Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giáo Dục Tuổi Trẻ Hôm Nay Dưới Lăng Kinh Phật Pháp

19 Tháng Giêng 202005:14(Xem: 5314)
Giáo Dục Tuổi Trẻ Hôm Nay Dưới Lăng Kinh Phật Pháp

Giáo Dục Tuổi Trẻ Hôm Nay Dưới Lăng Kinh Phật Pháp  

Nguyên Cẩn

buong bo


Vì sao tuổi trẻ cần định hướng giáo dục?

Cũng như một năm khởi đầu từ mùa xuân; đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Nhưng các bạn trẻ hôm nay có biết hưởng mùa xuân của đời mình không? Có ai đó từng nói tuổi trẻ như hoa mới khai, như trăng mới mọc. Cái gì cũng mới, cũng tinh khôi. Sao chúng ta không mở lòng mình ra đón nhận những hạnh phúccuộc đời đem lại. Có lần chúng tôi đã băn khoăn khi tuổi trẻ hiện nay dường như lãng quên việc ươm mầm ước mơ hướng thượng và hướng thiện vì một số không ít các bạn mang “tâm hoang vu”, thui chột lý tưởng, chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình và niềm vui vật chất.

Các bạn có khi nào tự hỏi còn chăng ước mơ về cái tốt, cái đẹp? Hay thay vào đó là sự khô cằn của tâm hồn, sự tàn nhẫn của lối sống thực dụng lạnh lùng? Thậm chí, có những bạn phạm tội khi còn rất trẻ: cướp bóc, hành xử bạo lực, sẵn sàng gây gổ và ẩu đả (?) vì những lý do hết sức vu vơ, vì những cơn sân hận do cái TÔI quá lớn của mình! Một số chọn hướng đi vào đời theo khuynh hướng bất chấp năng khiếu hay sở trường, miễn là có tiền và hệ quả là họ “chạy” việc làm, “chạy” chức quyền. Phải chăng đó là điều mà các nhà xã hội học gọi là sự trống rỗng niềm tin, phôi pha lý tưởng, sự vắng bóng những thần tượng đúng nghĩa, thay vào đó là hình ảnh các đại gia nghênh ngang hợm hĩnh, với mọi thủ đoạn làm giàu. Dẫu rằng ánh hào quang lấp lóa vật chất ấy không thể che khuất khoảng tối, xám xịt trong tâm thức, sự “hiếm muộn” danh dự và phẩm giá. Tuổi trẻ không còn khát khao cống hiến, nói như Steve Job: “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” vì nếu không có những điều ấy, không còn là tuổi trẻ.

Khi tuổi trẻ biết ước mơ và biết thắp sáng trí tưởng tượng của mình, họ sẽ vươn cao và vươn xa. Và họ cũng sẽ trở thành những kẻ thiện tâm, xây dựng một xã hội nhân bản: mục tiêu của mọi nền văn hóa, hay mọi đất nước phồn vinh và phát triển. Hãy nhớ tuổi trẻ chỉ có một thời. Tuổi trẻ phải biết nuôi dưỡng động lực tự thân, vì không ai giúp các em làm giàu “lý tưởng”, làm sống dậy các hoài bão khi các em không tự tu dưỡng, trau dồi phẩm hạnh và trí tuệ.

Những gì cần giáo dục?

Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, ngoài kiến thứckinh nghiệm truyền đạt lại của thầy cô, cha anh, họ cần có một lý tưởng để tin và sống theo nó. Ngoài ra, họ cần “dọn dẹp lại” tâm hồn mình. Hay nói cách khác, xây dựng nền tảng đạo đức, phẩm chất giá trị của mình với tư cách là một con người, thích nghi với sự phát triển theo chiều hướng tốt của xã hội. Đối với những bạn là Phật tử, hãy chuẩn bị tâm thế để học và hiểu thêm về nội dung những cụm từ đi liền với nhau như: Phật - Pháp - Tăng; Giới - Định - Tuệ; Tín - Hạnh - Nguyện; Văn - Tư - Tu; hay Bi - Trí - Dũng; đó chính là nền tảng cần biết để huân tập trong lãnh vực giáo dục của Phật giáo.

Theo tác giả “Tâm Thường Định”, tuổi trẻ cần sự nâng đỡ của người lớn, hầu góp phần phát triển nhân cách và đạo đức bằng ba phương thức. Đó là: (1) Xây dựng (Build) một nền tảng giáo dục đạo đức vững chắcthực hành những giá trị cốt lõi. (2) Chuyển hoá (Transform) - thay đổi nhận thức hay tâm thức của mình để hướng thiện và (3) Thực hành (Act) - Đặt ý tưởng vào hành động thực tiễn là những phương pháp cụ thể để triển khai những giá trị giáo dục. Chúng ta có thể gieo hạt giống lành cho tuổi trẻ nói chung và tuổi trẻ Phật giáo nói riêng, chuyển hóanâng đỡ tuổi trẻ có một hướng đi thánh thiện, thành đạt và có giá trị xứng đáng trong cuộc sống để giúp mình, giúp đời và nối tiếp con đường của Phật. Ông gọi là BAT (Build - Act và Transform). Chúng tôi đề nghị sửa thành BOT cho dễ nhớ (Build - Transform và Operate).

Tương ứng với mỗi phương thức là những loại hình sinh hoạt phù hợp, ví dụ như tuổi trẻ cần một môi trường trong sáng đoàn kết thì phải nói đến tổ chức đoàn thể, hướng đạo hay tổ chức Gia đình Phật tử …Qua đó, tuổi trẻ cần được giáo dục tâm từ bi, thực hành hạnh kham nhẫn để họ tự chuyển hóa chính mình trong tư tưởng, suy nghĩ, lời nói trước khi hành động. Tuổi trẻ cần tham dự vào những việc hay những chiến dịch thiết thực trong việc phục vụ nhân sinhxã hội như giúp đỡ những người bệnh tật, giúp giảm các nạn nghèo đói, làm giảm đi bất công xã hội, giảm bớt ô nhiễm môi sinh, chăm lo người già, hướng dẫn thiếu nhi học tập, sao cho giáo dục thực tiễnhiệu quả. Để thành công trong sự nghiệp cá nhân, tuổi trẻ phải biết lập kế hoạch và biết cách khai triển kế hoạch ấy. Thành công của ông Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam, được giới chuyên môn đánh giá rất cao với kết quả vô địch AFF Cup. Thật ra, cách huấn luyện của ông theo một số chuyên gia là theo mô thức GROW - phương pháp huấn luyện hiệu quả.

Mô hình GROW là gì?

Mô hình GROW giống như bản kế hoạch lập cho một chuyến đi trên lộ trình đã phác ra trước đó, giúp cá nhân hay tập thể các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến (Goal - Mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay của họ (Reality - Thực tại). Và rồi, suy nghĩ, cân nhắc những trở ngại hay giải pháp khác nhau cho chuyến đi (Obstacles/ Options). Cuối cùng, bảo đảm tất cả mọi người đều quyết tâm thực hiện chuyến đi, chuẩn bị tinh thầný chí sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại có thể gặp trên đường (Will/ Way Forward). Một cá nhân, một tập thể có huấn luyện viên đưa ra phương pháp đúng đắn thì vấn đề thành tích không phải chuyện xa vời. Trong công việc hay sự nghiệp, nếu chúng ta không có mục tiêu và biết rõ khả năng thực tế của mình, hay trở ngại khách quan, lại thiếu ý chí thì chắc chắn sẽ nản lòng và thất bại là tất yếu.

Đức Phật dạy La Hầu La thế nào?

Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La là khi ông được Đức Phật dạy về lòng chính trực. Kinh Giáo giới La Hầu La (Trung Bộ kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. Lên 8 tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. La Hầu La lấy ghế mời Thế tôn ngồi, rồi mang đến một thau nước cho Ngài rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:

 - Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?

- Dạ, con có thấy. La Hầu La thưa.

- Đời của một người tu cũng chỉ bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó, Đức Phật đổ hết nước trong thau ra và nói:

- Đời của một người tu cũng đang vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.

Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:

- Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối. Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:

 - Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.

Sau đó, Ngài dạy La Hầu La:

- Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.

Về tầm quan trọng của sự phản tỉnh để diệt trừ những ý niệm, lời nóihành vi bất thiện, Đức Phật có lần hỏi La Hầu La:

- Này La Hầu La, cái gương dùng để làm gì?

- Bạch Đức Thế Tôn, để phản chiếu lại hình ảnh.

- Cũng như vậy, này La Hầu La, trước khi hành động điều gì, con phải quán xét, suy gẫm tận tường. Trước khi nói điều gì con phải quán xét và suy gẫm tận tường. Trước khi nghĩ điều gì, con phải quán xét và suy gẫm tận tường. Này La Hầu La, bất cứ điều gì con muốn làm bằng thân, phải quán xét, suy gẫm, nếu biết rõ: “Thân nghiệp này ta muốn làm, thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai (mình và người), thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến phiền não khổ đau”. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, con nhất định chớ có làm. Này La Hầu La, nếu sau khi quán xét, suy gẫm, con thấy rõ: “Thân nghiệp này ta muốn làm, thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Này La Hầu La, sau khi con làm xong một thân nghiệp, con cũng cần phải quán xét, suy gẫm về thân nghiệp ấy như sau: “Thân nghiệp này ta đã làm, thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người khác, đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, con cần phải thưa lên thầy mình, cần phải trình bày trước thầy mình, các bậc đạo sư, hay trước các vị đồng phạm hạnh, các bậc thiện tri thức. Sau khi đã phát lồ sám hối, con phải chừa bỏ, không nên tái phạm. Này La Hầu La, như thế ấy con phải cố gắng luyện tập, trau dồi, luôn luôn quán xét, suy gẫm tận tường để giữ cho mọi hành động bằng thân, khẩu, ý được trong sạch.

Chúng ta thấy Đức Thế Tôn luôn theo nguyên tắc “khế cơ”, “khế lý”, “khế thời” trong phương pháp giáo dục của Ngài, dù là đối với con cái hay các đệ tử, vừa khích lệ, lại vừa vận dụng các thí dụ với hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong công việc thường ngày để hướng dẫn chỉ dạy cho người nghe thấy được tác hại của nó mà quyết tâm dứt trừ. Hình ảnh nước dơ trong chậu là hình ảnh phiền não tham sân si của mỗi người trong chúng ta, để rồi phải quán xét lại chính mình, bởi lỗi lầm phát sinh bất cứ khi nào ta không có chánh niệm hay tỉnh giác trong từng sát na.

Khác với thế gian thường tình, cha mẹ thường trao cho con cái gia tàicủa cải bạc vàng, Đức Phật đã không làm thế, Ngài để lại gia tài cho con mình là phước đức, trí tuệ, là sự nghiệp giác ngộ, giải thoát.

Mô thức GROW có gì mới không khi Đức Phật đã từng áp dụng hàng nghìn năm trước. Ngài là một bậc Đạo sư lỗi lạc và khéo léo. Ngài đã sử dụng nhiều loại hình ngôn thoại khác nhau để truyền đạt giáo pháp cho hàng đệ tử. Thông thường, Đức Phật giảng Pháp theo cách thức rộng mở, còn gọi là quảng thuyết (vittharena). Sau khi đưa ra một chủ đề hay một tuyên bố mang tính toát yếu, còn gọi là khai thị (Goal) bấy giờ Phật mới giảng giải một cách chi tiết, phân tích đưa ra những áp dụng, kèm theo một vài câu chuyện, thí dụ thực tế (Reality), Ngài cho đệ tử hỏi và tự tìm ra giải pháp (Option), cuối cùng, Ngài lặp lại tuyên bố như phần mở đầu và kết luận để đệ tử thực hành (Way Forward). Có những trường hợp Phật giảng giải chi tiết, đưa ra bài pháp giản lược, súc tích, thậm chí đến độ khó hiểu, mang tính chất sâu xa mầu nhiệm. Bằng cách yêu cầu chúng đệ tử phải tư duy quán chiếu vào ý nghĩa và rút ra ẩn ý sau khi thảo luận.

Thế Tôn đã xuất hiện ở đời như một nhà giáo dục thực tiễn, đòi hỏi đệ tử hay tín đồ kết hợp học đi với hành, tu đi với chứng, qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, thí dụ nhằm khai mở trí tuệ tự tâmchuyển hóa chính mình.

Để kết luận, xin mượn lời thơ của Thi sĩ Tống Anh Nghị (Cư sĩ Tống Hồ Cầm) nay bước sang tuổi 102: Cuộc sống số đông lẽ nào bạn hay tôi giới hạn Cho miệng cười thật hồn nhiên Tay bắt tay - cho tay thật nối liền Với Xuân mới khởi đầu năm trải rộng … Mỗi lần xuân đời tôi lại bắt đầu Tim thức dậy trí bình minh mở cửa

Vậy thì hãy thức dậy, những người tuổi trẻmở rộng hồn mình, nhìn ra bầu trời ngoài kia đang đợi các bạn bay cao, bay xa: những cánh chim lao vào vùng trời tri thứctự do vô tận!

Nguyên Cẩn
Phật Học Từ Quang Số 30 Tháng 10 năm 2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20699)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13535)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
(Xem: 14249)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường thơ thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm với đầy hang hốc.
(Xem: 12276)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài...
(Xem: 12780)
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có...
(Xem: 14337)
Chuông, tiếng Phạn gọi là ghanta, ở Trung Quốc dịch là chung, khánh, là pháp khí dùng để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa.
(Xem: 14352)
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
(Xem: 15678)
Mùa đông ở đây không có tuyết, nhưng cũng đủ lạnh cho những chiếc lá ngả màu và em tôi quấn thêm chiếc khăn quàng cổ. Tôi thích mùa đông...
(Xem: 12998)
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 17403)
Má không biết đường sá thành phố, cũng chẳng mấy khi lên Sài Gòn, họa hoằn là đi khám bệnh hoặc lên thăm bà con. Mỗi khi lên thành phố, má thường rất lo lắng.
(Xem: 15718)
Trong cuộc sống trầm luân khổ hải này, chúng ta không chịu buông xảtham luyến tất cả những gì ‘của mình’; ai cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt cuộc đời...
(Xem: 12476)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái.
(Xem: 12459)
Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa...
(Xem: 14022)
Cứ mỗi lần nhớ thầy, giấy mực là người bạn duy nhất để con trút ra vô vàn tiếng nói tự cõi lòng của một người đệ tử tận chốn phương xa. Mỗi tuần một lá...
(Xem: 15980)
Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ (mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi)...
(Xem: 13599)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm.
(Xem: 14958)
Sau những cái nóng nực gay gắt của mùa hạ đã đi qua, trời bắt đầu sang thu, thoáng đâu đây cơn gió đầu thu nhè nhẹ thổi sang như báo hiệu trong thiên hạ một điều gì đó.
(Xem: 14489)
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
(Xem: 13568)
Một thời Thế Tôn trú ở Kapilavatthu, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe...
(Xem: 13427)
Khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi vẫn còn cách người mẹ già của tôi đến gần một ngàn cây số. Và những dòng chữ rất riêng tư này, tôi tin rằng...
(Xem: 11705)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa.
(Xem: 13828)
Làng tôi có ba ấp, mỗi ấp có một ngôi chùa. Tôi ở ấp Quảng Đức, lên năm tuổi đã biết tên chùa là Châu Lâm, đã thấy ông thầy chùa đầu tiên trong đời,...
(Xem: 12954)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy,...
(Xem: 14923)
Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp...
(Xem: 12575)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ...
(Xem: 17402)
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo...
(Xem: 16408)
Như đã nói, nhiều bạn trẻ chọn những xâu chuỗi màu tối của Phật giáo, lẫn giữa những sắc màu sinh động khác, thoạt đầu chỉ vì muốn tạo cho mình một phong cách mới lạ...
(Xem: 14558)
Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là “biệt khu”. Những “biệt khu” này tạo thành những góc...
(Xem: 14820)
Thầy thơ lại rút chiếc hèo hoa ở giá gươm, phe phẩy roi, đi xuống phía trại giam tối om. Nơi góc chiếc án thư cũ đã nhạt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi.
(Xem: 26768)
Tinh thần hiếu đễ của người Á Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đã thấm sâu vào xương tủy của mọi người, và phát khởi ra sự sinh hoạt bên ngoài...
(Xem: 14668)
Sau hai năm học con vẫn học giỏi với số phẩy trên 8,0, con cố gắng từng ngày vì niềm hy vọng của ba má, niềm tin của các em và của nhiều người gửi gắm.
(Xem: 13572)
Thượng Tọa Thích Quang Lạc ấn nút cho chiếc ghế bành Lazy boy giữ độ nghiêng vừa ý, đoạn ngã người lún sâu vô lớp nệm mousse dầy cộm,...
(Xem: 13790)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(Xem: 13714)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(Xem: 14996)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(Xem: 15331)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(Xem: 14028)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(Xem: 14958)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(Xem: 13786)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(Xem: 14649)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(Xem: 14610)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(Xem: 16657)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 18230)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(Xem: 27134)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(Xem: 23711)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(Xem: 26448)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
(Xem: 16680)
Mười năm vườn xưa xanh tốt Hai mươi năm nắng rọi lều tranh Mẹ tôi gọi tôi về Bên bến nước rửa chân
(Xem: 18919)
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc...
(Xem: 17732)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài,...
(Xem: 13969)
Lịch sử chứng minh cho thấy trong xã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từ bi. Chẳng hạn sự hủy diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant