Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay

16 Tháng Giêng 202006:36(Xem: 5268)
Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay
Từ Cành Mai Bất Diệt, Nghĩ Về Sức Sống Phật Giáo Hôm Nay

Nguyên Cẩn

hoan hi

 

Thịnh suy của Phật giáo theo dòng lịch sử


Gần đây, có người tự nhận là trí thức khoa bảng tuyên bố trên mạng thông tin đại chúng rằng “Nền tảng Phật giáo lung lay từ lâu (!)” suy diễn ra từ những scandals về việc một vài vị sư thiếu gìn giữ giới luật, phạm hạnh, ông ta đã khái quát hóa thành hiện trạng Phật giáo hôm nay và cho rằng “đi tu trở thành một cái nghề” chứ không vì thiện nguyện hay ý hướng cao đẹp gì. Có thật Phật giáo nước ta đang suy vi chăng? Những hiện tượng tăng ni không chấp hành giới luật tự viện và buông lỏng tu dưỡng bản thân ở mức báo động chăng? Chúng ta hãy bình tâm nhìn nhận lại mà không cần phải phủ nhận quan điểm phê phán kia vội vì theo nhà Phật “phản quang tự kỷ” là một phép tu cần thiết để soi tỏ chính mình như Tuệ Trung Thượng Sỹ từng chỉ bảo Thái tử Trần Khâm (sau này là Trần Nhân Tông).

Cũng không nhất thiết phải hốt hoảng khi đọc lại lịch sử, Phật giáo có nhiều thăng trầm hơn hiện nay rất nhiều.

Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự biến mất trên đất Ấn vào thế kỉ thứ 14. Mãi cho đến thế kỉ thứ 19 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới bắt đầu lại. Đại học Nalanda, một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ bị phá hủy năm 1197. Theo D.C Ahir, một học giả người Ấn Độ, Phật giáo suy vong ở Ấn Độ do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bên ngoài gồm:
(1) Sự xung đột giữa Bà-la-môn giáo và Phật giáo;
(2) Sự thù giận và ghét bỏ của các Bà-lamôn hành nghề tế lễ;
(3) Phật giáo mất đi sự ủng hộ của nhà cầm quyền, ngoài ra còn bị đàn áp, phá hủy;
(4) Âm mưu tiêu diệt Phật giáo của người Hồi giáo; (5) Phật giáo bị đồng hóa.

Nguyên nhân bên trong gồm:
(1) Tăng sĩ xao lãng việc tu tập, thờ ơ với sứ mệnh truyền bá Chánh pháp phụng sự xã hội, đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng;
(2) Phật giáo không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bábảo vệ tôn giáo của mình. Do đó, họ chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị cướp phá, xúc phạm và các Tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại;
(3) Thiếu vắng những nghi thức cho các sinh hoạt liên quan đến đời sống văn hóa, tập tục xã hội như hôn nhân, tang tế;
(4) Tín đồ mê tín dị đoan1 .

Theo tác giả, nguyên nhân chính làm Phật giáo bị suy vong tại Ấn Độ không phải bên trong mà là bên ngoài. Chính sự đàn áp, giết hại, và phá hoại của Ấn Độ giáo và sau đó là Hồi giáo khiến cho Tăng sĩ bị giết, chùa chiền bị san bằng, kinh điển bị tiêu hủy đưa đến Phật giáo bị xóa sổ. Ông cũng phản đối quan điểm cho rằng Phật giáo tàn lụi là do Tăng già suy đồi vì điều đó chỉ ảnh hưởng đến việc truyền báduy trì Phật pháp hơn là suy vong. Tổ chức Phật giáo cho dù có suy đồi vẫn luôn có những bậc chân tu cho quần chúng nương tựa. Nếu không có sự phá hoại của bên ngoài thì Phật giáo chỉ có thể thịnh hoặc suy giảm mà không thể biến mất được. Tuy nhiên, phải nhìn nhận trong quá trình phát triển, đạo Phật đã có nhiều phân hóa.

Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt không thể thống nhất được. Ví dụ như sự ra đời các phái Mật tông, có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù mang tính “trí thức” dùng tự lực nhiều hơn tha lực của Phật giáo. Sự bao dungtự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn.

Việt Nam thì sao?

Phật giáo Việt Nam cũng trải qua thịnh suy theo quy luật. Chúng ta đều biết theo sử liệu, Phật giáo dưới hai triều đại Lý và Trần cực thịnh và được gọi là thời kỳ vàng son của Phật giáo Việt Nam. Nhưng có thịnh ắt có suy, Phật giáo đã không thể duy trì vị thế ấy. Từ cuối đời Trần trở đi, Phật giáo suy đồi và có lúc phục hưng nhưng chưa thể trở lại thời kỳ huy hoàng trước đó. Theo HT Thích Hạnh Chơn, “Sự suy đồi ở đây không phải là Phật giáo đánh mất ảnh hưởng trong quần chúng mà là đánh mất vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị”. Nguyên nhân ở đây cũng bao gồm bên ngoài và bên trong nhưng chủ yếu là từ bên trong. Nguyên nhân bên ngoài là vua chúa vẫn ủng hộ Phật giáo như trước, nhưng các nhà Nho trí thức công kích Phật giáo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do chùa chiền nhiều nên không thể quản lý tốt; Tăng chúng đông nhưng thiếu học; thành phần bất hảo trà trộn vào Tăng đoàn làm mất thanh danh; Tăng sĩ kiêu hãnh khi được cúng dường hậu hĩnh; chùa tượng quá nhiều gây lãng phí và gây ác cảm đối với các Nho gia; và do Phật giáo ỷ lại quá nhiều vào sự ủng hộ của thế quyền. Như vậy, tình trạng nội bộ của Phật giáoViệt Nam cũng có phần giống như tình trạngẤn Độ nhưng Phật giáo Việt Nam không bị suy vong vì Phật tử Việt Nam đã thành công trong việc bảo vệchống lại sự đàn ápâm mưu tiêu diệt của ngoại đạo cuồng tínquá khích. Đó là điều may mắn và cũng là bổn phận của Phật tử Việt Nam. Có thể Phật tử Ấn Độ cũng đấu tranh bảo vệ Phật giáo nhưng họ đã không thành công”2 .

Đến thế kỷ 20, những năm đầu thập niên 1960 miền Nam cũng chứng kiến sự đàn áp tăng chúng của nhà cầm quyền họ Ngô, nhưng chúng ta cũng đã vững vàng vượt qua pháp nạn ấy. Chưa kể những phong trào “Bài phong, đả thực” những năm 1950, 1970 ở miền Bắc “mang dấu ấn tả khuynh ấu trĩ một thời cũng phá đi bao nhiều chùa tượng. Nhưng rồi dân chúng cũng tìm về Đạo Pháp, bằng cả hai con đường: mê tínchánh tín.

Những bài học từ những mùa pháp nạn Từ những bài học trong lịch sử, chúng ta thấy luôn có những nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong, nhưng nguyên nhân bên trong cho dù “nền tảng Phật giáo có lung lay...” như phê phán của anh trí thức nọ thì chỉ có thể làm cho Phật giáo suy yếu khi nguyên nhân bên ngoài bằng bạo lực vốn có thể làm Phật giáo suy vong không còn trong thời đại này. Khi đã xác định được nguyên nhân rõ ràng cụ thể rồi, người Phật tử cần phải tìm kiếm giải pháp thích hợp.

Một câu hỏi lớn là tại sao tín đồ Phật giáo không thể bảo vệ tôn giáo cao quý của mình trước kẻ ngoại đạo tấn công và phá hoại? Theo Thượng tọa Sayadaw U. Sumana thì “Phật tử tại gia hay xuất gia có hai thành phần: Phật tử đơn thuầnPhật tử cao cấp. Phật tử đơn thuầnniềm tin nơi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và tin vào lý nhân quả tức là gieo giống thiện thì sẽ gặt quả lành. Vì vậy, Phật tử đơn thuần cúng dường thức ăn, đồ mặc, nơi ở và thuốc thang cho Tăng chúng, thêm vào đó, họ giữ gìn 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới, tụng kinhtri ân Tam bảo. Như vậy, người Phật tử đơn thuầnPhật tử đi theo truyền thống. Nhưng, làm thế nào để trở thành Phật tử cao cấp? Khi chúng ta thực thập thiền định hoặc thiền quán tưởng theo như lời Phật đã dạy, thì chúng ta đạt được trí tuệđồng thời chúng ta thực tập giới, định, tuệ tức là Bát Chánh Đạo như Phật đã từng nhấn mạnh trong những thời giảng của Ngài. Với trí tuệ sáng suốt, chúng ta nhận thức được con đường chánh đạođạt được nguyện vọng của sự tu học. Lúc đó, chúng ta hồi quang phản chiếu và sẽ thấy rằng trong thời đại ngày nay, sự thịnh hành của Phật giáo chính là nhờ vào Tăng ni và các cơ sở bất vụ lợi của cư sĩ. Giáo dục là nền tảng chính để phát triển đạo Phật đến mức cao hơn”3 .

Như vậy đã rõ, hơn lúc nào hết, phải cải tiến phương thức giáo dục Phật pháp trong quần chúng và cả tăng chúng. Hệ thống giáo dục yếu kém sẽ khiến Phật pháp khó hay không thể truyền bá sâu rộng và gieo mầm “Chánh pháp”. Hiện nay, các chùa đều có những khóa tu tập nhưng thường là do ý nguyện của vị trụ trì chứ chưa thành ra một hoạt động thống nhất bắt buộc trong Giáo hội mà các tăng sĩ phải thực hiện. Tăng sĩ chính là những người lãnh đạo quần chúng về niềm tin vào giáo pháp. “Khi hàng Tăng bảo suy đồi tức đánh mất vai trò của họ về lãnh đạo văn hóa, chính trị, xã hội và đánh mất sự ảnh hưởng đối với quần chúng thì ít ra Phật và Pháp bảo vẫn còn nguyên vẹn, nhất là thời kỳ văn bản đã được lưu truyền. Tuy nhiên, với Phật giáo, hàng Tăng bảo không còn đồng nghĩa với Pháp bảo không còn và dẫn đến Phật bảo cũng mất”.

Còn một vấn đề mà theo nhiều vị đại sư thì sự chia rẽ là điểm chính làm cho Phật giáo bị suy yếu. Chúng ta hay chê bai tông phái này nọ và cho rằng tông của mình là “chính đạo”. “Giáo lý đạo Phật tuy rằng cao siêu, nhưng nếu các hành giả không chịu trau dồi đạo đức, thì thật là tủi hổ. Do đó, mới thấy rằng đấng Vô Thượng Sư Phật của chúng ta là đáng tôn kính biết bao”.

Làm thế nào để đạo Phật trường tồn cùng dân tộc? Đạo Phật trên danh nghĩa đã bị đánh bật ra khỏi Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7, nhưng kỳ thực tư tưởngtuệ giác đạo Phật vẫn tồn tại vững chãi trong truyền thống Ấn Độ. Chúng ta thấy một số tu sĩ các tôn giáo khác, hay như truyền thống của Krisnamurti rất gần với đạo Phật.

B’su Danglu viết: “Chúng ta cần những bậc đạo sư, những người dạy cho chúng ta nắm được bản thân chúng ta, nắm được hiện sinh chúng ta, để rồi chúng ta có được sức mạnh tâm linhtuệ giác để cứu lấy nhân loại khỏi tai họa lớn do chính chúng ta gây nên. Con người phải được trở về với địa vị mình... Văn minh kỹ thuật là một sức mạnh mù quáng không chịu hướng dẫn bởi một ý thức hệ nào. Văn minh kỹ thuật đang kéo chúng ta đi theochúng ta không muốn… Biết rằng kỹ thuật hóa đời sống thì nhân tình sẽ bị mai một dần dần, nhưng không thể không kỹ thuật hóa đời sống. Muốn bảo vệ đạo Phật một cách hữu hiệu, mỗi người Phật tử phải xây một ngôi chùa cho chính bản thân mình… Chùa ở đây đích thực là một ngôi đại hùng bảo điện, trong đó người Phật tử trở về tìm thấy nội tâm mình”.

Vào thế kỷ 11, thiền sư Ngộ ấn dạy: “Dĩ thân vi Phật, dĩ khẩu vi Pháp, dĩ tâm vi Thiền”, Giáo lý Tam bảo dạy người chấm dứt sự truy cầu rong ruổi bên ngoài và trở lại với ngôi chùa thân, khẩu, ý. Chúng ta có thể lý giải thêm ngôi chùa ấy là nơi “Giới định huệ” thay cho “Tham sân si” và là nơi chúng ta diện kiến bản lai diện mục của mình.

Nếu mỗi người là một ngôi chùa thì sự xuất hiện trong tinh thần Pháp Hoa: “Tùng địa dũng xuất” sẽ được nêu cao. Phật giáo sẽ trở nên hưng thịnh. Có người chất vấn: Thế nào là một nền Phật giáo hưng thịnh? “Có người quan niệm thời Phật giáo hưng thịnh là thời kỳ tăng lữ đông đảo, tự viện nguy nga mọc lên cùng khắp, giáo quyền được phục tùng tuyệt đối, giáo sản dồi dào... Nhưng rồi kết luận “Một sự hưng thịnh như trên chỉ khiến cho người ta đến với Đạo Phậtquyền lợithế lực …”.

B’Su Danglu cho rằng “Thời đại hưng thịnh thực sự là thời đại trong đó nhiều cao tăng xuất hiện, là thời đại mà trong đó văn học, khoa học và nghệ thuật thấm nhuần tính cách nhân bản, từ bi khoan dung và điều hợp của đạo Phật4 .

Chúng ta biết rằng đạo Phật là đạo tỉnh thứcgiúp ta có cái nhìn chân thựcsáng suốt về thực tại hiện tiền, giúp chúng ta điều phục tâm mình và hướng đến soi chiếu những góc khuất tâm hồn dưới ánh sáng tuệ giác”. Có như thế mới cảm thấy an lạctinh tấn góp phần vào sự nghiệp chung của xã hội hay cộng đồngchúng ta đang sống với, sống cùng.

Trong bối cảnh xã hội đang trở nên ngột ngạt vì người ta hành xử với nhau, dùng bạo lực khá nhiều, thiếu sự bình tĩnh, vắng nụ cười từ tâm và ánh sáng của lý trí hay đúng hơn của tuệ giác. Có đề nghị xây dựng những tự viện thanh quy, những viện Phật học làm nơi cho quần chúng học tập và tu tập, nhưng không dễ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, mọi thứ đều đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Đạo Phật y cũng phải truyền bá online và những phương tiện hiện đại khác. Các tăng sĩ nên dấn thân vào các hoạt động đoàn thanh niên Phật tử để giảng giải Phật pháp và cùng tham gia những hoạt động thiện nguyện. Suy cho cùng, đó cũng là cách xây dựng đạo lý Việt Nam, lòng nhân từ, sự khoan dung, nhẫn nhịn, đức hy sinh, tâm tàm quý…

TT Sayadaw U. Sumana nói: “Thường thì những cha mẹ chỉ muốn con em chăm chỉ học hành để tiến thân và kiếm việc làm tốt trong xã hội. Vì vậy, trẻ em không mấy quen thuộc với những lời giảng dạy của đức Phật và các em nghĩ rằng các tu sĩ chỉ có cầu antụng niệm mà thôi. Tất cả các tu sĩ và các bậc cha mẹ đều nên dành thời gian và tài lộc để tổ chức những khóa học cuối tuần hầu các thanh thiếu niên lưu tâm tham gia hơn. Không quan tâm đến dạy dỗ giới trẻ là chẳng khác nào tiêu diệt rễ cây vậy”5 .

Duy trì ngôi chùa trong lòng mình, vun đắp thương yêu bằng những hành động giúp đỡ người nghèo, thực hành những hạnh cao quý của Phật tử theo lục độ, sống trong tinh thần lục hòa, chừng ấy đủ tạo nên một xã hội thanh bình, quốc gia an lạc. Đạo Phật trở thành lẽ sống, niềm tin bám sâu rễ bền gốc trong tâm.

Vì “thiện căn vốn tại lòng ta” (Nguyễn Du). Sức sống Phật giáo luôn bền bỉ diệu kỳ như cành mai trong bài kệ của Mãn Giác Thiền sư:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.
Ngô Tất Tố dịch6

Hoa nở để rồi tàn nhưng cái suy tàn lại khởi đầu cho một tương lai mới. Cành mai còn đó là hình tượng vô ngôn của niềm lạc quan vô biên mà tĩnh tại. Bài kệ này được Thiền sư Mãn Giác đọc lúc sắp mất khi người gọi chúng tăng vào. Vậy thìbài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việc chuyện đời trôi, tuổi già đến..., tất cả đều không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện đi đến giác ngộ. Nhưng còn đó một cành mai tượng trưng cho sự sống vẫn trường tồn. Thịnh suy vẫn diễn ra trong mỗi quốc gia, trong mỗi tôn giáo, trong mỗi đời người, nhưng chúng ta hãy tin Phật giáo vẫn trường tồn dù có lúc này lúc khác và cũng chưa “lung lay từ lâu” như Nguyễn Công Trứ có lần viết: “Cơ thường đông hết hẳn sang xuân”. Hãy đón chào mùa xuân bằng niềm tin ấy!

Nguyên Cẩn | Phật Học Từ Quang Số 31 Tháng 1 năm 2020
Thư Viện Hoa Sen nhập lưu trữ ngày 4/1/2020

1. D.C. Ahir, Buddhism Declined in India, B.R. Publishing Corp 2005

2. Thích Hạnh Chơn, Vài suy nghĩ về nguyên nhân thịnh, suy của Phật giáo, Giác Ngộ Online.

3. Ven.Sayadaw U. Sumana, The Decline and Development of Buddhism, Dịch và tóm tắt: Diệu Mỹ,

4. B’Su Danglu, Đạo Phật ngày mai, Lá Bối, 1970.

5. Ven.Sayadaw U. Sumana, The Decline and Development of Buddhism, Dịch và tóm tắt: Diệu Mỹ

6. Mãi đến 7 thế kỷ sau, Lê Quý Đôn mới đặt tên cho bài thơ “Cáo Tật thị chúng”, gây tranh cãi trong giới nghiên cứu vì cho rằng nhan đề làm mất ý nghĩa bài kệ. Thiền sư không quan tâm hay lo lắng về bệnh tật mà xem là vô thường. Bài kệ của Mãn Giác nhằm giúp ngộ đạo bằng con đường trực giác sao lại có thể truyền đạt cảm nhận bi quan “có bệnh” được? Cảm nhận này là không phù hợp với tinh thần lạc quan, yên nhiên của Thiền Tông. Theo GS Hoàng Xuân Hãn, cây mai ở đây là cây mơ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13955)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13072)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14546)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14479)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19317)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13779)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15514)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13909)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14734)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15264)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14784)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13943)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13532)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12792)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13998)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13158)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13714)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13064)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12999)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13290)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14776)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14998)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13125)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15097)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21929)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15209)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14296)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14802)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14356)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17580)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17830)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17849)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13903)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13547)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12796)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14712)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15069)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15669)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15893)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15510)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13150)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15263)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15683)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16436)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16170)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17261)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15782)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14446)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15415)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17163)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant