Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không Không Thốt Chẳng Nên Lời Như Như Tuyệt Nghĩa Từ Hồi Chưa Sinh

23 Tháng Ba 202014:12(Xem: 5698)
Không Không Thốt Chẳng Nên Lời Như Như Tuyệt Nghĩa Từ Hồi Chưa Sinh
Không Không Thốt Chẳng Nên Lời
Như Như Tuyệt Nghĩa Từ Hồi Chưa Sinh


 Nhụy Nguyên

Hết Củi Thì Lửa Tắt

Một nghệ sĩ không tồi là người cảm ơn đã có phiến đá mang hình địa ngục làm chất liệu tạc nên một dáng vẻ thiên đường. Hành giả thực hành giáo pháp của đức Phật không việc gì hơn là buông xuống (sự mê/chấp) thân tâm thế giới để trở về cái sẵn mà bất cứ chúng sanh nào cũng , chứ không đắc gì cả.

Thực hành kinh điển là chìa khóa mở kho tàng Phước Trí chứ không phải phương tiện để kiếm tìm Phước Trí. Đội ơn đức Bổn sư, chính Người đã chỉ ra những thứ không thuộc về chân lý rồi nhẫn nại tuyệt vời từng ngày gia trì cho sự buông của chúng ta mong có cuộc trở vềdĩ nhiên hành trình ấy chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai.

 

Khờ dại là tôi sửa bóng mình trong lúc nó giả hiện từ thân. Ngờ nghệch là khi tôi chăm ngắm thân mình trong lúc nó cũng là sự phóng chiếu từ tâm nghiệp báo. Tôi còn ngó lỗi người sửa bóng người cùng vạn vật lại chẳng tin hết thảy đang dưới ánh quang minh, đều không một mẩu ý niệm vi tế có thể ngụy trang trong đại viên kính trí “của” Phật. Nhưng đó là nghiệp tập luân hồi. Bạn và tôi không thể cưỡng nổi dòng nghiệp ma quái nơi tâm thức của mình một khi ta vẫn ngoan ngoãn nghe lời chúng mà không bắt đầu bằng việc thật thà nghe lời/phụng hành thánh giáo.

Đội ơn đức Bổn sư, chính Người đã chỉ ra những thứ không thuộc về chân lý rồi nhẫn nại tuyệt vời từng ngày gia trì cho sự Buông của chúng ta mong có cuộc trở về cái vốn sẵn; và dĩ nhiên hành trình ấy chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai. Khi ai đó phương hại, chửi mắng, lên mặt dạy đời, kiêu mạn trước ta, lường gạt ta bởi trong mắt họ ta là kẻ “khờ khạo dốt nát yếu hèn” nương gá vào một thế giới siêu hình, khi ấy thực có ai trước mắt không? Đương nhiên không! Chỉ cái Tâm đang khởi phiền não là tướng trạng của tham sân si mạn - đó mới là điều duy nhất ta phải thấy và chuyển hóa. Thực trước mắt không có người có vật nào. Sự khó nhất của hành giả muốn tiến là ở cái Tâm vọng được huân tập từ vô thủy che mất chân như.

Chỉ có sự chuyển nghiệp thông qua nghệ thuật Buông những thứ mà kinh giáo chỉ ra không thuộc về chân lý giải thoát mới khiến tâm người vắng dần nỗi sợ hãi trong cõi ta bà. Ta phải thực hành bố thí niềm kiêu hãnh ẩn kín trong bóng tối của ô ngăn tâm thức khi ai đó đang hưởng hạnh phúc ảo từ nỗi kiêu mạn; ta phải thực hành bố thí tiếng tăm khi ai đó đang muốn chứng minh danh vị trước mọi người; ta phải thực hành bố thí sự chấp trước, phân biệt với trần cảnh “chướng tai gai mắt” cũng là thực hành buông vọng niệm trong tỉnh giác khi ai đó đang khiến mọi thứ phải theo ý họ.

Một khi tham sân si dần được chuyển thành tuệ giác, cũng là sự minh chứng cho hạnh phúc đích thức không hề liên quan đến tiếng tăm, danh vọng, tiền tài, ăn uống, ngủ nghê, niềm tự tôn. Ai cũng biết một ông vua nắm cả thiên hạ cũng đầy lo âu, đầy ắp trong tâm những phiền trược và luôn bị ám ảnh bởi sự già, bệnh và cái chết. Còn một vị chứng đạo thì thong dong trước thị phi nhơn ngã, an bình dẫu sống chung với yêu quái hay họ trong vai “tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành”.

Một lần nhận lời dạy của thầy, tôi phát hoảng; tại sao hành giả phải thâu gom sự nổi danh rồi mang vác nó trong lúc con đường về nước Phật quá gian nan và hiểm nạn. Con đường ấy không đơn giản như ai đó đọc trăm ngàn cuốn sách rồi viết thành một cuốn sách và được dịch ra thật nhiều thứ tiếng. Kinh điển nhà Phật nếu thuần dùng nghiên cứu tư duy lý luận mà không đem thực hành thì sản phẩm cao nhất cũng như chiếc bánh tuyệt hảo chưa hấp luộc để có thể thưởng thức, cái được rốt cùng là tri thức của chân lý chứ bản thân ta không trở thành chân lý.

Từ nỗi truy vấn “con người giấu cái đuôi ở đâu”, hành giả nên lần về nơi hoang vu phận mình nhận chân sự lôi dẫn của “vũ trụ nghiệp” do chính tâm thức lập trình qua từng ý niệm khởi sinh. Lành thay, kinh điển đã chỉ ra những thứ hư ngụy để chúng ta có thể dự phần “nghệ thuật buông” trên hành trình ngược dòng về biển giác. Khi một hành giả buông xuống những cái không thuộc chân lý, ngay đó là chân lý, mọi vọng tướng hoạt dụng bởi các thức chính là những cái bóng lội qua sự sáng suốt như như của gương tâm.

Tạm diễn lý kinh, chân tánh là cái có sẵn thế nên một hành giả thực hành giáo pháp của đức Phật không việc gì hơn là buông xuống thân tâm thế giới để trở về với cái sẵn mà bất cứ chúng sanh nào cũng , chứ không đắc gì cả. Nơi quy nhất của muôn kinh vạn luận là khiến hành giả trở về bổn giác.

Cũng là cái thấy cái nghe cái ngửi cái nếm đó, song lúc hành giả không phân biệt không chấp trước, vọng tưởng tuồng có mà như không do vậy sáu căn thanh tịnh, sáu căn thanh tịnh bởi nó đã phát huy được lực dụng của tánh trong căn. Và xét ở lý viên thông một là tất cả, hành giả chẳng hạn lấy nhĩ căn làm trọng, chuyên nghe tánh nghe, đơn cử như họ chuyên niệm (thực chất đúng pháp là nội tâm chuyên nghe câu kinh mình luôn đang niệm) nên những căn còn lại dần dà bị hút vào nhĩ căn và trở nên thuần khiết với trần cảnh trên bình diện bình đẳng của muôn pháp, đột phá được vô minh ám chướng.

Mọi pháp Phật thuyết đều là ứng với căn cơ chúng sanh, là thuốc đặc trị cho những bệnh sai biệt; ngay cả trong một pháp môn thì sự thêm bớt trong toa thuốc cho từng hành giả cũng được các vị thầy kê ra trong từng ngày. Để thấy ai theo pháp môn nào thì đó là pháp tối thượng và hẳn nhiên các pháp môn khác đều là trợ phương. Chẳng hạn bên Tịnh độ hay Mật tông nhiều hành giả ngồi kiết già y hệt thiền sinh, khác chút là trong tâm họ niệm (thầm) danh hiệu Phật hay đại minh chú, cho đến ngày công phu đắc lực họ ngồi “thiền” mà nếu nhìn cái tướng tọa tĩnh đó chẳng ai có thể nói ấy là hành giả niệm Phật trì chú. Dĩ nhiên thiền cấp cao hẳn là thường tại định, định trong động. Thiền là tâm thiền tâm tọa, bất kể thời tiết nhân duyên nào thân đang hoạt dụng ra sao, tâm cũng đều thiền với hạng mục chuyên nhất, chẳng hạn như luôn giữ thoại đầu, luôn trì niệm một câu kinh hay đại minh chú, đến lúc thuần thục thì sự tĩnh giác là vốn sẵn và nó tự lộ tánh chiếu soi.

Về nguồn của bất cứ pháp môn nào chính là nhận ra trí giác, và lộ trình của bất cứ pháp môn nào cũng không thể ra ngoài Giới Định Tuệ. Bởi chỉ có Tuệ mới tùy mức độ công phu phá được từng phần Ngã - Nhân - Chúng sanh - Thọ giả tướng/kiến, mới phá được từng phần kiết sử, và cao là nhờ đó sẽ buông dần từng phần Chấp trước - Phân biệt - Vọng tưởng với trần cảnh Ta bà. Còn dừng lại ở định (do quá chấp ngã/định) không phá được Lâu đài ảo ảnh. Khi một hành giả chưa tinh cần hành Giới nghĩa là họ chưa tin lời Phật, họ vẫn nghĩ có một con đường dễ dàng hơn trong sự vượt thoát.

Trì giới là lớp Vỡ lòng nhưng nó thông với học vị Tiến sĩ, cũng như Tứ diệu đế là pháp nền tảng căn cốt của ai muốn làm học trò của đức Phật song nó thông lên Đại thừa Bồ tát hạnh.

Tin Phật chính là tin nhân quả. Tin sâu lời đức Phật chính là tin sâu thêm nhân quảhành giả qua quá trình huân tập giáo giới trong đời sống sẽ nhận ra nhân quả xung quanh và ngay ở bản thân mình. Phát hiện vĩ đại nhất, siêu vượt nhất toàn nhân loại của đức Phật, hẳn là, qua sự chứng ngộ toàn triệt, thấy mọi chúng sanh đều sẵn có “trí huệ và đức tướng Như Lai”. Tin ở Phật và pháp nói chung thôi mới là phương tiện dẫn dụ. Tin Phật rốt ráo chính là tin mình có sẵn Phật tánh, chứ không phải tin Phật tánh bên ngoài được thâu vào nhờ kinh điển, do vậy thực hành lời đức Phật là chìa khóa mở kho tàng Phước Trí chứ không phải phương tiện để kiếm tìm Phước Trí. Một hành giả không đi theo hướng này, dẫu đắc định chăng nữa, niềm tin của họ sẽ khó đứng vững một khi tướng Phật vô thường hủy hoại, một khi có một bậc tôn túc nào đó lâm nạn, và hiển nhiên hơn niềm tin của họ dễ rúng động khi Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng bị đánh bom.

Thực tế thì không ai trong thế gian có thể phá hoại được Phật pháp, dẫu cho đến cuối thời mạt Pháp. Phật phápquyền năng vô hạn và sự hóa độ của chư Phật-Bồ tát luôn là hành trình thầm lặng nhi nhiên.

Tôi được học kinh Hoa Nghiêm từ ân sư mới vỡ lẽ vô số ức hóa thân của chư Phật-Bồ tát ẩn mình trong mọi ngành nghề, và thiết nghĩ, với những bậc sơ cơ hẳn nhiên họ sẽ diễn vai bần cùng để phá ngã/pháp chấp của chúng ta. Trộm nghĩ không chừng một hóa thân của Bồ tát nào đó (trong vai chồng/vợ), với một cuộc sống bình phàm tuồng không hề biết đến Phật pháp, trong kiếp này chỉ có thể cảm hóa được đối tượng không rơi vào ác đạo mà thôi; còn việc dẫn “chúng sanh” đó vào con đường giác ngộ đành phải chờ duyên ở kiếp tới hoặc vô số kiếp nữa.

Vẫn biết mở miệng đã sai, song tôi vẫn liều mạng để dẫn thầm với bạn về một đoạn kinh; khi đức Phật hỏi trong chúng đệ tử ai sẽ đứng ra nhận trọng trách nặng nề hoằng truyền Diệu Pháp Liên Hoa, rất nhiều cánh tay đã dơ lên, và điều gì xảy ra sau đó? Đoạn kinh diễn tả cảnh huy hoàng: Từ dưới đất, vô số Bồ tát bay lên… Thầy tôi luôn nhắc chớ phút giây nào buông câu kinh duy nhấtđức Phật giao cho ta trì niệm. Dù ngồi ở bất cứ nơi đâu câu kinh phải được nghe rõ rành trong tâm bởi tánh nghe miên mật; đặc biệt hãy quan sát đời sống, quan sát những con người bình dị nhất đang mưu sinh. Điều này khiến tôi chợt nghĩ, trong đời hẳn nhiên bất cứ ai cũng từng có cơ duyên tiếp xúc với hóa thân của chư Phật-Bồ tát, bất cứ ai trong đời cũng có ít nhất một vài lần cúng dường hóa thân của họ, ai cũng luôn nhận được sự gia trì phước đức trong khuôn khổ nhân duyên quả và nhờ đó mỗi chúng ta đã kéo dài được thọ mạng dôi lên chút phước phần, nào hay! Chúng ta luôn hướng đến những điều cao siêu và bỏ qua sự phàm tình luôn dung chứa chân lý mầu diệu. Điều này cũng giống như một cuốn sách viết về Chợ, nó trở thành một thứ “văn minh” của bậc trí thức, cuốn sách được đặt trang trọng trên kệ của bậc thức giả, người ta mê vào nó trong lúc nó được viết ra từ đời sống chợ; và những người tôn vinh cuốn sách vẫn không chịu đi vào chợ để tự cảm nghiệm những văn minh đã đi vào cuốn sách kia, vẫn giữ thành kiến chợ là nơi xô bồ ô trược làm gì có chân lý giữa ấy. Bạn dẫu mang nhãn mác sang trọng cỡ nào, được cộng đồng tôn vinh ngưỡng mộ cỡ nào, song ví như đang ngồi trong quán cà phê sớm nhận ra cái ngã ngáng trở mình làm một người bình thường cúi nhặt những vỏ lon nước ngọt ta vứt bên lề; và chính bản thân tôi không thể thế vai những người đang chúi đầu mình trong hố rác tìm kiếm từng đồng bởi ngã chấp lẫy lừng. Giả như ngay khi tôi “biết phận mình” đang được Bồ tát trong vai người ăn xin đến ngửa tay, tôi hai tay kính cẩn đặt vào mê nón của họ vài đồng chăng nữa, vẫn phảng phất ngã mạn về sự thiện lương của mình trước bao con mắt khác, nó lội qua cái giác biết. Bạn tu nói đừng nôn nóng giao phó cho câu kinh duy nhất đang được trì niệm một nhiệm vụ, cứ trì niệm rồi đến ngày vọng niệm khởi lên thông qua sự chấp trướcphân biệt cảnh trần lội qua tánh giác biết, ngay tức thì sức định của câu kinh sẽ tự cảm hóa vọng. Đó là mức lúc câu kinh quyện thành khối - điều mà ân sư mong ngóng nơi học trò.

Tôi thuộc căn tánh hạ liệt, chỉ biết nghe lời ân sư và thầy, học hỏi từ bạn đồng tu từng ngày trong đời sống đưa lời dạy của đức Phật vào thực hành, yếu quyết vẫn là phá chấp trước phân biệt cảnh trần thông qua sáu căn tiếp xúc, trên cơ sở chuyên trì niệm một câu kinh kể cả… trong mơ. Ân sư trăm vạn lần nhắc tôi buông xuống, hãy buông xuống tự tư tự lợi, đừng chấp trước vì nó huyễn giả; tài danh sắc thực thùy, đừng chấp trước vì nó huyễn giả; hãy buông xuống tiếng tăm lợi dưỡng, đừng chấp trước vì nó huyễn giả; hãy buông xuống tham sân si mạn, đừng chấp trước vì nó huyễn giả. Hết thảy những thứ đó đều là tướng [giả hợp] của Tự Ngã. Mà ngay đến Tự Ngã cũng huyễn giả nốt. Đã huyễn giả, ta lại chấp chặt, là bệnh luân hồi.

Cũng một câu chửi, song với người có chút trí tuệ thì họ xem “như không”, với người không học Phật thì sân giận, phiền não chẳng phải ngay lúc nghe mà còn ôm giữ để nhấm nháp mãi hoài có khi đến hết đời. Tu là tu Tâm. Vô Ngã chính là hướng về thực tánh bình đẳng trước muôn pháp. Phật phápphương cách thực hành, là kim chỉ nam dẫn hành giả đi về phía Vô Ngã, và đây mới là hướng đi đúng. Với lý giải thoát, sự chấp ngãchấp ngã, không thể biện luận là chấp cái này thì hơn cái kia, chấp Phật pháp thì hơn chấp Ta bà. Chính cái sự chấp là nguồn cội căn cốt sinh tử luân hồi.

Thử nhìn qua một tông môn thường bị xem thường oan uổng nhất là Tịnh độ. Người ta đã niệm đến thành khối rồi tự tại vãng sanh. Người ta đã niệm đến Tam muội nhập đại định viên đốn, biết trước ngày giờ về nước Phật, lúc thiêu còn để lại toàn thân xá lợi vàng ròng trong suốt như hổ phách, mình còn bịt tai mắt bịt trí giác đứng đó bài bác. Sự chấp trước này nếu dịch ra có phải là: Ta kiên quyết phải ở lại trong lục đạo (!); hay gần nghĩa hơn, bởi một khi báng pháp của đức Phật, đến cuối đời không biết hối, đoạn cơ duyên của vô số người, phải chăng ý họ muốn vào địa ngục diễn trò? Một hành giả khi ta khó thể khiến họ dấy phiền não, chính là thước đo sự tiến đạo.

Cũng vậy, để theo con đường Vô Ngã, các vị Thầy trước hết sẽ hướng chúng ta trở về không, nghĩa là tôi và bạn có thể trở thành một người vô tăm tích, một người bần cùng, một vai vế thấp nhất trong xã hội như nhặt rác, lau nhà vệ sinh, ăn xin đúng nghĩa, và một hành giả chân chính trong sự nghiệp giải thoát thì với họ những công việc tương tự như vậy luôn được thực hiện trong sự an nhiên giữa xã hội; hoặc cũng có thể họ được đứng trên cả sự vĩ đại nhưng vẫn hoàn toàn "không".


Lại trộm nghĩ, câu phong dao tưởng tầm thường phát bên hiên chợ búa lại hàm ẩn lý thâm: “Không mợ chợ cũng đông”. Giả như nó là cây cầu, thì ai vừa bước qua là từ phàm mà “nhập lưu”. Họ đã bước qua ngã chấp với hành trình đưa ngã về zé-rô, mà chặng cuối chính là cây cầu có tên không mợ chợ cũng đông. Từng ngày buông bỏ Ngã - Chấp và dần dà linh cảm buông thực sự là chân lý giải thoát. Khi buông xuống những thứ giả hợp, buông được phần nào ngay đó chân lý hiển lộ - đây là mức hiểu thô, bởi ngay sự buông đã là chân lý giải thoát - mới thực Bát nhã. Bát nhã là trong mọi ý niệm, mọi hành vi đời sống chúng ta không còn chấp trước bởi mỗi mỗi đều bình đẳng, mỗi mỗi đều đang vận hành trong sự tinh diệu bởi mọi pháp điều hiện trong Đại viên kính trí.

Trong thế giới này chỉ mình ta đang trì giới, chỉ duy nhất ta đang tinh tấn thiền định để phát tuệ chiếu soi dung thông vạn pháp, còn lại mọi người mọi vật đều là sự hóa hiện của chư Phật-Bồ tát; nhẹ hơn thì mọi người đều là con của chư Phật và Bồ tát. Tôi mang trọng bệnh chấp ngã, ân sư đưa thuốc của đức Phật đến chữa; trong quá trình chữa tôi lại chấp thuốc, trong lúc muôn pháp đều đang trong guồng nhân duyên thật sự rõ nét đến từng chân tơ kẻ tóc trong mắt pháp tánh và mỗi mỗi đều đang được giáo hóa một cách thầm lặng tuyệt cùng. Những vị cao thâm hẳn thường thị hiện sự dở tệ, ngu ngơ. Có những vị do là sự thật của lãnh nghiệp quả, song cũng có những bậc cao tăng thị hiện sự già nua hom hem bệnh tật rồi ra đi với một cái kết thật “khó coi”, thì chúng ta nên hiểu vai diễn này hẳn dành cho những hành giả đang nỗ lực vượt thoát Tam giới ngay đời này!

Trong một quán nước vỉa hè, thực sự tôi không thể biết những người ngồi quanh mình, ai đang nghĩ gì, ai là “mật vụ”; ngay mật vụ là người phàm tình hóa trang mà có khi sống với họ suốt đời ta không nhận ra, huống là hóa thân của chư Phật-Bồ tát. Tôi chấp Pháp, ảo tưởng thân tâm thế giới là thật. Nên vọng nghĩ có gì hơi hướm Phật pháp liền sinh nghi, thật ra những người đạt đến sự giải thoát cao thâm, như lời thầy tôi, họ nói pháp mà thực không thấy đó là pháp.

Sự giải thoát phải được đo đong cái tâm khởi vọng phân biệt chấp trước với cảnh trần ở mức thô hay tế. Đạo Phật trọng yếu là khai trí tuệ, bởi trên nền tảng của Định lực thông qua sự trì Giới một cách thông minh, sẽ nhìn ra ít nhấthai mặt của một vấn đề. Khi ta nhìn thấu hai mặt của bất cứ một pháp nào, nó sẽ không khiến tâm dấy khởi phiền não (bởi chấp trước phân biệt). Kinh có vô lượng nghĩa ẩn tàng từ thấp đến cao tùy theo công phu huân tập của hành giả. Nên trí tuệ khai mở được một phần, ít nhất hai mặt của một pháp trên cơ sở bình đẳng sẽ hiển lộ một phần, nhờ đó ta bớt chấp trước một phần, nhẹ đi một phần phiền não, lóe một chút chân tánh. Hiểu kinh mà còn nằm ở tầng ý thức nhị biên, đẩy tới kéo lui mãi sẽ không đến chân lý, trong lúc sự hiểu trong nhà Phật chí ít cũng “hiểu thì ngay đó hiểu ra”. Chúng ta không đưa một ví dụ điển hình nào, cũng không thể nói rõ. Nhưng nếu bạn thử quán sát chút xíu điều này, rằng mỗi pháp đều “có tính giáo dục của nó” và bản chất thật của nó là “bất cấu bất tịnh”, bạn có “ngay đây” ngộ ra điều gì chăng? Tôi thì không! Và tôi nhớ có lần ngồi cà phê trước cổng một Thánh đường, có cái ô tô đỗ đó khá lâu, rồi một người xách thau nước ra tỉ mẩn lau, cứ miệt mài lau cho đến bóng loáng; thay vì dấy phiền não về một con người quá yêu quý chiếc xe vốn là vật ngoài thân của mình, tôi chợt hoảng, rằng thứ độn căn như mình cứ chăm lo chuyên trì niệm một câu kinh đi, và đó chính là cái chổi ngày ngày siêng phủi quét; dẫu tôi vẫn biết sự lau chùi ở đây là lau gương, còn bụi thì không quá cần thiết để ý đến nó, cứ lau cho gương sáng bằng một câu kinh là đủ. Nói dễ vậy, mà hành mới thấy Khổ. Ừ, đời này vốn khổ mà, thế nên bài học đầu tiên của đức Phật tiếp nhận học trò là phải quán/hành cho ra sự khổ, bởi đây là chân lý không thể phủ nhận.

Bất cứ ai, thiện hay ác chưa quan trọng, hễ khiến ta dấy khởi phiền não được phân chia rõ như đang tham/ sân/ si/ mạn/ tà kiến… họ chính là thiện tri thức. Vì sao? Vì họ đã lột trái tâm ta chỉ ra những thứ độc núp náu dưới lớp thiền định và cái vỏ tu tập có vẻ sang trọng của ta. Mọi sự khổ thật ra đều quy về tâm, ngay đến việc ta bị một cú đánh vào thân thì sự khổ liền được tánh giác nhận diện nơi tâm. Nhận ra “cái khổ tâm” nhờ tính giác biết, ta cần lập tức tri ân “thiện tri thức” đã khiến tâm ta khổ. Họ chính là một “siêu máy” phát hiện ta còn mang trọng bệnh ở nơi tâm. Người phát hiện bệnh lẽ nào ta lại trách; cũng như lẽ nào trách vị bác sĩ khám ra bệnh của ta. Sẽ ra sao khi ta xem một clip về bệnh nhân vô tình được bác sĩ hay một siêu rô-bốt phát hiện bệnh nan y, hắn ta thay vì cảm ơn liền chửi bới, đánh bác sĩ, đánh con rô-bốt đã phát hiện ra bệnh nan y trong hắn. Mà ở đây, với sự nghiệp giải thoát, bệnh tâm là trọng yếu, là cả vận mạng của ta mà nếu không tiếp tục công phu tăng định lực nhằm khai tuệ để quán cho ra sự khổ đó chỉ là một dạng huyễn ảo và nó đang đúng với nhân quả, thì con đường vào ác đạo vẫn còn hấp dẫn ta lắm lắm.

Chẳng có tác phẩm điêu khắc nào không được đẽo gọt từ những phiến đá thô. Nghệ sĩ tài năng là người chuyển hóa mọi phiến đá thành tuyệt tác. Ai đó (và mãi mãi) coi thường ta, gây oan cho ta, chính là họ đang bê đến những phiến đá xù xì mang hình Địa ngục; nghệ sĩ không tồi là người cảm ơn đã có phiến đá kia làm chất liệu tạc nên một dáng vẻ Thiên đường. Trí tuệ ở đây không dám nói đến tuệ giác mà tôi có thể gọi đơn giản là sự sáng suốt, chưa cần bàn sâu xa, mà ngay khi ta hiểu về sự đúng của nhân quả, hiểu về những bậc thiện tri thức - người đã khiến ta dấy khổ tâmân nhân, thì phiền não đã giảm. Sự sáng suốt nhờ hành theo lời dạy của đức Phật, để thấu tỏ dần thật tướng của vạn pháp, nhờ đó bạn và tôi dễ hiểu không nhất thiết phải làm một siêu sao được cả thế giới ngưỡng mộ, trong lúc chẳng ai giữ được vinh quang mãi và phần đời còn lại sẽ chìm trong tưởng tượng hư vinh và bị nghiệp lực vốn là hậu họa của sự hưởng thụ chi phối vật vã đến cuối đời cả ở kiếp sau bởi trong alaya chủng tử không mất đi bao giờ. Có một điều chắc chắn, là ngoài tánh trí viên dung là cái thường hằng sáng suốt, phần còn lại đều nằm trong pháp sanh diệt hiện tướng trên màn hình chân như. Hễ pháp sanh diệt, dẫu nó lừng lẫy đến đâu, do bản chất huyễn hợp nên chắc chắn rồi sẽ đến ngày kết thúc. Ai nắm giữ sự nghiệp lớn nhường nào đến một ngày cũng kết thúc và trong thời đại ngày nay, điều chắc chắn họ sẽ xem lại vô vàn những thước phim về sự nghiệp lớn của mình trong quá vãng, khiến cho tưởng ấm thêm hằn sâu những nét khổ đau như chính trên khuôn mặt những con người khi phước thọ dần cạn, bệnh tật và cái chết từng ngày sờ gáy.

Thực tế của hạnh phúc là nội lực tâm linh vén mở sự huyền nhiệm vốn sẵn khi họ chuyển tham sân si dần qua giới định tuệ, chuyển thức thành trí. Bạn tu tôi ở nhà có ai biết đến không? Mọi sự không có lỗi, tài danh cũng không ngoại lệ, lỗi ở tôi chấp chặt cái nhỏ mọn. Vẫn tưởng những ảo vọng về ngũ dục lục trần trong sự tung hê của mọi người sẽ khiến mình mạnh hơn người song dường như càng kiếm danh vọng tôi càng hèn mạt, càng hướng về thị phi.

Có lần đi công tác xa, sáng tinh vừa tỉnh giấc trong khách sạn giữa trung tâm thành phố, chao ôi, bao âm thanh cùng lúc dội về trong vắt lạ kỳ. Cũng tiếng chợ búa còi xe người vật huyên náo ấy sao trong chốc lát vừa tỉnh khỏi giấc ngủ nó trong khiết đến vậy. Chốc lát thôi. Tôi không hiểu, bây giờ mới lờ mờ, bởi ngay “chốc lát” ấy tâm ý thức chưa hoạt động và cảnh trần ùa đến sáu căn thực chất là ùa vào “căn tánh”. Ân sư tôi bảo những người tỏ đạo là luôn “giữ được” tánh căn trong mọi thời, “đơn giản” vậy thôi. Tôi luôn nhớ lời ân sư, việc của con là chuyên niệm; đến thời điểm niệm được thuần thục thì chú trọng vào sự nghe từ ý trì. Tôi đang tập lắng tâm nghe câu kinh vang lên trong mọi thời khắc, còn vọng thì, “kệ nó”. Mọi ý niệm thông qua căn tiếp xúc với trần khởi hiện trên tánh tự giác biết, đến lúc này, hãy “kệ nó”. Tại sao lại kệ nó? Bạn tu nói, mình luôn đang niệm/nghe câu kinh ân sư trao truyền, đó là phao cứu sinh về nước Phật, phao cứu sinh cho cuộc trở về nước Phật ngay trong tâm này, trong lúc chúng ta đang ở giữa biển ái tử sinh đầy sóng dữ. Vọng khởi cũng tốt, vì vọng ấy nay trở thành sự nhắc nhở hành giả. Mỗi vọng hiện lên thông qua sự chấp trước phân biệt trần cảnh, nó vừa chớm hiện thì chính nó đã nhắc nhở câu kinh hãy vang lên vang lên như mật ngôn của Đấng Từ Bi. Việc trì nắm một câu kinh vốn đã được chư Phật dồn nén nguyện lực thâm sâu, cũng không chút dễ dàng. Thế nên oai nghi giới luật luôn là bửu bối giúp ta nắm giữ mật yếu truyền trao.

Một hành giả chân chính của đức Phật là người thật thà thực hành giáo pháp của Người. Đó là chịu uống thuốc trị bệnh tâm dẫu thuốc đắng. Một khi chúng ta đang trọng bệnh bởi vọng tâm sai khiến trong cuộc luân hồi miên viễn thông qua mười kiết sử, đức Phật sẽ không giao cho ta bất cứ việc gì ngoài việc trị bệnh cho chính ta. Một khi ta chưa lành bệnh, chí ít là chưa thuyên giảm ở mức Tâm ý thức yểm ly Ta bà, ta sẽ không chữa lành cho ai được. Ân sư khai thị, tự lợilợi tha là một. Tức, lợi tha (niệm niệm vì người) mới chính là tự lợi, và khi đã tự lợi nhờ lợi tha mà có, thì tự lợi ấy đã chính là lợi tha, chưa cần thêm gì nữa. Bạn tu “của tôi”, đức Phật chỉ giao cho duy nhất mỗi việc là chuyên trì niệm một câu kinh, ngoài ra chưa giao thêm việc gì. Bạn chuyên niệm/nghe câu kinh đó từ tâm thông qua sự phá phân biệt chấp trước khi căn xúc trần. Phá, thực ra chẳng có hành động phá. Phá ở đây chính là nhìn thấy sự thật chân tướng để buông nó. Chúng ta vẫn biết ngôn ngữ thường không diễn hết lý thậm thâm, kinh mới có vô lượng nghĩa. Nếu phá đối tượng có tên là Ngã chẳng hạn, thì ai đang phá? Ta/tôi đối trọng với vọng tưởng-phân biệt-chấp trước, thì cái Tôi/Ta đó là một lớp Ngã sâu hơn, vi tế hơn và cũng… hiểm độc hơn. Chuyên trì niệm một câu kinh, câu kinh ngày một có lực sinh định tuệ để nhận chân thật tướnghành giả sẽ tự thấy Ngã là một thứ không cần thiết.

Ân sư dạy, nếu mọi ý niệm khởi sinh và hành động của con đều vì người, thì cái ngã ở đâu? Nói rất là dễ như vậy, làm thì khó như dùng thuyền nan vượt biển. Ngã nhạt bớt, tức sự mê chấp tự tư tự lợi, ăn uống ngủ nghê tiền tài, sắc dục, lợi dưỡng tiếng tăm, tham sân si mạn nhạt bớt. Sự chấp trước trần cảnh thông qua sáu căn nhạt bớt. Sự chiếu soi của tâm thức vào đời sống ngày một rõ ràng nhân duyên quả song tự tâm không có khuôn thước nào áp đặt lên chúng dẫu đó là Phật pháp. Đạo Phật thật ra không dễ “mở miệng”, bởi tôi và bạn còn dùng thức để phân định phán đoán, sẽ rơi càng sâu vào các tầng ý thức do vậy kinh là chân lý nhưng lại bị méo mó bởi Thức biến của ta. Khó hơn nữa là tôi và bạn không nhìn thấy tâm của đối tượng tiếp nhận, hoàn toàn mù tịt về chủng tử nghiệp thức và căn cơ của họ, một khi không tùy duyên tùy cơ tùy thời nói pháp, dễ chừng phá pháp thế gian mà không chừng làm méo nghĩa chân pháp.

Chưa khai ngộ nói rất dễ sai. Kẻ tu hèn như tôi dẫu có lúc may rủi nói đúng theo kinh điển thì cũng không khế cơ và khế thời. Tôi vẫn nghĩ đến những công án Thiền, và thấy nó “vô nghĩa”; bởi nghĩa của nó đã đạt đến tột cùng đúng lúc vị Thầy đặt vô tâm người đệ tử, và chỉ lúc đó, lúc mà người thầy nhìn thấy sự vận hành tâm thức của trò, đúng lúc ấy, không thể chệch ra một giây nào, đặt câu “kinh” vào “chỗ hiểm” để rồi quá trình bừng ngộ xảy ra như một phản ứng hóa học. Kẻ phàm như tôi, thầy luôn nhắc hãy tùy duyên với nhau, còn không chỉ nên nói chuyện đời nhân thế cho vui cửa vui nhà. Chỉ là trong lần thấy bóng mình thoáng trên trần gian bị “con chíp suy nghĩ - phán đoán” lừa bịp. Trong nỗ lực phụng hành bát nhã hướng về miền tịnh lại thêm lần đau khổ bởi cái biết ấy huyễn giác. Sự thật vẫn là một thân đầy tội nghiệp với căn cơ hạ liệt bắt đầu chập chững những bước đầu tiên trên đường đạo thênh thang. Mỏi mong một ngày trở về với cuộc thế bình thường trong sự rỗng sáng của gương tâm dẫu bản thân chưa hay gì chăng nữa… Dùng cái biết dễ phạm những cấm kỵ nghiêm trọng về giáo huấn. Có những nguyên lý vĩnh hằng thông tánh của bậc tổ sư đại đức, nếu tôi mượn dùng đôi khi còn là chướng ngại cơ duyên của đối tượng.

Thế nên chợt nghĩ, bậc thiện tri thức có những điều mầu diệu song chỉ dành đến lúc trò tu đến ngưỡng ấy mới nói được; và còn nhiều mật ngôn một khi nhận ra như một dạng tiểu ngộ sẽ khiến họ cứng họng đến bàng hoàng như dần dà nhận ra những báu vật từ lâu vứt nơi xó bếp song không thể chỉ cho người chưa hề biết bá thí cúng dường. Nhiều người giảng pháp rất thông lý thậm thâm, nhưng đó chưa ra khỏi bẫy rập của tâm ý thức mà ngược lại còn âm thầm tiếp năng lượng cho kiết sử.

Cũng đáng nể những người chọn sự im lặng hay chủ yếu dùng thân giáo, còn trước tác của họ không vượt ngoài lý nhân quả đáng sợ bởi ngay cả người tu thì việc lọt vào ác đạo cũng dễ như bỡn. Huống hồ là tôi, học mót vài ba chữ lại lộng ngôn! Tôi thật không biết cõi giới lồng lộng của bất cứ ai. Những gì lỡ viết là nương vào công hạnh của bạn tu hưởng chút ánh sáng trí tuệ từ các ân sư. Tôi bỗng trộm nghĩ, cứ hễ muốn chia sẻ là run rẩy: Ta có toan tính kiểu gì đều nằm trong sự tính toán của ma vương. Dẫu sự toan tính của ma cũng nằm trong sự “tính toán” của Phật, song trên đường đạo nếu ta rời thực tại để phóng tâm về một cái đích thì ma đã có thời gian mở giùm những lối rẽ. Trừ phi ta tập không toan tính nữa, hồn nhiên mà trì một câu kinh như bạn tu của tôi. Còn không, các ngài phải đợi tôi buông cái đầu xuống; cũng có thể các ngài nhắm mắt đợi tôi vòng qua tam ác đạo tắm rửa cho đỡ hôi tanh rồi tìm phương tiện đưa lên tòa sen tịnh khiết. Nhưng cho dù tôi đang trong cảnh giới u linh nào chăng nữa cũng không ra khỏi màn hình chân như thường giác “của Phật”, cũng vốn sẵn trong mỗi ai dẫu chưa vén mây mờ.

Nhụy Nguyên
Trích chương 7 sách Dưới Dỉnh Vô Ngôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31973)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 14918)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 14270)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 13773)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 14229)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 14120)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 15330)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 16052)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 23348)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 16107)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 15450)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 20925)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 15447)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 14433)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 13633)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 13763)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 16715)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 13370)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 14617)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 16167)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 16018)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 13363)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 14945)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 17726)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 15805)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 18823)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 14219)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 16222)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 15871)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 29975)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 15026)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 14915)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 15009)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 11926)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
(Xem: 15901)
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con.
(Xem: 22586)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14476)
Con thấy rằng nếu người ta làm thơ hay viết văn ca tụng ba thì cũng chỉ có những hình ảnh, những biểu tượng dù cao cả, sáng chói nhưng không khỏi nét khô khan...
(Xem: 15293)
Những buổi chiều tàn, khi khách hành hương đã vãn, thì thằng Hoàng thường thơ thẩn một mình quanh các con đường mòn ngoằn ngoèo bên sườn núi đá lởm chởm với đầy hang hốc.
(Xem: 13281)
Đã lâu rồi, gặp lại nhau, chúng mình đều già hết. Người bạn thân ở lúc nào đó, nay nhìn lại, cũng khó nhận ra. Mái tóc đã bạc, vầng trán có nhiêu gạch dài...
(Xem: 14063)
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập. Hai cha con đến một nhà giàu có...
(Xem: 15888)
Chuông, tiếng Phạn gọi là ghanta, ở Trung Quốc dịch là chung, khánh, là pháp khí dùng để gõ thông báo giờ giấc làm Phật sự và để tập hợp mọi người trong chùa.
(Xem: 15713)
Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
(Xem: 16878)
Mùa đông ở đây không có tuyết, nhưng cũng đủ lạnh cho những chiếc lá ngả màu và em tôi quấn thêm chiếc khăn quàng cổ. Tôi thích mùa đông...
(Xem: 14126)
Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa có ba tháng. Thời gian được chia ra như thế thật rõ ràng ở các châu Úc, châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 18403)
Má không biết đường sá thành phố, cũng chẳng mấy khi lên Sài Gòn, họa hoằn là đi khám bệnh hoặc lên thăm bà con. Mỗi khi lên thành phố, má thường rất lo lắng.
(Xem: 16981)
Trong cuộc sống trầm luân khổ hải này, chúng ta không chịu buông xảtham luyến tất cả những gì ‘của mình’; ai cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt cuộc đời...
(Xem: 13542)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái.
(Xem: 13653)
Mới vừa đây, trên cành cây, có nhiều cánh hoa mai vàng nở, mắt mơ màng sau bao năm tháng ẩn nhẫn chờ đợi ngày khoe áo mới. Có những cành đào sum sê là hoa...
(Xem: 15069)
Cứ mỗi lần nhớ thầy, giấy mực là người bạn duy nhất để con trút ra vô vàn tiếng nói tự cõi lòng của một người đệ tử tận chốn phương xa. Mỗi tuần một lá...
(Xem: 17497)
Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ (mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi)...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM