Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện bên lề Đại Lễ Chùa Viên Giác

19 Tháng Bảy 201901:50(Xem: 5623)
Chuyện bên lề Đại Lễ Chùa Viên Giác

Chuyện bên lề Đại Lễ Chùa Viên Giác

(Xem bản PDF có hình ảnh)

Không biết từ bao giờ tôi được tặng cho cái tên "Phóng viên Phật trường", hay nhiều lúc hoang tưởng tự đặt cũng không biết chừng! Nhưng điều đó không quan trọng, chỉ biết rằng Chùa nhà có lễ hội nào lớn phải có mặt tôi, nhất là lễ hội ấy có giăng tấm bảng "Tuyển Phật trường". Nhưng hôm nay tôi được tham gia chứ không chỉ tham dự đâu nhé! Một lễ hội phải dùng chữ "Vô tiền khoáng hậu" từ trước đến nay chưa từng xảy ra. Đó là 4 sự kiện trọng đại được gộp vào một lễ hội trong 4 ngày vào cuối tháng 6 năm 2019. 

. Lễ kỷ niệm 40 năm, Chùa Viên Giác, Chi Bộ Đức quốc và báo Viên Giác

. Lễ khánh thọ lần thứ 70, HT Phương Trượng Chùa Viên Giác

. Đại giới đàn Quán Thông để tấn phong các Chư Tôn Đức được lên hàng giáo phẩm. 

. Và một Đêm Văn Hóa giới thiệu sách, được HT Phương Trượng ủy nhiệm cho Ban Biên Tập báo Viên Giác thực hiện

 

Chương trình đã lên khuôn từ 2 năm trước để mọi người chuẩn bị, thế nhưng trong 4 tiết mục đặc sắc ấy, các "Con Ma Ba Tuần" chỉ nhắm vào một đối tượng để hoạt động, họ đưa ra những công án nghe cũng bùi tai: "Đi tu rồi mà cũng tổ chức sinh nhật!". Do đó người viết sẽ cố gắng tường thuật một cách trung thực những gì mắt thấy tai nghe tại hiện trường, để cảm nhận được cái tình Thầy trò sâu đậm của những đệ tử xuất gia cũng như tại gia, đã bỏ công tổ chức để tri ân Thầy. Điều này ai cấm được? Con cháu đông hiếu đạo mừng cha ông để đền đáp ân sâu nghĩa nặng thì nhận chứ!

 

Chỉ nhìn tấm phông thật to, thật vĩ đại treo trên Chánh điện với hai câu đối:

 

Quê hương Xuyên Mỹ.                      Đất khách xứ người. 

Chú Tiểu Lê Cường.                         Hòa Thượng Như Điển. 

Từ độ ấy giã từ đất mẹ.                    Quẩy gậy trúc hội ngộ duyên lành.

Một mình một bóng.                         Cô thân độc ảnh. 

Chấn tích vân du.                             Cất am phá thạch.

 

Nếu không do tấm lòng của Sư Bà cùng các Ni Chúng Chùa Linh Thứu, đã cử một chuyên gia trang trí thứ thiệt từ Quảng Nam sang, Thầy Chúc Từ, đóng góp từng chút, góp từng ngọn gió nhỏ để tạo thành một luồng gió mát trong ngày Đại Lễ.

Nhất là các em trong Gia Đình Phật Tử đã dàn dựng thật công phu những màn vũ, hoạt cảnh về cuộc đời của Vị Thầy đã một mình "Trồng Sen trên đất tuyết", tưởng chuyện hoang tưởng, làm sao Sen nở được trên đất tuyết, thế mà sau 40 năm Sen nở đầy như thế đó! Làm sao không rơi nước mắt cho được! 

 

Nói chi chuyện xa xôi, ông Chủ bút báo Viên Giác và cái Nhóm Bút Nữ của chúng tôi đã nhốn nháo sửa soạn từ hai năm trước, từ chuyện mướn phòng ở lại 4 đêm đến việc chuẩn bị các tặng phẩm dâng Thầy. Quà cáp thật đơn sơ chỉ là các hình ảnh chụp chung với Thầy trong những chuyến hành hương "Theo Thầy thăm xứ Phật" gắn vào một cuốn Album trình bày thật đẹp. Rồi đến bài hát "Ơn Thầy" mới thật khổ tâm, chúng tôivăn sĩ chứ không phải ca sĩ, hát trật nhịp người trước kẻ sau, đến độ chị Phương Quỳnh phải đem Thầy ra dọa: "Yêu cầu các chị em phải đem hết tấm lòng ra hát để tạ ơn Thầy! Tự niệm Phật để hát cho hay" Nếu hát dở, MC Hoa Lan phải sửa soạn vài câu đỡ đạn cho cái đám ca sĩ cây nhà lá vườn này. Trong nhóm chỉ có Trần Thị Nhật Hưng là hát vững vì là bài tủ của nàng. Đến Thi Thi Hồng Ngọc cũng phải họa lại bài thơ Mùa đông xứ ngườicủa Thầy Hạnh Phẩm mừng Khánh Tuế thứ 70 của Hòa Thượng, bài thơ của Thi Thi mang tên Mùa xuân cực lạcchỉ làm trong vài phút, bắt cô Hoa Lan gõ máy gửi cho Thầy Nguyên Tạng lúc 12 giờ đêm để kịp giờ lên trang nhà.

 

Nhắc tới vai trò MC điều khiển chương trình cho Đêm Văn Hóa cũng trần ai, bình thường là chị Nguyên Hạnh cầm mi-crô tự thuở nào. Nhưng khi anh Phù Vân đề nghị, chị ấy lại nói “gở“ một câu khiến anh phải tìm Hoa Lan giao việc:

-  Hai năm nữa, không biết tới ngày ấy chị có còn sống không? 

Chị nói thế không khác nào cố tình đổi thơ Xuân Diệu:

         Rồi đây trong đám xuân tàn ấy.

         Có kẻ lên trời bỏ cuộc vui. 

Và Hoa Lan đã chụp bắt cơ hội 40 năm mới có một lần, tự soạn bài rồi ngày đêm tập dợt, dĩ nhiên với sự trợ giúp sửa bài của anh Phù Vân. Câu mở đầu nào cũng là câu: “Kính bạch Chư Tôn Đức, Kính thưa quý vị“ thật ngọt ngào thật lịch sự. Cho phép Hoa Lan trích dẫn các đoạn nồng cốt trong chương trình để mọi người cùng theo dõi Đêm Văn Hóa - 40 năm ấn hành báo Viên GiácGiới thiệu sách:

Trên diễn đàn văn học Việt Nam, tuổi thọ của một số báo chí hải ngoại cũng chỉ kéo dài vài thập niên, nhưng tờ báo Viên Giác đến bây giờ có tuổi thọ là 40 năm. 40 năm Báo Viên Giác ấn hành liên tục 2 tháng một lần không ngưng nghỉ. Chúng con/chúng tôi rất hãnh diện để tán thán công đức của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác và sự điều hành nhịp nhàng của vị Chủ Bút Báo Viên Giác“.

. Vì buổi lễ quá trang trọng với nhiều khách lạ phương xa, Hoa Lan phải viết vài lời phi lộ về anh “Đạo hữu Phù Vân, Chủ Bút báo Viên Giác, Phù Vân là bút hiệu của ông Nguyễn Hòa, sinh năm 1939 tại Huế, Kỹ Sư Thủy Lâm, tốt nghiệp Đại học Nông Nghiệp Sài Gòn năm 1964 và đảm nhiệm nhiều chức vụ trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa“. Dĩ nhiên anh Phù Vân phải xuất hiện đầu tiên với “Lời chào mừng Chư Tôn Đức và quan khách“.

. Tiết mục kế tiếp là nhà thơ Trần Đan Hà, thành viên trong Ban Biên Tập báo Viên Giác từ trên 30 năm nay, đã giới thiệu sách “Còn đó những tinh anh“ của nhà văn Phù Vân.

.        Nước non ngàn dặm ra đi.

         Dù đường thiên lý xa vời.

Dù tình cố lý chơi vơi.

Cũng không dài bằng lòng thương mến người…

Vâng, cũng không dài bằng lòng thương mến người, lòng thương nhớ quê hương. Bài hát trong tiết mục tiếp theo diễn đạt tâm trạng một người lưu vong, một người phải từ bỏ quê hương ngàn dặm ra đi. Nỗi đau này chỉ có Huyền Trân Công Chúa của chúng ta mới hiểu nổi thôi.

Ca sĩ Ngọc Huệ, con chim họa mi của thành phố München Đức Quốc, đã diễn tả nỗi lòng của nàng công chúa tài hoa, ra đi gánh cả sơn hà, qua nhạc phẩm “Nước non ngàn dặm ra đi“ của nhạc sĩ Phạm Duy.

. Tiết mục kế tiếp do Đạo hữu Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trình bày, giới thiệu các sách: Đặc San Văn Hóa Phật Giáo, Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúavà Vằng vặc một tấm lòng.

. Biết ơn, nhớ ơn là đạo lý của nền văn hóa Việt Nam. Biết ơn, nhớ ơn cũng là một trong Tứ Ân mà người Phật Tử phải luôn báo đáp cho vuông tròn. Đó là ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân tổ quốc và ân chúng sanh. Bài hát Ơn Thầy, thơ của Diệu Ngọc, nhạc của Vũ Ngọc Toản do Nhóm Bút Nữ báo Viên Giác hợp ca với tất cả trọn vẹn ý nghĩa kính dâng HT Phương Trượng chùa Viên Giác.

 

. Tiếp theo chương trình là phần Giới thiệu Ban Biên Tập và Cộng sự viên báo Viên Giácdo Đạo hữu Phù Vân đảm trách.

. Làm người Việt lưu vong chúng ta không khỏi bùi ngùi, thao thức nhớ về quê hương, nhất là với Nghìn trùng xa cáchnhư tâm trạng của HT Phương Trượng của chúng ta. Để thể hiện tấm lòng thiết tha nhớ nước thương nòi bằng câu ca “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời“, ca sĩ Ngọc Huệ một lần nữa  trình bày nhạc phẩm Tình Cacủa nhạc sĩ Phạm Duy để kính tặng tất cả mọi người trong hội trường này.

  

Đến đây xem như Hoa Lan được thoát nợ MC, trao mi-crô cho Ngọc Huệ ca tiếp, ai dè cô nàng lại làm chuyện bất ngờ, chưa chịu hát Tình Ca ngay mà tạo ngạc nhiên lớn cho Hòa Thượng Phương Trượng khi hát bài “Cảm cái lạnh Đông Kinh“, thơ của HT Thích Như Điển, nhạc của Trương Ngọc Huệ.

Từ đó suy ra, động cơ nào đã khiến ca sĩ Ngọc Huệ trở thành nhạc sĩ và cây bút Hoa Lan trở thành MC trong một sớm một chiều? Ôi, cái ơn Thầy tổ!

 

Đoạn cuối khá cảm động với một ông cụ dáng quắc thước khoảng gần chín mươi, tay ôm một bó hoa thật to với 7 đóa hồng đỏ tượng trưng cho 70 tuổi đời và 5 đóa hồng vàng cho 55 năm hành đạo, bước lên sân khấu nói thật hùng hồn với sức tàn còn sót lại. Đó là bác Tích Cốc Ngô Văn Phát của chúng ta, người hùng vĩ đại của Ban Biên Tập báo Viên Giác, thâm niên cố cựu còn hơn cả ông Chủ Bút Phù Vân

Sau đó là màn tặng hoa và quà cho nhân vật chính trong đêm nay, Thầy của chúng ta, Người biết ý đã tự động lên sân khấu không cần phải mời mất thời giờ quý báu.

Cả Ban Biên Tập kéo lên đứng chật kín cả sân khấu, toàn là các cụ ông và cụ bà vì đã cộng tác từ thời xửa thời xưa đến giờ không ngưng nghỉ. Ôi, một lòng trung thành với Chủ Nhiệm và Chủ Bút đến thế thì thôi!

 

Sau cùng là màn tặng sách cho các Chư Tôn Đức, mỗi phần đều được đựng trong một túi sách có Logo ngày Đại Lễ, màu vàng cho các Chư Tôn Đức, màu xanh cho các chàng và màu hồng cho các nàng thật chu đáo.

 

Ông Chủ Bút nhận được các lời chúc tụng chân tình của các Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử như Nguyên Mãn, Nguyên Trí:

- Chúng con phải học hỏi cách tổ chức và làm việc có hiệu quả như các bậc tiền bối đi trước, đó là tấm gương cho chúng con noi theo.

 

. Sáng hôm sau dư âm còn sót lại, tôi gặp HT Trường Sanh, biệt danh là Ôn Tân Tây Lan, lúc nào cũng tươi trẻ vì như lời HT Thông Hải đã khoanh vùng chữ “Tăng Ni Trẻ“, bao nhiêu tuổi còn gọi là trẻ? Theo Thầy, còn khỏe và còn làm việc được là còn trẻ, chẳng hạn như Ôn Tân Tây Lan là một thí dụ điển hình. Ôn nhìn tôi mỉm cười, tặng cho một câu: “MC Hoa Lan nhí nhảnh“, tôi hiểu rồi! Lúc ra giới thiệu màn hợp ca Ơn Thầy, tôi cầm theo đóa Sen trên tay, chợt nhớ tới Ngài Ca Diếp với “Niêm hoa vi tiếu“ nên nhún nhảy cả toàn thân mà không để ý.

. Điều tôi vui mừng nhất là gặp lại HT Trí Minh sau nhiều năm vắng bóng tại các Khóa tu học Âu Châu, Người vẫn khỏe vẫn trẻ, nên tôi hỏi ngay bí quyết, được trao truyền là mỗi ngày phải tập Đạt Ma Dịch Chân Kinh, vẫy tay chào đến nửa tiếng. Tôi làm ngay một bài tính nhân, cứ năm phút vẫy được một trăm cái, nửa tiếng ắt phải được 600 lần.

 

. Hôm sang tận Thiền Viện Chân Không tại Hawaii thì không gặp, nhưng đi phất phơ trong sân chùa Viên Giác lại gặp được HT Thông Hải, Người mừng rỡ kể chuyện làm đám cho HT Quảng Thanh tại chùa Bảo Quang Cali, cả một đời lao lực xây Chùa, 30 năm chưa có lấy một lần nghỉ ngơi, giấc mộng được sang xứ thần tiên Hawaii thăm Thầy Thông Hải chỉ sót lại những tấm hình Thầy Thông Hải chụp được những làn ánh sáng đỏ chớp trên nền trời xanh sau sân Chùa. HT Quảng Thanh không có lấy một người đệ tử nào, chẳng bù với Sư Phụ tôi, mới sinh nhật 70 thôi mà các đệ tử đã tổ chức rùm beng lên, muốn vào tặng quà chúc phúc phải ghi tên trước từ tối hôm qua, còn bộc phát thì không có cửa! Đấy, con người hơn thua nhau đều do phước báu, không thể tị bì!

 

. Chuyện gặp HT Bảo Lạc mới thần kỳ, Người đến muộn chỉ trước giờ chúc thọ của Bào Đệ. Lúc tôi gặp hai vị HT Bảo Lạc và Tánh Thiệt với Y áo vàng đỏ thật rực rỡ, đã muốn nhào vào đám đông để chụp ké, nhưng cái đám Phật Tử bên Úc của Ngài bám sát quá tống tôi ra. Muốn đến chắp tay chào Thầy một cái cũng không xong. Thế mà hôm ở chùa Bảo Quang Hamburg, Thầy trách chị Phương Quỳnh, tại sao cái Nhóm Bút Nữ không ai chịu ra chào Thầy, rồi đòi đổi tên nhóm là “Bút Nư“. Vậy tôi cũng sẽ đổi lời bài hátĐộ ta không độ Nàng“:

         Thầy ngồi trên kia cao quá!

         Làm sao con đến chào Thầy.

Nhưng Thầy ơi, chúng con cũng có nhiều hình chụp chung với Thầy rồi!

 

. Thầy Nguyên Tạng thì gặp dài dài rồi nhưng cô nàng Nhật Hưng cứ tiếc mãi, tại sao Hoa Lan và Nhật Hưng không chịu chụp chung với Thầy một tấm làm kỷ niệm cho Trang Nhà Quảng Đức. Công Thầy lo chụp hình, quay phim chung với Thầy Hạnh Phẩm, rồi viết bài đưa lên trang nhà mỗi một sự kiện, vừa hay vừa nhanh đến độ không thể tưởng. Chị Thanh Phi ngồi bên Úc, chỉ cần xem “livestream“ đã ghi nhanh tất cả mọi chi tiết cho Thầy Nguyên Tạng đưa lên Trang nhà. Chị ấy bảo “Đại lễ vừa qua tại Tổ đình Viên Giác thật là hoành tráng, Hoa Lan và các chị được tham dự thật là thích. Thanh Phi ở bên này chỉ được xem qua livestream thôi mà cảm xúc cũng đong đầy với sắc màu hoàng y cùng âm thanh vang vọng  của những thời kinh tụng, chỉ thấy, nghe qua hình ảnh thôi mà nước mắt cũng rưng rưng. Thanh Phi thật vô cùng kính ngưỡng Hòa Thượng cũng như chư Tôn Đức bên đó đã kết hợp nhiều buổi lễ, khiến cho người từ phương xa đến cảm thấy rất là mãn nhãn, không bỏ công lặn lội đường xa. Ban tổ chức thật quá chu toàn trong từng vấn đề, từng chi tiết. Thật đáng khâm phục. Cầu nguyện cho chúng ta, những người con Phật luôn được an lành“.

 

. Sang đến trang nhà hoavouu.com, Nhật Hưng và Hoa Lan đã rút kinh nghiệm xương máu, vừa gặp Thầy Hạnh Tuệ nơi Chánh điện, đã đẩy các bà Phật tử đòi chụp hình với Thầy ra chỗ khác, xí chỗ chụp nhanh với Thầy một tấm thật hoành tráng. Buổi cúng dường trai tăng ngày cuối, Thầy Từ Nhơn của chùa Từ Ân Berlin cầm một sấp phong bì của các Phật tử chùa Từ Ân đến cúng dường, nhưng đến hơi chậm, các Vị Tôn Túc đã về phòng. Tôi phải dẫn Thầy đến gặp HT Phương Trượng đang ngồi ăn một mình, Người cười thật tươi bảo chúng tôi ra cúng dường cho các Thị giả đang ngồi quây quần ăn cơm đợt hai. Đến bàn Thầy Hạnh Tuệ đang ngồi với anh phóng viên Thảo Nguyễn, tôi phải giới thiệu kỹ kẻo Thầy Từ Nhơn lầm tưởng Trang chủ của hoavouu.com là Thị giả.

 

. Sẵn dịp anh Thảo Nguyễn kéo ghế mời tôi ngồi để đàm đạo, tình cờ một Phật Tử của chùa Thiện Minh bên Lyon của Ôn Tánh Thiệt cũng ngồi cùng bàn. Họ trao đổi nhau cơ hội để anh Thảo Nguyễn sang Chùa làm một video phóng sự. Anh ấy cũng đề nghị, khi nào tôi tổ chức Lễ Kim Khánh, cứ việc báo tin anh sẽ thu xếp sang thực hiện cho tôi một video làm kỷ niệm. Tôi trộm nghĩ, chẳng lẽ lại đặt cho tựa đề cuốn video ấy là: “50 năm nội chiến từng ngày“.

 

. Nhờ ngày Đại Lễ tôi đã gặp lại rất nhiều người quen, đã từng đi chung những chuyến hành hương Thái Lan, Nhật Bản với HT Phương Trượng. Đó là vợ chồng anh bác sĩ nổi tiếng Thiện Niệm, Thiện Vũ. Chúng tôi kể lại chuyện xưa, ngày còn ở Chiangmai, mang tiếng là ở Cực Lạc Cảnh Giới nhưng đang tắm bị hết nước, hay nước mưa rơi tí tách trên giường. Một “tiên nữ“ như chị Thiện Vũ làm sao chịu nổi cảnh đọa đày? Cỡ như Nhật Hưng và Hoa Lan là tiên bị đọa nên chả nhằm nhò gì!

 

. Lúc viết bài “Viên thành Giác ngộ“, tôi đi tìm kiếm chị Hạnh, một trong số 5 đệ tử đầu tiên của Hòa Thượng thuộc hàng “top five“, bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm. Thế rồi trước quầy phát hành băng đĩa của ca sĩ Gia Huy, có một chị dáng người nhỏ nhắn, đằm thắm tiến đến cười nhẹ với tôi, rồi giới thiệu mình là Thị Hạnh, rất ngưỡng mộ bài “Chồng của tôi, Bồ Tát nghịch duyên“ của Hoa Lan. Tôi mừng rỡ reo lên có phải chị là đệ tử thứ hai của Thầy không? Vừa nghe đến đó, anh chồng của chị la lên, nếu thế tôi là đệ tử thứ hai rưỡi Thị Phước của Thầy. Họ cất giữ báo Viên Giác kỹ lắm, có đầy đủ không thiếu một số nào. Và là chủ nhân của con chó Tofu mà Thầy Hạnh Tuệ đã kể trong một bài Pháp ngắn.

 

. Ca sĩ Gia Huy, người tự nhận mình là “Con nuôi của Hòa Thượng Phương Trượng“. Hứa từ nay sẽ hát nhạc Đạo, chứ không hát nhạc đời. Vậy mọi người hãy nhớ! Đừng yêu cầu Gia Huy hát bài “Anh còn nợ em“ trong Chùa nữa nhé!

Để kính dâng Sư Phụ trong ngày Đại Lễ, Gia Huy đã trình bày nhạc phẩm Kính mừng Khánh Thọ, thơ của Tùy Anh, nhạc của Giác An.

. Vẫn chuyện nhí nha nhí nhảnh của Hoa Lan và Nhật Hưng, hai đứa chúng tôi xách hai tay nải đựng sách, đến gặp các Hòa Thượng quen trong các khóa tu học Âu Châu tặng sách, cô nàng thưa trình:

-       Thưa Thầy, con biết Thầy không đọc “Tuổi hồng con gái“, nhưng xin Thầy nhận để cho lại các Phật tử đọc ạ!

Thầy cũng mỉm cười đón nhận. Phần Hoa Lan cũng chẳng khá hơn, tặng Thầy cuốn “Đốt cháy cuộc tình“, Thầy làm gì có cuộc tình để đốt!

 

. Một chuyện phá kỷ lục tại ngôi Chùa Tăng, lần đầu tiên 2 vị Ni Sư đã đăng đàn thuyết pháp tại chùa Viên Giác, đó là Sư Bà Giới Châu tốt nghiệp Đại Học Havard và Ni Sư Minh Liên với đề tài Rải Tâm từlàm chấn động các con tim người nghe trong hội trường chật ních người.

 

Ngày Đại Lễ mọi người được phục vụ tại các quầy hàng ăn uống thả dàn, từ sáng đến chiều, muốn ăn mì quảng, phở, hủ tiếu, cơm canh, mì trộn cứ việc đứng xếp hàng trước quầy, không tốn lấy một đồng, chỉ trừ bánh tiêu và dầu cháo quẩy. Cảnh này thấy quen quen, hình như đã được nghe giảng là trên cõi Tịnh Độ, muốn ăn gì chỉ việc nghĩ là có ngay. Tôi đứng xếp hàng với chị Phương Quỳnh ở quầy hủ tiếu, bỗng có tiếng nói bên tai mời qua hàng mì trộn cạnh bên. Cả hai chuyển hướng ăn mì trộn theo lời mời mọc của người khách lạ, tôi nhìn thấy tấm cạc quảng cáo tiệm cơm chay ở Hannover, bèn hỏi:

-      Ơ, có phải tiệm cơm chay của Thầy Pháp Độ và Pháp Chương không?

-      Đúng rồi!

Vị khách lạ giở cặp mắt kính đen xuống, tôi bỗng la to:

-      Ô! Thầy Pháp Độ!

 

Ngoài ra tôi còn gặp biết bao Thầy quen cũ, nếu không có ngày Đại Lễ này làm sao có cơ hội gặp lại, như Thầy Huệ Pháp, Châu Đạt và một người rất đặc biệt vẫn trong bộ áo Tu sau mười năm vắng bóng, đó là Thầy Giác Ân với chiếc nón “Thầm Lặng“ muốn che dấu cuộc đời.

 

Tối hôm văn nghệ cúng dường, ca sĩ Gia Huy hát bao chót tới 12 giờ đêm, các vị Tôn Túc đã ra về nghỉ ngơi, chỉ còn lại một vị Thầy trẻ vẫn ngồi yên lặng thưởng thức. Nhật Hưng và tôi nháy nhau nghĩ vị Thầy này yêu văn nghệ quá! Cuối cùng chúng tôi đánh bạo hỏi Thầy và được câu trả lời quá hay:

-      Thầy ngồi lại đến cuối cùng để ủng hộ ca sĩ, họ ở xa đến hát.

Đó là Thầy Pháp Cần đến từ Mỹ Quốc.

Suýt tí nữa tôi quên không nói sơ qua về buổi hội thảo Văn Hóa Phật Giáo ngày đầu tiên. Các bài thuyết trình đều do các vị Hòa Thượng Giáo sư dậy tại các trường nổi tiếng tại Áo và Ấn Độ. HT Tiến Sĩ Seewali, Giáo sư Đại học Senath, Ấn Độ đã nói về “Nguồn gốc và sự phát triển của Phật Giáo tại Hoa Kỳ“ bằng tiếng Anh, có phụ đề tiếng Đức và Việt ở hai bên. Hòa Thượng Tiến Sĩ Seelawansa, Giáo Sư Đại Học Wien, Áo Quốc đã thuyết trình về “Văn hóa Phật Giáo tại Âu Châu“ bằng tiếng Đức, có phụ đề Anh ngữ và Việt Ngữ. Thầy Hạnh Giới làm người hướng dẫn, điều hợp chương trình bằng ba ngôn ngữ: Anh, Đức, Việt rất là lưu loát.

 

Buổi chiều là Lễ Kỷ niệm 40 năm Phật Giáo VN tại Đức Quốc. Đây là địa bàn của Thầy Hạnh Giới, việc cho chiếu Dias là Thầy toàn quyền chỉ huy, tôi chỉ bước vào hội trường ngồi nghe chút xíu rồi rút vội về khách sạn lo chuyện Đêm Văn Hóa tối nay. Còn bài thuyết trình của GS Tiến sĩ Olaf Beuchling - Thiện Trí và Kỹ Sư điện toán Nguyên Đạo Văn Công Tuấn tôi cử Nhật Hưng đại diện đi nghe.

 

Lễ Đại Giới Đàn Quán Thông thì chẳng ai được quyền vào dự thính xem các Vị Hòa Thượng Đàn Đầu uy nghi đạo hạnh như thế nào hay những vị Tuyên Luật Sư khảo hạch Giới tử ra sao? Đến Phóng viên Phật trườngnhư tôi cũng đành chịu chết, chỉ dán mắt vào khung cửa nhìn mà thôi.

 

Ngày cuối cùng cũng khá quan trọng, từ 6 giờ sáng đã có lễ Tấn Đàn Truyền Giới Bồ Tát tại giaBồ Tát xuất gia. Đúng 9 giờ là bao nhiêu Đóa Sen Vàng nở rực trong Chánh điện chùa Viên Giác, Sen Xám, Sen Nâu gì cũng bị đẩy lùi vào một góc, nhường chỗ cho các vị mặc áo dài truyền thống ngồi ghế đàng hoàng nam tả, nữ hữu. Ngồi để chờ chút nữa con cháu sẽ lên chúc thọ cho ông bà cha mẹ, hàng 6 sẽ mặc áo xanh, hàng 7 áo vàng, hàng 8 áo đỏ. Theo thứ tự lớp lang chứ không phải thấy áo vàng đã về yêu hoa cúc, hay áo xanh lại đếm lá sân trường đâu!

 

 Lễ tấn phong chư Tôn Đức Tăng Ni lên hàng Giáo Phẩm. Thầy Tâm Huệ của các Khóa tu Âu Châu được lên hàng Giáo Phẩm Hòa Thượng. Các Thầy bắt đầu với chữ Hạnh, đã được Thầy Giáo Thọ T. Quảng Bình chăm sóc ngày nào, hôm nay được tấn phong lên hàng Thượng Tọa gần hết. Các Sư Cô chùa Linh Thứu cũng như Bảo Quang được lên hàng Ni Sư cũng gần hết. Ôi, lành thay, lành thay! Đúng là một ngày hội lớn.

 

Chuyện bên lề thì nhiều vô số kể, viết sao cho hết. Nhưng trang giấy có hạn và sự quan tâm của các bạn cũng có hạn. Tôi nghĩ, chỉ chừng bấy nhiêu chuyện bên lề ấy thôi cũng đủ làm Sư Phụ tôi vui rồi, Người cứ lo tĩnh dưỡng đi, lần sinh nhật nào đặc biệt nữa chúng con sẽ tổ chức hoành tráng hơn nữa để cho những người đứng ngoài Chùa, không còn cái nhìn lệch lạc về buổi lễ sinh nhật của Sư Phụ tôi.

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Hoa Lan - Thiện Giới.

2019.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16972)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16720)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17045)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17693)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13394)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18396)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16208)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14891)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15937)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16158)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16186)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15336)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14945)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15382)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15572)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17232)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25800)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13928)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17423)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17561)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 17029)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14359)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13478)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15645)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36545)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16333)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17027)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15399)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15962)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14043)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16388)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15918)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17876)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16017)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19813)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20948)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13636)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13812)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14698)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14056)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15153)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14881)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13885)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13723)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15405)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28231)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22406)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17263)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17175)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15185)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant