Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tông Như Bè Pháp Qua Sông

21 Tháng Chín 201904:56(Xem: 4889)
Thiền Tông Như Bè Pháp Qua Sông

THIỀN TÔNG NHƯ BÈ PHÁP QUA SÔNG


Nguyên Giác

 
Bao Giờ Ta Biết...


Bài này ghi lại một số lời dạy về Thiền Tông – để thấy rằng trong tận cùng, tất cả các phương tiện chư Tổ sử dụng khi truyền pháp chỉ là các bè pháp để lìa tham sân si, bằng cách nhận ra bản tâm vốn đã tròn đầy giới định huệ. Khi nhận ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt các lời Đức Phật dạy qua nhiều thời kỳ khác nhau, sẽ thấy tất cả đều tương thông, trong tận cùng là không dị biệt, không trái nghịch giữa các truyền thống, dù là Nam Tông hay Bắc Tông. Với người đã sống được trong các pháp ấn vô thường, vô ngã… lúc đó không thấy còn bè pháp nào nữa, vì sẽ thấy tất cả các phương tiện tu học chỉ là sản phẩm của tâm quá khứ, chỉ là thêu dệt từ những ngũ uấn của ngày hôm qua và hôm kia, trong khi cái hiện tiền chảy xiết ngay bây giờ là cái dòng tịch lặng vô thường bất khả ngôn thuyết. Cũng y hệt như khi đã nắm được bâu áo tràng (cổ áo tràng), tự động chiếc áo sẽ xuôi một dòng, phẳng lì, không rời tay mình bất kể khi đi đứng nhanh hay chậm, lúc đó cũng chẳng bận tâm tới tay áo nghiêng về phía Nam hay Bắc, cũng không thắc mắc chuyện tà áo cách tân kiểu phát triển hay lướt thướt kiểu trưởng lão.

.

Lời dạy thường nhật của Thiền Tôngnhận ra tự tánh các pháp vốn rỗng rang vô tự tánh. Đó là lý do các chùa tụng hàng ngày bài Bát Nhã Tâm Kinh, với lời dạy: Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Nghĩa là, sắc (cái được thấy, được nghe, được cảm thọ…) chính thực là rỗng rang vô tự tánh. Chính những gì chúng ta thấy nghe hay biết đã và đang hình thành thế giới này, và khi nhận ra gương tâm vốn tịch lặng rỗng rang đó, tự động các bụi sẽ rơi rụng dần.

Thí dụ, như khi gặp một cô ca sĩ xinh đẹp hát với giọng ca quyến rũ (một hoàn cảnh chúng ta có thể gặp thường trực, hàng tuần qua lễ hội hay hàng ngày qua truyền hình), hễ chúng ta thấy nghe hay biết qua trần, tâm sẽ dao động, ô nhiễm; hễ thấy nghe hay biết qua thức, tâm sẽ sinh biện biệt phan duyên; và chỉ khi thấy nghe hay biết qua tự tánh rỗng rang của gương tâm, sẽ nhận ra tất cả những cái gọi là mình và thế giới cũng chỉ là rỗng rang Như Thị. Nghĩa là, người và giọng ca hiện lên là trong sanh diệt, sẽ tới rồi đi; trong khi tánh gương sáng là lìa sanh diệt, là vô sanh diệt, trong ba thời vẫn luôn là như thế.

Y hệt như thế, trong Tiểu Bộ của Tạng Pali, có Kinh Sn 5.15 trong nhóm Kinh Tập, trích như sau:

1118. Do vậy, con xin hỏi vị Có Mắt Tối Thượng: Nên nhìn thế giới như thế nào để Thần Chết không nhìn thấy mình?

1119. [Đức Phật] Hỡi Mogharaja, hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết. Thần Chết không thể thấy người đã nhìn thế giới này như thế.” (1)

Tương tự, trong Kinh SN 35.242 (Kinh Đàn Tỳ Bà), Đức Phật kể về một nhà vua nghe tiếng đàn tỳ bà, nhận ra tiếng đàn khả ái, khả lạc, mê ly, say đắm, hấp dẫn nên ra lệnh triều đình đi tìm tiếng đàn, chẻ cây đàn tỳ bà làm cả trăm mảnh, nhưng cũng không tìm ra, vì tiếng đàn là do nhiều nhân duyên mới thành. (2)

.

Một lời dạy thường gặp khác của Thiền Tôngvô sở trụ. Tức là tâm không chỗ trụ, tức là không để tâm dính vào bất kỳ sắc thanh hương vị xúc pháp nào.

Theo Thiền sử, Ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, mang theo Kinh Lăng Già để dạy Thiền. Kinh này là ly tứ cú, tuyệt bách phi – nghĩa là, không dính vào bất kỳ mệnh đề nào trong bốn câu và dứt bặt một trăm mệnh đề về không. Nhiều thập niên sau, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn dạy Thiền qua Kinh Kim Cang, tông chỉưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, tức là không để tâm trụ vào bất kỳ nơi nào (dù là 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới)  thì Niết bàn diệu tâm sẽ hiển lộ.

Lời dạy vô sở trụ trong tiếng Anh là “no clinging” – có khi dịch là không nắm giữ, không chấp thủ “no grasping”… Trong bản Anh ngữ Diamond Sutra (Kinh Kim Cương), James M. Ford dịch là "Without clinging they find the boundless mind.”

Trong sách Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận của Đại Sư Huệ Hải, bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Từ, giải thích:

Chẳng trụ tất cả chỗ là: Chẳng trụ nơi lành dữ, có không, trong ngoài, chặng giữa, chẳng trụ không, cũng chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định, cũng chẳng trụ chẳng định, tức là chẳng trụ tất cả chỗ. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là chỗ trụ. Người được như thế, gọi là tâm không trụ. Tâm không trụ là tâm Phật.” (3)

Tâm không chỗ trụ cũng có nghĩa là không trụ tâm vào quá khứ hay tương lai, chỉ an tâm vào hiện tại, nhưng vì hiện tại chảy xiết như hoa đốm trong mơ, cũng có nghĩa là tâm không trụ vào cả ba thời quá, hiện, vị lại. Như thế là tức khắc Niết bàn.

.

Trong Kinh Sn 5.11 thuộc nhóm Kinh Tập ở Tạng Pali, Đức Phật dạy:

1098. [Đức Phật] Hỡi Jatukanni, hãy gỡ bỏ lòng tham ái dục, hãy nhìn thấy an toàn trong hạnh xuất ly. Chớ để trong tâm khởi lên ý muốn nắm giữ hay xua đẩy gì.

1099. Hãy để khô héo tất cả những gì của quá khứ, và chớ hề có chút gì dính tới tương lai. Nếu con không nắm giữ gì trong chặng giữa (hiện tại), con sẽ sống trong bình an.” (4)

Vô sở trụ cũng được giải thích trong Thiếu Thất Lục Môn của Bồ Đề Đạt Ma: “Ngoại tức chư duyên, nội tâm vô đoan, tâm như tường bích, khả dĩ nhập đạo.” (Bên ngoài dứt bặt muôn duyên, bên trong không còn tư lường tăm hơi manh mối gì, tâm y hệt như tường vách không chỗ bấu víu, lúc đó mới có thể vào đạo.) Vô sở trụ còn có nghĩa là buông bỏ, là phóng hạ -- trong ý chỉ Tào Độngbuông bỏ thân tâm, phóng hạ thân tâm. Là, không dính vào bất kỳ chút gì trong năm uẩn của thân tâm trong ba thời quá, hiện, vị lai. Cũng có hình ảnh tâm vô sở trụ là: trâu bùn qua sông.

.

Tới đây, một người quen đọc Kinh Pali sẽ có thể có câu hỏi: Tâm không chỗ trụ như thế có liên hệ gì tới sơ thiền… có liên hệ gì tới đoạn tận lậu hoặc để chứng quả A La Hán?

Câu trả lời sẽ gồm 2 phần: Tâm không chỗ trụ là một lối vào sơ thiền… nhẫn tới vào tứ thiền, nhẫn tới chứng quả A La Hán.

Trả lời phần thứ nhất, rằng vô sở trụ sẽ vào sơ thiền, cho tới tứ thiền… Có hai Kinh – Kinh SN 48.9, Kinh SN 48.10 -- trong nhóm Kinh Tương Ưng Bộ, ghi rằng vô sở trụ là cách vào sơ thiền, vào nhị thiền, vào tam thiền, vào tứ thiền… Nơi đây, chúng ta sẽ dẫn Kinh SN 48.10, cho thấy tâm vô sở trụ là sẽ hoàn tất các pháp định. Ý chỉ Vô sở trụ trong Kinh SN 48.10 được Thầy Thích Minh Châu dịch là “từ bỏ pháp sở duyên sẽ được định… ly dục, ly bất thiện pháp sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất”…

Bản dịch này trích như sau:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ … an trú Thiền thứ hai … an trú Thiền thứ ba … từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.” (5)

Nên đọc thêm nơi ghi chú (5) sẽ trích từ cả 2 bản Anh dịch của Sujato và Thanissaro để nghĩa này sáng tỏ hơn.

Trả lời phần thứ nhì, rằng vô sở trụ sẽ tận cùng đi tới giải thoát. Có rất nhiều Kinh trong Tạng Pali nói như thế.

--- Như trong Kinh Sn 3.12 bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu, viết rằng sau khi Đức Phật giải thích về một số câu hỏi, thì “the minds of 60 monks, through lack of clinging, were fully released from fermentation” (tâm của 60 vị sư, nhờ tâm không trụ vào bất kỳ pháp nào, đã được hoàn toàn giải thoát khỏi các lậu hoặc). (6)

Bản Anh dịch của Bhikkhu Sujato viết: “And while this explanation was being spoken the minds of sixty bhikkhus were freed from the corruptions without grasping.” (Và trong khi giải thích này được nói lên, tâm của 60 nhà sư đoạn tận lậu hoặc nhờ không nắm giữ bất cứ gì). (6)

.

Tâm vô sở trụgiải thoát – ý này còn được nói minh bạch trong Kinh SN 22.63 của Tương Ưng Bộ, khi một nhà sư tới bạch Đức Phật, xin một lời ngắn gọn để sư này lui về một góc rừng sống đơn độc, tu tới khi giải thoát.

Kinh SN 22.63, bản dịch của Thầy Thích Minh Châu, trích:

“—Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Ai chấp trước, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma.” (7)

Kinh SN 22.63, bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi viết: “Bhikkhu, in clinging one is bound by Mara; by not clinging one is freed from the Evil One.” (7)

Kinh SN 22.63, bản Anh dịch của Bhikkhu Sujato viết: “When you grasp, mendicant, you’re bound by Māra. Not grasping, you’re free from the Wicked One.” (7)

Đó chính là Kinh Kim Cương. Là vô sở trụ, là tông chỉ Thiền Tông, là không một pháp để làm, là không cửa để vào.

.

Có một lời dạy cũng thường nói trong Thiền Tông là hãy sống với sát na sinh diệt. Cũng có nghĩa là cảm thọ vô thường trong từng khoảnh khắc. Một số công án thường nói “nghĩ ngợi là trễ rồi”… Nhưng cái gương tâm cảm thọ vô thường dó vẫn là vô sinh diệt. Không phải vì có tiếng chim kêu thì tánh nghe mới sinh, không phải vì tiếng chim lặng mà tánh nghe diệt mất. Nhận ra sát na sinh diệt cũng là nhận ra bản tâm vốn bất sinh bất diệt và trong cái sát na sinh diệt đó đã sẵn lìa tham sân si.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bẩy, bản dịch của Thầy Thích Duy Lực,  ghi lời Lục Tổ Huệ Năng dạy ngài Chí Đạo, trích:

“...chơn lạc của Niết Bàn, sát na chẳng có tướng sanh, sát na chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiện tiền. Đang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghĩa là chẳng có một tí khái niệm nào về không gian, thời gian, và số lượng của tịch diệt hiện tiền, mới gọi là thường đức, lạc đức, nghĩa là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọ dụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng...”(8)

Trong khi sống với cái sát na sinh diệt đó, sẽ thấy “không hề có ai” và sẽ thấy “không hề có cái của ai”… Chỉ duy nhận ra cái dòng chảy vô thường được cảm thọ trên thân tâm đang sinh diệt từng khoảnh khắc.

Nơi đây, chúng ta dẫn ra một câu chuyện Thiền, ngài Mã Tổ đi trên đường cùng với đệ tử là ngài Bách Trượng. Thấy một con vịt trời bay lên vì nghe động.

Mã Tổ hỏi Bách Trượng: Cái gì vậy?

Bách Trượng đáp: Con vịt trời.

Mã Tổ hỏi:  Đâu rồi?

Bách Trượng đáp: Bay mất rồi.

Ngài Mã Tổ đưa ta véo mũi ngài Bách Trượng một cái.

 Bách Trượng la lớn: Đau quá.

Mã Tổ nói: Đã bay mất rồi, thì làm sao đau được.

Tóm gọn nội dung chuyện Thiền này có thể viết như sau: Cái được thấy (tức là, con vịt trời) đã bay mất là quá khứ, nhưng cái cảm thọ đau (khi bị véo mũi) là cái gương tâm thấy nghe hay biết vẫn luôn luôn hiện tiền, và phải sống với cái hiện tiền này, tức là tâm phải tỉnh thức không lìa cái thấy nghe hay biết của bây giờ và ở đây, trong cái sinh diệt hiện tiền. Đó cũng là sống cái vô sinh diệt.

.

Tương tự, trong Kinh SN 56.11, ngài Koṇḍañño đắc pháp nhãn thanh tịnh ngay khi được nghe Đức Phật dạy rằng cái gì có sinh là phải có diệt. Có nghĩa là, nhận ra pháp ấn vô thường đang chảy xiết, và như thế thấy ngay là không có gì có thể chấp thủ.  

Kinh SN 56.11, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:

Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Koṇḍañño khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: “Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt.” (9)

Hình ảnh sát na sinh diệt còn được ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) ghi lại trong bài thơ “Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Needle” mô tả rằng tất cả các pháp chảy xiết qua các khoảnh khắc thời gian, y như điểm tiếp giáp của một hạt đậu rất nhỏ đặt lơ lửng trên đầu một mũi kim. Nội dung bài thơ của ngài Xá Lợi Phất, nơi đây sẽ viết lại như văn xuôi cho dễ đọc, có thể dịch nghĩa như sau:

“Đời sống, thọ mạng, niềm vui, nỗi đau đều buộc chung vào một khoảnh khắc của tâm, một khoảnh khắc nhanh chóng trôi đi. Ngay cả các vị phi nhơn sống lâu tới 84 ngàn tỷ năm cũng không sống được 2 khoảnh khắc nào trong tâm y hệt nhau. Cái ngưng lại nơi người đã chết hay cho người còn đứng nơi đây đều là cùng các uẩn, khi biến đi là vĩnh viễn không nối lại được. Các trạng thái đang biến mất bây giờ và các trạng thái sẽ biến mất trong các ngày tương lai đều có đặc tướng y hệt như các đặc tướng đã biến mất trước đây. Khi không tạo tác gì nữa, sẽ không có sinh ra; chỉ với hiện tại này, chúng ta đang sống. Khi đã nắm được nghĩa tối thượng, thế giới chết ngay khi tâm ngưng lại. Không cất giữ gì được những gì đã biến mất, không để gì được cho tương lai. Những người đã sinh ra trong đời này đang đứng y hệt như hạt đậu rất nhỏ trên đầu mũi kim. Sự biến mất của tất cả các trạng thái này đã không hề được hoan nghênh, mặc dù hiện tượng khoảnh khắc tan rã như thế đã có từ thời ban sơ. Từ nơi chưa được nhìn thấy, các trạng thái này hiện ra và biến đi, được nhìn thấy chỉ khi chúng đang trôi đi vào quá khứ. Y hệt tia chớp trên bầu trời: tất cả các pháp khởi lên và rồi biến hẳn đi.” (10)

.

Có một bạn hỏi về pháp niệm hơi thở… Xin trả lời theo một Kinh rằng, Đức Phật từng dạy pháp niệm hơi thở như một công cụ, như một bè pháp, trước khi yêu cầu các sư quán vô thường. Nghĩa là, quán vô thường, hay sống với sát na sinh diệt, là pháp tận cùng để phá trừ vô minh. Trong Kinh dẫn sau, niệm hơi thở là để quán bất tịnh, để lắng tâm, sau đó là phải quán vô thường.

Trong Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ) - Itivuttaka - Chương 3, bản dịch của Thầy Thích Minh Châu, trích:

“(LXXXV) (Tik. IV, 6) (It. 80) --- Này các Tỷ-kheo, hãy sống tuỳ quán bất tịnh trên thân, hãy khéo an trú niệm hơi thởhơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm; hãy sống tùy quán vô thường trong tất cả các hành.

Này các Tỷ-kheo, khi sống tùy quán bất tịnh trên thân tham tùy miên đối với tịnh giới được đoạn trừ; khi khéo an trú niệm hơi thởhơi thở ra, đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm, thời các tâm hướng ngoại, dự phần vào tổn hại không có; khi sống tùy quán vô thường trong tất cả hành, thời vô minh trừ diệt, minh được khởi lên.” (11)

Kinh này trong bản tiếng Anh của Ireland ghi rằng niệm hơi thởquán bất tịnh của thân để lìa tham dục đối với cái đẹp, niệm hơi thở tới khi các niệm lăng xăng biến mất thì hãy quán vô thường, bấy giờ mới đoạn tận vô minh được, trích:

For those who live contemplating foulness in the body, the tendency to lust with regard to the element of beauty is abandoned. When mindfulness of breathing is inwardly well established before one, the tendencies of extraneous thoughts to produce vexation of mind remain no more. For those who live contemplating the impermanence of all formations, ignorance is abandoned and knowledge arises.” (11)

.

Có một bạn thắc mắc rằng: Tứ Niệm Xứliên hệ gì tới Thiền Tông hay không?

Xin trả lời: Kinh ghi là có. Trong Kinh MN 10 (Kinh Niệm Xứ), Đức Phật dạy rằng sau các pháp Niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp… là phải nắm lấy tông chỉ Thiền Tôngvô sở trụ. Nghĩa là, phải giữ tâm không nương tựa, không chấp trước.

Nơi đây, xin trích Kinh MN 10, bản Việt dịch của Thầy Thích Minh Châu:

“…vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời...” (12)

Bản của Bhikkhu Sujato: “They meditate independent, not grasping at anything in the world...” (12)

Bản của Thanissaro Bhikkhu: “And he remains independent, unsustained by [not clinging to] anything in the world…” (12)

Bản của Nyanasatta Thera: “…and he lives detached, and clings to nothing in the world…” (12)

.

Như thế, khi đã nói là vô sở trụ, tất nhiên các kỹ thuật hay phương pháp chỉ là công cụ, là bè pháp. Và đó là lý do trong Kinh Kim Cương, Đức Phật nói rằng “Chánh pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp”… Nguyên văn câu vừa dẫn, lời Đức Phật nói là Chánh pháp còn phải bỏ… cũng ghi trong Kinh MN 22 của Tạng Pali.(13)

Rời bỏ bè pháp… Dù vậy, cách diễn tả của một số vị sư trong Thiền Tông có thể là quá mạnh bạo, có lẽ chỉ thích nghi khi dạy cho một số môn đệ thân cận, thí dụ như khi bảo học trò chẻ tượng Phật để sưởi ấm…

Một điều chắc chắn nên thấy rằng: Khi đã thấy được sợi chỉ đỏ xuyên suốt các Kinh Phật, dù Nam Truyền hay Bắc Truyền, sẽ không còn bị vướng vào những ngờ vực hay tranh luận vô ích.  

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh Sn 5.15: https://thuvienhoasen.org/p15a30626/sn-5-15-mogharaja-manava-puccha-cac-cau-hoi-cua-mogharaja

(2)  Kinh SN 35.242: https://suttacentral.net/sn35.242/vi/minh_chau

(3) Đốn Ngộ Nhập Đạo: https://thuvienhoasen.org/images/file/T-QYop1G0QgQAJ0b/donngonhapdaoyeumon.pdf

(4) Kinh Sn 5.11: https://thuvienhoasen.org/p15a30622/sn-5-11-jatukanni-manava-puccha-cac-cau-hoi-cua-jatukanni

(5) Kinh SN 48.10, Việt dịch: https://suttacentral.net/sn48.10/vi/minh_chau

Bản Anh dịch của Bhikkhu Sujato: “It’s when a noble disciple, relying on letting go, gains immersion, gains unification of mind. Quite secluded from sensual pleasures, secluded from unskillful qualities, they enter and remain in the first absorption…” ---  https://suttacentral.net/sn48.10/en/sujato

Bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu: “There is the case where a monk, a disciple of the noble ones, making it his object to let go, attains concentration, attains singleness of mind. Quite withdrawn from sensuality, withdrawn from unskillful mental qualities, he enters & remains in the first jhana...” --- https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn48/sn48.010.than.html

(6)  Kinh Sn 3.12, bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.3.12.than.html

Bản Sujato: https://suttacentral.net/snp3.12/en/sujato

(7) Kinh SN 22.63, bản Việt dịch: https://suttacentral.net/sn22.63/vi/minh_chau

Bản Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/sn22.63/en/bodhi

Bản Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/sn22.63/en/sujato

(8) Kinh Pháp Bảo Đàn: https://thuvienhoasen.org/p16a687/pham-co-duyen-thu-bay

(9)  Kinh SN 56.11: https://suttacentral.net/sn56.11/vi/minh_chau

(10) Bài thơ trong bài Các Pháp Vào Định: https://thuvienhoasen.org/a28417/cac-phap-vao-dinh

Upon the Tip of a Needle, bản tiếng Anh: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/nm/nm.2.04.olen.html

(11) Kinh Phật Thuyết Như Vậy, bản Việt: https://thuvienhoasen.org/p15a1541/chuong-03

Bản dịch của Ireland:  https://suttacentral.net/iti85/en/ireland

(12) Kinh MN 10, bản của Thầy Minh Châu: https://suttacentral.net/mn10/vi/minh_chau

Bản của Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/mn10/en/sujato

Bản Thanissaro Bhikkhu: https://www.dhammatalks.org/suttas/MN/MN10.html

Bản Nyanasatta Thera: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.nysa.html

(13) Kinh MN 22:  https://suttacentral.net/mn22/vi/minh_chau

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16687)
Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.
(Xem: 24162)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(Xem: 20590)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(Xem: 18835)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(Xem: 21332)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(Xem: 18287)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(Xem: 19852)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(Xem: 14851)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(Xem: 12979)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(Xem: 13969)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(Xem: 13154)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(Xem: 14016)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(Xem: 17639)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(Xem: 15409)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(Xem: 14704)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(Xem: 14460)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(Xem: 17870)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(Xem: 21911)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(Xem: 19461)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(Xem: 20607)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(Xem: 25143)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(Xem: 16881)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(Xem: 14724)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(Xem: 18997)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(Xem: 22013)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(Xem: 20639)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(Xem: 25295)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(Xem: 15774)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(Xem: 15778)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(Xem: 20732)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
(Xem: 17019)
Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông bỏ.
(Xem: 18641)
Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
(Xem: 20029)
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại.
(Xem: 39320)
Vào độ thu, khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy.
(Xem: 31520)
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờbất hạnh cho họ.
(Xem: 30664)
Thuở nhỏ cứ mỗi khi đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh.
(Xem: 36030)
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dángsở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
(Xem: 23879)
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
(Xem: 26554)
Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant