Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

24 Tháng Năm 201913:33(Xem: 5376)
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ
Kỷ Niệm Phật Đản Sanh 2643 Tại Thụy Sĩ Có Gì Lạ

Trần Thị Nhật Hưng

 

   Hằng năm trên khắp thế gian không chỉ ở các nước Á Châu mà ngay cả Âu, Mỹ nơi có cộng đồng tị nạn, vào rằm tháng tư âm lịch, những người con Phật không bao giờ quên Đản sanh của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Tất cả đều ngưỡng vọng về vườn Lâm Tỳ Ni, cách đây 2643 năm, nơi có một vĩ nhân ra đời để tìm con đường giải thoát cứu nhân loại.

   Từ thành phố đến thôn quê, từ chùa lớn đến chùa nhỏ, tuỳ khả năng, hoàn cảnh, đâu đâu mọi người cũng hân hoan tưng bừng tổ chức  để tưởng nhớ Ngài.

   Tại Thụy Sĩ, chùa Viên Minh không ngoại lệ. Tuy nhiên năm nay đặc biệt, một năm không như mọi năm. Tất cả đều đổi mới sau hơn hai năm trùng tu sửa chữa từ một nhà hàng ăn để trở thành một ngôi chùa khang trang tươm tất và đã được chính quyền sở tại cấp giấy phép chính thức sinh hoạt.

Phat Dan Thuy Sy 7

   Giữa một khuôn viên rộng trên sân chùa, điều này thật hiếm hoi trên đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé diện tích chỉ  41.300 cây số vuông. Đó là một phúc duyên may mắn cho cộng đồng Phật tử tại đây để dựng một lều lớn do chính quyền địa phương ủng hộ mới đủ sức chứa số đông Phật tử trên 200 người về tụ tập mừng Đản sanh thay vì phải thuê hội trường xa chùa vừa vất vả vừa tốn kém như mọi năm. Với nhân số tham dự, đối với một nước nhỏ người thưa, sống rải rác đó đây, qui tụ về như thế kể là rất khả quan nếu không muốn nói thật nhiêu khê. Điều đó chứng tỏ lòng tín tâm và ngưỡng vọng của người con Phật về đấng cha lành.

Phat Dan Thuy Sy 6

   Hôm đó là một ngày thật đẹp, thêm một may mắn nữa, trời không mưa như dự báo thời tiết, chỉ se se lạnh với chút nắng hanh vàng vừa đủ để những chiếc áo dài của quí bà, quí cô, cùng các em thiếu nữ như đàn bướm lượn lờ trước gió.

 

   Từ 09 giờ sáng thứ bảy, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong đồng phục màu áo lam xếp hàng dọc trước cổng lều có treo hàng chữ “ Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản” để đón chào quan khách.

 

  Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một lực lượng trẻ được đào tạosinh hoạt Phật giáo từ mấy chục năm tại Thụy Sĩ. Hấp thụ văn hoá và cung cách làm việc phương Tây nên các em làm việc rất khoa học, giỏi giang nhưng vẫn giữ được hồn và nếp sống dân tộc đã trở về chùa sau thời gian dài “mồ côi” không nơi nương tựa ( bấy lâu tự thuê phòng sinh hoạt với nhau). Sự hiện diện của lực lượng GĐPT giúp cho buổi lễ vô cùng trang trọng khởi sắc, đã tạo thêm ấn tượng đẹp cho người bản xứ, nhất là vợ chồng ông bà Regina và Erich Leuenberger, đại diện hội đồng dân biểu của làng Nebikon, nơi chùa đang trực thuộc, cùng với một vài sinh viên, giảng viên đại học Luzern, Zürich đang tìm tòi nghiên cứu về Phật giáo. Niềm ưu ái đó còn khởi nguồn từ non tháng trước khi chùa tổ chức lễ “mở cửa chùa” theo sự yêu cầu và tò mò của, từ các cấp chính quyền đến dân chúng làng Nebikon để được tham quan, muốn biết về “trong chùa có cái gì trong đó„ sau khi chúng ta biến một nhà hàng của họ để trở thành một ngôi chùa khang trang đẹp đẽ cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam về sinh hoạt. Họ đã vô cùng ngạc nhiên lẫn khâm phục về công trình kiến thiết biến những cái hầm tối tăm bừa bãi đồ đạc cũ (Thụy Sĩ vì đất chật nên bất cứ nhà nào dù chung cư vẫn làm nhà hầm đào dưới đất để chứa đồ linh tinh) thành một căn phòng sinh hoạt sáng sủa sạch sẽ, nhiều phòng ngủ tươm tất cho Phật tử ở xa về chùa ngủ qua đêm, một thư viện với nhiều sách báo và đặc biệt nhất là chánh điện với những tôn tượng uy nghi sáng ngời, bài trí hoa đèn thật mỹ thuật đẹp mắt chỉ cần bước vào, chiêm ngưỡng, lòng người cũng rộn lên niềm hân hoan an lạc không tả được. Bên trong đã như vậy, bên ngoài sân chùa với tôn tượng Quan Âm Các ngự trị trên một sân rộng lót gạch sạch sẽ, cảnh quang thông thoáng mát mắt khiến cho người Thụy Sĩ vốn chuộng ngăn nắp rất hài lòng về sự đóng góp và xây dựng tinh thần tôn giáo của cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại địa phương thêm phong phú.

 Phat Dan Thuy sy 5

   Đối với người Thuỵ Sĩ vốn trung thực, hiền hoà, tuy Phật giáo không phải là tôn giáo của họ, nhưng từ kiếp nào dường như họ đã hấp thụ tinh thần của Kinh Hoa NghiêmNhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản“ (một là tất cả, tất cả là một) nên họ có cái nhìn cảm thông, bao dung, phóng khoáng, cởi mở để hoà nhập và đón nhận niềm vui từ kẻ khác làm niềm vui cho chính mình. Sự an lành của người khác cũng là sự an lành cho chính mình nói riêng và cho dân làng, đất nước của chính họ nói chung. Mình chính là người, người chính là mình trong cộng đồng chung của xã hội. Mọi người cùng sống cho nhau, nỗ lực cho một công việc chung, ai nấy đều quên mình để nghĩ và sống cho kẻ khác, vì kẻ khác đó cũng chính là mình. Đó là lý do, họ không mang tâm phân biệt, trái lại đã ủng hộ hết mình tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt Phật giáo chúng ta điển hình với sự đóng góp từ tinh thần đến vật lực (dựng lều lớn cho chúng ta) qua buổi lễ tổ chức Đản sanh. Đây một phần cũng do sự khéo léo ngoại giao của chùa Viên Minh tạo cơ hội tiếp kiến gần gũi thân thiện với họ. Người ta vẫn bảo “ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhưng ra xứ người  “ngôn ngữ (khéo mồm miệng, biết ngoại giao) mới là cửa...cái của tâm hồn” để mở toang cánh cửa...chính, thênh thang bước đến thành công.

 Phat Dan thuy sy 3

   Theo như lời của Đại Đức Thích Như Tú nói chuyện trong buổi lễ, tương lai, chùa sẽ mở nhiều khóa tu không chỉ là nơi nương tựa tâm linh cho người Việt Nam mà còn mở rộng cho người bản xứ biết về Phật giáo chúng ta qua các buổi thiền tập. Thật là một điều đáng khích lệ và hoan nghênh vô cùng. Hy vọng sẽ sớm thực hiện vào một ngày không xa.

 

  Trong buổi lễ, ngoài các bài diễn văn, cảm tạ, giới thiệu quan khách...không thể thiếu ở bất cứ tổ chức nào, điều tôi quan tâm ở đây là lễ Tắm Phật. Lễ Tắm Phật để nhắc nhớ chúng ta về truyền thuyết khi Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa để Tắm Phật (em bé nào mới sinh ra cũng cần tắm đó mà. Và Phật được tắm đặc biệt như vậy đó). Còn bây giờ chúng ta tắm Phật không có nghĩa là tắm cho Phật được sạch sẽ mát mẻý nghĩa sâu xa của nó là chính tắm gội nội tâm của mỗi chúng ta, tắm để gột rửa bụi phiền não hiển lộ chân tâm để chúng ta tự nhìn lại chính mình biết sám hối và tẩy rửa những tội lỗi trong năm chúng ta đã tạo ra. Có chùa còn giảng rằng, khi cầm gáo nước, dù tắm bên vai phải của Đức Phật tượng trưng gặp điều ưng ý thuận duyên cũng như khi tắm bên vai trái coi như gặp nghịch cảnh lòng ta vẫn thản nhiên, bình tâm đón nhận. Do vậy, khi đối diện với Đức Phật, chúng ta tâm niệm như đứng trước nội tâm chúng ta, và cầu nguyện ý tốt nên phát huy, và niệm xấu thì nay xin chừa! Dội nước cho bao tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến cuốn đi để hiển lộ Phật tánhnhân chi sơ, tính bổn thiệnđạo lý trong Tam Tự Kinh, bắt nguồn từ tư tưởng của đức Khổng Tử, về sau được Mạnh Tử, đệ tử của Ngài truyền đạt rộng rãi.

 Phat Dan Thuy Sy

   Tiếp nối của buổi lễ, sau những nghi thức hành chánh, thả bong bóng bay, dùng trưa,... lúc 14 giờ mở màn chương trình văn nghệ do anh em GĐPT Thiện Trí cùng Phật tử chùa Viên Minh đảm nhiệm. Dù các nghệ sĩ, diễn viên đều là “cây nhà lá vườn„ nhưng cũng đóng góp nhiều tiết mục múa, ca thật đặc sắc tạo cho buổi lễ vui nhộn, gần gũi, thân thiện, ấm cúng. Chương trình văn nghệ kết thúc lúc 15 giờ 30 phút, thời gian sau đó là Karaoke cho đến 17 giờ theo qui định.

    Nhìn chung buổi lễ thật thành công đem lại cho mọi người niềm an lạc, hạnh phúc. Riêng tôi, trong chương trình, tôi cho sẽ toàn hảo hơn, nếu thêm một tiếng thuyết giảng truyền tải giáo lý của Đức Phật để Phật tử hiểu đạo hơn. Vì có hiểu, có tin thì Bồ Đề Tâm mới kiên cố, tín tâm càng tăng trưởng. Hy vọng những năm tới ổn định tổ chức đưa vào nề nếp sẽ không thiếu mục quan trọng này. Vì là năm đầu với bề bộn công việc sau khi tu bổ chùa, việc thiếu sót là điều hiển nhiên. Kính mong Quí Phật tử hoan hỉ cho.

 Thân chúc các bạn dồi dào sức khỏean lạc trong mùa Phật Đản 2643 của năm 2019 này.

 

Thân chào các bạn.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2518)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2456)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2376)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3135)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3914)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2873)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2990)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2567)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2610)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2600)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2276)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2594)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2957)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3895)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2916)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3568)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2773)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2375)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3275)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2831)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2540)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2829)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3468)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3781)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3913)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2509)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2488)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2227)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3750)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2845)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4042)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3241)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3686)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2892)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3776)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3251)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3326)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2910)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2674)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3661)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2615)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3136)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3538)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3714)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2852)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2613)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3100)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3604)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3217)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant