Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chánh Niệm Trong Đời Sống

20 Tháng Tư 202019:34(Xem: 6990)
Chánh Niệm Trong Đời Sống
Chánh Niệm Trong Đời Sống

Thích Nữ Hằng Như

 
Chánh Niệm Trong Đời Sống

         
   Xã hội tân tiến ngày nay, đã khiến con người không còn sống bình dị như ngày xưa, bởi vì nền văn minh kỹ thuật cơ khí, điện tử đã lôi cuốn người ta gia nhập và chạy đua với thời gian. Cái gì cũng phải nhanh, phải vội. Cuộc sống bon chen, không ai chờ đợi ai. Chính vì thế nên đầu óc con người không lúc nào trụ yên một chỗ nghỉ ngơi, mà luôn tích cực hoạt động để thực hiện những điều mới lạ cho chính bản thân mình, hoặc xa hơnphục vụ cho tha nhân. Do đó, mỗi người một cách, tùy theo khả năng hoàn cảnh của mình mà lăn xả vào cuộc đời, nhắm mắt nhắm mũi gia tăng tốc lực chạy về phía trước. Họ tranh thủ thời gian, vận dụng toàn bộ sức khỏe lẫn tinh thần để phấn đấu. Tốt thì vượt lên bằng sự nỗ lực cố gắng của chính mình để được thành công. Tệ thì tranh danh đoạt lợi và sẵn sàng trừ khử lẫn nhau bất chấp sử dụng những mưu mô xảo trá. Và dù tốt hay xấu thì đến một lúc nào đó con người ta cũng đuối sức gục ngã, bởi thể chấttinh thần bị căng thẳng và khủng hoảng tột cùng. 

            Đó là nói về tính cách riêng của mỗi người. Còn tính cách chung thì đại đa số người ta bây giờ mạnh ai nấy sống riêng với không gian ảo của mình qua máy điện tử, smartphones. Trong gia đình năm hoặc sáu người thì có năm hoặc sáu không gian riêng tư, không ai chuyện trò với ai, cũng không ai quan tâm đến ai. Lý do ư ?  Vì không ai có dư thời giờ!  Ở những nơi công cộng, trên xe bus, trên phi cơ, trên tàu hoả, tại phòng đợi... nhìn chung chỗ nào cũng thấy người ta, ngay cả trẻ nhỏ, ai nấy đều dán mắt, chúi mũi vào màn ảnh nhỏ gọn gàng trên tay, mặc cho những gì xảy ra xung quanh cũng không cần biết. Chính vì chăm chú hằng giờ vào màn ảnh nhỏ đó, mà mặt mày người nào người nấy cũng lộ vẻ bơ phờ, nhưng nét mê say ghiền nghiện thích thú thì không giấu vào đâu được. 

            Những sáng tạo văn minh điện tử nếu biết sử dụng sẽ giúp cho đời sống con người được dễ dàng thoải mái, rút ngắn thời gian, chỉ cần một cái chạm nhẹ thì tin tức đã đến bên kia bờ đại dương, nhưng thật đáng tiếc vì nhiều người đã không chịu làm chủ phương tiện, lại bị phương tiện hấp dẫn lôi cuốn, để rồi lệ thuộc vào nó suốt ngày suốt đêm khiến sức khỏe thể xác và tinh thần ngày một sa sút. Cuộc sống đã mệt mỏi như thế, môi trường sống của con người ngày thêm tồi tệ, vì độc khí thải ra từ các công xưởng kỹ nghệ, ảnh hưởng nặng nề đến tuổi thọ của con người. Xã hội thì ngày một thêm nhiều tội ác, khiến con người sống trong lo âu sợ hãi. Từ đó, những căn bệnh thời đại bắt đầu xuất hiện. Bệnh thời đại là những căn bệnh tâm thể, phát xuất do tâm rối loạn gây nên như: nhức đầu, hồi hộp, khó thở, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy nhược thần kinh, mặc cảm, bứt rứt, lo âu, sợ hãi, trầm cảm, alzheimer, mất ký ức, hoang tưởng và những biến chứng nguy hại về mặt tâm thần khiến người ta chán sống tự đi tìm cái chết v.v...

            Trong số hàng triệu người lặn ngụp trong cơn khủng hoảng khiếp đảm đó, có nhiều người đã thức tỉnh, kịp nhận ra cuộc sống của họ mất cân bằng trầm trọng và kịp quay về chăm sóc đời sống tinh thầntâm linh của mình bằng cách "học Thiền". 

            Thiền là gì? Thiền thật ra không có gì cao siêu huyền bí, mà Thiền chỉ là một chân lý sống của con người tỉnh thức. Họ cũng sống như bao người khác, nhưng không phải sống tất bật lo âu sợ hãi, mà sống với cái tâm bình thản thư giãn, không dính mắc không phiền muộndĩ nhiên là không mệt mỏi, khổ đau. Họ sống bằng cách nào? Họ cũng ăn, cũng uống, cũng ngủ nghỉ, cũng yêu đương, cũng thời trang, cũng lên mạng xã hội tìm tòi và chia sẻ tin tức. Họ cũng làm việc, cũng hưởng thụ như bao nhiêu người khác.... nhưng việc nào chừng mực ra việc đó. Tâm họ không bị quấy rối bởi việc nọ xọ vào việc kia, không bị sự ghiền nghiện đam mê trói buộc cuộc sống của họ. 

            Tóm lại "học Thiền" là học và thực hành những phương thức làm chủ tâm lý, hành động, cử chỉ, lời nói của mình. 

 

Chánh Niệm Là Gì ?

            Chánh niệm tiếng Pàli là "Samàsati" (P) hay "Samyaksmrti" (Skt) có nghĩa là sự nhận biết đúng, tương đương với tiếng Anh là "Correct Thinking" hay "Right Mindfulness or Right Awareness". Trong Phật giáo từ "Sati" có nhiều ý nghĩa, nội dung khác nhau tùy theo cách sử dụng tương ứng với tiếng Việt. Thí dụ như: Suy nghĩ điều gì đó trong đầu, sự ngẫm nghĩ, sự chú ý, sự chú tâm về một đối tượng nào đó. Sự tưởng nhớ (đến điều tốt lành) hay chối bỏ (những điều xấu xa). Chánh Niệm còn có nghĩa là lúc nào cũng "Tỉnh Giác". 

            Chánh Niệm không có nghĩa là chọn lựa do sự vận dụng của trí óc, và giữ lấy ý niệm thiện lành vừa khởi lên hoặc xua đuổi ý niệm xấu ác trong Tâm, mà Chánh Niệm có nghĩa là biết rõ ràng điều gì, qua giác quan một cách vô tư không phê phán ngay trong thời khắc "bây giờ và ở đây", một cách khách quan tuyệt đối.

            Chánh Niệm là pháp được Đức Phật dạy đệ tử áp dụng trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, trong bất cứ trường hợp nào như khi ăn uống, khi mặc áo, khi máng áo, khi đi, khi ngồi, khi quay đầu nhìn hay ngay cả khi đại, tiểu tiện v.v... Chánh Niệm vững chắc tạo ra năng lượng giúp Tâm nhận diện rõ ràng những gì đang xảy ra cho chính mình và những người xung quanh. Người ta nói Tâm quay về với Thân, Thân Tâm cùng có mặt, đó là chúng taChánh Niệm. Nếu Thân một nơi, Tâm một ngã, đó là chúng ta đã bị Thất Niệm.

Chánh Niệm (Right Mindfulness)

            Thông thường từ "Sati" được dịch sang tiếng Anh là "Mindfulness" nghĩa là "sự chú tâm, chú ý, tập trung vào một đối tượng" hay "gom tâm vào một đối tượng" để Tâm được yên lặng. Khi Tâm bận chú ý đến một đối tượng thì không thể suy nghĩ lan man hay mơ mộng đến những điều gì khác.

            Thí dụ: Những việc hằng ngày như tụng kinh, gõ mõ, lần tràng hạt, niệm Phật, may vá, lặt rau, rửa chén, lái xe, làm vườn, giải phẫu, nhổ răng, sửa sắc đẹp, làm móng tay, gõ computer, làm đồ nữ trang, vẽ tranh ảnh, quan sát hay theo dõi đối tượng v..v... Khi thực hiện một trong các công việc nêu trên, chúng ta phải chú tâm và chú ý vào những gì liên hệ đến công việc. Đó là chúng ta làm việc trong Chánh Niệm (Right Mindfulness). Nếu không, thì chúng ta khó đạt mục tiêu nhắm đến lúc ban đầu, sẽ thất bại hoặc có thể xảy ra tai nạn vì bất cẩn không chú ý. 

            Như vậy tác dụng của "sự tập trung" (concentrate) này, trước hết giúp chúng ta có khả năng ngăn chặn sự xao lãng, lo ra, hoặc hạn chế sự phóng tâm suy nghĩ linh tinh vào những việc khác. Trên thực tế làm việc gì mà chúng ta không toàn tâm toàn ý, nghĩa là Tâm không trụ vào đối tượng, hay công việc, sẽ đưa đến thất bại và dễ gây tai nạn. Chánh Niệm (Right Mindfulness) này có nội dung, có đối tượng do Ý Căn, Ý Thức hay Trí Năng làm chủ thể, là bước đầu gom Tâm vào một nơi, một chỗ (đối tượng) giúp Tâm yên lặng không tán loạn

Chánh Niệm (Right Awareness)

            Chánh Niệm này là chi thứ Bảy trong tám chi của Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh NiệmChánh Định

            Chánh Niệm ở đây có nghĩa là "nhận biết không lời" (wordless awareness) về đối tượng một cách rõ ràng đầy đủ mà không có tự ngã hiện diện để suy nghĩ, phân tích hay so sánh hoặc mong cầu điều gì. Biết không lời là đặc tính của Chánh Niệm cũng là đặc tính của Tánh Giác.

            Vì thế, khi xuất hiện trong Bát Chánh Đạo, "sati" có nghĩa là "nhận biết" (awareness). Đây là sự nhận biết đối tượng ngay tức khắc mà Vọng Tâm không có mặt. Nó không giống như trạng thái tâm chú ý, tập trung (Mindfulness). Khi tập trung thì Vọng Tâm có mặt. Vọng Tâm có mặt là có xung đột, Tâm không bao giờ yên lặng nên không thể đi đến Chánh Định được.

            Nghiên cứu "Tiến Trình Tu ChứngThành Đạo của Đức Phật" chúng ta biết rằng "Chánh Niệm Tỉnh Giác" là kết quả của tầng Thiền thứ Ba trong bốn tầng Thiền. Tầng Thiền thứ Nhất tức Sơ Thiền, Đức Phật kinh nghiệm "Định Có Tầm Có Tứ". Nhị thiền đạt "Định không Tầm không Tứ". Tam thiền Ly Hỷ Trú Xả đạt "Chánh Niệm Tỉnh Giác", Tứ thiền đạt "Định Bất Động" chứng ngộ tuệ giác về ba minh.

            Ở mức độ "Chánh Niệm Tỉnh Giác" này chúng ta có thể hiểu rằng thiền giả đang an trú trong Tánh Giác, Tâm thiền giả hoàn toàn yên lặng, không dính mắc với bất cứ những gì xảy ra trong thân cũng như ngoài thân mặc dù thiền giả biết rõ ràngchính xác những gì đang xảy ra. Có thể nói thiền giả hiện là nhân chứng giữa Tâm và cảnh lúc bấy giờ.

Cách Thực Tập "Chánh Niệm Tỉnh Giác"

            Mục đích của Thiền là hành trì tu tập để thay đổi quán tính dao động của Vọng Tâm sang quán tính yên lặng sáng suốt với niệm biết không lời gọi là Chân Tâm. Khi Tâm hoàn toàn định tỉnh, yên lặng vững chắcvẫn có nhận thức biết không lời tức biết không cần suy nghĩ, thì gọi là Định hay Chánh Định. Chánh Định là chi thứ Tám trong Bát Chánh Đạo tương đương với tầng Định thứ Tư là tầng Định cao nhất trong bốn tầng Định mà Đức Phật đã trải nghiệm và thành đạo.

            Thực tập Thiền Chánh Niệm. Có hai mức độ:

            Bước đầu thực tập Chánh Niệm (Right Mindfulness). Trước hết người tập phải sử dụng Trí Năng Tỉnh Ngộ để tu tập. Trí Năng Tỉnh Ngộ giữ vai trò chú ý, chú tâm vào một đối tượng hay một điểm nào đó để cột Tâm lại không cho Tâm tán loạn. Thí dụ như tu tập đề mục "Định Niệm Hít Vào Thở Ra" (Anapànasati Samàdhi). Ban đầu hành giả chú tâm chú ý nói ra lời "Tôi biết tôi thở vào." "Tôi biết tôi thở ra" khi hít vào thở ra. Đây là "đơn niệm Biết Có Lời", nghĩa là câu nói chỉ một nội dung duy nhấtbiết mình đang hít vào thở ra mà thôi. Kết quả Tâm được yên lặng, có Định nhưng không vững chắc, thuật ngữ gọi đây là trạng thái của Thiền Chỉ (Samatha Bhavanà). Kinh nghiệm "Định Có Tầm Có Tứ"

            Bước kế tiếp là giữ Chánh Niệm (Right Awareness) về hơi thở vào ra bằng cách "thầm Nhận Biết Không Lời" về hơi thở vào ra đó. Hơi thở dài biết dài, hơi thở ngắn biết ngắn, hơi thở nặng nề khó chịu biết hơi thở nặng nề khó chịu. Kết quả ngôn hành (Tầm Tứ) yên lặng, hành giả kinh nghiệm "Định Không Tầm Không Tứ". 

            Sâu sắc hơn là "Nhận Biết Không Lời" rõ ràng đầy đủ về những gì đang xảy ra trên thân, trong thân (thân, thọ, tâm, pháp) hay những gì xảy ra xung quanh (ngoại thân) trong hiện tại bây giờ và ở đây, mà Tâm hoàn toàn yên lặng không dính mắc. Tầng định này gọi là "Chánh Niệm Tỉnh Giác". Từ Chánh Niệm sẽ đưa đến Chánh Định

Chánh Niệm Trong Đời Sống Hằng Ngày

Cuộc sống của con người quả thật có quá nhiều lo toan, nhiều phiền não.

Nhưng dù phiền não, khổ đau cách mấy chúng ta cũng phải chấp nhận và phấn đấu để vươn lên. Vươn lên trong cuộc sống là sống làm sao cho thật xứng đáng với một kiếp người. Sống xứng đáng là sống vui, sống khỏe, sống khôn ngoan, sống có ích lợi cho mình và ích lợi cho xã hội nhân quần. Muốn có cuộc sống xứng đáng như vậy trước hết chúng ta phải tự làm chủ cuộc đời của chúng ta. Cuộc sống của chúng tatrật tự, có bình ổn, có khoẻ mạnh, có hạnh phúc thì ta mới hoàn thành được trách nhiệm của ta đối với gia đìnhxã hội. Mà muốn cuộc sống của chúng ta được bình yên, có trật tự một cách tự nhiên, thì trước tiên chúng ta phải tập bớt thói quen chạy đua theo phong trào ngoài đời và chuyển đổi thói quen vọng động của tâm thức trở nên yên lặng bằng cách học Thiền.

            Thiền không phải chỉ dành cho các vị xuất gia tu tập để đạt "giác ngộ giải thoát" không thôi, mà ngày nay, Thiền còn dành cho tất cả mọi người không phân biệt tín ngưỡng, tuổi tác, nghề nghiệp. Thiền dành cho các bậc phụ huynh, các thanh thiếu niên, ngay cả các trẻ em cũng tập Thiền để thư giãn tâm trí sau một ngày dài căng thẳng đầu óc và mệt nhoài thể xác. Thiền sẽ giúp cho chúng ta có được đời sống hiện tại an vui hạnh phúc. Chìa khóa để đạt sự an lạc này là Chánh Niệm, cho nên chúng ta phải tập sống trong Chánh Niệm. Chánh Niệm được xem như là cội nguồn, là gốc rễ để Tâm được an tịnh. Khi Tâm an thì Thân khỏe và Trí tuệ sáng suốt hơn. Chánh Niệm đi đôi với Tỉnh Thức. Vắng Tỉnh Thức chúng ta dễ dàng mất Chánh Niệm gọi là Thất Niệm. Khi Thất Niệm thì Tâm sẽ tán loạn mất năng lượng, khiến Tâm yếu đuối dễ xúc cảm. Do đó dễ rơi vào trạng thái phiền não khổ đau.

            Thực tập sống trong Chánh Niệm khó, nếu chúng ta không có mục tiêu, không cương quyết, không kiên nhẫn và không có pháp hành. Nếu chúng ta có đầy đủ những sự kiện vừa kể, chỉ cần sau một thời gian tu tập, Chánh Niệm sẽ có mặt trong ta như một thói quen, lúc đó chúng ta sẽ kinh nghiệm sự an vui hạnh phúc không cần phải cố gắng

            Thực tập Thiền không phải chỉ ngồi yên một chỗ tư duy quán chiếu về một đề mục, mà chúng ta còn cần phải thực tập trong bốn oai nghi tức là những hoạt động trong đời sống hằng ngày. Chúng ta thực tập qua giác quan mắt thấy, tai nghe, lưỡi, mũi, thân xúc chạm. 

            Chẳng hạn như nhìn thấy vật gì, chúng ta nhìn vật ấy bằng cái nhìn khách quan không để Ý Thức xen vào phân biệt khen chê. Đó là chúng ta đang tập sống trong Chánh Niệm

            Tới giờ ăn cơm, cho cơm hay thức ăn vào miệng, chúng ta biết. Khi nhai cơm và thức ăn chúng ta biết chúng ta đang nhai. Mùi vị thức ăn như thế nào chúng ta biết. Chúng ta thưởng thức, nhưng không có một ý nghĩ nào khác, kể cả niệm khen chê ngon dở khởi lên trong đầu. Đó là chúng ta đang ăn cơm trong Chánh Niệm

            Khi bước lên cầu thang chúng ta đặt niệm biết trên từng bước chân.  Đó là chúng ta đang bước đi trong Chánh Niệm.  

            Khi vào buồng tắm đưa tay vặn vòi sen, chúng ta biết chúng ta đang làm động tác mở vòi sen. Đó là chúng ta vặn vòi sen trong Chánh Niệm. Khi vòi sen toả những tia nước xuống thân thể. Chúng ta biết nhiệt độ nước quá lạnh, chúng ta điều chỉnh sang độ nước ấm. Khi nhiệt độ nước thích hợp với cơ thể, chúng ta biết nhiệt độ vừa phải thích hợp với nhiệt độ cơ thể của chúng ta. Chúng ta kỳ cọ trên thân đến đâu, chúng ta biết. Đó là chúng ta tắm trong Chánh Niệm. v.v...

            Thời gian thực tập ban đầu, có thể chúng ta dễ bị Thất Niệm. Khi phát giác đang Thất Niệm có nghĩa là ngay lúc đó chúng ta đã Tỉnh Thức thì lập tức quay về với Chánh Niệm. Khi trở thành thói quen, Chánh Niệm ở trong ta một cách tự nhiên, hay nói cách khác là chúng ta đang an trú trong Chánh Niệm, đồng nghĩa với chúng ta đang "sống Thiền" chứ không còn "học Thiền" nữa.

Kết Luận

            Tóm lại, Thiền Chánh Niệmcông năng tiêu trừ sự dính mắc, nên những áp đặt hay trói buộc của Kiết Sử truyền thống trong gia đình, sở làm, xã hội không ảnh hưởng đến Tâm. Những giây phút sống trong Chánh Niệm là những giây phút mà Tâm chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng và bình yên. Tín hiệu yên bình này tác động vào hệ thống thần kinh Đối Giao Cảm và các cơ chế trong não bộ, tiết ra những chất sinh hoá học Acetylcholine, Dopamine, Serotonin, Melatonin, Endorphine, Insulin v..v... là những chất có lợi cho cơ thể giúp Thân-Tâm được hài hoà. Thân-Tâm được hài hoà thì Thân khoẻ Tâm an. Thân khoẻ Tâm an, thì chúng ta cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Năng lượng khoẻ khoắn hạnh phúc này tạo ra năng lượng từ bi, thúc giục chúng ta thương yêu và giúp đỡ người khác để họ cũng được sống trong an vui hạnh phúc như chúng ta

            Tất cả những kết quả tốt đẹp đó đến với đời sống của chúng ta có phải là do chúng ta đã tinh tấn tu tập và sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức hay không? Câu hỏi được đặt ra đã có sẵn câu trả lời. Câu trả lời giúp chúng ta hiểu tại sao sống trong thế giới văn minh kỹ thuật tiến bộ vượt bậc, có đầy đủ tiện nghi, mà trên thế giới này vẫn có rất nhiều người không màn hưởng thụ vật chất, lại quay về với đời sống tâm linh của họ bằng cách "học Thiền". Chính nhờ "học Thiền", biết cách sống trong Chánh Niệmcon người mới thật sự được an lạc hạnh phúc, mới điều chỉnh được mọi nhiễu nhương phiền não mang tới từ đời sống. Thật quý hoá thay!

Thích Nữ Hằng Như

October 28-2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1953)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2068)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2256)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2528)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2559)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2092)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2545)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1883)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1982)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2264)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2787)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1709)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1617)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1810)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1644)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2220)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2389)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2092)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1877)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1792)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1973)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1710)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2705)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1858)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2189)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2152)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2499)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1816)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2002)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1870)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2046)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2619)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3688)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2295)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2294)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1679)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1988)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2319)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2323)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2161)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3126)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2144)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2537)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2053)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1983)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2193)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2495)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2059)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2455)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2423)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant