Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Thực Hành Giáo Lý Khổ Và Diệt Khổ Trong Thời Hiện Đại

05 Tháng Tư 202007:51(Xem: 5260)
Phật Giáo Thực Hành Giáo Lý Khổ Và Diệt Khổ Trong Thời Hiện Đại

Phật Giáo Thực Hành Giáo Lý Khổ
Diệt Khổ Trong Thời Hiện Đại
 


Thích Giác Toàn

Hết Củi Thì Lửa Tắt

Kinh Trung bộ, số 140, ghi lời Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự Khổ và sự Diệt khổ”. Trong kinh Chuyển pháp luân, khi giảng cho năm vị Tỳ-kheo nhóm Kiều-trần-như, Đức Phật giảng về Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo), tức là khổ, nguyên nhân của khổ, kết quả của sự diệt khổcon đường đưa đến kết quả ấy. Khi đã đạt Đại ngộ, Đức Phật đã không nhập Vô dư Niết-bàn, Ngài quyết định ở lại thế gian, truyền bá giáo lý cứu khổ cho mọi người. Đấy là sự biểu hiện của Đại từ bi.

Từ bithái độ, hành động của một người đối với người khác. Vậy từ bi vốn mang tính xã hội, do đó sự hội nhập của Phật giáo để cứu khổ là lẽ đương nhiên. Nhưng trong thực tế, tùy theo khu vực, quốc gia, tùy theo thời đạixã hội thay đổi, có nét chung, có nét riêng, cho nên sự hội nhập của Phật giáo vào xã hội cũng cần thích nghi với hoàn cành của xã hội, của thời đại.

Trong bài này, chúng tôi xin đề cập đến bốn phần chính: I. Khổ và sự Diệt khổ; II. Khổ, những vấn đề cấp bách của thế giới ngày nay; III. Phật giáo tham gia diệt khổ trong thời hiện đại; và IV. Phật giáo Việt Nam có khả năng đóng góp giải quyết những vấn đề toàn cầu trong thời hiện đại.

I.   Khổ và sự Diệt khổ


Như trên đã trích dẫn, giáo lý của Đức Phật chủ yếu nhằm nêu Khổ và sự Diệt khổ, nghĩa là nhằm giải thoát cho chúng sanh khỏi mọi khổ đau.

Do vì vô thường nên khổ được được thể hiện. Có vô số loại khổ nhưng tựu trung gồm tám loại: Khổ vì phải sinh ra đời, khổ vì tuổi già, khổ vì bệnh tật, khổ vì cái chết; khổ vì mong muốn và không đạt được, khổ vì phải xa lìa những gì được ưa thích, khổ vì phải nhận lấy những gì không mong muốn và khổ vì những thứ tạo thành thân và tâm của con người cứ nổi lên, hoành hành. Mặt khác, khổ xảy ra liên tục, chồng chất (Khổ khổ), khổ xảy ra do mọi thứ đều vô thường, đều hủy hoại (Hoại khổ) và Khổ vì thân thểtâm hồn khi tiếp xúc với ngoại cảnh (Hành khổ).

Nguyên nhân của Khổ là Ái. Ái lại thuộc chi phần thứ tám của mười hai nhân duyên. Toàn bộ mười hai nhân duyên là quá trình thể hiện khổ mà chi phần cuối là già chết, sầu bi, khổ, ưu não. Như vậy, Diệt khổdiệt ái, cũng là diệt cả mười hai chi phần của Duyên khởi.

Trong suốt mười hai chi phần duyên khởi (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử), ta không thể diệt các phần trên, ngoại trừ ái (tham ái, ngã chấp) vì chúng là bổn hữu từ lúc một người được sinh ra. Sự diệt ái liên quan đến diệt khổ trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại; chỉ có thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp mà thôi. Mặt khác, trong bài giảng về Tứ đế, Đức Phật đã dạy Bát chánh đạo, con đường tám ngành đưa đến sự giải thoát. Trong việc tìm về giải thoát, Đức Phật còn dạy Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (bốn niệm xứ, năm căn, năm lực, bảy chi phần giác ngộ và tám chánh đạo).

Khổ và sự Diệt khổ như đã nêu trên là rút từ căn bản giáo lý của Đức Phật. Điều cần lưu ý là đây chỉ là giáo lý cho sự tu tập của tự thân mỗi người. Chứng ngộtự chứng ngộ, không ai chứng ngộ cho mình. Cho nên việc nhận định thực trạng khổ của số đông chúng sinh phải mang tính xã hội, tính toàn cầu và việc diệt khổ cho số đông phải được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp, từng phần, dần dầnliên tục. Đây có thể gọi là hoạt động từ thiện, phát xuất từ lòng từ bi.

2. Khổ, những vấn đề cấp bách của thế giới ngày nay


Xưa nay, khổ của từng cá nhân vẫn mãi là khổ mà Phật học căn bản đã nêu như đã nói trên. Thực trạng khổ trong đời vẫn là thiên tai, nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật, bạo lực, hà hiếp…

Lịch sử văn minh của loài người vẫn tiếp diễn. Nhưng mức độ hạnh phúc không tăng lên so với mức độ khổ đau; đây là kết luận của các nhà nghiên cứu, nhiều học giả. Hẳn ai cũng nhận ra, những vấn đề cấp bách đe dọa đến sự tồn tại của loài người đã xuất hiện khá rõ nét trong thời hiện đại, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, cấp bách để cứu hành tinh này và loài người cũng như muôn loài khác đang sinh sống. Những vấn đề này đã được Liên Hiệp Quốc hoặc khá nhiều quốc gia tổ chức hội nghị, hội thảo nêu ra và nêu biện pháp giải quyết từ hơn ba thập kỷ trước. Đến nay, những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và đang có khả năng trở nên trầm trọng.

Rất nhiều những vấn đề, gồm 20, 18, 16, 10 hoặc 6 vấn đề, thường có nhiều vấn đề trùng nhau được đề cập đến. Chúng tôi xin nêu 10 vấn đề mà Quỹ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation, UNF) đã kể ra (lấy từ trang web unfoundation):
1. Biến đổi khí hậu
2. Ô nhiễm môi trường
3. Bạo lực xã hội
4. Mất an ninhphúc lợi
5. Thiếu giáo dục
6. Thất nghiệp
7. Tham nhũng
8. Suy dinh dưỡng và nghèo đói
9. Ma túy 10. Khủng bố

Quỹ Liên Hiệp Quốc nêu ra 10 mục tiêu trên để nhằm tài trợ, tổ chức, lập chương trình để làm suy giảm, đưa đến sự chấm dứt nguy cơ cho toàn cầu. Một tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào là chiến tranh hạt nhân khởi từ chiến tranh cục bộ như hiện nay. Như vậy, khổ đau của nhân loại càng trầm trọng nếu khôngbiện pháp ngăn chặn. Trước những thảm họa tiềm năng đã nêu trên, Phật giáo có thể làm gì để góp phần giải quyết những khổ đau của loài người

III.  Phật giáo tham gia giải quyết khổ đau

Nhận biết về các vấn đề đã nêu trên, Phật giáo có thể đóng góp việc giải quyết bằng cách thực hiện các đề mục sau đây:

1. Đẩy mạnh công cuộc hoằng pháp, đưa giáo lý căn bản của Đức Phật vào đời: Tam độc tham, sân, si gây khổ, nghiệp báo, luân hồi, thủ trì ngũ giới…

2. Phổ biến, kêu gọi thực hiện nếp sống lành mạnh, hiền thiện, tri túc, tránh xa điều xấu, không dùng chất gây nghiện như rượu, ma túy…

3. Nghiên cứu, học hỏităng cường khả năng tổ chức và thực hiện các công tác từ thiện, công ích.

4. Hợp tác với các tôn giáo bạn và các tổ chức vì hạnh phúc của loài người.

 5. Tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề của thời đại.

6. Đẩy mạnh các công tác từ thiện xã hội: xây dựng các bệnh viện, trường học, nhà trẻ, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà tình thương, tham gia chương trình cứu đói, giảm nghèo.

7. Hưởng ứng các phong trào hòa bình, bảo vệ Trái đất, chống chiến tranh, vì hòa bình, chống bạo lực gia đình, xã hội, bảo vệ nhân quyền, quyền bình đẳng giới tính…

8. Gia tăng sản xuất, đóng góp tạo phúc lợi cho xã hội, giải quyết nạn thất nghiệp.

9. Chú trọng giáo dục trẻ em.

10. Gần gũi với các doanh nhân, chính khách, các nhà lãnh đạo để có thể góp ý xây dựng về các vần đề nhân sinh, chính trị…

Rất nhiều tổ chức Phật giáo trên thế giới đã và đang tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại. Ví dụ, các chương trình hành động của Hội Thân hữu vì Hòa bình của Phật giáo tại Hoa Kỳ, Liên hiệp Vương quốc Anh, Úc… Hội Phật tử châu Á vì Hòa bình (ABCP), Mạng lưới Các Phật tử Dấn thân (INEB)… và các hội nghị với các đề tài nhận diện các vấn đề cấp bách của xã hội; Tìm kiếm những thể cách giải quyết các vấn đề ấy; Xây dựng một mạng lưới giữa các Phật tử trên bình diện toàn cầu.

Theo thống kê năm 2010 của wikiwand.com, Phật giáo gồm 535 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Theo trang web buddhaweekly.com thì theo các nghiên cứu mới đây (có lẽ là tập hợp các tín đồ Phật giáo vốn không được thống kê ở nghiều quốc gia, vùng miền) thì số tín đồ Phật giáo có thể lên đến 1,6 tỷ, chiếm 22% dân số thế giới. Vậy khả năng của Phật giáo đóng góp cho việc giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay là rất lớn.

IV. Phật giáo Việt Nam có khả năng đóng góp giải quyết những vấn đề toàn cầu trong thời hiện đại

Từ đầu thế kỷ XX, các phong trào chấn hưng Phật giáo khởi lên từ Trung Quốc, Sri Lanka, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam… Khoảng bốn thập kỷ tiếp theo, tính tích cực của Phật giáo được thể hiện, đồng thời xuất hiện các từ Phật giáo dấn thân (Engaged Buddhism), Phật giáo hội nhập (Integral Buddhism), Phật giáo nhân gian (Humanistic Buddhism), Phật giáo nhập thế (Worldly Buddhism) v.v… Đây chỉ là những từ ngữ mới, nêu lên ý nghĩa nhập thế của Phật giáo từ lúc Đức Phật quyết định ở lại thế gian để truyền đạo giải thoát khỏi khổ đau.

Phật giáo Việt Nam nối tiếp truyền thống vì đời của đạo Phật từ hai mươi thế kỷ nay, khi Phật giáo vừa du nhập đến nước ta. Nhà chùa đã là những trung tâm tôn giáo, giáo dục, y học, văn hóa… Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc suốt những thăng trầm của lịch sử và ngày nay đã lớn mạnh, đủ điều kiện để tham gia vào các hoạt động của thế giới.

Thực vậy, với khoảng 50 triệu tín đồ, 40 ngàn Tăng ni, 17 ngàn tự viện, Phật giáo Việt Nam đã lớn mạnh nhất so với từ trước đến nay. Chư Tăng Ni được đào tạo kỹ càng về kiến thức, đạo đức và kỹ năng thực hiện Phật sự, đủ khả năng để tham dự các diễn đàn quốc tế, được tổ chức trong nước và nước ngoài. Hàng trăm chùa Việt Nam đã được thành lập ở các nước ngoài.

Tuy vậy, các hoạt động trong cộng đồng Phật giáo quốc tế cũng như trong các tổ chức quốc tế vì hạnh phúc của nhân loại chưa được Phật giáo Việt Nam tham gia nhiều. Khả năng đã sẵn có, Phật giáo Việt Nam sẽ đạt những thành quả tốt trong việc góp sức giải quyết những vấn đề cấp bách của toàn cầu trong thời hiện đại.
Tài liệu tham khảo:
- Barbara O’ Brien; Hot-Button Issues and Buddhism; learnreligions.com.
- Subodh Ghildiyal; Buddha’s teachings can resolve global issues; economictimes.indiatimes.com.
- Buddhist social work; buddhanetz.net.
- Buddhist and global nonviolent problem solving; http:// www.nonkilling.org/pdf/b5.pdf.
- Ten global issues; unfondation.org.

Thích Giác Toàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18923)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17118)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18279)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17708)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17718)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17614)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17566)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16765)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16080)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18422)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15484)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16463)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16883)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16331)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17851)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15252)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16712)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21220)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29854)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22158)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16990)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16939)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16395)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15023)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16440)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15456)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17027)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15980)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18213)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16110)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15262)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14457)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15455)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17854)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18004)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15268)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14794)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15537)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13520)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13363)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15645)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16846)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12077)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13517)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18119)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16409)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14324)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12836)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16527)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15661)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant