Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Dấu Ấn Văn Hoá Khó Quên Trong Năm 2019

16 Tháng Hai 202011:54(Xem: 4082)
Những Dấu Ấn Văn Hoá Khó Quên Trong Năm 2019

NHỮNG DẤU ẤN VĂN HÓA KHÓ QUÊN TRONG NĂM 2019

 

• Phương Quỳnh (Diệu Thiện)

 

     Sau 4 ngày tham dự đại lễ tại chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, chúng tôi được Thầy Thông Triển đưa ra nhà ga bằng xe ca của chùa để trở về lại trú xứ của mình.

     Trên xe có một nữ Phật tử chùa Trúc Lâm ở Paris, Pháp Quốc tâm sự. „Bác ơi, đây là lần đầu tiên cháu đến thăm chùa Viên Giác. Cháu đọc báo thấy có tin về 4 ngày lễ hội 40 năm từ 27 đến 30 tháng 6.2019 về thành lập chùa Viên Giác, thành lập Hội Phật Tử Việt Nam TNCS, thành lập Chi Bộ Chi Bộ Phật Giáo VNTN tại Đức và 40 năm kỷ niệm báo Viên Giác. Ngoài ra còn 3 lễ khác là Khánh thọ 70 tuổi của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Giới Đàn Pháp Chuyên và lễ tấn phong lên các hàng giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Sư

     Suốt một tuần lễ ở lại chùa, cháu vô cùng vô cùng ngạc nhiên và đầy lòng cảm phục về cách tổ chức quá ư là hoàn hảo; cháu không dám nói là 100% mà gần như vậy. Cháu đã từng tham dự các lễ Đại Giới Đàn trong nước và cả hải ngoại, cháu chưa thấy có một lễ hội nào mà xuyên suốt 4 ngày đông đảo, hàng ngàn người như thế mà lại vô cùng trật tự trong khung cảnh trang nghiêm và đầy tình đạo vị. Tất cả các Bác và các anh chị em Phật tử phục vụ đều ân cần tiếp đãi nồng hậu, nhiều món ăn và nước uống chùa khoản đãi hết. Các món chay thật hấp dẫn không khác gì các món mặn. Bánh trái, trà nước, cà phê, nước chanh lạnh cũng được uống thoải mái nên giải được phần nào cái oi bức như thiêu đốt có khi nhiệt độ lên đến 38 độ C của mùa hè Âu Châu mà từ trước đến nay chưa từng có. Người lớn tuổi cũng tham dự nhiều, nhưng không xảy ra một điều gì đáng tiếc. Có lẽ được Long Thần Hộ Pháp của chùa phò hộ. Thật là „bất khả tư nghì“.

     Đặc biệt trước 4 ngày đại lễ, Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (Tu Viện Vô Lượng Thọ, Dresden, Đức Quốc) đã hường dẫn cho hơn 100 hành giả vừa Tăng vừa tục trì tụng bộ kinh Đại Bát Nhã 24 cuốn của Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã dịch ra Việt ngữ. Đây là lần trì tụng lớn nhất từ trong nước ra đến hải ngoại cũng chưa có lần nào!

     Khi về lại Hamburg, chúng tôi lại được nghe anh chị Nguyễn Hữu Huấn tâm tình. Anh chị này là tín hữu Thiên Chúa Giáo, đã sống tròn 40 năm ở xứ Đức và cũng là một độc giả trường kỳ của báo Viên Giác. Đặc biệt lúc nào cũng kính quý Hòa Thượng Thích Như Điển như là vị Cha Xứ của mình. Anh chị nói: „Chúng em muốn về chùa để dự lễ Khánh Tuế, chúc mừng Hòa Thượng, nhưng vì quá đông không chen nổi vào Chánh điện được; dù vậy trong lòng chúng em cũng vui vì có đến chùa tham dự lễ. Thật vô cùng ngạc nhiên, lần này về chùa, lễ đông đảo hàng ngàn người như thế mà lại không ồn ào. Toàn cảnh từ trong chùa ra đến chung quanh chùa đều im lặng trật tự trong khung cảnh trang nghiêm; một không gian trầm lắng lạ thường, khác hẳn với những lần lễ trước đây. Nói một cách nôm na ngắn gọn là buổi lễvăn hóa. Có lẽ không có buổi lễ nào hoàn hảo hơn nữa!

     Ngoài ra còn có các tín hữu Thiên Chúa khác như ông Phùng Khải Tuấn, đương kim Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, cũng như ông Đinh Kim Tân, Đại diện Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tại Âu Châu; mặc dù ở xa chùa, nhưng vì kính mến Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác cũng dành thì giờ đến tham dự lễ chúc thọ Hòa Thượng.

     

     Chuông ngân Bát Nhã tầng không

     Lễ hội Viên Giác sen hồng dâng hương

     Gió lành trải khắp muôn phương

     Con đường lý tưởng, con đường độ sinh.

    

     Đó là những vần thơ tuyệt tác trong bài „Trầm dâng hương ngát cung trời“ của Nữ sĩ Tuệ Nga ở Hoa Kỳ để kính mừng lễ Khánh Thọ, mừng Hòa Thượng đạo đời viên dung.

     Tôi lại nhớ vào tháng 02.2019, hai anh Nguyên Trí (Phù Vân) Chủ Bút và Nguyên Đạo (Văn Công Tuấn) ngày đêm lo chuẩn bị ba cuốn sách: Đặc San Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam (nhiều tác giả), Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa của HT. Thích Như Điển và Còn Đó Những Tinh Anh của Phù Vân để kịp ra mắt trong các ngày đại lễ tháng 6.2019.

     Trên đời này các văn nhân thi sĩ có cái duyên văn nghệ dễ thường bất chợt gặp nhau. Nhờ duyên lành đưa đẩy nên hai anh có pháp danh khởi đầu bằng chữ Nguyên ở Đức lại gặp hai anh cũng có pháp danh khởi đầu bằng chữ Nguyên ở Hoa Kỳ. Hẳn là „tiếng thơm ngược gió hương bay“ từ Mỹ qua Đức, đồng cảm, đồng điệu nhiệt tình phò tá Hòa Thượng Thích Như Điển. Thầy cho biết, ngày trước trong kinh sách có viết „Trí Tánh Viên (hay Thường) Minh“, nay các đạo hữu tính theo tuổi tác thì phải kể là Nguyên Trí Phù Vân, Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức, Nguyên Đạo Văn Công Tuấn và Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến; tạo thành Nhóm Tứ Nguyên. 

     Âu đó cũng thêm một niềm vui cho Hòa Thượng Phương Trượng. Nhóm Tứ Nguyên (Trí Tánh Đạo Minh) được hình thành từ đó. Tôi xin mạn phép tạm suy diễnTánh là Trí tuệ Minh mẫn của Đức Phật (Phật Tánh) hướng dẫn chúng sanh đến Con Đường (Đạo) giải thoát sanh tử luân hồi“. Bốn anh em đó là Nguyên Trí Phù Vân, Kỹ Sư Thủy Lâm, là chủ bút Báo Viên Giác, hiện ở Đức. Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức, trước năm 1975 là Phó Thư Viện của Viện Đại Học Vạn Hạnh, anh còn là một học giả về Sử học, hiện ở Hoa Kỳ. Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, Kỹ Sư Chuyên viên Điện Toán, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Kiel, Đức Quốc. Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến, học giả Phật Giáo uyên bác, hiện làm việc cho Trang nhà „Rộng Mở Tâm Hồn“ tại Hoa Kỳ.

 

 

     Sáng ngày 27.6.2019 trong chánh điện chùa Viên Giác có khoảng 300 Chư Tôn Đức Tăng Ni từ mọi nơi trên thế giới đã quy tụ về Tổ Đình Viên Giác. Trước Tam Thế Phật, một màu vàng rực rỡ tỏa sáng cả chánh điện cùng 800 nam nữ Phật tử ngồi san sát bên nhau. Bỗng nhiên có hai mẹ con Phật tử từ cửa chánh đi vào chánh điện, trên đầu đội hai mâm kinh viết bằng máu tiến dần vào sát Chư Tôn Đức, rồi quỳ xuống trước Phật đài kính cẩn dâng lên cho Hòa Thượng Phương Trượng để chúc mừng Khánh Tuế 70. Đó là Phật tử Quảng Thiện Duyệt ở Thụy Điển. Bà ta chép kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Bát Niết Bàn 2 quyển và lấy da làm giấy, lấy xương ngón tay làm bút, lấy máu làm mực để chép một vài kinh nhỏ. Con gái của bà, 13 tuổi, lấy máu chép kinh Vu Lan Bồn, kinh Báo Ân Phụ Mẫu, kinh Dược Sư, kinh Bát Nhã v.v… Tất cả mọi người nghe qua đều kính cẩn thán phục. Bà Quảng Thiện Duyệt đã căn cứ theo kinh Hiền Ngu quyển 1 nói về Phạm Thiên thỉnh pháp, trong đó có đoạn „… Nếu Ngài có thể lột da của Ngài làm giấy, bẻ xương của Ngài làm bút, lấy máu của Ngài làm mực chép giáo pháp của Như Lai, thì tôi sẽ thuyết pháp cho Ngài nghe…“.

     Hai mẹ con bà Duyệt đã vì đạo pháp, với lòng tôn kính vô biên đối với HT Phương Trượng, nên đã dành nhiều thời gian dài để viết kinh. Một món quà vô tiền khoáng hậu, vô cùng thiêng liêng quý giá. Hòa Thượng là vị cao tăng thạc đức mới nhận được món quà vô giá này.

     Đến buổi tối là lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản báo Viên Giác. Theo chương trình, trong mục chúc thọ, tặng hoa và quà cho HT Phương Trượng, Anh Chủ Bút đã đề cử hai vị niên trưởng nam, nữ của Ban Biên Tập báo Viên Giác là Bác Thị Tâm Ngô Văn Phát, năm nay vừa đúng 90 tuổi, là một Sĩ Quan Cấp Tá trong Quân Lưc VNCH đọc lời chúc thọ. Bên nữ là bà Nguyên Hạnh Hoàng Thị Doãn, 83 tuổi, nguyên là Giáo Sư Toán trước năm 1975, tặng hoa cho Hòa Thượng; nhưng giờ chót bà Nguyên Hạnh bị bệnh không đến tham dự được. Tôi là người lớn tuổi thứ hai trong Nhóm Bút Nữ nên Ban Tổ Chức đề cử tôi thay thế.

     Như Lai nói, vạn vật đều vô thường, có những việc mình không nghĩ đến mà vẫn xảy ra. Tất cả đều do nhân duyên „có-không-được-mất“ không phải của đời này mà đã từ nhiều đời nhiều kiếp trước. Vì thế cho nên vào giờ chót, tôi nhận được công việc này. Trên sân khấu, tôi ôm bó hoa trên tay, đứng chung với mấy chục vị trong Ban Biên TậpCộng Tác Viên, đang chờ đợi vị niên trưởng Ngô Văn Phát thưa lên lời chúc mừng Khánh Tuế. Bác còn giải thích bó hoa chúc thọ Hòa Thượng gồm: 5 bông hồng màu vàng tượng trưng cho hơn 50 năm xuất gia hành đạo của Hòa Thượng và 7 bông hồng màu đỏ thắm tượng trưng cho 70 năm Hòa Thượng thị hiện trên cõi đời này nhằm cứu độ chúng sanh. Trong khi Hòa Thượng được mời lên sân khấu, tự nhiên lòng tôi thấy rộn ràng, nước mắt rưng rưng, có lẽ là giờ phút „Phật chứng tâm“, nên tôi rất thành kính trao hoa cho Hòa Thượng mà trong thâm khảm, tôi đã xem Người là vị Thầy tâm linh đã truyền tải cho tôi học đươc thế nào là lòng vị tha, từ bi, độ lượng…

     Ca sĩ Ngọc Huệ, sống tha hương mấy mươi năm, chỉ muốn đem tiếng ca của mình gởi gấm cho đồng hương những bản tình ca gợi nhớ quê hương với tinh thần thiện nguyện chứ không vì một chút lợi nhuận nào. Cô tâm sự, cô chỉ biết hát mà không biết sáng tác nhạc. Nhưng theo chương trình, ông Chủ Bút đề nghị cô hát 2 bản và ngâm bài Thơ của Hòa Thượng sáng tác năm 1975 lúc Hòa Thượng đang du học tại Nhật Bản. Thế rồi ngày đêm cô cố tập, ngâm nga mãi nhưng thất vọng. Cũng vì lòng tôn kínhtri ân đối với vị tôn sư đầy lòng vị tha độ lượng, nên cô cầu nguyện Chư Phật và Chư Bồ Tát giúp cô phổ nhạc được bài thơ „Cảm Cái Lạnh Đông Kinh“. Người nhạc sĩ giúp hòa âm bản nhạc của cô đã thốt lên lời khen tặng. Theo ông chưa có người nào lần đầu phổ nhạc qua ý thơ của người khác mà lại xuất sắc như thế. Hòa Thượng rất vui vì bất ngờ nghe cô hát và diễn đạt bài thơ tâm ý, tâm nguyện của mình cách đây 44 năm. Sau đó cô đã kính tặng Hòa Thượng cái CD đĩa nhạc này. Có lẽ đây cũng là một dấu ấn khó quên.

     Qua ngày hôm sau, 28 tháng 6 đúng ngày sinh nhật Khánh Tuế 70 của Hòa Thượng. Hàng trên cao có Hòa Thượng Thích Bảo Lạc cùng Hội đồng Thập Sư Nhị Bộ. Bàn dưới chỉ có Hòa Thượng Phương Trượng ngồi một mình. Có trên 50 đệ tử và đồ tôn quỳ trước mặt Ngài để đợi giờ làm lễ chúc thọ.

     Hòa Thượng Minh Hiếu và Hòa Thượng Nguyên Siêu ngồi trên nhìn xuống trong lễ chúc thọ, nói rằng: „Mình ước gì có một hay hai ông đệ tử như vậy mà không có, trong khi Thầy Như Điển thì có quá nhiều!“…

    Sau đây tôi xin trích hai đoạn thư ngắn của hai vị Sư huynh đệ là HT Bảo Lạc và HT Như Điển để kết thúc bài viết này.

     Trong thư của HT Như Điển gởi thăm HT Bảo Lạc sau 4 ngày trở về trú xứ Úc, có đoạn như sau: 

     „… Mấy bữa nay đọc Email choáng ngợp, nhưng tựu trung đó là nhờ vào Tam Bảo; nhờ vào sự hy sinh của quý Thầy, trong đó có Đàn Đầu Hòa Thượng (HT Bảo Lạc) và Hội Đồng Thập Sư Nhị Bộ đã để lại những hình ảnh quá tuyệt vời trong Đại Giới Đàn Quán Thông vừa rồi.

     Ơn cha mẹ, huynh đệ, xã hội lúc nào Như Điển cũng canh cánh bên lòng. Vì nếu khônggia đình, Thầy Tổ thì mình sẽ không có ngày hôm nay. Trong buổi sinh nhật tất cả quà cáp như Thầy đã thấy; còn phần tịnh tài 60.000 EURO Như Điển cũng đã mang ra cúng dường hết cho trọn lời nguyện khi làm việc này…“.

 

     Sau đó HT Thích Bảo Lạc cũng có thư hồi đáp, xin trích một đoạn như sau:     

     „… Trong cuộc lễ của Thầy mọi việc rất nhịp nhàng trôi chảy là nhờ dàn nhân sự đệ tử và đồ tôn của Thầy đã nhiệt tình đóng góp cùng với Phật tử mới đạt được như vậy. Một phần khác nhờ Thầy phát tâm rộng rải, cúng dường hậu hỉ đến Chư Tăng Ni nhất là quý vị từ Việt Nam và tin rằng ít có ai làm được như vậy.

     Niềm vui chung này không phải chỉ chùa Viên Giác mà còn tỏa rộng chung cho cách hành Phật sự của chúng ta ở hải ngoại…“.     

     Trên đây tôi chỉ nêu lên những sự kiện quan trọng tạo thành những dấu ấn văn hóa khó quên trong năm 2019 chung quanh Pháp Hội tại chùa Viên Giác mà thôi.  

     Ngoài ra vì trang báo có hạn, chúng tôi xin ngắn gọn những chủ đề khác cũng có những dấu ấn thuần túy Phật giáo như ba bài thuyết trình về Phật Giáo tuyệt vời của HT. Seelawasa, HT. Sevali và GS Tiến sĩ Olaf Beuchling và Kỹ sư Văn Công Tuấn dưới sự điều hợp linh động của Đại Đức Thích Hạnh Giới trong sáng 27.6.2019.

     Đại Giới Đàn Quán Thông thật long trọng trang nghiêmđặc biệt có nhiều giới tử ngoại quốc như Ý, Phần Lan, Đức… tham dự

     Cũng như ba buổi thuyết pháp của HT. Thông Hải, Phái Đoàn Hoàng Pháp Âu Mỹ cũng được bà con Phật tử hướng lòng lắng nghe. 

     Tiếp đến cũng có đông đảo bà con Phật tử ngồi lặng yên lắng nghe buổi thuyết pháp tuyệt vời của Ni Trưởng Giới ChâuNi Sư Minh Liên đến từ Hoa Kỳ. 

     Để đầu óc bớt căng thẳng, tối 28.6.2019 Nhóm ca sĩ của Gia Huy từ Hoa Kỳ sang trình diễn nhiều bản nhạc thiền vị, trong đó có đĩa nhạc „Dâng Thầy một đóa hoa tâm“ rất đặc sắc.      

     Ngày 30.6.2019 có buổi Chúc thọ và lễ Tấn phong cho chư tôn đức lên hàng giáo phẩm. Thêm nữa cũng có lễ cúng dường trai Tăng và huân Tăng…

     Dĩ nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các thiện tri thứcbạn đạo đồng tu bổ sung cho.

 

     Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát./.

 

(Tháng 01.2020)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12897)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12305)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11570)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13938)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15802)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14091)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16147)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12386)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13486)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11941)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11026)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11272)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11469)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12131)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12266)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11904)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11495)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11933)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12036)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13445)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12328)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11800)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11491)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10840)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10150)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10612)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10928)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10378)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11384)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9970)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10958)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11231)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12670)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13023)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 12007)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11748)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11485)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10236)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11950)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 11013)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10981)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12720)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16424)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12220)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11963)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10522)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10642)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10573)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11779)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12332)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant