is not uncultivated. However, bhikṣu, in regard to your cultivation of ānāpānasmṛti, there is still that which is superior, surpassing, and higher. What is it that is superior and surpasses the cultivation by Ariṣṭa of ānāpānasmṛti? This bhikṣu, if he depends upon a city or village... as previously stated in detail... up to skillfully training breathing out, contemplating cessation. This, Ariṣṭa Bhikṣu, is superior and surpasses your cultivation of ānāpānasmṛti.”) (1)

Nghĩa là, nhà sư sau khi tu học vững vàng, phải vào thành phố, vào làng, sống dựa vào chúng sinh để làm phước điền, để hoằng pháp. Còn nhà sư ngồi nơi cốc vắng, cho dù tu giỏi cỡ nào, tuy được Đức Phật khen ngợi, vẫn không thể vi diệu như nhà sư bước vào cõi bụi mà mở chùa. 

Có nghĩa là, chùa là gạch, cát, xi măng… Nhưng nơi đây nên hiểu lời Đức Phật dạy rằng, khi nhà sư vào thị trấn, vào làng, không có nghĩa là dựng lên bốn bức tường để ngồi, nhưng chỉ có nghĩa là, phải tiếp cận chúng sinh để lập đạo tràng

Chùa là cái nhìn thấy được. Trong khi đạo tràng là vô hình, khó nhìn thấy, thoắt hiện, thoắt ẩn.

Tại Việt Nam đang có những đạo tràng lớn nhỏ khác nhau, có khi chỉ mươi người, có khi vài ngàn người. 

Hãy hình dung về một sân chùa tại Sài Gòn, hay tại Huế, hay tại Hà Nội: lúc 8 giờ sáng, có năm trăm (chúng ta chọn con số 500 cho có không khí Kinh Phật) Phật tử tới ngồi Thiền, tụng kinh, nghe chư tôn đức Tăng Ni thuyết pháp; tới 4 giờ chiều, nhóm 500 Phật tử đó lui về nhà. Sân chùa vắng trở lại. Đạo tràng như thế là lúc hiện ra, lúc biến mất. Tuy không thấy được như ngôi chùa xi măng, nhưng chính đạo tràng mới xây dựng con người, mới là sức mạnh của dân tộc. 

Nếu có chùa, mà không có đạo tràng… rồi sẽ hỏng.

Nếu không chùa, mà có đạo tràng… rồi tới lúc sẽ hưng thịnh lại được.

Nếu có chùa, và có cả đạo tràng… sẽ là tuyệt vời

Thực tế xây chùa dễ, xây dựng đạo tràng mới khó.

Trong Kinh SA 805, Đức Phật muốn nói là vị sư hiểu đạo rồi, nên vào thị trấn, vào làng là để xây dựng đạo tràng. Hẳn là, không có ý muốn nói tới chuyện xây chùa xi măng, nhưng đây lại là phương tiện… 

GHI CHÚ:

(1)Kinh SA 805, bản Việt dịch: https://suttacentral.net/sa805/vi/tue_sy-thang

Bản Anh dịch: https://lapislazulitexts.com/tripitaka/T0099-LL-0805-arista

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13807)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15515)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 17014)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9828)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10000)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8206)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10202)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9789)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9837)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10892)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 11036)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11380)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11186)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13262)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11310)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10785)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12632)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10131)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10874)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10356)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10848)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10439)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6149)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11439)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10767)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9970)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10621)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10784)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 10003)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11148)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11252)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11152)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 13264)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17959)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14714)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11626)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11523)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11424)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10683)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10115)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10847)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11782)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9516)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9988)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9623)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12272)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10503)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10981)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11836)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11414)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant