Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phụ nữ trong Phật giáo

29 Tháng Giêng 202011:03(Xem: 5278)
Phụ nữ trong Phật giáo
     Phụ nữ trong Phật giáo 
 Gs. Nguyễn Vĩnh Thượng
     Picture1

 

           Tăng đoàn (Shanga) Phật giáo gồm có Tu sĩCư sĩTu sĩ gồm có Nam tu sĩ/ Tăng/Tì-kheo  và Nữ tu sĩ/Sư Cô/Tì-kheo ni là hai chúng xuất gia, có nhiệm vụ truyền giáo, hoằng dương chánh phápCư sĩ gồm có Nam cư sĩNữ cư sĩ là những vị chấp nhậnthực hành giáo lý của Đức Phật nhưng họ vẫn giữ đời sống thế tục, là hai chúng tu tại gianhiệm vụ hộ trì chánh pháp.
            Thuật ngữ Phật giáo gọi 4 nhóm trên là tứ chúng.     
             Trong bài viết “Phụ nữ trong Phật giáo” (Women in Buddhism), chúng tôi sẽ trình bày:
                    I.-Phụ nữ trong cộng đồng các tu sĩ Phật giáo.
                    II,-Phụ nữ trong cộng đồng các cư sĩ Phật giáo.
 
I.-Phụ nữ trong cộng đồng các tu sĩ Phật giáo:
 
          Theo truyền thuyết, Thái tử Siddhartha được sanh ra từ bên hông phải của Hoàng hậu Maya để tránh khỏi sự dơ bẩn (pollution) của con đường sanh sản thông thường (birth canal). Hoàng hậu Maya từ trần sau khi sanh Thái tử Siddhartha có 7 ngày. Thái tử được bà Prajapati, em gái của Hoàng hậu Maya, trông nôm nuôi nấng.
 
          Sau khi Đức Phật lịch sử đắc đạo khoảng 5 năm, bà Prajapati (có tên đầy đủ là Maha-Prajapati Gotami) cùng với một nhóm phụ nữ tháp tùng theo bà đã đến gặp Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ( Shakya Muni Buddha) và thỉnh cầu cho họ được xuất gia để làm nữ tu sĩ/Sư cô (Srt. Bhiksuni, Pali Bhikkhuni, Av. Ordained nun). Thoạt tiên Đức Phật đã từ chối lời thỉnh cầu này. Bà Prajapati vẫn kiên nhẫn tiếp tục thỉnh cầu lần thứ hai rồi đến lần thứ ba . . . Đức Phật vẫn từ chối lời thỉnh cầu của bà Dì, chính là mẹ nuôi của mình. Nhưng sau đó, Ngài Ananda, một đệ tử thân cận Đức Phật, nhân danh bà Prajapati đã nhiều lần trình và thỉnh cầu sự chấp thuận của Đức Phật để nữ giới được xuất gia. Rồi cuối cùng, Đức Phật đã chấp thuận thỉnh cầu này. Bà Prajapati là phụ nữ đầu tiên được chấp nhận vào Tăng đoàn Phật giáo. Sự do dự của Đức Phật có lẽ vì phong tục xã hội Ấn độ lúc bấy giờ không chấp nhận người thanh niên sống đời sống độc thân, nhất là người phụ nữ độc thân
                 Đức Phật dạy rằng: “Phụ nữ thì bình đẳng với đàn ông trong khả năng giác ngộ” (Women were equal to Men as regards the ability to attain enlightenment). Như vậy “sự giác ngộ” không liên hệ gì đến giới tính của người tu tập. Từ đây người phụ nữ Ấn độ được phép rời bỏ cuộc sống bình thường để xuất giatrở thành thành viên của cộng đồng tu sĩ Phật giáo. Đã có 500 phụ nữ xuất gia theo bà Prajapati, trong số đó có bà Yasodhara là người vợ của Thái tử Siddhartha trước khi Ngài xuất gia.
                 Về phương diện giới luật của Phật giáo thì Sa-di và Sa-di-ni (người Nam và Nữ dưới 20 tuổi xuất gia) có 10 giới. Còn trên 20 tuổi xuất gia thì Tì-kheo Nam có 250 giới, Tì-kheo Nữ có 348 giới. Tuy nhiên, Tì-kheo Ni còn phải tuân thủ thêm 8 giới để được chấp nhận vào cộng đồng tu sĩ Phật giáo. Đó là “Bát Kỉnh Giới” (Eight Rules of Respect) hay “Bát Trọng giới” (Eight Heavy Rules). “Tám Trọng Giới” này bắt buộc Nữ tu sĩ / Tì-kheo Ni phải cung kính tôn trọng Nam tu sĩ/ Tì-kheo Nam suốt đời. “Tám Giới Cung Kínhrõ ràng cho biết địa vị thấp hơn của Nữ tu sĩ đối với Nam tu sĩ trong cộng đồng tu sĩ Phật giáo và sự lệ thuộc của Nữ tu sĩ đối với Nam cư sĩ , bởi thế cho nên đã có nhiều cuộc tranh luận về sự không bình đẳng của 8 điếu giới luật này. Thí dụgiới thứ nhất: “Vị tì-kheo Ni dù tu được một trăm năm vẫn phải cung kính vái chào vị Tì-kheo Nam mới tu dù chỉ có một ngày.” (A Nun who has been ordained for a century must bow to a Monk who has been ordained for a day).
                 Nhiều học giả Phật học đã luận bàn về “Bát Kỉnh Giới” (Eight Rules of Respect/ Eight Garudhammas) như sau:
                             1.-Tám giới này không phải là lời dạy của Đức Phật lịch sử, tức là Đức Phật không bao giờ nói ra.
                             2.-Còn nếu Đức Phật có nói ra thì mục đích là để xoa diụ những qui tắc xã hội quá cứng rắn về sự bất bình đẳng giữa Nam gìới và Nữ giới. (Eight Heavy Rules were spoken by the Buddha to appease the societal norms of the times).
                            3.Có học giả đưa ra giả thuyết rằng có thể các Nam đại sư sau này đã đặt thêm “Tám Trọng Giới” này để bắt các Tì-kheo ni phải cung kính Tì-kheo nam, tức là phải cung kính chính mình.
                            4.-Có học giả cho rằng trong thời đại ngày nay, Nam - Nữ bình quyền, giới Nữ tu sĩ không cần phải chấp hành “8 Trọng Giới” này và các giới luật bất bình đẳng này cần được thảo luận nhiều hơn nữa để thay đổi.
            Trong nhiều sách có ghi xã hội Ấn độ cổ xưa quan niệm rằng: “Thật là có những khó khăn để Nam tu sĩ chấp nhận phụ nữ như là một thành viên của đời sống trong tu viện. Vì “họ diễn tả rằng phụ nữ là người quyến rũ, hấp dẫn và là sinh vật không được sạch sẽ .(Women were portrayed as seductresses  and unclean creatures). Sự kinh thường thân xác đàn bà là một điều chúng ta không thể chấp nhận được trong xã hội ngày nay.
             Qua lịch sử, chúng ta chứng kiếnphụ nữ” vẫn tiếp tục tranh đấu cho vai tròđịa vị của mình trong Phật giáo cũng như trong các tôn giáo khác. Việc vận động sự bình đẳng về giới tính và địa vị phụ nữ trong Phật giáo không những còn tiếp diễn ở Á Châu mà còn ở các xứ Âu Mỹ nữa. Nhiều tham luận đã duyệt xét lại địa vị của phụ nữ với những khuyến khích phụ nữ cần phải chia sẻ đầy đủ các kinh nghiệm trong Phật giáo, họ đưa ra nhiều cơ hội để phụ nữ có thể cống hiến cuộc đời mình vào đời sống của Tăng đoànThí dụ: Fo Guang Shan, một tu viện Phật giáo lớn nhất ở Đài Loan, đã cung cấp nhiều cơ hội bình đẳng cho Nam tu sĩ và Nữ tu sĩ về giáo dụcthực hành giáo quyền trong việc  lãnh đạo, điều hành tu viện. Hòa Thượng T.S Yifa đã nhận xét:
               “Tại Đài Loan, các Sư Cô Đại thừa Phật giáo đã tiếp thu sự giáo dục cao hơn (bậc Đại học),  lập chùa, thuyết Pháp, tiến hành nghiên cứu, truyền giới luật Phật giáo, quản trị kinh tế của chùa cũng như điều hànhtham gia các chương trình từ thiện khác như chăm sóc y tế miễn phí, chăm sóc trẻ em và cung cấp các dịch vụ giúp người cao tuổi. Các Sư Cô này không những  cải cách hệ thống điều hành tu viện Phật giáo theo truyền thống cũ, mà còn chứng tỏ họ ngang hàng với các Nam tu sĩ Phật giáo. Do đó, ngoài việc tiến lên nhận lãnh trọng trách trong hàng giáo phẩm, các Sư Cô này đã có nhiều đóng góp về tôn giáo, giáo dục và công tác xã hội cho đời sống xã hội bình thường. Vì vậy, họ đã thúc đẩy Phật giáo đi vào cuộc sống hằng ngày của mọi người, và từ đó làm trong sạch xã hội Đài Loan”.
             (In Taiwan, Mahayana Buddhist nuns receive higher education, establish temples, give Buddhist lectures, conduct research, transmit Buddhist disciplinary precepts, manage temple economics, as well as manage and participate in various charitable programs such as free medical care, child care and services for senior citizens. These nuns have not only reformed the old traditional Buddhist monastic system, but have also proved to be equal with the male Buddhist practitioners. Consequently, in addition to advancing within the monastic hierarchy, the nuns have many religious, educational and social contributions to society. Thus, they have helped to propel Buddhism into people’s daily lives and thereby to purify Taiwan society.)
        (Venerable Dr. Yifa, The Woman’s Sangha in Taiwan in Mitchell and Wiseman, Edis., Gethsemani Encounter, p. 108)
 
             Một trong nhiều vấn nạn chính ở các Tăng đoàn Phật giáo Á Châu là khi nào mới có thể thiết lậpsự thụ giới hoàn toàn cho Ni chúng” (fully ordained nuns)? - Tất cả các xứ Phật giáo đều chấp nhậnngười Nam” được thụ giới  hoàn toàn để trở thành Tì-kheo (Bhiksu) nhưng chỉ có một ít tông phái  Phật giáo chấp nhận cho “người Nữ” cơ hội “thụ giới  hoàn toàn” để trở thành Tì-kheo-ni (Bhiksuni) như trong truyền thống Đại thừa Phật giáo ở Trung Hoa, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông  và Việt Nam. Ở Nhật Bản, đàn ông và phụ nữ đều được thụ giới tu sĩ hoàn toàn (full ordination for monks and nuns); theo truyền thống tân Tăng thì hầu hết Nam tu sĩ đều cưới vợ, nhưng hầu hết Nữ tu sĩ thì sống đời sống độc thân. Còn ở các xứ khác như Tây Tạng, Mông cổ, Bhutan, Nepal, Indian Himalaya thì phụ nữ chỉ được “thụ giới bán phần hay thụ giới tập sự” (novice ordination). Phụ nữ ở Laos, Myanmar và Thailand thì không thể trở thành Sư Cô Phật giáo (Buddhist nuns) bởi vì các nước này không những không chấp nhận sự “thụ giới bán phần” cũng như “sự thụ giới hoàn toàn” (neither novice nor full ordination) cho phụ nữ. Ở Sri Lanka thì phụ nữ không được chấp nhận là thành viên của Tăng đoàn Phật giáo nhưng các nữ tu sĩ cũng tự sống đời sống độc thân, xuống tóc, mặc áo tu sĩ, tự thành lậpđiều hành những tu viện riêng cho họ.
                Vào cuối thập niên 1975, song song với cuộc tị nạn của người dân Việt Nam, Miên, Lào, Phật giáo đã du nhập một số lượng rất lớn các Phật tử vào Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Đức . . . Nhiều Niệm Phật Đường, Thiền Viện, Chùa chiền được thành lập. Có nhiều Sư Cô đã vận động quyên góp tiền cúng dường để xây dựng nhiều chùa chiền hoành tráng từ hai bàn tay trắng. Các Sư Cô đã thành công về việc quản trị kinh tế tài chánh, thuyết pháp . . . mỹ mãn.
                Ngày nay, ở Tây phương, có một số tỷ lệ rất cao các phụ nữ đã thọ giới hòan toàn để làm Sư Cô Phật giáo (the teachers of Buddhism). Nhiều nữ tu sĩ trong số này đã giảng Phật Pháp (Dharma) một cách sâu sắc. Thí dụ: Jetsunna Tenzin Palmo (born 1943 -   ) là một trong các phụ nữ Tây phương được “truyền giới hoàn toàn” để trở thành Sư Cô Phật giáo (Buddhist nuns). Bà là tác giả của những bài khảo luận Phật học sâu sắc, là giảng sư Phật học. Bà là Hội trưởng của “The Sakyadhika International Association of Buddhist Women”, sáng lập viên của “The Dongyu Gatsal Ling Nunnery” Ấn độ.
                Vào thập niên 1960, 1970, nhiều người Tây phương đã cải sang đạo 
Phật, số Phật tử gia tăng. Việc này đưa đến một sự khủng hoảng về lãnh đạo ở các Thiền Viện mà trong hệ thống giáo phẩm được ngự trị bởi giới Nam tu sĩ Á Châu tại một xã hội không phải là Á Châu. Thí dụ: để phản ứng lại cuộc khủng hoảng về lãnh đạo này, “San Francisco Zen Center” đã thiết lập một cấu trúc hành chánh dân chủ để điều hành Thiền Viện này, và lập ra các cẩm nang về sự liên hệ giữa Thiền Sư (Zen Master) và Thiền sinh. Tại “San Francisco Zen Center”, các thành viên bầu Ban Quản Trị và vị Trụ Trì (Abbot) trong một nhiệm kỳ là 4 năm. Tiếp theo đó nhiều Hội Đoàn Phật giáo khác đã phỏng theo tổ chức này. Ngày nay ở Tây phương, trong nhiều cộng đồng Phật giáo, các Sư Thầy, Sư Cô chia sẻ với các Cư sĩ quyền quản trị Ban Điều Hành. Các học giả Phật học coi việc thay đổi tận gốc rể này như là một sự bình đẳng trong cấu trúc hành chánh để điều hành Thiền Viện của cộng đồng Phật giáo như là “ một sự dân chủ hoá Phật giáo” (the democratization of Buddhism). Trong việc dân chủ hoá này, còn có cố gắng để tiến tới Nam tu sĩ và Nữ tu sĩ có giáo quyền như nhau trong Tăng-đoàn Phật giáo.  Như trường hợp Zoketsu Norman Fisher và Zenkai Blanche Hartman đã chia sẻ quyền lãnh đạoSan Francisco Zen Center”.
                Trong khi đó, các tu viện Phật giáo ở Á Châu vẫn tiếp tục theo truyền thống cũ có nghĩa là vẫn kính trọng thâm niên tu học của các vị Sư Thầy trong việc giảng dạy Phật Pháp, giữ vai trò cố vấn và dạy dỗ cộng đồng Phật tử. Như vậy, không có một đòi hỏi nào về thẩm quyền trong hàng giáo phẩm của các tu viện Phật giáo ở Á Châu.
                Bà Grace Schireson là một Giảng sư Phật học trong dòng thiền “Suzuki Roshi” đã nói lên những câu chuyện chưa bao giờ được nói ra trong Thiền tông ở trong quyển sách do bà viết: “Zen Women: Beyond Tea Ladies, Iron Maidens and Macho Masters” . Theo bà, một sự thật không may mắn trong lịch sử Phật giáo là Nam tu sĩ và Nữ tu sĩ không ngang hàng với nhau.
               Thật ra thì ở trong các tôn giáo khác, Nam giới và Nữ giới cũng chưa được bình đẳng. Ngay cả ở ngoài đời thường cũng vậy. Mãi đến đầu thế kỷ 20, xã hội mới chấp nhận phụ nữ làm Bác sĩ Y Khoa, thí dụ:
                                 1.-Nữ Bác sĩ Y Khoa đầu tiên ở Pháp là Madelein Brès (Nov. 1842 – Nov. 1921).
                                 2.- Nữ Bác sĩ Y Khoa đầu tiên ở Mỹ là Elizabeth Blackwell (Feb. 1921 – May 1910).
                                 3.-Nữ Bác sĩ Y Khoa đầu tiên ở Việt Nam là Henriette Bùi Quang Chiêu (1906 – 2012) …
              Trong một “Hội nghị của phái Thiền Bắc Mỹ” (A North American Zen Conference), bà Grace Schireson đã đặt một câu hỏi cho một vị Nam Thiền Sư (a Male Zen Master) rằng có bao nhiêu Thiền sư Nữ ở trong Hội nghị này? -  Vị Nam Thiền Sư này trả lời : “Tất cả đều là phụ nữ, tất cả đều là đàn ông” (We are all Women, We are all Men). Ý nghĩa của câu trả lời này là muốn nói tới sự bình đẳng hay đồng nhất giữa Nam giới và Nữ giới.
            Ngày nay, Phật giáo đã được toàn cầu hoá, nhưng việc tranh đấu cho sự bình đẳng giữa Nữ giới và Nam giới trong Tăng đoàn Phật giáo (Buddhist Sangha) vẫn còn nhiều thử thách. Tuy rằng có nhiều nhà lãnh đạo các tu viện Phật giáo đã chấp nhậnSư Cô Phật giáo được thụ giới hoàn toàn`` (a fully ordained Buddhist nun).
            Năm 2007, tại Hamburg, German, Đức Dalai Lama thứ 14 đã tổ chức một Hội nghị thảo luận  về “sự thọ giới hoàn toàn cho các Sư Cô” (a full ordination for nun). Đã có rất nhiều Nam tu sĩ (monks), Nữ tu sĩ (nuns) đến từ các nước Á Châu, họ đã có nhiều bài tham luận vững chắc về vấn đề này; cũng có nhiều Nữ tu sĩ, Nam tu sĩ và các học giả, giáo sư từ Âu Châu, Mỹ Châu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về vấn đề này. Trong ngày cuối cùng của Hội nghị, Đức Dalai Lama đã xác nhận rằng Ngài ủng hộ việc thọ giới Ni-cô (Bhiksuni ordination), đồng thời Ngài cũng khuyến nghị rằng cần phải có nhiều cuộc thảo luận vững chắcnghiên cứu sâu sắc hơn nữa về việc thọ giới hoàn toàn cho Ni chúng Tây Tạng (a fully ordained Tibetan nuns).
             Tóm lại, cộng đồng các Sư Cô trong Tăng đoàn Phật giáo đã trải qua nhiều thử thách lớn kể từ khi Mẹ nuôi của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là bà Prajapati được thâu nhận vào Tăng đoàn. Ngày nay, các Sư Cô đã có nhiều đóng góp lớn về mọi mặt cho Tăng đoàn, rồi đây họ sẽ đạt được sự bình đẳng với Nam tu sĩ, tuy rằng ngày tốt đẹp ấy chưa đến ngay bây giờ mà phải còn đòi hỏi một thời gian nữa. 
 
II.-Phụ nữ trong cộng đồng các cư sĩ Phật giáo:  
 
            Vào buổi ban đầu, Đức Phật lịch sử đã chấp nhận phụ nữ được quy y Tam Bảo để gia nhập Tăng đoàn như là một nữ cư sĩ tại gia (Srt. upasika, H.V. phiên âm. ưu-bà-di, Av. female lay follower). Theo lời dạy của Đức Phật, Nam cư sĩNữ cư sĩ có một sự bình đẳng:
                        -Về các giới luật: Nam và Nữ cư sĩ đều có giới luật như nhau: Ngũ giới, Bát Quan Trai giới, Thập giới.
                        -Về việc nghe Phật Pháp: Nam và Nữ cư sĩ đều cùng nhau nghe các buổi thuyết Pháp của Đức Phật hay của các giảng sư sau này của Phật giáo. Phụ nữ và đàn ông đều có khả năng hiểu biết, học hỏi giáo lý như nhau.
                        -Về sự giác ngộ: Nam cư sĩNữ cư sĩ đều bình đẳng trong việc tu tập và đều có thể giác ngộ.
             Quan niệm bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông là một quan niệm cách mạng xã hội vĩ đại dưới thời Đức Phật lịch sử còn tại thế.
             Nước Trung Hoa, trước khi Phật giáo được truyền vào, hầu hết người dân chúng đều theo Khổng giáo. Khổng giáo quan niệmNam Nữ hữu biệt” (Nam Nữ phải có sự phân biệt). Thậm chí thư phòng của nhà Nho phụ nữ cũng không được bước vào. Khổng giáo quan niệmNam Nữ thọ thọ bất thân” (Trai Gái tránh đụng chạm (da thịt) vì dễ sanh họa) nên buộc người phụ nữ phải cấm cung không được tiếp xúc với phái Nam, và không được xuất hiện trước công chúng
             Phật giáo du nhập vào nước Trung Hoa vào thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Phật giáo đã chuyển tải quan niệm bình đẳng giữa Nam giới và Nữ giới. Phật giáo đã phá vỡ bức màn ngăn cách việc phụ nữ tiếp xúc với Nam giới. Phật giáo đã thay đổi trật tự xã hội của Nho giáo: Phật giáo đã thay đổi quan niệm về giới tính của Nho giáo trong quan niệmtrọng Nam khinh Nữ”.
             Chùa Bạch Mã, một ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Hoa, được xây cất vào năm 68 sau Công nguyên dưới thời Hán Minh Đế. Tiếp theo đó có nhiều ngôi chùa khác được thành lập. Giờ đây, phụ nữlý do chính đáng để xuất hiện trước công chúng vào những lúc đi chùa, lễ Phật; mà trước đây phụ nữ phải sống cách biệt với xã hội theo quan niệm của Khổng giáo. Trong ngày sóc và ngày vọng mỗi tháng, các bà, các cô sang trọng, diễm lệ đến chùa; chùa là nơi hội họp của tất cả “người đẹp” trong vùng, bà nào, cô nào cũng trang điểm lộng lẫy. Các bà các cô đã vận động quyên góp tiền để xây thêm chùa. Có khi các bà Hoàng Thái Hậu vô chùa tu để tịnh dưỡng tuổi già. Các bà, các cô đã hộ trì Phật Pháp.
            Ngày nay, số lượng chùa chiền Phật giáo ở Trung Hoa còn nhiều hơn các Khổng miếu vô số kể. Ở Việt Nam, chùa chiền cũng đã được thành lập rất nhiều.
            Văn Thành Công Chúa (623 – 680) là một Công Chúa dưới thời Đường Thái Tông được Vua Đường gả cho vua Tây Tạng là Tuy Tán Cán Bố. Khi qua Tây Tạng, bà được Vua Đường cho đem theo bức tượng Phật Thích-ca Mâu-ni bằng vàng, 360 quyển Kinh điển Phật giáo và nhiều của cải quý giá, đây là của hồi môn của công chúa. Vua Tây Tạng đã cho xây ngôi chùa đầu tiên ở Tây Tạng là chùa Đại Chiêu để thờ tượng Phật bằng vàng này. Như vậy Công Chúa Văn Thành là một Nữ cư sĩ đã đem đạo Phật vào xứ Tây Tạng.
           Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (624 – 705), bà lên ngôi lập nên nhà Chu, trị vì từ năm 690 đến năm 705,  truyền thống Khổng giáo không cho phép một phụ nữ được lên ngôi Hoàng Đế nên bà bị nhiều chống đối. Ngoài việc ổn định đất nước, phát triển kinh tế, xã hội; đặc biệt bà còn phát triển Phật giáo nhất là Mật tông. Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã cử đặc sứ sang Ấn độ thỉnh Kinh Hoa Nghiêm (Srt. Avatamsaka) bằng tiếng Sanskrit, rồi thỉnh cầu Đại sư Siksananda sang Trung Hoa làm chủ trì việc dịch thuật. 
          Bộ Kinh Hoa Nghiêm [Srt. Avatamsaka Sutra, Tàu dịch là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經 ), Av.Flower Garland Sutra/ Flower Adornament Sutra]. Avatamsaka, chữ Sanskrit, có nghĩa là một tràng hoaHoa Nghiêm, chữ Hán, có nghĩa là trang hoàng bằng hoa. Đây là bộ kinh dài nhất và rất cao siêu trong Đại Tạng Kinh của Phật giáo Phát triển/ Đại thừa.
          Sau khi Kinh Hoa Nghiêm được dịch xong, Hoàng đế Võ Tắc Thiên đã đọc suốt toàn bộ Kinh, Vua đã hiểu ý nghĩa thâm sâuvi diệu của Phật Pháp chứa đựng trong Kinh, nên Vua đã viết lời Khai Kinh Kệ  cho Kinh Hoa Nghiêm này. Từ đó các Đại sư đã dùng lời Khai Kinh Kệ này cho tất cả các Kinh điển Phật giáo ở Trung Hoa, sau này ở Việt Nam, trước khi bắt đầu đọc tụng bài Kinh.  
Nguyên tác chữ Hán:   
    开经偈
 
无上甚深微妙法,
百千万劫难遭遇;
我今见闻得受持,
愿解如来真实义
  [则天 (唐)]
 
Phiên Âm Hán Việt:
 
        Khai Kinh kệ
 
Vô thượng thậm thâm(1) vi diệu(2) pháp,(3)
Bá thiên(4) vạn kiếp(5) nan tao ngộ(6);
Ngã kim kiến văn(7) đắc thọ trì(8),
Nguyện giải Như Lai(9) chân thực nghĩa(10).
       [ Võ Tắc Thiên (Đường)]
 
Chú thích
 
1.Vô thượng thậm thâm:
       -Vô thượng: không có (một loại kiến thức nào) cao siêu hơn (lời Phật dạy trong kinh).
      -thậm thâm: rất sâu đậm. -thậm: rất, nhiều lắm; -thâm: bề sâu, sâu đậm.

 2.Vi diệu:
 mầu nhiệm, tinh xảo; ý chỉ tính cao siêu (của Phật Pháp), không dễ dàng  hiểu  (Phật Pháp).
               -Vi: nhỏ bé, tinh xảo.
               -Diệu: thần kỳ, tuyệt vời, tuyệt diệu.

 3.Pháp: 
lời dạy của Đức Phật Thích-ca.

4.Bá thiên: trăm; thiên: ngàn.

5.Vạn kiếp:  vạn: 10 ngàn; kiếp : số kiếp, đời kiếp, gọi đầy đủ là “kiếp-ba” (Srt. Kalpa) gồm có tiểu kiếp, trung kiếpđại kiếp. Như vậy, kiếp có nghĩa là một khoảng thời gian rất dài.
                Bá thiên vạn kiếp: trăm nghìn vạn kiếp, ý chỉ một khoảng thời gian dài đăng đẳng.
  1. Nan tao ngộnan: khó khăn; tao ngộ: gặp lại; nan tao ngộ: khó khăn để gặp lại. Ý chỉ cơ hội để nghe lại Phật Pháp thì khó khăn, không dễ gì có dịp được nghe thấy lại.
      7. Kiến vănkiến: thấy; văn: nghe.
8. Đắc thọ trì:  đắc: được, phàm việc gì cầu mà được gọi là đắc; thọ: thu nhận, vâng theotrìgìn giữ (giáo lý của Đức Phật); có nghĩa là nhận lãnh và gìn giữ (những lời dạy của Đức Phật).

9.Như Lai: Đức Phật Thích-ca, Đức Thế Tôn.

10.Chân thực nghĩa: ý nghĩa chân thực, ý nghĩa thâm sâuvi diệu (lời dạy của Đức Phật).
 
Dịch nghĩa:
               
               Lời Khai Kinh Kệ
       
  Phật Pháp thì thâm sâu, mầu nhiệm chẳng có điều gì hơn được.
  Trăm nghìn muôn kiếp khó có dịp gặp lại (Phật Pháp).
  Con nay nghe, thấy (Phật Pháp) nên nắm chắc giữ gìn.
  Nguyện hiểu ý nghĩa chân thực (lời dạy) của Đức Phật Thích-ca.
              (Võ Tắc Thiên, đời Đường)
 
 
Dịch thơ 1:
            
           Lời Khai Kinh Kệ
 
       Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
       Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.
        Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
        Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
                (Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch)
             
Dịch thơ 2:
           
         Lời Khai Kinh kệ
 
    Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
    Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
    Nay con nghe, thấy, vâng gìn giữ,
    Nguyện hiểu nghĩa chơn Đức Thế Tôn.
       (Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)
 
                  Hoàng đế Võ Tắc Thiên là một Nữ cư sĩ đã đóng góp tích cực cho việc hoằng dương Phật Pháp.
 
                 Ngày nay có rất nhiều Nữ cư sĩ đã dấn thân đóng góp xây dựng nên nhiều ngôi chùa. Từ việc công quả như chăm lo nấu nướng, quét dọn, săn sóc Tăng Ni chúng đến quản trị kinh tế tài chánh cho chùa. Các người Nữ cư sĩ còn ra ngoài xã hội làm các công tác từ thiệnthuyết giảng Phật Pháp . . .
                Tóm lại, Phụ nữ trong cộng đồng cư sĩ Phật giáo là những vị hộ pháp. Họ đã có nhiều đóng góp tích cựchộ trì Tam Bảo.
 
Toronto, 17 December 2019.
   Nguyễn Vĩnh Thượng
 
         Tài liệu tham khảo chính yếu:
-Nancy J. Barnes, Women in Buddhism in Today’s Women in World Religions, edited by Arvind Sharma, USA: State University of New York Press, 1994.
- Nguyễn Vĩnh Thượng, Bài viết: Cuộc đời của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, 2015.
-Nguyễn Vĩnh Thượng, Đạo đức Phật giáo, 2019.
-Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Trung Hoa, Saigon: Vạn Hạnh, 1965.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11839)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10773)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11268)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12335)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10373)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11542)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10916)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10682)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10129)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11476)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10258)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11160)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12731)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11085)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12011)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12019)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10511)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10938)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10561)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13547)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11249)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10597)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10461)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12734)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11678)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15083)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16340)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11852)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11676)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14064)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12219)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13749)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12169)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11622)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13227)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14344)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11868)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12549)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12178)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12063)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11647)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11486)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11502)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11404)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13312)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11683)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13390)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11875)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13705)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12441)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant