Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Sự Giàu Có Trong Phật Giáo

06 Tháng Tư 201903:23(Xem: 6263)
Ý Nghĩa Của Sự Giàu Có Trong Phật Giáo

Ý Nghĩa Của Sự Giàu Có Trong Phật Giáo

P. A. Payautto
Lâm Hạnh Nhiên

 
Ý Nghĩa Của Sự Giàu Có Trong Phật Giáo

Mặc dù người ta thường cho rằng Phật giáotôn giáo khổ hạnh, thực ra sự khổ hạnh đã được Đức Phật thực hành rồi từ bỏ trước khi Ngài đạt tới giác ngộ. Trong phạm viliên quan đến Phật giáo, ý nghĩa của từ ‘khổ hạnh’ khá mơ hổ và không nên sử dụng mà không có sự dè dặt. Từ ‘nghèo’ cũng thường bị hiểu lầm. Đúng hơn, người Phật tử ít ham muốn và biết đủ. Sự nghèo khó không phải là điều được Phật giáo ca ngợi. Vì như Đức Phật đã nói, “Đối với những người chủ gia đình trong cuộc đời này, nghèo là một nỗi khổ”. (Kinh bộ Tăng chi) và “Điều tồi tệ trong cuộc sống là sự nghèo khó và nợ nần” (Kinh bộ Tăng chi).

Thực sự, một số người đạt được sự giàu có lớn còn thường được kinh điển nguyên thủy ca ngợi và khuyên khích, cho thấy sự giàu có là một điều được phép theo đuổi trong Phật giáo. Trong số những đệ tử thế tục của Đức Phật, những người thường được nhắc đến, những người có những đóng góp quan trọng cho giáo đoàn và những người thường được ca ngợi lại nằm trong số những người có của cải lớn, chẳng hạn ngài Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ngay cả đối với hàng Tăng sĩ, những người không được phép theo đuổi sự tích tụ của cải, thì người thường xuyên nhận được phẩm vật cúng dường cũng được coi là người có phẩm hạnh cao. Chẳng hạn, Tỳ-kheo Sivali đã từng được Đức Phật khen ngợi là bậc nhất trong số những người tiếp nhận nhiều phẩm vật cúng dường.Tuy nhiên, những nhận xét này cần phải được làm rõ nghĩa. Kinh điển cho thấy sự giàu có không phải là đối tượng của sự khen ngợi hay sự chê trách, mà chính cách làm giàu và cách sử dụng của cải của một người mới là điều chịu sự phê bình. Như vừa nêu trên, ngay cả đối với các Tỳ-kheo, việc nhận được tài sản đúng pháp không hề bị phê phán mà việc thiếu thốn cũng không phải là việc được khen ngợi. Những tính chất đáng bị chê trách là sự tham lợi, sự keo kiệt, sự mê đắm, sự vướng mắc và việc tích trữ của cải. Việc tiếp nhận của cải là điều được phép nếu điều đó có ích cho việc thực hành chánh đạo hoặc đem lại lợi ích cho các thành viên cùa Tăng già.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các Tỳ- kheo được khuyến khích có tài sản riêng. Theo giới luật và môn quy, lợi dưỡng được coi là chính đáng nếu của cải ấy thuộc về Tăng chúng, nhưng khi một vị Tỳ-kheo lại có nhiều của cải riêng thì đó chính là bằng chứng về sự tham lam của vị ấy và vị ấy không thể được coi là người sống theo phạm hạnh. Việc thực hành đúng pháp đối với các vị Tỳ-kheo là không được quyền sở hữu bất cứ những gì khác hơn các vật cần dùng cho cuộc sống tu trì của họ. Ở đây, vấn đề không phải là một cá nhân nào giàu hay nghèo, mà ở chỗ các vị ấy ít phải lo lắng đến cá nhân mình, dễ dàng đi đến bất kỳ nơi nào, có tinh thần biết đủ và ít ham muốn, và vì cuộc sống của một vị Tỳ-kheo là phụ thuộc vào sự cúng dường của người khác, vị ấy phải làm cho mình trở thành người dễ được giúp đỡ. Trong tình trạng sẵn sàng chuyển chỗ ở và hầu như không phải lo lắng gì về cá nhân, các Tỳ-kheo có khả năng dành hết năng lựcthời gian của mình cho sự nghiệp tu hành của họ, cho dù đó là để hoàn thiện bản thân, đạt tới thánh quả, hay là để đóng góp những điều tốt đẹp cho xã hội. “Tỳ-kheo hài lòng với ba y đủ để che thân và với thực phẩm xin được vừa đủ nuôi thân. Bất kỳ khi nào vị Tỳ-kheo ấy cần phải đi, vị ấy chỉ cần mang theo mình ba y một bát, hệt như con chim được đỡ bằng đôi cánh, bất kỳ khi nào muốn bay, con chim chỉ bay với sức nặng của đôi cánh phải mang theo” (Kinh bộ Tăng chi).

Như vậy, chính là sự biết đủ và ít ham muốn cùng với nỗ lực phát triển thiện hạnhgiải trừ cấu uế là điều được ca ngợi. Ngay cả sự biết đủ và ít ham muốn cũng phải được xác định rõ, nghĩa là những phẩm chất ấy phải đi kèm với tinh tấnchuyên cần chứ không thể vì thế mà kiêu mạngiải đãi. Vị Tỳ-kheo tự hài lòng với bất kỳ những gì mình có để vị ấy có thể dành nhiều thời giannăng lực hơn cho việc phát triển bản thân cũng như đem lại lợi lạc cho người khác. Nói khác đi, việc một vị Tỳ-kheo có được nhiều của cải có thể là một điều tốt, nhưng vị Tỳ-kheo ấy không được phép giành lấy làm của riêng hoặc tích trữ cho riêng mình. Có thể tốt hơn nữa là một vị Tỳ-kheo dành được nhiều lợi dưỡng hơn để rồi cho đi nhiều hơn. “Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo ấy hài lòng với tất cả những gì cần thiết -là vị ấy có được, đó là ba y, thực phẩm xin được, chỗ trú ngụ và thuốc men. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị ấy liên tục tinh tấn trừ diệt mọi ác hạnhliên tục tinh tấn trong việc thực hành thiện hạnh mà không bao giờ bỏ bê bổn phận của mình”(Kinh Trường bộ hoặc kinh bộ Tăng chi) và “Một con đường dẫn tới sự giàu có, con đường kia dẫn tới niết- bàn. Nếu một Tỳ-kheo, là một vị thánh đệ tử của Đức Phật, đã hiểu được điều ấy, vị này sẽ không khao khát sự kính trọng, mà sẽ sống ẩn cư” (Kinh Trường bộ).

Về phần các cư sĩ, như đã chỉ ra ở trên, không bao giờ sự nghèo khó lại được khuyến khích. Ngược lại, nhiều đoạn kinh văn còn cổ vũ người đệ tử thế tục của Đức Phật nên tìm kiếm và gom góp sự giàu thịnh theo đúng pháp.Trong số những quả báo thiện của các thiện hạnh, một điều quan trọng là được sinh trưởng trong sự giàu có. Điều bị chê trách là sự giàu có dính liền với những biện pháp bất chính.

Cũng đáng bị chê trách là những kẻ sau khi xây dựng được tài sản lại trở thành nô lệ của khối tài sản ấy và đau khổ vì sự giàu có của mình. Không kém tệ hại hơn và cũng đáng bị chê trách như việc làm giàu bất chính là sự tích tụ của cải vật chất nhờ vào tính bủn xỉn keo kiệt, không dám tiêu pha cho lợi íchhạnh phúc của chính mình và của những người phụ thuộc vào mình hoặc cho lợi íchhạnh phúc của tha nhân. Cũng vậy, việc phung phí tài sản một cách rồ dại hay xa hoa, hoặc sử dụng sự giàu có của mình để gây đau khổ cho người khác cũng là điều bị chỉ trích“Này các Tỳ-kheo, nếu người nào biết, như chính ta biết rõ, hoa trái của việc chia sẻ lợi dưỡng, người ấy sẽ không hưởng việc sử dụng những lợi dưỡng ấy mà không chia sẻ chúng, người ấy cũng không để sự đồi bại của tính keo kiệt ám ảnh tâm mình. Ngay cà khi đó là một miếng ăn cuối cùng, một mẩu thực phẩm cuối cùng, người ấy cũng không hưởng việc sử dụng nó mà không chia sẻ với người khác nếu như có người nào khác để có thể chia sẻ” (Kinh Tiểu bộ).

Những người giàu có công chínhđáng khen là những người làm giàu bằng những cách thức chính đángsử dụng sự giàu có ấy cho sự tốt đẹphạnh phúc của mình cũng như của những người khác. Cho nên nhiều vị đệ tử thế tục của Đức Phật, là những người giàu có, đã sử dụng phẩn lớn nếu không nói là hấu hết tài sản của họ để giúp đỡ Tăng đoàn và giúp cho người khác bớt nghèo khó, bớt đau khổ. Chẳng hạn, trong các quyển Luận và trong kinh Pháp cú đểu có nói đến việc Cư sĩ Cấp Cô Độc đã dành phẩn lớn tài sản của mình để cúng dường Tãng đoàn và phát chẩn cho hàng trăm người nghèo mỗi ngày.Tất nhiên, trong một xã hội lý tưởng, dưới sự cai trị của các nhà cai trị có năng lựccông chính, hoặc dưới sự quản trị của một chính phủ công chính và có hiệu năng, sẽ không có người nghèo, vì ít nhất, mọi người đều có thể tự lo được cho bản thân mình, và các vị Tỳ-kheo là cộng đồng duy nhất tách biệt khỏi xã hội được cung dưỡng bởi tài sản thặng dư của những người thế tục.

Như vậy, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh thông thường của Phật giáo như một tôn giáo khắc khổ, giáo pháp của Phật giáo vẵn công nhận ý nghĩa của tiện nghi vật chất trong việc tạodựng hạnh phúc.Tuy nhiên, Phật giáo nhắm tới việc phát triển mọi tiềm năng của con người, và trong chiều hướng đó, sự giàu có về vật chất vẫn được coi là thứ yếu. Hoạt động kinh tế sinh lợi mà đem lại hạnh phúc thì có thể đóng góp cho sự phát triển của con người, nhưng việc tích tụ của cải chỉ để có nhiều của cải thì chẳng có ích gì cho xã hội.

Lâm Hạnh Nhiên dịch Nguồn: Buddhist Economics,

A Middle Way for the Market Place

Payautto là một học giả Phật giáo nổi tiếng người Thái. Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phong ông là Tam tạng Pháp sư. Ông là một trong những người có công vạch kế hoạch dịch toàn bộ kinh điển Phật giáo từ tiếng Thái sang tiếng Anh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9826)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9318)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10802)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10297)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9846)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11321)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18913)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9695)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8978)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9484)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9012)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9329)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9005)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9736)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10495)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9392)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9948)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10369)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9556)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10897)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10289)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9466)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10670)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12743)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10387)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10270)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13479)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10840)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10130)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9125)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10273)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10672)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18055)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10973)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10868)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10935)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11874)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12394)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17940)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11963)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10031)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9584)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14761)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9686)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8815)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9020)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8974)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8085)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11921)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10286)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant