Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trình Tâm Linh Để Sống Một Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn.

31 Tháng Mười Hai 201911:50(Xem: 6200)
Hành Trình Tâm Linh Để Sống Một Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn.

Hành Trình Tâm Linh Để Sống Một Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn.

Gs Nguyễn Vĩnh Thượng

 
Đời Người

    “ Hành trình Tâm linh để sống một Cuộc sống tốt đẹp hơn” (Spiritual Journey to living a better life”: Sống một cuộc sống an bình là chìa khóa để có một cái chết bình yên.

      Cuộc đời vốn vô thường. Vô thường trong từng giây, từng phút, từng sát-na (Srt. ksana, đơn vị thời gian ngắn nhất), mọi vật đều biến đổi không ngừng. Theo Phật giáo, đời người trải qua sanh, lão, bịnh, tử. Hể có sanh thì có sự kết thúc bằng cái tử.

      Như vậy, ai rồi cũng chết, nói chung tất cả chúng sanh đều chết, chúng ta đều đi đến cái chết. Mỗi giây phút là chúng ta đi gần tới cái chết. Khi chết, người ta bỏ lại tất cả: bỏ lại thân xác mình, bỏ lại của cải của mình, bỏ lại gia đình, bỏ lại bạn bè thân thuộc, bỏ lại quyền lực . . .

       Con người, nói chung, tin rằng mình phát xuất từ Đáng Tối Cao và cảm nhận chết không phải là hết mà chỉ là “qua đời” này để bước vào “đời sau.”

 

       Tín hữu Ki-tô-giáo thì tin rằng sau khi tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va nghe theo lời cám dỗ của Ma-quỷ, phạm tội, thì sự chết là cái giá phải trả của tội lỗi, không ai có thể tự cứu mình bằng công đức của mình bởi vì công đức của loài người tựa như “áo nhớp” dưới mắt Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài đầy lòng thương xót: Đấng Cứu Thế (còn gọi là Ki-tô hay Cơ-đốc) giáng sanh làm người vô tội chịu chết thế tội cho bất cứ ai nhận ơn cứu chuộc đó. Ấy là bởi đức tin, không phải bởi công đức, mà được trở về một cách an bình với Thiên Chúa, về nhà Cha sống vĩnh viễn phước hạnh. Tuy nhiên, các tín hữu Ki-tô hay Cơ-đốc-nhân làm việc lành suốt cuộc đời mình, không phải là làm “từ thiện” mà là làm việc theo “ý muốn tốt lành” của Đức Chúa Trời. Ngài ban sự sống miễn phí cho mọi người thì Ngài cũng ban sự sống phước hạnh miễn phí cho bất cứ ai chịu nhận.

     
      Chúng ta là những Phật tử bình thường, chúng ta tin rằng “nghiệp lực” sẽ ảnh huởng đến đời sống của kiếp sau khi tái sanh. Bởi thế nên chúng ta luôn cố gắng tạo nên các nghiệp tốt. Chúng ta thể hiện lòng từ bi đối với mọi người, mở lòng bố thí người nghèo khó, đối xử tốt với mọi người, chia sẽ những hiểu biết, tiền bạc theo khả năng; bởi vì tài sản, của cải thì phù du; không đấu đá tranh giành quyền lực hảm hại lẫn nhau . . . Như vậy, chúng ta thực hành được một cuộc sống tốt đẹp, sống một đời sống tử tế.

     Khi tạo được các nghiệp tốt trong cuộc đời này tức là chúng ta đã chuẩn bị cho một cuộc tái sanhđời sau được tốt đẹp. Nói khác chúng ta đã chuẩn bị cho một cái chết tốt đẹp bằng cách thực hành một cuộc sống tốt đẹp trong cõi đời này để kiếp sau sẽ tái sanh trong một hoàn cảnh tốt đẹp.

     Đức Dalai Lama XIV, trong lời tựa của cuốn sách: “Advice on Dying and Living a Better Life” đã viết:
        “Là một Phật tử, tôi coi cái chết như là một tiến trình bình thường, một thực tế mà tôi chấp nhận sẽ xảy ra cho đến khi nào tôi còn tồn tại trên trái đất này. Biết rằng tôi không thể thoát khỏi nó, tôi thấy không có gì phải lo lắng về nó. Tôi có khuynh hướng nghĩ về cái chết chẳng khác nào như các việc thay đổi quần áo khi chúng đã cũ và rách hơn là một sự chấm dứt sau cùng. Tuy nhiên cái chết không thể đoán trước được: chúng ta không biết khi nào nó đến hoặc nó sẽ diễn ra như thế nào. Vì vậy chỉ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định trước khi nó thực sự xảy ra. Một cách tự nhiên, hầu hết chúng ta đều muốn có cái chết an bình, nhưng điều rõ ràng rằng chúng ta không thể hy vọng chết một cách an bình nếu cuộc sống của chúng ta đầy bạo lực,  hay nếu tâm thức chúng ta bị kích động bởi các cảm xúc như giận dữ, quyến luyến hay sợ hải. Vì vậy nếu chúng ta muốn chết một cách an bình thì chúng ta phải học cách sống thế nào cho tốt: hy vọng một cái chết an bình  thì chúng ta phải  tích dưỡng an bình trong tâm trí và trong cách sống của chúng ta.”
     (As a Buddhist, I view death as a normal process, a reality that I accept will occur as long as I remain in this earthly existence. Knowing that I cannot escape it, I see no point in worrying about it. I tend to think of death as being like changing your clothes when they are old and worn out, rather than as some final end. Yet death is unpredictable: We do not know when or how it will take place. So it is only sensible to take certain precautions before it actually happens. Naturally, most of us would like to die a peaceful death, but it is also clear that we cannot hope to die peacefully if our lives have been full of violence, or if our minds have mostly been agitated by emotions like anger, attachment, or fear. So if we wish to die well, we must learn how to live well: Hoping for a peaceful death, we must cultivate peace in our mind, and in our way of life.)         (Dalai Lama XIV)

  

Tài liệu tham khảo chính yếu:

-Dalai Lama XIV, Tenzin Gyatso, (Jeffrey Hopkins, Ph. D. translated & Edited), Advice on Dying and Living a Better Life, Ebury Publishing, 2004.
-Nguyễn Vĩnh Thượng, bài viết: Đạo đức Phật giáo, Toronro: Website An Phong An Bình, 2019.
-Tulku Thondup (Harold Talbott, Edited), Enlightened Journey: Buddhist Practice as Daily Life, Boston & London: Shambhala, 1995.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12020)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10372)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8854)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10334)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10922)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12031)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8693)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9299)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10037)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11324)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9839)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9376)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10091)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10115)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9300)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13314)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10186)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10494)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10944)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9123)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10293)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10251)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9333)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11048)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15065)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11799)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10140)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12670)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10908)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10419)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10780)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10695)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10563)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9996)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9316)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9354)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11366)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9703)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13081)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12628)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9174)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9579)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9611)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9640)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9195)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8998)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10403)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8625)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8308)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15589)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant