Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xuân Cảm

15 Tháng Giêng 202006:30(Xem: 5027)
Xuân Cảm

XUÂN CẢM

Vĩnh Hảo

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Kinh tâm Hoang Vu

 

Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới mưa. Long lanh nước đọng trên đầu những ngọn cỏ. Con quạ rủ lông trên nhánh cây phong. Có một nỗi buồn nào đó, một nỗi buồn rất cô liêu, lan nhẹ vào hồn khi không gian lắng xuống, tịch mịch.

 

Một thời tuổi xuân đã qua. Và nhiều mùa xuân đi qua. Đời người, có những giấc mơ chưa bao giờ đạt được và có thể sẽ không bao giờ chạm đến. Giấc mơ của một dân tộc, một đất nước hay một lãnh thổ, có khi cũng phải trải qua trăm năm, nghìn năm mới thành hiện thực.

Đã có mùa xuân Ả Rập với Tunisia, Ai Cập và Libya năm 2011 (1), ảnh hưởng lên một loạt các quốc gia Trung Đông theo Hồi giáo. Nhiều “mùa xuân” sau đó đã đến, nơi này, nơi kia. Nhưng xuân đến rồi lại đi. Những chế độ độc tài, với sự xâu xé tranh giành ảnh hưởng và trợ giúp từ các cường quốc phương Tây, tiếp tục tọa hưởng trên máu lệ dân đen.

Đó là những mùa xuân bất chợt, không ở lại lâu dài. Và những phận người trên các mảnh đất ấy tiếp tục mơ ước xuân sau.

Ngẫm cuộc tồn sinh trên một vài nước phương Đông mệnh danh văn hiến bốn-năm nghìn năm, lòng thường băn khoăn tự hỏi, vì sao và từ khi nào người ta đã đánh mất những mùa xuân. Sử xuân lật qua trên bốn nghìn lần mà thực tế thì được bao nhiêu mùa xuân thực sự là xuân? Khổ đau, thống hận vẫn ngày đêm chụp phủ xuống số đông cam phận.

Bản chất độc tài, hám vị của các nhà lãnh đạo, từ xưa đến nay, không khác nhau lắm: một khi đã nắm được quyền lực thì không muốn buông, và luôn tranh thủ thu vét quyền lợi ngay khi đang cầm quyền. “Con trời” ngày xưa còn nghĩ vận mệnh mình gắn theo vận nước lòng dân, thời gian trị vì có thể vài chục năm, trăm năm, nên cũng có thời gian nhìn đến thống khổ của trăm họ. Còn những “công bộc của dân” ngày nay, từ Đông sang Tây, hầu như chỉ chăm lo vị thế của mình trong giai đoạn ngắn hạn của nhiệm kỳ 4 năm, 8 năm hay 10 năm. Ngay trong nhiệm kỳ, phải thực hiện cho bằng được những gì mình muốn, rồi hết nhiệm kỳ ai sống ra sao mặc ai. Dẫm trên luật pháp, mua quan bán chức, tham nhũng hối lộ, dối trên gạt dưới, phá rừng, bán biển, cắt đất nhường biên, bòn rút của công, lạm dụng tài nguyên quốc gia... bao nhiêu việc xấu-ác cũng không từ, thất đức bao nhiêu cũng chẳng ngại; chỉ chăm chăm thu tóm lợi lộc về cho cá nhân, gia đình, đảng phái. Dân tình khốn khó khổ đau không bút nào tả hết, đến nỗi thảm trạng ngày nay chẳng khác năm xưa là mấy, thảm trạngcổ nhân một thời, từng đại cáo:

 

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

... ... ...

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!” (2)

 

Lại nhớ quê nhà một thời tàn xuân oan nghiệt, thống nhất địa lý mà lại ly cách nhân tâm, đẩy xô triệu người vượt biển vượt biên, trăm nghìn nạn nhân vùi thây trong lòng đại dương, bỏ xương trên rừng sâu núi thẳm (3). Ai người đi tìm mùa xuân, ai người còn rơi nước mắt xót thương! Từ độ xuân tàn năm ấy, chưa thấy bóng xuân trở lại.

Rồi cũng tàn xuân với cái chết của một lãnh đạo “mơ xuân,” dẫn đến phong trào sinh viên Cửa Thiên An (4). Tuổi trẻ bừng lên sức sống, như khí xuân ngập tràn khắp một trời quê hương Lão Đam, Khổng Tử... Nhưng rồi, xuân tàn thì giấc mộng tan theo. Xuân tàn năm ấy, chưa thấy thoáng hiện trở lại bao giờ.

Còn thấy gì, những mùa xuân tới, những mùa xuân sau!

Có chăng mùa xuân cho quê hương? Có chăng mùa xuân cho Hương Cảng? Có chăng mùa xuân xinh tươi cho tuổi trẻ toàn thế giới?

Biến đổi khí hậu, đe dọa hành tinh trong 50 năm, 100 năm tới. Nào là biển dâng, băng lở, đất sụt, bão giông cuồng nộ, rừng cháy dữ dội... liên tục hoành hành khắp nơi trên địa cầu. Nhưng 50 năm thì rất gần cho tuổi trẻ báo động, lên tiếng, đứng dậy hành động, còn những lãnh đạo già nua (tuổi đáng ông nội bà ngoại) thì không thấy lý do gì để phải quan tâm, vì những năm sắp tới, họ biết chắc sẽ không còn hiện hữu trên đời này. 50 năm đối với những lão gia tham lam, bủn xỉn (chỉ thấy lợi nơi tài nguyên), hãy còn xa lắm! Sống chụp giựt ngày hôm nay, vơ vét cho đầy những túi tham rỗng đáy, thổi cho phồng to những chức danh và thành tựu lừa dối, mỵ dân...

 

Mùa xuân, ôi mùa xuân cho quê hương, mùa xuân cho hành tinh!

Những nguyện ước trọng đại, những niềm vui to lớn dường như chỉ đến trong giấc mộng đêm xuân. Đêm xuân qua rồi, mộng bay vút như cánh chim.

 

Nhưng xuân qua rồi xuân lại đến. Xuân tàn, hoa rụng. Xuân đến, hoa lại nở.

Và dù tâm cảnh của người có khi rất điêu tàn, rã rời theo năm tháng, xuân bao giờ cũng đẹp (5). Vâng, xuân bao giờ cũng đẹp và thực sự đẹp trong hiện tại. Đừng mơ giấc mơ xuân tương lai. Mỗi người từ giây phút này, biết giữ trong tim sự chân thành, tha thiết yêu thương đời thống khổ, tận tụy hiến dâng tài năngthời giờ cho sự nẩy mầm đơm hoa của lẽ thiện, lẽ chân, thì mùa xuân hiển hiện.

 

California, ngày 01 tháng 01 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

Trích "Lá thư tòa soạn"
Tập san Xuân Chánh Pháp Số 98 Tháng 1 năm 2020 

______________

 

1)    Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) khởi đầu từ cuộc biểu tình rộng lớn của dân Tunisia sau sự tự thiêu của công nhân Mohamed Bouazizi để phản đối tham nhũng và bạo lực của cảnh sát. Phương Tây gọi chung cho những cuộc cách mạng liên đới từ nhiều quốc gia Ả Rập là “Cách Mạng Hoa Lài,” dẫn đến sự sụp đổ của 3 chính phủ trong cùng năm là Tunisia (14/01/2011), Ai Cập (11/02/2011) và Libya (20/10/2011).

2)    Trích từ Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi (1380 – 1442), bản dịch Ngô Tất Tố.

3)    Biến cố 30.4.1975.

4)    Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung quốc Hồ Diệu Bang—là người có chủ trương cải cách dân chủ, mất ngày 15.4.1989, hàng trăm ngàn sinh viên tổ chức tang lễ lớn cho ông, rồi dấy lên phong trào đòi hỏi tự do dân chủ vang dội quốc tế. Phong trào biểu tình của sinh viên Trung quốc kéo dài từ giữa tháng 4.1989 cho đến ngày 04.6.1989 thì bị quân đội cộng sản dập tắt. Số sinh viên và lương dân bị thiệt mạng trong đêm 04.6.1989 cho đến nay vẫn chưa có thống kê chính xác, nhưng báo chí và người trong cuộc phỏng chừng có khoảng 10 nghìn sinh mệnh bị bắn và nghiền nát dưới bánh xe tăng.

5)    Ý của thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820): “Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo” - người dù có tiêu điều xác xơ, xuân tự nó vẫn đẹp (thơ chữ Hán, bài Xuân Tiêu Lữ Thứ).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10706)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11247)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12238)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10366)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11520)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10901)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10666)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10107)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11459)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10234)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11138)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12707)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11004)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11939)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11987)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10492)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10924)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10551)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13523)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11226)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10577)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10446)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12710)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11665)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15067)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16318)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11783)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11628)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14012)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12139)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13664)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12092)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11552)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13137)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14257)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11788)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12467)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12107)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12002)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11568)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11415)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11464)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11322)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13237)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11602)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13345)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11834)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13648)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12387)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11134)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant