Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lợi Ích Của Sự Biết Đủ

09 Tháng Sáu 201907:41(Xem: 6035)
Lợi Ích Của Sự Biết Đủ
LỢI ÍCH CỦA SỰ BIẾT ĐỦ

Sri Dhammananda
Thích Trung Hũu

Người Khách Trọ

Không biết từ khi nào, con người lại có những tính xấu như tham lam, ích kỷ, thù hằn, ganh ghét…, và chúng vẫn không thay đổi theo thời gian cho đến ngày nay. 

Những tính xấu này mải vây bủa con người là do chúng ta không có khả năng chinh phục tâm trạng và thay thế chúng bằng những đức tính cao đẹp khác như từ bi và tình yêu thương. Trong thực tế, có một từ mà con người thường hay sử dụng trong giao tiếp với nhau, đó là “ghét”, hay “không ưa”. Trong gia đình thì cha mẹ ghét con cái bất hiếu, con cái ghét cha mẹ vì cho rằng cha mẹ đã không cho họ những cái họ cần. Ngoài xã hội thì người này căm ghét người kia bởi họ cảm thấy người kia cản trở công việc hay sự phát triển của mình. Trong mối quan hệ quốc tế thì nước này biểu lộ sự thù hằn đối với nước kia bởi bất kỳ hành động nào mà họ cho là làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của họ.

Chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị để đón nhận những khó khăn và rắc rối của cuộc sống. Cuộc sống không thể khôngvấn đề này hay vấn đề nọ. Đó là thực tế. Chúng ta quá đắm đuối vào việc hưởng thụ những thú vui dục lạc, và chúng ta phải trả giá cho sự hưởng thụ đó bằng những nỗi đau về thể xác hay tâm hồn hoặc cả hai, trong khi đó chỉ là những thú vui tạm thời và chẳng sớm thì muộn gì chúng sẽ bỏ ta mà đi. Điều này cũng giống như chúng ta phải trả tiền thuê nhà vậy. Chúng ta thuê nhà để ở thì phải trả tiền nhà. 

Cũng vậy, thông qua cơ thể này chúng ta hưởng thụ dục lạc thì chúng ta cũng phải trả giá cho sự hưởng thụ đó. Thế gian này không có gì là miễn phí cả. Cho nên, nếu chúng ta thật sự muốn loại trừ khổ đau về thể chấttinh thần thì chúng ta phải hàng phục những ham muốn vô độ của bản thân. Bao lâu chúng ta còn chịu sự điều khiển của lòng tham dục thì bấy lâu chúng ta còn đau khổ. Chúng ta trở thành nô lệ của con ma tham dục.

Để tránh những khổ đau về thể xác và đạt được hạnh phúc về tinh thần, chúng ta buộc phải lựa chọn một trong hai, hoặc là từ bỏ dục lạc hoặc là phải chịu khổ đau, chứ không thể vừa muốn hưởng thụ dục lạc lại cũng vừa muốn không bị khổ đau. Chúng ta như thế nào là do chính chúng ta chứ không thể đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân bên ngoài nào. Lo lắng và khổ đau là kết quả tất yếu của tham ái và hưởng thụ. Còn nếu vẫn muốn hưởng thụ dục lạc thì chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để chấp nhận mọi hệ quả của nó. Những ai không ý thức về điều này sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và chới với khi hậu quả xảy ra. 

Sự thay đổi của hoàn cảnh, già yếu, bịnh tật có thể cướp đi tất cả niềm vui của chúng ta. Một số người do không chuẩn bị tinh thần trước có thể sẽ bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí tự tử. Chúng ta không thể gán ghép cho rằng Phật giáobi quan chỉ vì tôn giáo này chỉ ra sự thật của cuộc đời. Tất cả những lời dạy của Đức Phật đều là để chỉ cho chúng ta hiểu bản chất của con ngườithiên nhiên nhằm có cuộc sống hạnh phúcý nghĩa.

Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, con người gần như làm chủ thế giới. Con người tin rằng họ có thể biến thế giới này thành thiên đường khi những bí mật của tự nhiên được khám phá và điều khiển. Khát vọng thống trị đất liền, biển cả và không gian thôi thúc con người không ngừng tìm kiếm những lục địa mới. Tuy nhiên, càng chinh phục được thế giới bên ngoài thì con người càng bỏ quên thế giới bên trong họ. Sự phát hiện ra các thế giới bên ngoài vẫn không thể mang con người đến gần hơn với bình yên và hạnh phúc. Thật sự họ chỉ thành công trong việc làm cho đầu óc của họ ngày càng căng thẳngbất mãn

Sự bình yên và hạnh phúc có thể được tìm thấy nếu chúng ta nỗ lực. Nhưng để làm được điều này, trước hết chúng ta phải học nhìn sự vật một cách chánh kiến. Chúng ta chẳng khác gì đang tham gia một trận đánh mà cái kết thất bại đã được biết trước, bởi vì ai rồi cũng sẽ chết. Và trong quá trình diễn tra cuộc chiến đó, thỉnh thoảng chúng ta thắng được một vài trận nhỏ và chúng ta lấy đó làm thỏa mãn, cho đó là thành công, là hạnh phúc. Làm sao có thể hạnh phúc được khi mà trí óc và trái tim ta chưa hoàn toàn thoát khỏi sợ hãi, căng thẳngbất an.

Niềm vui do các giác quan đem lại chỉ làm cho con người thỏa mãn trong thoáng chốc. Nó rất dễ dàng thay đổi và chuyển thành khổ đau. Cuộc đời này hình như không có niềm vui nào là hoàn toàn và kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết tu tập để vượt qua tính ích kỷ và không gây ra tội lỗi cũng như huấn luyện tâm mình cho được định tĩnh thì chúng ta cũng có thể nếm được hương vị của hạnh phúc chân thật. Như chúng ta biết, Mỹ là một nước phát triển nhất thế giới và người Mỹ cũng đã đổ bộ lên mặt trăng cũng như chinh phục không gian vũ trụ. Ấy vậy mà có khoảng 18,7% (tức hơn 1/6) dân số Mỹ mắc phải các vấn đề về tâm lý. Vậy việc họ đổ bộ lên mặt trăng đem lại cho họ lợi ích gì? Việc họ chinh phục vũ trụ có giúp họ thoát khỏi tình trạng rối loạn tâm thần hay già, bịnh và chết, thậm chí chỉ làm cho họ được ổn định tinh thần đôi chút để có thể sống yên bình và chan hòa với những người khác? Cũng may là con người chưa tìm được gì quý trên mặt trăng như vàng hay kim cương, chẳng hạn. Nếu không thì chắc sẽ có những cuộc chiến đẫm máu giữa các quốc gia với nhau để giành quyền thống trị vương quốc chị Hằng.

Những bậc thầy tôn giáo vĩ đại đều khuyên con người rằng hạnh phúc thật sự không thể đạt được bằng cách tìm kiếm các sở hữu vật chất, nhất là bằng các phương tiện ích kỷ, giẫm đạp lên người khác, hay tước đoạt quyền làm người của người khác. Hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi chúng ta biết chia sẻ hạnh phúc của mình với người khác cũng như tùy hỷ với hạnh phúc của người khác. Chúng ta không nên tìm kiếm thành công bằng con đường ích kỷ và thiếu đạo đức.

Giản dị và biết đủ là những thành phần quan trọng của hạnh phúc. Theo Gandhi thì “nhu cầu càng ít thì hạnh phúc càng lớn”. Triết gia Hy Lạp Epicurus nói rằng: “Nếu bạn muốn làm cho ai đó hạnh phúc thì không cần cho anh ta sự giàu có mà chỉ cần lấy bớt của anh ta sự tham muốn”. Cùng ý này, W. Evan Wentz nói: “Ít ham muốn nhưng thỏa mãn với những thứ đơn giản là dấu hiệu của bậc chân nhân”. Nguyên nhân của những rắc rốinhân loại đang phải đối mặt hiện nay đều bắt nguồn từ sự ích kỷ của mỗi người, không sẵn sàng chia sẻ lợi ích và niềm vui với người khác. Trừ khi con người học cách chia sẻ và thanh lọc tâm ý để có thể hiểu mọi thứ không thiên vị và kỳ thị, hòa bình sẽ không thể có được trên trái đất này.

Chuyện kể rằng một ngày nọ, vua Ba-tư-nặc đến gặp Đức Phật và hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn, khi con nhìn chư Tăng, con thấy được sự thanh thản, vui tươi và vẻ rạng rỡ trên mặt của họ. Con được biết rằng chúng Tỷ-kheo chỉ ăn ngày một bữa nhưng tại sao họ lại được như vậy”. Đức Phật trả lời nhà vua rằng: “Đó là vì họ không nuối tiếc quá khứ, không lo lắng cho tương lai. Họ bằng lòng với những gì họ đang có và làm các công đức. Họ không bao giờ nói rằng như thế này hay như thế kia là không đủ đối với họ. Đó là cách họ sống. Và do đó mà họ giữ được trạng thái thanh thản, vui tươi và nét mặt rạng ngời như là kết quả của sự biết đủ”.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có được trạng thái an lạc của chúng Tăng, chỉ cần ta biết đủ và bằng lòng với hiện tại. Tại sao chúng ta lại không thể cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của mình, mặc dù chúng ta có nhiều thứ hơn những gì chúng ta cần? Đó là vì chúng ta không biết đủ. Nếu chúng ta thật sự biết đủ, sẽ không bao giờ nói rằng chúng ta không thỏa mãn với cái này hay cái kia. Chúng ta luôn cảm thấy không thỏa mãn là bởi vì có một sự xung đột giữa một bên là sự ham muốn ích kỷ và bên kia là quy luật vô thường

Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực tập nguyên tắc “Biết đủ là giàu có nhất”. Người giàu có không nhất thiết phải có nhiều tiền. Có nhiều tiền mà lúc nào cũng nghi ngờ, sợ hãi, nghĩ rằng có ai đó đang tìm cách hại mình, đi đâu cũng phải có bảo vệ, nhà cửa thì mấy lớp khóa mà vẫn không thể ngủ ngon giấc, thì giàu như vậy để làm gì. Một người mà biết đủ thì đúng là một người may mắn, bởi anh ta không có những lo lắngsợ hãi như thế. Khi một người biết đủ, họ sẽ nghĩ rằng: “Như thế này là đã đủ cho tôi, cho gia đình tôi và tôi không còn muốn gì thêm nữa”. Nếu ai cũng nghĩ được như vậy thì đâu có vấn đề gì.

Khi chúng ta biết đủ thì không bao giờ có tâm ganh tỵ, và nhờ vậy mà ta cũng cho phép người khác sống vui vẻ. Nếu khôngganh tỵ thì giận dữ cũng không khởi lên. Nếu khônggiận dữ thì bạo lực và đổ máu không xảy ra, và do đó mọi người có thể sống một cách yên bình. Một cuộc sống biết đủ luôn luôn đem đến cho người ta hy vọng và tự tin. Đã hơn 25 thế kỷ trôi qua, những tín đồ Phật giáo, cả xuất giatại gia, đã sống một cách yên bình như thế mà không cần phải sở hữu gì nhiều. Nghĩ xem!

SRI DHAMMANANDA
Thích Trung Hữu
 dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20701)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13540)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
(Xem: 14258)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường thơ thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm với đầy hang hốc.
(Xem: 12284)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài...
(Xem: 12787)
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có...
(Xem: 14342)
Chuông, tiếng Phạn gọi là ghanta, ở Trung Quốc dịch là chung, khánh, là pháp khí dùng để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa.
(Xem: 14354)
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
(Xem: 15679)
Mùa đông ở đây không có tuyết, nhưng cũng đủ lạnh cho những chiếc lá ngả màu và em tôi quấn thêm chiếc khăn quàng cổ. Tôi thích mùa đông...
(Xem: 13000)
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 17408)
Má không biết đường sá thành phố, cũng chẳng mấy khi lên Sài Gòn, họa hoằn là đi khám bệnh hoặc lên thăm bà con. Mỗi khi lên thành phố, má thường rất lo lắng.
(Xem: 15722)
Trong cuộc sống trầm luân khổ hải này, chúng ta không chịu buông xảtham luyến tất cả những gì ‘của mình’; ai cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt cuộc đời...
(Xem: 12483)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái.
(Xem: 12462)
Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa...
(Xem: 14023)
Cứ mỗi lần nhớ thầy, giấy mực là người bạn duy nhất để con trút ra vô vàn tiếng nói tự cõi lòng của một người đệ tử tận chốn phương xa. Mỗi tuần một lá...
(Xem: 15990)
Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ (mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi)...
(Xem: 13611)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm.
(Xem: 14961)
Sau những cái nóng nực gay gắt của mùa hạ đã đi qua, trời bắt đầu sang thu, thoáng đâu đây cơn gió đầu thu nhè nhẹ thổi sang như báo hiệu trong thiên hạ một điều gì đó.
(Xem: 14494)
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
(Xem: 13577)
Một thời Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe...
(Xem: 13436)
Khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi vẫn còn cách người mẹ già của tôi đến gần một ngàn cây số. Và những dòng chữ rất riêng tư này, tôi tin rằng...
(Xem: 11708)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa.
(Xem: 13832)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời,...
(Xem: 12959)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy,...
(Xem: 14923)
Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...
(Xem: 12580)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ...
(Xem: 17410)
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo...
(Xem: 16412)
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ...
(Xem: 14566)
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là “biệt khu”. Những “biệt khu” này tạo thành những góc...
(Xem: 14830)
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.
(Xem: 26778)
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài...
(Xem: 14680)
Sau hai năm học con vẫn học giỏi với số phẩy trên 8,0, con cố gắng từng ngày vì niềm hy vọng của ba má, niềm tin của các em và của nhiều người gửi gắm.
(Xem: 13583)
Thượng Tọa Thích Quang Lạc ấn nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô lớp nệm mousse dầy cộm,...
(Xem: 13799)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(Xem: 13722)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(Xem: 15001)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(Xem: 15337)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(Xem: 14036)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(Xem: 14961)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(Xem: 13792)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(Xem: 14696)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(Xem: 14673)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(Xem: 16665)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 18237)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(Xem: 27150)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(Xem: 23724)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(Xem: 26454)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
(Xem: 16685)
Mười năm vườn xưa xanh tốt Hai mươi năm nắng rọi lều tranh Mẹ tôi gọi tôi về Bên bến nước rửa chân
(Xem: 18930)
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc...
(Xem: 17738)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài,...
(Xem: 13974)
Lịch sử chứng minh cho thấy trong xã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từ bi. Chẳng hạn sự hủy diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant