Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiện Lành Là Lựa Chọn Sống

08 Tháng Hai 202017:24(Xem: 4540)
Thiện Lành Là Lựa Chọn Sống

THIỆN LÀNH LÀ LỰA CHỌN SỐNG

Lưu Đình Long

 
Thiện Lành Là Lựa Chọn Sống

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta luôn có những lựa chọn sống. Trong cùng một hoàn cảnh bị cuộc sống xô đẩy mà một người đã sống theo cách này (khá ổn), người kia lại sống theo cách khác (bất ổn). Sự lựa chọn ấy ngoài phước duyên đời trước thì còn là nỗ lực hiện tại, quan trọng và quyết định!

Nguyện làm điều lành, nguyện tránh điều dữ

Đây là hai lời nguyện căn bản của người Phật tử bắt đầu học Phật, phát nguyện quy y Tam bảo và được chư tôn đức dặn: “Hãy nhớ nguyện làm tất cả việc lành, nguyện đoạn tất cả việc ác, lời chư Phật dạy không ngoài điều đó”.


Đoạn ác, làm lành với người con Phật phải được thực hành trên cả ba phương diện: ý, khẩu, thân. Có nhiều người tuy không nói gì ác nhưng tâm ý nghĩ điều không lành, khi nghe người mình không thích gặp sự cố thì sanh tâm vui mừng, hoặc luôn ganh ghét với thành quả người khác, dù sự ghét ganh đó chỉ là ôm ấp trong lòng. Có người miệng cứ hay nói điều thô ác nhưng biện minh “tôi khẩu xà tâm Phật, đỡ hơn mấy người khẩu Phật tâm xà”. Dù là khẩu xà hay tâm xà thì thực ra cũng đều không tốt, vì đều là những sự tạo tác đưa tới bất an.


Con người ta thường ít nhận ra, chỉ cần một niệm xấu khởi lên, một lời nói không lành đã có thể mang tới điều không hay cho tự thân (trước tiên), vì mình vừa gieo nhân và tạo duyên xấu. Nhân đó, duyên đó sẽ đưa quả tương ưng (xấu). Do vậy, hại người hay muốn hại người chính là một cách tự hại mà người thấu rõ nhân-duyên-quả sẽ rất sợ, sống đúng tinh thần “Bồ-tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”.

Hung hăng và giành giật, cố đoạt, cố để được một vị trí nào đó trong khi bản thân không đủ đức và tài - chính là một cách tự hại. Trong cuộc sống không thiếu những người thích quyền chức nhưng lại không đủ bản lĩnh để sử dụng quyền mình đang nắm, làm sanh sôi điều tốt đẹp, ngược lại lạm quyền, hành xử sai trái, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho đất nước mà còn cho tự thân. Vài năm qua, câu chuyện “vào lò” của quan chức đương nhiệm đến các cựu quan chức cấp cao ở Trung ương, tỉnh thành… chính là bài học về việc lạm quyền, gây tạo điều bất thiện phải nhận hậu quả hiện tiền.

Làm quan vì thế, nếu được trang bị tinh thần “lợi mình, lợi người”, vừa hưng gia lẫn hưng quốc, lấy mục đích lợi dân ích nước làm đầu, xem đó là điều thiện để phấn đấu thì chắc chắn bảo hộ mình an toàn, không những không mất ghế hay phải bị vào “lò” mà còn được dân tôn kính, phụng thờ.

Có rất nhiều quốc gia, thể chế chính trị đã chọn Phật giáo làm quốc giáo, trong đó người đứng đầu đất nước cũng sống trong tinh thần lời Phật dạy, tạo nên những thời kỳ thịnh trị, kiến tạo một quốc gia hạnh phúc, cân bằng. Ngày nay, thế giới nhìn về Bhutan, một đất nước Phật giáo mà ở đó, vị vua đương trị vì đã lĩnh hội lời Phật dạy làm đạo lý an dân. Từ con người đến cái cây, ngọn cỏ đều được tôn trọng trong cái thấy “nương nhau biểu hiện”. Ở đó, chính phủ không lấy tổng thu nhập quốc dân làm thước đo của sự phát triển mà thước đo phải là HẠNH PHÚC. Nước ta, thời Lý - Trần cũng là triều đại Phật giáoquốc giáo, sử sách ghi nhận, người dân sống hiền hòa, khi có ngoại xâm thì không thiếu người tài giúp nước, đánh bại đạo quân Nguyên-Mông mạnh nhất lúc bấy giờ. Vị vua của nhà Trần trở thành vị Phật của Việt Nam được tôn thờ đến nay - hơn 700 năm - chính là Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông. Mấy ai lãnh đạo đất nước được vậy nếu không phải là người sống theo con đường của Đức Phật, trong tinh thần lời Phật dạy?

Thực ra, chọn buông bỏ những cái thường tình thế tục để sống theo nếp sống cao thượng, không làm được việc lớn lao thì sống an hòa với bản thân, ít muốn biết đủ, chỉ đơn giản như thế cũng đã tạo nên một con người có phẩm chất tốt đẹp rồi. Đâu cần gì cao siêu?

Xử lý những bất ổn

Con người hiện đại có kha khá bất ổn. Hiện tượng tự hoại, tự kết liễu sự sống của chính mình trở thành hiểm họa của con người. Trong kinh Dược Sư, Phật dạy đó là một trong những hoạnh tử (chết oan), khó siêu thoát. Trong nhà Phật xem hành vi tự sát là tội sát sanh (giết người), đối với cha mẹ thì người đó mang tội bất hiếu, một trong những trọng tội.


Thế nhưng, vì nhiều áp lực khác nhau, không thể kiểm soát nổi hoặc không xử lý tốt nên những người trẻ đã chọn “giải thoát” bằng cách tự sát. Năm qua, báo giới cũng ghi nhận nhiều vụ tự tử của các ngôi sao, đặc biệt là Hàn Quốc. Họ còn trẻ, họ nổi tiếng, họ xinh đẹp, tài năng… nhưng rồi, phía sau hào quang chính là một kết cuộc buồn, gây tổn thương cho số đông người hâm mộ.



Cũng có những người trẻ, tài năng phí sức vào công việc, không cân đối được cuộc sống dẫn tới suy kiệt và đột tử ở tuổi hai mươi mấy, ba mươi, ba mấy… Đây cũng là một hiện thực đáng suy ngẫm. Tiền nhiều để làm gì, hay làm nhiều để làm gì khi rốt cuộc là cái chết bất ngờ, gây đau đớn, để lại khoảng trống trong lòng người thân thương? Bất thiện nhiều khi vi tế ở chỗ mà ta nghĩ là mình đang nỗ lực, đang cố gắng cống hiến, ở chỗ ta mặc vào sự tham cầu, không biết dừng biết đủ của bản thân quá nhiều chiếc áo đẹp đẽ, hay ho.

Không kềm chế được ham muốn danh vọng, địa vị, không biết dừng, biết đủ chính là nguyên nhân dẫn tới bất ổn hoặc tạo ra hậu quả nghiêm trọng, mà nghiêm trọng nhất chính là “trả giá” bằng sự sống của bản thân. Trong tư duy sống phải biết thụ hưởng, nhiều người trẻ còn lao vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng ở các tụ điểm vui chơi, giải trí chứa nhiều nguy cơ; sử dụng các chất gây nghiện tạo nên những cơn “điên đảo mộng tưởng” rồi gây hại cho người, cho mình. Có thể sau cơn say rượu, say thuốc là đua xe gây tai nạn, là lao vào thú vui xác thịt, phạm tội tà dâm, cả về đạo đức lẫn pháp luật đều không dung thứ.

Những bản tin như thế trên mặt báo, mạng xã hội không hiếm. Thậm chí đó được xem là những bản tin “hot” được khai thác quá mức, phần nào đã tưới tẩm thêm nơi lòng người những hạt giống xấu tương tự. ThS.Lê Minh Huân, giảng viên Tâm lý Trường Đại học Sư phạm TP.HCM có lần bày tỏ quan ngại với người viết rằng, truyền thông đã tạo một gạch nối cho cái ác phát triển, khi đã nói quá kỹ, quá sâu, quá dày về cái ác, về tội phạm. Điều ThS.Huân băn khoăn cũng là điều đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh đặt ra trong bài thơ Tin vui:
 
Những tin vui
Báo người ta không chịu in, chịu nói
Nhưng trong báo chúng tôi
Mỗi ngày chúng tôi vẫn thường chuyên môn đưa tin vui
Mỗi buổi sáng tinh sương
Chúng tôi thường ra bản in đặc biệt
chúng tôi rất cần bạn đọc
Đọc để mà biết
Những gì đang thực sự xảy ra
Tin vui là bạn còn sống
Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa.
Cây xoan ấy
Bạn thấy không
Đã can trường đứng vững
Suốt cả một mùa đông băng giá.
Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt
Và bạn còn có thì giờ để ngắm trời xanh
Em bé xinh tươi đang đứng trước mặt bạn
Đôi mắt long lanh
Bạn có thể mở rộng hai cánh tay
Ôm em bé vào lòng.
Họ chỉ in những tin giật gân
Họ chỉ in những tin sầu đau, tiêu cực
Hãy cầm thử tờ báo của chúng tôi lên xem
Ấn bản nào cũng đầy những tin lành, những tin vui,
những tin tích cực
Bởi vì chúng tôi muốn bạn luôn luôn thừa hưởng được
Và góp sức vào gìn giữ hạnh phúc chung.
Một bông trà mi vừa nở phía ngoài tường
Bông hoa đang mỉm một nụ cười
Rất ư mầu nhiệm
Bông hoa đang hát ca bài hát bản môn
Bài hát thiên thu tuyệt vời
Có tai và có tâm
Thế nào bạn cũng nghe được
Chúng ta hãy chắp tay và cúi đầu
Để nghe tiếng hát ấy.
Hãy bỏ lại phía sau lưng những sầu đau
Những vướng bận
Hãy đi lên như một con người tự do.
Tin vui nhất vừa mới đến
Là bạn có tính Bụt trong lòng
Hạnh phúc
Vững chãi
thảnh thơi
Là những gì bạn và tôi
Đều có thể làm ra được.

Vâng, “hãy bỏ lại phía sau lưng những sầu đau”. Vì quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hiện tại đang là mới là mầu nhiệm, đáng sống, cần được ta sống với. Muốn làm được điều này, bạn trẻ hãy thử gác bỏ công việc lại, hãy thử đi đâu đó, tự do thở, cười. Đó có thể là một khóa thiền và nên là một khóa thiền để hiểu rõ, mình đang là ai, mình cần gì và nên làm gì để bình an, hạnh phúc. Làm vậy chính là lựa chọn sống thiện lành, mới nghe có vẻ như là chạy trốn nhưng thực ra là tìm về - với cái chân tâm: là bạn có tính Bụt trong lòng.


Đức Dalai Lama thứ 14 từng ngạc nhiên về con người rằng: họ đã đổ thật nhiều sức khỏe để mong kiếm thật nhiều tiền, rồi sau đó dùng thật nhiều tiền để mong có lại chút sức khỏe. Suy ngẫm về điều ngài nói, ta có thể nghĩ về hạnh phúc, đó thực ra không phải là đích đến mà là con đường. Làm sao mỗi ngày, làm gì cũng được, phải có niềm vui chân thật, bình an tự tâm, cân bằng mọi thứ để biết tôi đang sống và cuối ngày đọc thiền ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tôi không ngủ mơ đâu, ngày hôm nay đẹp lắm thật mà!

Lưu Đình Long
(Báo Giác Ngộ Xuân Canh Tý)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12019)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10372)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8854)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10333)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10921)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12030)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8689)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9296)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10031)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11324)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9839)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9365)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10089)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10115)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9300)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13307)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10185)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10492)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10943)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9121)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10289)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10251)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9331)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11048)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15065)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11799)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10140)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12663)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10908)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10419)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10780)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10693)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10559)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9996)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9315)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9354)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11365)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9702)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13078)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12628)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9172)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9577)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9610)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9636)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9193)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8993)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10402)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8617)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8308)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15588)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant