Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Im Lặng Như Pháp

02 Tháng Sáu 202006:13(Xem: 4820)
Im Lặng Như Pháp
IM LẶNG NHƯ PHÁP

Thích Trung Định

Hoa Vô Ưu

                                                                                                     

Người ta thường nói: “Im lặng là vàng”, nghĩa là sự im lặnggiá trị cao quý giống như vàng thật sự. Tại sao sự im lặng mà có giá trị lớn lao như vậy? Im lặng đã giúp ích được vấn đề gì cho con người trong cuộc sống? Vấn đề này nghe có vẽ như mâu thuẩn. Bởi vì, trong cuộc sống, sự nói năng giao tiếp có một chức năng vô cùng quan trọng chi phối mọi hoạt động của con người. Ngôn ngữ có khả năng chuyển tải mọi thông tin cần thiết giúp cho con người hiểu biết nhau hơn; là phương tiện truyền thông giữa con người với con người và giữa con người với cộng đồng xã hội. Ngôn ngữ còn biểu đạt được cả tâm tư tình cảm bên trong của con người. Ngôn ngữ còn là phương tiện đưa người ta đến với chân lý thực tại, thể nghiệm thực tại. Tất nhiên, ngôn ngữ có khả năng nâng người ta lên đến với chân-thiện-mỹ thì ngôn ngữ cũng có khả năng nhấn chìm con người trong vòng cương tỏa của tội lỗi. Ở đây, không bàn nhiều về vấn đề chức năng của ngôn ngữ mà chỉ muốn nói về thực tại phi ngôn, nhưng có khả năng hóa giải rất cao, đưa con người trở nên thánh thiện hơn.

Trong Phật giáo ngôn ngữ cũng có một vai trò rất lớn trong việc chuyển tải lời dạy của Phật. Hành giả nương theo lời dạy đó để tu tập nhằm đạt đến sự an lạc giải thoát. Hẳn nhiên, ngôn ngữ không phải là chân lý tối hậu, mà ngôn ngữ chỉ là phương tiện, để diễn đạt chân lý mà thôi. Đức Phật thường nhấn mạnh: “Nhất thiết Tu- đa- la như tiêu nguyệt chỉ”, hết thảy kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng, cần nương nơi ngón tay ấy để thấy mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng thật sự; hay “Như phiệt dụ giả”, giáo pháp như chiếc bè dùng để qua sông, mục đích chính là bờ bên kia, người qua sông rồi thì phải bỏ đò, chứ đừng qua sông mà ắt phải lụy đò. Từ ý nghĩa này, chúng ta dễ dàng hiểu câu nói: “Trong suốt 45 năm thuyết pháp độ sinh ta chưa từng nói lời nào.” Nói như vậy không có nghĩa Phật giáo phủ nhận vai tròchức năng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp ích rất nhiều vấn đề trong cuộc sống của con người.Thế nhưng trên phương diện tuyệt đối thì ngôn ngữ quả thật không thể chuyển tải hết tất cả giá trị của chân lý thực tại. Vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy, hay của thức khái niệm, phạm trù, nên nó có tính cách võ đoán, còn tận sâu thẳm bên trong của lý tánh tuyệt đối thì ngôn ngữ không thể diễn đạt hết. Đó là thực tại phi ngôn.

Ở đây, tôi muốn nói đến sự im lặng diệu kỳ hay vô ngôn trong Phật giáo, một thuật ngữ Phật giáo đã được biểu hiện giữa các cuộc đối thoại của các bậc thánh giả, nhưng nó có khả năng đánh thức tiềm năng giác ngộ, giải thoát cho con người.

          Vô ngôn, thực chất khi trong tâm thức không còn có sự phân biệt hay khái niệm phạm trù. Nó dứt bặt cả tưởng và tư, nên nó không cắt xén thực tại. Vô ngôn là không lựa chọn, không chia chẻ và cũng không đánh giá tiêu chuẩn một sự kiện nào hết. Sự im lặng diệu kỳ nó vượt lên trên ranh giới của nhị nguyên đối đãi, không đóng khung trong một giá trị định mức có tính chất ước lệ khuôn sáo. Đây là trí tuệ như thật hay gọi là “không tuệ” không bị dính mắc vào tư kiến, thị phi giữa hữu và vô; chơn và tục. Vô ngôn hay sự im lặng chỉ được cảm nhận giữa tâm với tâm “dĩ tâm truyền tâm”, khi hai tâm thức cùng cảm ứng trong một giai tầng nhất định thì sự đối thoại này vượt xa hơn đối thoại của ngôn ngữ thường tình.

Đầu tiên, chúng ta bắt gặp cái im lặng của đức Phật sau khi thành đạo. Sự im lặng này vừa để chiêm nghiệm lại quá trình chiến đấu và chiến thắng để thành đạo quả, đồng thời cũng để tận hưởng những phút giây an lạc thực sự sau khi chứng đắc Vô thượng Bồ đề. Sự im lặng này cũng để nói lên rằng: “Đạo của đức Phật chứng ngộ thì thật là cao xa mầu nhiệm, khó tin khó hiểu, chỉ với những bậc trí mới có thể hiểu được; còn chúng sanh thì ưa ái dục, ham thích ái dục nên khó mà tiếp nhận được giáo lý thậm thâm vi diệu này”. Khi đức Phật thuyết pháp độ sinh là vì lòng thương tưởng chúng sinh, ban vui cứu khổ, nên mở bày phương tiện quyền môn để tùy duyên hóa đạo, lợi lạc quần sanh.

Sự im lặng của đức Phật tại núi Linh Thứu, khi giữa hội chúng đức Phật đưa cành hoa sen lên, cả hội chúng không ai hiểu gì chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười tỏ ngộ “Niêm hoa vi tiếu”, rồi đức Phật phú pháp cho ngài Ca Diếp: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, nay phú chúc cho Ca Diếp”, rồi Ngài truyền pháp kệ:

“Pháp pháp bổn vô pháp

Vô pháp pháp diệc pháp

Kim phú vô pháp thời

Pháp pháp hà tằng pháp”

(Pháp nó vốn là vô pháp, vô pháp cũng là pháp, nay phú vô pháp cho Ông, nhưng pháp ấy chưa từng là pháp).

Trong cuộc đời của đức Phật, chúng ta thấy phần lớn Ngài vẫn có nhiều sự im lặng lạ kỳ. Mỗi khi có ai đến vấn nạn thì Phật thường im lặng nhiều hơn là trả lời  Thông thường mỗi khi chúng đệ tử thưa thỉnh một vấn đề gì, nếu không chấp nhận thì đức Phật từ chối; còn chấp thuận thì Ngài mặc nhiên. Sự im lặng cũng thấy diễn ra trong việc tác pháp yết ma của Tăng. Nếu yết ma thành thì Tăng im lặng mặc nhiên, nếu không thành thì Tăng có ý kiến. Sự im lặng biểu hiện sức mạnh tự nội, sự đồng thuận nhất trí cao trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh.

Sự im lặng của Tăng đoàn tại Kỳ viên Tịnh xá đã làm cho vua A-xà-thế phải kinh hoàng, sợ hãi, khi Jìvaka, một Y sỹ Phật tử dẫn ông tới yết kiến Phật vào một đêm nọ: “Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jìvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jìvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn? Biết được sự sợ hải của nhà vua trước một khung cảnh quá trang nghiêm thanh tịnh này nên Jìvaka lập tức tránh an, rồi dẫn nhà vua đến diện kiến đức Phật. Từ lần diện kiến này, vua A-xà-thế đã thực sự chuyển đổi cuộc đời sang một hướng mới, hướng của an lạc giải thoát. Chính trong những phút giây này, A-xà-thế đã khởi lên ăn năn với những lỗi lầm của mình, nhờ vào năng lực của Phật của Tăng mà vua đã làm được cuộc cách mạng vĩ đại trong cuộc đời. Từ một ông vua bạo ác hung tàn trở thành một ông vua Phật tử thuần thành hộ trì Tam. Sự im lặng đó quả thật có một năng lượng đặc biệt có khả năng chuyển hóa thanh lọc từ tận trong bản thể uyên nguyên của nội tâm, tẩy trừ tất cả mọi cấu uế lỗi lầm để trở nên thanh tịnh tuyệt đối. Sự chuyển hóa này không có sự gượng ép. Mà hoàn toàn tự nhiên như ly nược lặng yên thì cặn bả lắng xuống. Thành ra khi chuyển đổi quan điểm không có sự đối kháng, do dự hay khởi lên một sự nghi nghờ nào hết.

Trong bài kinh Thánh cầu thuộc tuyển tập Trung BộĐức Phật nhấn mạnh đến hai việc làm quan trọng của người xuất gia. Đó là thảo luận Chánh pháp  hay giữ sự im lặng của bậc Thánh . Việc thứ nhất – thảo luận Chánh pháp, ngụ ý rằng người xuất gia phải tập trung học hỏinghiên cứu và thảo luận về giáo pháp của Phật để hiểu rõ về ý nghĩaphương pháp và mục đích của việc tu học Phật pháp. Việc thứ hai – giữ sự im lặng của bậc Thánh, hàm ý sự chuyên tâm tu tập hay hành trì giáo pháp của Phật, cụ thể là việc tu thiền hay phát triển nội tâm theo lời Phật dạy

“Im lặng như Chánh pháp” là im lặng bên trong, là tĩnh lặng tâm thức. Nghĩa là dừng lại, làm cho im lắng các ý tưởng, các suy tư, ý niệm phân biệt, các vọng thức hay tạp niệm. Đó là im lặng tự nội, kết quả của phép điều tâm rất căn bản và sâu sắc trong đạo Phật

          Nhiều cái im lặng của Phật và các Thánh tăng đã thực sự làm lay chuyển tâm thức của nhiều người. Có nhiều vị có thể gọi là “cứng đầu” nhất, nhưng sự im lặng kỳ diệu đã thu nhiếp được họ. Câu chuyện giữa ngài Mã MinhHiếp Tôn Giả là một trong những câu chuyện lý thú về diệu dụng của sự im lặng.

 Trước khi theo Phật giáo, Mã Minh là một đại luận sư danh tiếng. Nhân nghe tiếng của Hiếp Tôn giả, bèn tìm đến thách thức luận chiến, và đặt cược bằng chính thủ cấp của mình. Mã minh dẫn chúng đệ tử đến trước Hiếp Tôn giả nêu luận điểm tranh luận: “Tất cả ngôn ngữ điều có thể bị phủ định.” Hiếp Tôn giả im lặng. Mã Minh không nhận được câu trả lời hay tranh luận của Hiếp Tôn giả, cho rằng ông này đã thua, bèn sinh tâm kiêu mạn: Hiếp Tôn giả này chỉ là hư danh, vì không bác bỏ nổi luận điểm của mình. Một thời gian sau, khi tự mình chiêm nghiệm về vấn đề, Mã Minh chợt khám phá ra lẽ và gọi chúng đệ tử đến và bảo: “Thật sự ta thua Hiếp Tôn giả. Vì luận điểm nói, “Tất cả ngôn ngữ điều có thể bị phủ định.” Vậy chính tiền đề đó tự thân đã bị phủ định rồi. Hiếp Tôn giả không nói gì, tất nhiên không có gì để bị phủ định.” Rồi Mã Minh đến, theo đúng giao ước, để giao nộp thủ cấp cho Hiếp Tôn giả. Nhưng Hiếp Tôn giả nói, “Tôi không cần cắt thủ cấp của ông, mà chỉ cần cắt tóc của ông thôi.” Từ đó, Mã Minh thờ Hiếp Tôn giả làm thầy. Tất nhiên về sau làm đại luận sư của Đại thừa. Thế có nghĩa là sau sự im lặng, Mã Minh lại nói, và lại nói nhiều hơn nữa để chấn hưng đạo pháp.

          Tất nhiên, về phương tiện lý giả, giữa nói năng và sự im lặng, thì sự im lặngtrình độ diễn đạt cao hơn, sâu hơn. Cho nên sau khi tường thuật chuyện Hiếp tôn giả, Cưu-ma-la-thập kết luận: “Nói và im lặng tuy khác nhau nhưng minh tông thì một. Điểm hội tụ là duy nhất, nhưng dấu đi đến có tinh có thô. Nói ở nơi cái không nói, tất chưa bằng không nói nơi cái nói. Cho nên, luận bằng sự im lặng là chổ vi diệu của luận vậy”

          Ở Việt chúng ta có thiền phái Vô Ngôn Thông, ngài là người ít nói nhưng thông minh. Trong lúc hoằng truyền Phật pháp Ngài cũng ít dùng lời nói mà phần nhiều dùng phương thức truyền tâm là chủ yếu. Theo Ngài ngay cả sự trao truyền tâm ấn cũng phải được hiểu như một sự trao truyền không trao truyền, không có người trao và người tiếp nhận và không có đối tượng trao và nhận. Chính sự im lặng này mà Ngài đã cảm hóa được Cảm Thành mà sau này thiền phái Vô Ngôn Thông  truyền đến rất nhiều thế hệ và có một thời ảnh hưởng rất lớn ở nước ta.

          Nói chung từ Phật đến Tổ tất cả đều dùng đến sự im lặng diệu kỳ để tùy cơ tiếp vật. Sự im lặng này tác động lớn đối với tâm thức của con người xưa cũng như nay, mang lại lợi ích thiết thực, giải quyết được rất nhiều vấn đề mà không có sự xung đột nào. Ngày nay giữa một xã hội đầy biến động, sự ô nhiễm môi trường tràn lan trong đó có sự ô nhiễm của tiếng ồn. Thời đại của công nghệ thông tin hiện nay càng tìm cách làm cho người ta nói với nhau nhiều hơn. Nhưng càng nói nhiều thì càng rối ren thêm, có khi trở thànhmiệng lưỡi đao búa”, gây nên khổ đau thù hận để rồi người ta xa nhau. Giữa lúc này thì sự im lặng kỳ diệu thật sự có giá trị thiết thực, không những làm cho môi trường thanh tịnh trong lành mà còn làm cho lòng người an tịnh nhiều hơn. Chúng ta có cơ hội để nhìn lại nội tâm của chính mình đẻ tìm lại nguồn hạnh phúc an lạc làm cho cuộc đờiý nghĩa thật sự.

          Từ trong sự im lặng diệu kỳ ấy, người ta tìm thấy được giá trị đích thực của cuộc sống. Để rồi khi nói năng giao tiếp tất cả đều xuất phát từ tâm chân thật, nói lời êm đẹp mang lợi lạc cho mọi người. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 344.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16720)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17046)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17693)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13394)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18396)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16208)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14891)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15937)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16158)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16186)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15336)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14945)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15383)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15572)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17232)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25801)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13928)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17423)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17561)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 17030)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14360)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13479)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15645)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36546)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16334)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17029)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15399)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15962)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14043)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16388)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15918)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17878)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16018)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19814)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20949)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13639)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13812)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14698)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14057)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15153)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14881)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13886)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13725)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15406)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28231)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22406)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17266)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17175)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15185)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16256)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant