Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bồ Đề Đạo Tràng - Mấy điều mắt thấy tai nghe

03 Tháng Tư 201910:49(Xem: 5324)
Bồ Đề Đạo Tràng - Mấy điều mắt thấy tai nghe

Bồ Đề Đạo Tràng - Mấy điều mắt thấy tai nghe 

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

Chuẩn bị lên đường, bạn dặn tôi đến nơi nhớ điện thư cho biết năm nay (2018) Bồ Đề Đạo Tràng có gì lạ. Tôi đáp ngay: vâng, sẽ cố gắng.

Nhưng xin hiểu giùm. Nếu ai đó trong ba năm qua, năm nào cũng đến đấy thì khó thấy chuyện lạ. Chuyện gì cũng quen. Từ con đường đi có chỗ ổ gà phải tránh, cổng vào chùa khép đến chỗ nào thì nghe tiếng kêu két két, anh bán hàng góc chùa Tây Tạng lúc nào cũng cười tươi. Kể cả bà già ăn xin cũng là người cũ, ngồi ủ rũ y nguyên chỗ cũ. Chuyện gì cũng thấy như năm ngoái mình đã thấy. Nhưng, nói vậy mà việc ấy cũng có cái hay của nó: tự nhiên sao mình có cảm giác thật thân quen, như đi xa về lại thăm nhà. Thành ra muốn vừa lòng bạn nhưng không lẽ lặp lại chuyện đã từng kể cho bạn nghe những năm rồi. Rồi bỗng … quên luôn!

Giờ thì đã về đến nhà cả nửa năm rồi, ngồi nghĩ nhớ lại, rồi suy ngẫm so sánh vài chuyện trước mắt, thấy cũng có vài chuyện để kể và tâm sự. 

 

1. Học từ trong gia đình

Tôi từng đọc đâu đó trong Kinh. Nhà ông Cấp Cô Độc có cô con dâu khó bảo, đức Phật nhân một hôm được mời đến thọ trai đã dùng những ví dụ khuyên bảo và cô dâu này đã thay đổi tính nết, trở nên thuần hậu. Ngay tại trú xứ Đức của mình, tôi cũng từng biết vài câu chuyện các thầy, các Ni sư giúp đỡ hàng cư sĩ giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn gia đình đồng hương mình. Lần này tôi thấy tại chỗ một trường hợp, ngay tại nơi đức Thế Tôn ngày xưa thành đạo

Chiều hôm đó, lúc đang ngồi trì kinh thì có một vị sư Theravada cùng ba cư sĩ đến ngồi ngay trước mặt tôi dưới đất chỉ cách vài mét (hôm đó khu vực Đại Tháp rất đông). Tôi hơi ngạc nhiên và tâm có xao lãng chút ít. Ba cư sĩ ngồi đối diện với sư, người lớn tuổi có thể là mẹ của một trong hai người ngồi ở giữa. Bắt đầu Sư nói gì đó thật từ tốn. Thấy ba người cùng lạy sư. Rồi đến người mẹ nói gì đó, rồi đến phiên cô gái nói rất dài, vừa nói vừa mếu máo khóc, có lúc nấc lên thành tiếng lớn. Nói xong là lạy. Đến phiên người thanh niên kia cũng vậy. Lại nói, lại lạy. Không tài nào để tâm trì kinh được nên tôi đứng dậy xướng lễ danh hiệu Phật và lạy. Nhưng Mô Phật, vừa lạy mà cũng vừa liếc chừng xem họ làm gì. Câu chuyện kéo dài cả hơn hai giờ đồng hồ. Thái độ họ mới đầu căng thẳng và hung hăng nhưng càng nói càng êm ả hơn. Sau đó Sư nói gì đó. Một lát bà mẹ đứng dậy lạy và đi chỗ khác để hai người trẻ quay mặt lại với nhau. Họ nói gì với nhau rất lâu, hết người này đến người kia, rồi họ lại chắp tay lạy nhau. Chuyện lạ. Rồi Sư nói. Tôi từ từ hiểu câu chuyện. Có thể cặp vợ chồng này có điều gì bất hòa, mới đầu khá trầm trọng. Càng ngày càng dịu lại. Cuối cùng họ lạy nhau và nhìn nhau rất lâu. Sư cũng từ bi nhìn họ cười. Tôi rất muốn ghi hình ảnh đẹp đó, nhưng ở trong khu vực Đại Tháp không phải lúc nào mình cũng mang máy chụp hình hay Smartphone theo. May quá, tôi  chợt nhớ đến anh bạn họa sĩ nổi tiếng xứ Huế tên là Hoàng Thanh Phong, đang ở cùng Trung Tâm Viên Giác. Anh ta đang lạy chiếu gỗ phía bên kia. Tôi đi tìm anh ngay và yêu cầu anh vẽ lại giúp. Nhờ vậy nên tôi mới có bức tranh này đây. Thật là một chuyện vui ở Bồ Đề Đạo Tràng, chuyện giáo pháp đức Phật cho hàng tứ chúng Tăng, Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.

image001

Tranh ký họa trên giấy của họa sĩ Hoàng Thanh Phong (Huế)

 

2. Văn và Tư  - Quá giang đi theo một Pháp Hội 

Đó là Pháp Hội Đại Bảo Tích của Tăng Ni Việt Nam.  

Mới đặt chân vào đến cổng Bồ Đề Đạo Tràng, khi đứng xếp hàng chờ an ninh kiểm soát tai tôi đã nghe vẳng lại qua hệ thống phát thanh âm vang giọng tụng kinh bằng tiếng Việt. Vô cùng ngạc nhiên. Sao mà thân thiện quá, cảm tưởng đúng là về nhà. Đi lần tìm nơi xuất phát, ngay trước Kim Cương Tòa đã thấy đông đúc chư Tôn Đức Tăng Ni Việt Nam ngồi xếp nhiều hàng nghiêm trang tụng Đại Bảo Tích Kinh. Quý ngài bắt đầu tụng mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Trưa nắng quá nên tạm nghỉ chừng hai giờ. Không có khung cảnh nào thanh tịnh bằng.

 Tuy vậy, có hôm Pháp Hội của mình phải nhường chỗ cho những Pháp Hội lớn có những bậc Tôn túc cao của các truyền thống khác. Những hôm đó mình dời về phía hồ nước Long Vương che chở đức Phật trong ngày thành đạo thuở xưa. Hóa ra ở đây lại thoáng và  mát mẻ hơn, cũng ít bụi, do số người đi bộ qua lại ít hơn. Do nhân duyên ấy, tôi quyết định thay đổi chương trình tu tập dự định từ trước và xin tham gia ngay vào Pháp hội.

Được biết pháp hội này do hai vị Ni đứng ra khởi xướng và tổ chức. Để có kinh tụng chư Ni đã thỉnh 50 bộ kinh bản mới nhất trong Tuyển tập "Trí Tịnh Toàn Tập“từ Việt Nam sang. Bản kinh này in khổ lớn, giấy tốt, in rõ ràng nên việc tụng rất thuận lợi. Nhưng vì vậy nên rất nặng ký, việc di chuyển từ Việt Nam đến Ấn Độ là một công phu, di chuyển vào tận khu vực đại tháp và chất cả mười mấy thùng cạc tông cao để mỗi ngày đại chúng có kinh tụng cũng vô cùng khó khăn. Đó là chưa tính hệ thống âm thanh khá tốt, để luôn có hai vị Tăng hay Ni thay phiên nhau tụng bằng Micro để dẫn chúng tụng theo. Chu đáo hơn, nhị vị Ni sư còn tổ chức cho hai bữa ăn mỗi ngày, và lại cho ăn rất ngon. Buổi sáng sớm hội chúng đã tranh thủ đến đạo tràng tụng lúc trời còn mát. Tụng chừng hai giờ sau nghỉ giải lao để ăn sáng. Đến 12 giờ trưa nghỉ ăn cơm trưa. Có một Phật tử tôi nghe mọi người gọi tên là anh Nghĩa, phát tâm thuê một ngôi nhà gần đó để làm bếp và đích thân nấu thức ăn cúng dường chư Tăng Ni. Thật công phuphước đức. Hội chúng, gồm 70 tăng ni – từ nhiều nơi trên cả nước và hải ngoại -  đã tụng liên tục trong vòng 21 ngày hết bộ Đại Bảo Tích tại ngay địa điểm xưa kia đức Phật thành đạo. Sau khi hoàn kinh, có nhiều vị còn luyến tiếc nên tụng thêm 3 bộ kinh Pháp Hoa nữa. Và hẹn nhau sang năm cùng đến tụng niệm.

Thật quý hóa.

 

3. … Tu

Tu là sửa mình, là dọn dẹp sạch rác rến thân tâm. Ghi vậy cho đủ bộ Văn, Tư, Tu; ba bước căn bản của người học Phật.

Chuyện rất đáng nhớ này không thể nói vòng vo nên xin ghi lại bằng một tấm hình. Hình này là hình vị Sư ngồi gần khu vực Hòn Non Bộ và Tượng Phật Quan Âm lộ thiên bằng đá Non Nước của Việt Nam. Sư suốt ngày ngồi thiền, đi thiền hành và - đẹp nhất, theo tôi - là thiền quét lá. Từng động tác chậm rãi, Sư quét những chiếc lá phiền não oán trược, những nhơ bẩn của thế gian rồi gom lại thành một đống để những người làm vườn mang đổ đi. Có những hôm cứ ngồi nhìn mãi hình ảnh tôi đã cảm thấy một niềm an lạc không tả nổi. Sư cũng không hề đếm xỉa là có người đang quan sát, chỉ chú tâm vào công việc của mình. Sư thực hành phát môn Thiền Dọn Rác. Còn tôi, tôi xin đặt tên cho việc của tôi là "thiền quán sát“ – (viết chữ nhỏ chứ không dám viết hoa).

image002

4. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Có nhiều chuyện vui mà cũng có chuyện không vui. Nếu ở Hoa Kỳ có ông tổng thống sản xuất hàng loạt Fake News qua twitter thì ở Bồ Đề Đạo Tràng năm nay có số lượng sư giả đông gấp ba, bốn lần năm rồi – gọi là Fake Monks. Có những hôm có đến 400, 500 vị ngồi kế bên những pháp hội để chuẩn bị nhận của cúng dường. Đáng buồn và lo hơn, năm này tôi còn thấy mấy mươi trẻ em bảy, tám đến mười mấy tuổi cũng mặc pháp phục như các chú tiểu và ngồi chen vào các hội chúng để xin tiền cúng dường. Đành rằng, các em làm vậy cũng đỡ hơn làm những việc phá phách khác nhưng sao thấy đau lòng quá, làm mất thanh tịnh nơi thánh tích trang nghiêm. Nhìn mặt mấy „Fake Baby Monks“ này thấy khá khôi ngô, phải chi mấy chú vào các trường hay các Phật Học Viện miễn phí ở đây mà đi học đàng hoàng sẽ có bao nhiêu lợi lạc cho quần sanh. Chính Phật Giáo Ấn Độ rất cần có những tu sĩ người Ấn thì mới mong có cơ hội phục hồi và phát triển Phật giáo trên chính quê hương của đức Phật Lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Năm nào cũng có nhưng sao năm này thấy đông quá!

 

5. Nhìn, thấy & chiêm nghiệm: Rác nào độc hơn?

Năm nay đặc biệt có một số tấm bản dựng ngay cổng vào như thế này đây.

image003

Không chỉ một mà có 7, 8 bản hướng dẫn như thế. Tôi cứ thắc mắc không biết dòng thứ ba là lời khuyên gì. Nên nhân một buổi ngồi uống trà ở Trung Tâm Viên Giác tôi đem ra hỏi những vị ở Ấn Độ lâu năm. Người đi qua đi lại nhiều lần nhưng không ai để ý dòng chữ ấy (hay tại tôi có tật quá tò mò thắc mắc). Sau khi hỏi nhiều người Ấn và kiểm tra lại theo lời ông Google mới biết nội dung toàn tấm bảng ấy nghĩa như sau:

- Không khạc nhổ

- Không hút thuốc

- Không nhai loại vỏ cây Pan Masala (loại có chất say)

- Không mang túi /túi xách bằng ny lông 

-  Không máy xạc pin hay bình xạc (cho Handy)

Thật là những hướng dẫn quá hay cho khách hành hương (nhất là với chúng tôi từ các nước Tây phương đến). Tôi đắc ý nhất là việc khuyến khích không xử dụng túi ny lông nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Đi sâu thêm vào bên trong thấy thêm mấy tấm bảng khác. Chính mấy tấm này còn gây ấn tượng sâu đậm hơn cho chúng tôi.

image004

Lưu ý, quý vị đang ở tại KHU VỰC KHÔNG PLASTIC. Xin đừng mang túi plastic vào trong khu vực này.

Tuyệt diệu những cảnh báo cao quý đó. Nơi Phật thành đạo phải vậy chứ. Phải là mẫu mực, làm gương cho bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu ngôi chùa, tự viện khác trên toàn thế giới. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta vẫn làm ngơ xử dụng quá nhiều túi ny lông hay các gia dụng plastic để tạo ra bao nhiêu rác phá hoại môi trường. Những rác này cần thời gian năm, bảy trăm năm mới tiêu được. Những rác này dồn vào sông hồ, biển và sát hại bao nhiêu loài chúng sanh khác.

Xin ghi ra vài ví dụ:

image005

image006

image007

image008

Một nhóm bác sĩ thú y đã khám và thấy chú cá voi này sắp chết đói vì đã nuốt vào bụng 8 kg các loại túi ny lông (tương đương số lượng 80 túi) và một ít vật dụng bằng plastic khác. Các chướng vật này đã làm chú cá voi không thể ăn thức ăn gì khác được nữa. (Hình trích từ trang nhà nationalgeographic.de)

Biết chừng đâu chính những chú cá voi này từng là ân nhân cứu mạng sống bao nhiêu thuyền nhân trên các chiếc thuyền vượt biên của chúng ta trong những ngày sóng gió lênh đênh vô vọng trên biển cả. Và không những chỉ giống cá voi, nhiều động vật ở dưới biển cũng bị họa như vậy, ví dụ như các chú rùa vô tội này, một sinh vật có tuổi thọ gần như loài người mà giờ phải chết vì các bao ny lông này  đây:

image009

Hình của Đài Truyền Hình 3SAT

image010

Hình của tuần báo Spiegel – Đức

 

Mặc dù chúng taTây phương cứ hãnh diện nói rằng đang sống ở nước văn minh  nhưng nên tự hỏi lại lòng mình: ai là người „văn minh“ hơn? Mình vẫn cứ dùng và xả rác bừa bải hằng khối plastic mỗi ngày. Từ túi ny lông đến các Folie đậy thức ăn vô lý ở nhà bếp, bàn ăn. Sao không học bài học này (bên cạnh các bài học về giáo lý) để giảm phá hoại thiên nhiên, sát hại chúng sinh loài thủy tộc và qua đó sát hại cả chính gia đìnhbản thân mình. Đây là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Cả thế giới, cả nhân loại đang quan tâm đến. Nhiều bà con mình, do quá bận rộn không có thì giờ theo dõi thời sự nên không tự ý thức được việc này, cứ xài theo thói quen. Đáng buồn thay! Tôi thấy nhiều nơi cứ dùng giấy Folie đậy thức ăn rồi vứt bỏ bừa bãi, cứ dùng ly nhựa, đĩa mủ. Dĩ nhiên trong những trường hợp bất khả kháng ta phải dùng nó thì tôi không dám nói đến, những nếu tránh hay giảm được thì vẫn hơn.

Vấn nạn Rác Plastichiện nay không còn là vấn đề nhận thức, vấn đề văn hóa, mà nó chính là vấn đề ĐẠO ĐỨC. Đây cũng là chỗ thể hiện Tâm Từ Bi. Từ bi với đồng loại và với những chúng sinh khác. Chẳng lẽ chỉ vì những tiện nghi trong một chốc lát mà ta nỡ tâm giết hại các loài chúng sinh khác như thế – dù vô tình dù cố ý

Hình như người mình còn ít quan tâm chuyện này. Xin hoan hô Tu Viện Quảng Đức, một trong rất ít cơ sở Phật Giáo đã nghĩ tới việc này qua bài viết ngắn: https://quangduc.com/a64937/less-plastic

 

6. Học hạnh bậc Hiền Trí

Bây giờ nhìn chung quanh ta, các vật dụng đa số đều bằng plastic đủ loại. Plastic là một nhiên, nguyên liệu vô cùng hữu dụng. Việc đó chúng ta không thể chối cãi được. Kỹ nghệ và chính trị đang có những biện pháp để tái chế các phế phẩm plastic dùng cho các công cụ khác. Điểm đáng nói hôm nay là việc dùng các công cụ không đáng dùng: một túi ny lông đi chợ, giấy folie đậy thức ăn v.v… Có đáng vậy không, nếu vì sợ bụi phải đậy chén chè để ăn ngon miệng trong vài phút mà ta giết chết những loài thú vật vô tội kia. Đi chợ mình cũng có thể xử dụng lại cái túi ny lông cũ hay mang một túi vải theo để đựng. Đơn giản vậy thôi.

Ở nước Đức, vào cuối tháng 2/2019 Bộ Bảo Vệ Môi Trường (Bundesumweltministerin) đã ra thông cáo báo chí rằng, chính quyền đang hợp tác với các nhà sản xuất để không (hoặc hạn chế) xử dụng các bao bì ny lông trong việc gói thực phẩm bày bán tại các siêu thị. Đến giữa năm 2021 thì tất cả các muỗng nĩa tô chén dĩa bằng mủ cũng như các mâm đựng thức ăn, uống bằng mủ sẽ bị cấm hẳn trên toàn châu Âu.

Bây giờ khắp nơi trên toàn cầu, các thanh thiếu niên đang phát động một chiến dịch „Bãi Khóa và Biểu Tình - Fridays for Future (ngày thứ sáu cho tương lai)“.  Phong trào này do một thiếu nữ tênlà Greta Thunberg (sinh năm 2003) phát động ở Thụy Điển từ năm 2018, khi cô chỉ mới 15 tuổi. Hằng tuần vào ngày thứ sáu các thanh thiếu niên trên toàn thế giới đều làm như thế. Ví dụ, chỉ trong một ngày thứ sáu, 15.03.19 tại thủ phủ Kiel của tiểu bang Schleswig-Holstein nơi tôi đang ở, đã có 7000 học sinh và sinh viên bãi khóa xuống đường để đòi hỏi các nhà chính trị phải có biện pháp quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, môi sinh. Tôi cũng có mặt cùng các bạn trẻ ấy, dù hôm ấy trời đang mưa và bão. Tôi đứng ngay trước Tòa Thủ Hiến của tiểu bang cùng với họ, đa số là những người rất trẻ mà khâm phục họ quá. Có bạn học sinh chỉ mới chừng 12, 13 tuổi; có bạn sinh viên đã hai mươi mấy, ba mươi. Họ đang đòi hỏi một quyền tưởng như đương nhiên ai cũng có, quyền được sống trên hành tinh này. Không phải chỉ bây giờ mà cả trong tương lai. Họ đang đòi hỏi tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với hành tinh của chúng ta. Có thể thế hệ chúng ta chưa thấy rõ những thảm họa nhưng thế hệ trẻ ấy - hay con cái của họ - sẽ hứng chịu thê thảm những điều do chúng ta bây giờ đang gây ra. Bởi vậy họ mang theo những tấm biểu ngữ tự phát vô cùng cảm động. Ví dụ như cháu Laura (14 tuổi) nói thay lời cho môi trường thiên nhiên„Nếu chúng tôi bị biến mất, chúng tôi sẽ mang các người theo“. Đừng tưởng rằng thiên nhiên quá tàn ác khi nhìn thấy những cơn sóng thần cuốn đi hàng vạn người hay những trận động đất kinh hồn khiến cả ngàn người chết. Đó chỉ là những cái cựa mình đau đớn quằn quại của thiên nhiên, là tiếng kêu để ta thức tỉnh. Anh bạn trẻ sinh viên địa chất Thomas (24 tuổi) viết tấm biểu ngữ đọc mà cười … ra nước mắt: „Hãy chuẩn bị mặc quần tắm vào đi, biển ngập tràn khắp rồi!“. Báo Kieler Nachrichten cho biết ngày hôm đó, riêng tiểu bang Schleswig-Holstein chúng tôi, các bạn trẻ đã đồng loạt tổ chức biểu tình trên 23 thành phố. Cả thế giới ngày hôm đó cũng có tổng cộng 1800 địa điểm trong 123 quốc gia đã đồng loạt nói lên tiếng nói của những sinh viên học sinh như thế. Họ là những người trẻ đang sinh sống tại Jakarta, Sydney, London, Rom, Stockholm, Tokyo, Florida v.v…  Và không phải chỉ một hôm, họ sẽ còn tranh đấu tiếp tục. Những „người lớn“ chúng ta nghĩ sao đây? Họ, những người trẻ, có quyền đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và hiểu về những điều đó. Xin đừng cố tình ngoảnh mặt làm ngơ.

Xin nói thêm một chút về người khởi xướng phong trào „Fridays for Future“ là cô Greta Thunberg. Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP24) vào 12/2018 ở Ba Lan, cô gái 15 tuổi này được mời đọc một bài phát biểu tại đại sảnh đường và được ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres tiếp kiến. Cô nói với các đại biểu của Hội Nghị nhưng cũng là một lời nhắn gởi đến cả những "người lớn" trên toàn thế giới rằng: “Các vị không đủ trưởng thành để nói đúng về các sự việc như chính sự thật của nó. Các vị đã mặc kệ cho những người  trẻ phải đảm đương cái gánh nặng ấy. Các vị thường nói các vị yêu mến tuổi trẻ hơn hết, vậy mà các vị lại đánh cắp tương lai của họ ngay trước mắt họ”. 

Một bà mẹ đã lớn tuổi với Nickname „Karen Lester“ đã viết về Greta như thế này trong Facebook: 

(Greta), Bạn là "Thiên Thần của Hành Tinh này". Bạn đã phát biểu bằng cả những sự thông thái và hùng biện hơn hầu hết những người lớn. Và bạn là linh hồn già dặn, đây là điều rất đáng khen ngợi, tán thưởng. Tôi là một người mẹ, những đứa con đã trưởng thành của tôi đều đã lớn tuổi hơn bạn, nhưng bạn đã nói những lời ấy cho tất cả chúng tôi, TẤT CẢ CHÚNG TA, ngay cả những người không có tai để nghe. Nhưng những người như chúng tôi biết rằng, chúng tôi luôn có mặt bên bạn, chúng tôi đánh giá bạn rất cao, cao hơn bạn nghĩ. Sự duyên dáng và khiêm tốn của bạn thật tuyệt vời - hãy tiếp tục nói, tiếp tục nói, tiếp tục thu hút các nhà lãnh đạo quay trở lại trái đất và các phương cách chúng ta chăm sóc trái đất. Tiếp tục đi, chúng tôi cần bạn lắm.

Trước đây ba ngày (khi viết bài này 03/04/19), vào cuối tháng 3/2019 Greta được trao giải thưởng „Camera vàng – Goldene Kamera” tại thủ đô Berlin của Đức, một giải thưởng mà tất cả nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh hay phóng viên… đều mong muốn. Sau khi nhận giải Greta đã trả chiếc Camera vàng lại cho ban tổ chức vì cô không thể nhìn thấy hình ảnh công ty bảo trợ là hãng xe Volkswagen đã tặng những chiếc xe hơi đắc giá cho người nhận giải hay đã dùng những chiếc xe nhiều phân khối chở những người nổi tiếng đi vào khu vực hành lễ. Theo Greta, chính những công cụ này đã tạo ra khối lượng lớn CO2 làm hâm nóng địa cầu. Năm này, 2019, Greta Thunberg sẽ được đề cử là ứng viên giải Nobel Hòa Bình. Dĩ nhiên, mục đích các nỗ lực của Greta cho việc giữ sạch hành tinh này không phải vì những giải thưởng ấy, nhưng những giải thưởng sẽ làm âm thanh những hồi chuông báo động vang xa hơn.

**

Bạn ạ, chuyến về Bồ Đề Đạo Tràng lần này, khi nhìn các tấm bảng nói trên tại cổng vào ở Bồ Đề Đạo Tràng tôi đã có cơ hội chiêm nghiệm thêm lời Phật dạy và đã thấm hơn. Thời Phật chưa có plastic, chưa có túi ny lông. Nếu có chắc Phật sẽ chế ra một giới, hay một lời Kinh bảo rằng các con không nên xử dụng bừa bãi các loại plastic ấy mà gây tổn hại người, tổn hại vật, gây khổ đau cho muôn loài chúng sanh. Những người con Phật chúng ta cũng đã đủ lớn khôn để hiểu rằng không phải việc gì Từ Phụ cũng phải nói thẳng. Nhiều việc người cha lành chỉ nói chung, nói tổng quát thôi, con cháu phải tự suy xét lấy. Phật chẳng từng bảo rằng chúng ta nên tự đốt đuốc lên mà đi. Phật chỉ dạy chúng ta con đường đi thôi.

Xin ghi lại những lời này để cùng chiêm nghiệm. Đây là những lời dạy quý báu của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài nói chuyện, tâm sự với những người trẻ. Những lời này đích thị là những lời nói đầy trí tuệtừ tâm của một vị Phật: [1]

Hỡi những người trẻ trên khắp thế giới, tôi kêu gọi các bạn hãy kiến tạo một thế hệ hòa bình đầu tiên cho Địa cầu huynh đệ này (…)

(…) Các vấn đề khó khăn mà các bạn đang phải gánh chịu ngày nay không phải là do các bạn tự tạo ra cho mình. Đấy là các khó khăn lưu lại từ thế hệ của tôi và của cha mẹ các bạn, tức là các thế hệ của thế kỷ XX. Hãy tạo ra một thế hệ với thật nhiều lối thoát. Cha mẹ của các bạn nào có cố tình phá hoại môi trường đâu. Phần đông trong số họ khi ý thức được sự tác hại rộng lớn của thảm họa này thì đã muộn. Tại sao? Chẳng qua vì sự suy thoái môi trường thiên nhiên diễn tiến một cách tuần tự, vì thế chỉ có thể nhận thấy được sự suy thoái đó sau một thời gian dài. 

Năm 2011 tôi đã quy tụ được các chuyên gia quốc tế cùng họp với tôi tại Dharamsala để bàn thảo về chủ dề "Môi sinh, Đạo đức và Nguyên lý Tương liên“ [2]. Một trong các chuyên gia trên đây cho biết thán khí (CO²) là một loại khí không có mùi cũng không có sắc, điều này thật đáng tiếc, bởi vì nếu thán khí có màu xanh hay màu hồng, hoặc bốc mùi, thì người ta sẽ nhận biết nó dễ dàng hơn. Nhờ đó những người làm chính trị cũng như quần chúng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn sự nguy hại khi nồng độ của nó tăng cao. 

Nửa đùa nửa thật trong buổi họp ấy tôi gợi ý một cách hóm hỉnh như sau: giả thử nếu kết hợp được tất cả các nguyên thủ quốc gia trong một gian phòng đóng kín và sau đó xịt thán khí vào phòng cho đến khi tất cả đều cảm thấy khó thở và bực bội - mục đích không phải là để làm cho họ bị chết ngạt mà chỉ để ý thức họ là phải sớm tìm các biện pháp ngăn ngừa. Thật vậy đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người, quyền sống của các bạn và con cái các bạn đang bị lâm nguy.

 

Đó cũng là thông điệpđức Phật Thích Ca lịch sử từng giảng dạy ngay trên vùng đất Ấn Độ. Vấn đề của chúng ta là nhiều khi ta đã hiểu các lời kinh quá „cao siêu“ mà quên những chi tiết thực tế, quên rằng mình đang đứng trên quả địa cầu, như chính đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma đã hiểu.

Này Tỷ-kheo, một bậc hiền trí với đại trí tuệ không có ý định làm tổn hại chính mình, hoặc làm tổn hại kẻ khác, hoặc làm tổn hại cả hai. Mà trái lại, khi vị ấy có ý định gì, thì vị ấy có ý định làm những việc lợi lạc cho chính mình,  lợi lạc cho kẻ khác, lợi lạc cho cả hai, và lợi lạc cho toàn thế giới. Bằng cách này một người được gọi là một bậc hiền trí với đại trí tuệ.

(Tăng Chi Bộ Kinh II, Ch IV, (XIX):186)



[1]Nguồn: HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG! Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma. Đức Đạt-lai Lạt-ma & Sofia Stril-Rever. Hoang Phong chuyển ngữ.

[2]Tức: Hội nghị Mind & Life XXIII, Oct 2011. Các cuộc hội họp Mind & Life/Tâm thức và Sự sống là nhằm kết hợp giữa Phât giáo và Khoa học với chủ đích phát huy sự hiểu biết về bản chất của hiện thực, w.w.w.mindandlife.org - ghi chú trong sách

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1951)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2065)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2254)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2524)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2554)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2088)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2541)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1878)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1975)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2258)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2783)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1699)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1610)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1804)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1636)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2212)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2376)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2087)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1867)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1791)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1971)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1707)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2692)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1854)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2185)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2148)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2498)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1808)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1991)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1867)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2043)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2613)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3679)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2289)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2291)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1667)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1980)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2316)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2317)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2154)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3118)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2134)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2531)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2051)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1981)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2189)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2483)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2057)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2450)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2413)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant