Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Chấp!

09 Tháng Tư 201903:47(Xem: 5628)
Đừng Chấp!
ĐỪNG CHẤP!

Thuần Tâm Thảo Triều

Đừng Chấp


Đừng chấp chùa to hay chùa nhỏ vì chùa to hay chùa nhỏ còn tùy thuộc vào nguyện lực của các vị tăng và đại chúng nơi đó, tùy thuận theo nhân duyên quả của các vị và chúng từ nhiều đời kiếp. Có những vị tăng muốn ẩn tu ở nơi tĩnh mịch, có những vị sẽ muốn dạy học, viết lách hay chữa bệnh cứu người nhưng cũng có vị sẽ muốn tham gia vào công việc thế sự để hoằng pháp... tất cả hạnh nguyện của các vị đều đáng trân quý vì mục đích phổ độ chúng sinh và thường thì chúng ta không đủ "trình" để đánh giá các ngài. Chùa to hay chùa nhỏ không quan trọng, chùa giàu hay chùa nghèo không quan trọng, quan trọng là những hoạt động của tăng chúng trong đó đem lại lợi lạc cho chúng sinh hay không, phù hợp với luật nghi của dòng truyền thừa họ theo hay không.

Đừng chấp Bắc Tông hay Nam Tông, Tiểu Thừa, Đại thừa hay Kim cương Thừa, Phật giáo miền Nam hay Phật giáo miền Bắc vì tất cả ĐỀU CÙNG MỘT VỊ. Giống như phải nhập gia tùy tục, khi tôn giáo gia nhập vào từng vùng miền khác nhau thì phải chịu ảnh hưởng ít nhiều văn hóa vùng miền nơi đó. Ví dụ khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì bị ảnh hưởng bởi đạo Mẫu, khi vào Tây tạng thì bị ảnh hưởng bởi của đạo Bon. Nếu không nhập gia tùy tục và các vị Thầy không khéo dùng phương tiện thì chắc chắn chúng ta khó lòng tiếp cận được giáo lý tuyệt diệu này. Thiền tọa, thiền hành, thiền đứng, tụng kinh, trì chú, niệm Phật… tất đều là những phương tiện trên con đường tu hành của mình nhưng đích đến đều không khác và đều chung trên một nền tảng. Giống như để đi từ Hà Nội vào Sài gòn, có nhiều cách như đi bộ, đi xe đạp, xe hơi, tàu hỏa, máy bay… phụ thuộc vào mục đích, túi tiền, quỹ thời gian và rất nhiều điều kiện hay sở nguyện khác. Nhưng dù có đi bằng phương tiện gì thì chúng ta vẫn ở trong cái không gian này, vẫn phải hít thở và vẫn đến đích là Sài Gòn. Cũng vậy dù đi bất kỳ con đường nào, đi xe hơi, xe đạp hay đi bộ cũng phải nằm trên đất. Nền tảng đó chính là đất mà trên đó tất cả con đường đang đi. Cũng tương tự trên sông, dù đi tàu thủy, cano, thuyền buồm thì tất cả đều phải trên mặt nước… Vậy nên đừng vì chấp vào phương tiệnso sánh pháp tu này cao hơn pháp tu kia, pháp tu này chuẩn hơn pháp tu khác, vì nói thật là hầu hết chúng ta cũng không đủ “trình” để đánh giá các pháp tu mà chư Phật, Bồ Tát hay các vị Tổ nghĩ ra, chúng ta vẫn chưa nếm được VỊ ĐÓ thì sao chúng ta hiểu được.

Tất cả những thái độ chấp Pháp đều giống như “Thầy bói xem voi”, đều từ kiến thức trí nhớ (học giả) chứ không phải từ những người có trải nghiệm thật (hành giả). Trong con mắt của người chứng ngộ, họ nhìn đâu cũng thấy thanh tịnh, cũng là Pháp, vậy làm sao chúng ta hiểu nổi??? Trong mỗi tông phái lại có rất nhiều nhánh tu nhỏ khác nữa, thế nên nhà Phật gọi là 84.000 pháp môn, đó là một con số tượng trưng để cho thấy là tùy vào căn cơ của từng chúng sinh mà có những pháp môn phù hợp. Lại nữa, nếu chúng ta còn chấp tông phái, chấp vùng miền thì làm sao chúng ta có thể rộng rãi chấp nhận được tự do tôn giáo, chấp nhận các tôn giáo khác du nhập làm bạn với chúng ta. Hãy tự hỏi tại sao Đức Đạt-lai Lạt-ma lại từng gặp Đức giáo hoàng Benedict và vì sao Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại trò chuyện với linh mục Thomas Merton hay mục sư Martin Luther King. Các ngài đã gọi nhau là những người anh em. Giống như hình xoáy trên vỏ của con ốc từ nhỏ đến lớn, mỗi một cấp độ phát triển tâm linh thì ta lại có duyên tiếp cận những pháp tu phương tiện khác nhau, nhưng dù có pháp nào chăng nữa thì cũng chẳng nằm ngoài nền tảng, tông phái nào hay tôn giáo nào cũng vậy mà thôi. Giống như trong Tây Du Kí, dù có cân đẩu vân đến tận phương trời nào, Tôn Ngộ Không cũng không thoát khỏi bàn tay của Như Lai. Ở Tây Tạng, có 4 dòng tu chính và rất nhiều nhánh tu nhỏ, từ thế kỷ 19 tất cả các bậc Thầy đứng đầu các dòng tu này đều tham gia phong trào gọi là Rimé, Các bậc Thầy Rimé được dạy dỗ theo một truyền thống riêng biệt, qua chứng ngộ của mình, họ nhận ra cốt lõi của truyền thống này cũng có giá trị như các truyền thống khác, họ có tri biết rõ ràng tất các tông phái đều trên cùng một nền tảng và điểm đến giống nhau. Trên thực tế, chính Đức Phật cũng đã ngăn cấm đệ tử của mình phê phán các vị thầy và những lời giáo huấn từ các truyền thống và văn hoá khác nhau.

Vậy sẽ có người hỏi, nếu thấy những pháp tu không phải trong Phật giáo (theo góc nhìn của riêng của họ) thì chúng ta im lặng? Chúng ta có quyền hỏi, có quyền chất vấn, có quyền thắc mắc, có quyền lập luận nhưng phải trên một một quy tắc không hành xử vô văn hóa, không bài xích lẫn nhau và cần bày tỏ quan điểm trên nền tảng từ bitrí tuệ (hay còn gọi là hiểu và thương, theo cách gọi của Làng Mai). Chúng ta đừng biện hộ rằng chúng ta phẫn nộcho phép dùng những ngôn từ thiếu tình thương với đối phương. Tất cả mọi hành động đều lưu xuất từ tâm (hành động, lời nói, suy nghĩ), nếu chúng ta có một tâm sạch sẽ, đầy tình thương (hoặc ít nhất là thật lòng muốn tốt cho người khác tiến bộ) thì dù có góp ý cho người khác sửa sai, chúng ta cũng sẽ biết cách thể hiện để đối phương thấy được điều cần chỉnh sửa. Đừng bao giờ biện hộ theo kiểu "Khẩu xà nhưng tâm Phật", với một cái tâm bất an và hiếu chiến thì chúng ta sẽ chỉ muốn vùi dập đối phương bằng mọi cách (do trái với quan điểm của mình), chúng ta sẵn sàng rủa xả người khác nhân danh chính nghĩa.

Viết đến đây Thảo lại nhớ đến câu chuyện người đàn bà ngoại tình bị xử tội ném đá, Chúa Giê-su bảo mọi người: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Chúa Giê-su và người phụ nữ. Ngài nói: "Tôi cũng không lên án chị đâu! Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"

Túm lại, chúng ta ĐỪNG CHẤP vào những kiến thức hay mẩu tin mà chúng ta lượm lặt được, chừng nào chúng ta còn chưa nếm được cái VỊ của nó, chúng ta nên im lặng hoặc nếu không im lặng được thì hãy cư xửvăn hóa, trên nền tảng yêu thương mọi người. Vậy việc của chúng ta bây giờ là gì? Hãy thường xuyên tự hỏi tâm ta đang ở trong trạng thái nào, cái gì trong tâm đang nổi lên? và quán sát nó.

TỰ SỬA MÌNH ĐI ĐÃ, TRƯỚC KHI PHÊ PHÁN NGƯỜI!

Thuần Tâm Thảo Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10782)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10277)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9830)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11226)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18820)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9662)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8893)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9464)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9000)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9300)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8978)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9702)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10475)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9355)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9927)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10355)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9540)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10874)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10258)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9445)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10654)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12735)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10362)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10253)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13456)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10823)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10121)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9104)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10256)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10648)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18033)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10963)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10846)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10903)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11852)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12362)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17908)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11940)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 9999)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9562)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14736)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9669)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8804)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9013)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8969)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8079)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11901)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10263)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8742)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10286)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant