Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Chấp!

09 Tháng Tư 201903:47(Xem: 5624)
Đừng Chấp!
ĐỪNG CHẤP!

Thuần Tâm Thảo Triều

Đừng Chấp


Đừng chấp chùa to hay chùa nhỏ vì chùa to hay chùa nhỏ còn tùy thuộc vào nguyện lực của các vị tăng và đại chúng nơi đó, tùy thuận theo nhân duyên quả của các vị và chúng từ nhiều đời kiếp. Có những vị tăng muốn ẩn tu ở nơi tĩnh mịch, có những vị sẽ muốn dạy học, viết lách hay chữa bệnh cứu người nhưng cũng có vị sẽ muốn tham gia vào công việc thế sự để hoằng pháp... tất cả hạnh nguyện của các vị đều đáng trân quý vì mục đích phổ độ chúng sinh và thường thì chúng ta không đủ "trình" để đánh giá các ngài. Chùa to hay chùa nhỏ không quan trọng, chùa giàu hay chùa nghèo không quan trọng, quan trọng là những hoạt động của tăng chúng trong đó đem lại lợi lạc cho chúng sinh hay không, phù hợp với luật nghi của dòng truyền thừa họ theo hay không.

Đừng chấp Bắc Tông hay Nam Tông, Tiểu Thừa, Đại thừa hay Kim cương Thừa, Phật giáo miền Nam hay Phật giáo miền Bắc vì tất cả ĐỀU CÙNG MỘT VỊ. Giống như phải nhập gia tùy tục, khi tôn giáo gia nhập vào từng vùng miền khác nhau thì phải chịu ảnh hưởng ít nhiều văn hóa vùng miền nơi đó. Ví dụ khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì bị ảnh hưởng bởi đạo Mẫu, khi vào Tây tạng thì bị ảnh hưởng bởi của đạo Bon. Nếu không nhập gia tùy tục và các vị Thầy không khéo dùng phương tiện thì chắc chắn chúng ta khó lòng tiếp cận được giáo lý tuyệt diệu này. Thiền tọa, thiền hành, thiền đứng, tụng kinh, trì chú, niệm Phật… tất đều là những phương tiện trên con đường tu hành của mình nhưng đích đến đều không khác và đều chung trên một nền tảng. Giống như để đi từ Hà Nội vào Sài gòn, có nhiều cách như đi bộ, đi xe đạp, xe hơi, tàu hỏa, máy bay… phụ thuộc vào mục đích, túi tiền, quỹ thời gian và rất nhiều điều kiện hay sở nguyện khác. Nhưng dù có đi bằng phương tiện gì thì chúng ta vẫn ở trong cái không gian này, vẫn phải hít thở và vẫn đến đích là Sài Gòn. Cũng vậy dù đi bất kỳ con đường nào, đi xe hơi, xe đạp hay đi bộ cũng phải nằm trên đất. Nền tảng đó chính là đất mà trên đó tất cả con đường đang đi. Cũng tương tự trên sông, dù đi tàu thủy, cano, thuyền buồm thì tất cả đều phải trên mặt nước… Vậy nên đừng vì chấp vào phương tiệnso sánh pháp tu này cao hơn pháp tu kia, pháp tu này chuẩn hơn pháp tu khác, vì nói thật là hầu hết chúng ta cũng không đủ “trình” để đánh giá các pháp tu mà chư Phật, Bồ Tát hay các vị Tổ nghĩ ra, chúng ta vẫn chưa nếm được VỊ ĐÓ thì sao chúng ta hiểu được.

Tất cả những thái độ chấp Pháp đều giống như “Thầy bói xem voi”, đều từ kiến thức trí nhớ (học giả) chứ không phải từ những người có trải nghiệm thật (hành giả). Trong con mắt của người chứng ngộ, họ nhìn đâu cũng thấy thanh tịnh, cũng là Pháp, vậy làm sao chúng ta hiểu nổi??? Trong mỗi tông phái lại có rất nhiều nhánh tu nhỏ khác nữa, thế nên nhà Phật gọi là 84.000 pháp môn, đó là một con số tượng trưng để cho thấy là tùy vào căn cơ của từng chúng sinh mà có những pháp môn phù hợp. Lại nữa, nếu chúng ta còn chấp tông phái, chấp vùng miền thì làm sao chúng ta có thể rộng rãi chấp nhận được tự do tôn giáo, chấp nhận các tôn giáo khác du nhập làm bạn với chúng ta. Hãy tự hỏi tại sao Đức Đạt-lai Lạt-ma lại từng gặp Đức giáo hoàng Benedict và vì sao Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại trò chuyện với linh mục Thomas Merton hay mục sư Martin Luther King. Các ngài đã gọi nhau là những người anh em. Giống như hình xoáy trên vỏ của con ốc từ nhỏ đến lớn, mỗi một cấp độ phát triển tâm linh thì ta lại có duyên tiếp cận những pháp tu phương tiện khác nhau, nhưng dù có pháp nào chăng nữa thì cũng chẳng nằm ngoài nền tảng, tông phái nào hay tôn giáo nào cũng vậy mà thôi. Giống như trong Tây Du Kí, dù có cân đẩu vân đến tận phương trời nào, Tôn Ngộ Không cũng không thoát khỏi bàn tay của Như Lai. Ở Tây Tạng, có 4 dòng tu chính và rất nhiều nhánh tu nhỏ, từ thế kỷ 19 tất cả các bậc Thầy đứng đầu các dòng tu này đều tham gia phong trào gọi là Rimé, Các bậc Thầy Rimé được dạy dỗ theo một truyền thống riêng biệt, qua chứng ngộ của mình, họ nhận ra cốt lõi của truyền thống này cũng có giá trị như các truyền thống khác, họ có tri biết rõ ràng tất các tông phái đều trên cùng một nền tảng và điểm đến giống nhau. Trên thực tế, chính Đức Phật cũng đã ngăn cấm đệ tử của mình phê phán các vị thầy và những lời giáo huấn từ các truyền thống và văn hoá khác nhau.

Vậy sẽ có người hỏi, nếu thấy những pháp tu không phải trong Phật giáo (theo góc nhìn của riêng của họ) thì chúng ta im lặng? Chúng ta có quyền hỏi, có quyền chất vấn, có quyền thắc mắc, có quyền lập luận nhưng phải trên một một quy tắc không hành xử vô văn hóa, không bài xích lẫn nhau và cần bày tỏ quan điểm trên nền tảng từ bitrí tuệ (hay còn gọi là hiểu và thương, theo cách gọi của Làng Mai). Chúng ta đừng biện hộ rằng chúng ta phẫn nộcho phép dùng những ngôn từ thiếu tình thương với đối phương. Tất cả mọi hành động đều lưu xuất từ tâm (hành động, lời nói, suy nghĩ), nếu chúng ta có một tâm sạch sẽ, đầy tình thương (hoặc ít nhất là thật lòng muốn tốt cho người khác tiến bộ) thì dù có góp ý cho người khác sửa sai, chúng ta cũng sẽ biết cách thể hiện để đối phương thấy được điều cần chỉnh sửa. Đừng bao giờ biện hộ theo kiểu "Khẩu xà nhưng tâm Phật", với một cái tâm bất an và hiếu chiến thì chúng ta sẽ chỉ muốn vùi dập đối phương bằng mọi cách (do trái với quan điểm của mình), chúng ta sẵn sàng rủa xả người khác nhân danh chính nghĩa.

Viết đến đây Thảo lại nhớ đến câu chuyện người đàn bà ngoại tình bị xử tội ném đá, Chúa Giê-su bảo mọi người: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Chúa Giê-su và người phụ nữ. Ngài nói: "Tôi cũng không lên án chị đâu! Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!"

Túm lại, chúng ta ĐỪNG CHẤP vào những kiến thức hay mẩu tin mà chúng ta lượm lặt được, chừng nào chúng ta còn chưa nếm được cái VỊ của nó, chúng ta nên im lặng hoặc nếu không im lặng được thì hãy cư xửvăn hóa, trên nền tảng yêu thương mọi người. Vậy việc của chúng ta bây giờ là gì? Hãy thường xuyên tự hỏi tâm ta đang ở trong trạng thái nào, cái gì trong tâm đang nổi lên? và quán sát nó.

TỰ SỬA MÌNH ĐI ĐÃ, TRƯỚC KHI PHÊ PHÁN NGƯỜI!

Thuần Tâm Thảo Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8527)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12045)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10805)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10573)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13385)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8296)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10243)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8685)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9798)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10277)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10102)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 8917)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22505)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10263)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12013)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14225)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11135)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9900)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18895)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10523)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10670)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11758)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10188)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11328)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8896)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12765)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10467)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11079)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17265)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10687)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10184)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11371)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16394)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12581)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16519)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24955)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9198)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11683)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9794)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11461)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9503)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15530)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10699)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14772)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10701)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11382)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8733)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9739)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9516)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10528)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant