Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thế Nào Là “phát Bồ Đề Tâm”?

08 Tháng Sáu 202006:54(Xem: 6405)
Thế Nào Là “phát Bồ Đề Tâm”?

Thế Nào Là “phát Bồ Đề Tâm”?

Thích Nữ Hằng Như

 
phát Bồ Đề Tâm 1

DẪN NHẬP

Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệp tốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.

         Nếu tâm tỉnh ngộ chịu học Phật pháp, chúng ta sẽ nhận thấy đời này được sanh làm người thực không dễ chút nào. Nếu không dày công vun bồi phước báo từ nhiều đời, nhiều kiếp thì liệu đời này chúng ta có được tái sanh ở cõi Người? Và liệu chúng ta có được tấm thân lành lặn khỏe mạnh hay không? Tư duy được như thế, chúng ta mới biết quý trọng cuộc sống hiện tại và thấy cần nên tiếp tục nuôi dưỡng chí tu học của mình.  Học pháp Phật, thực hành pháp Phật, với tâm từ bi quảng đại, chúng ta khó mà làm ngơ trước những khổ đau của những người chung quanh. Tùy theo hoàn cảnh chúng ta tham gia vào những công tác cứu khổ cứu nạn, giúp chúng sanh thoát khỏi căn nhà lửa vô minh phiền não trong khả năng của mình. Đó là chúng ta tu tập theo lý tưởng Bồ Tát Đạo mà chư Phật chư Tổ đã và đang tiếp tục. Muốn đi trên con đường Bồ Tát Đạo, trước hết chúng ta phải dũng mãnh phát Bồ Đề Tâm.

 

“PHÁT BỒ ĐỀ TÂM” LÀ GÌ?

Phát là phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát minh, phát triển, dựng nên, tạo nên, mở ra, đưa tới, hiện ra, cho ra … Bồ Đề dịch từ âm tiếng Phạn là Bodhi nghĩa là Giác.

            Tâm tiếng Phạn là Citta.  Tâm của con người chỉ có một, nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu hay Tâm Bậc Thánh hoặc Tâm Phật.  Citta là cái Biết có lời, là cái Biết của Tâm Phàm Phu. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần ngay lúc đó có sự xen vào của Ý Căn hay Ý Thức hoặc Trí Năng. Đây là cái Biết Có Lời. Nếu giác quan tiếp xúc với đối tượng thấy biết như thật về đối tượng, thì đó là cái Biết Không Lời của Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm gọi chung là Tánh Giác (Buddhità) tương ưng với Tâm Bậc Thánh. Cao hơn và sâu sắc hơn là Nhận Thức Biết Không Lời của Tâm Phật (Buddhatà). Tâm Phậtcông năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, hiểu rõ đường lối dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não, vượt thắng mọi khó khăn chướng ngại của duyên nghiệp luân hồi sinh tử. Còn gọi là Tâm Bồ Đề ,Tâm Giác Ngộ, Tâm Như v.v…

         Tâm Bồ Đề (Budhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật sự của vạn pháp, là tâm tin chúng sanh ai cũng có Phật tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

         Còn “Phát Bồ Đề Tâm” là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc khởi đầu đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộgiải thoát. Nói cách khác chúng ta đang ở địa vị phàm phu, y theo Pháp bảo, tu tập cho đến khi nào đạt được giác ngộ giải thoát mới thôi, thì gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

 

ĐẶC TÍNH CỦA TÂM BỒ ĐỀ

            Tâm Bồ Đề lấy tình thương từ bitrí huệ làm căn bản. Trí huệtừ bi phát xuất từ công năng tu tập qua pháp học, pháp hành trong đạo Phật, để tự độ thoát mình và độ chúng sanh. Tâm Bồ Đề bao gồm ý nghĩa của ba tâm. Đó là: Trực Tâm, Thâm TâmĐại Bi Tâm. Người phát Tâm Bồ Đề, phải tu tập  để có đủ ba tâm này.

- Trực Tâm:  Có thể hiểu Trực Tâm theo ba chiều hướng. Chiều hướng  thứ Nhất, Trực Tâmtâm chân thật, ngay thẳng , luôn nỗ lực tinh tấn đoạn diệt các điều ác và thường làm các việc lành.  Chiều hướng thứ Hai, Trực Tâm là tâm chánh trực, thành thật với chính bản thân mình và thành thật không dối trá lường gạt đối với những người xung quanh. Chiếu hướng thứ Ba là trên bước đường tu tập, hành giả  cần nên  xử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhằm hướng thẳng vào trọng điểm  là Tánh giác. Tánh giác là Tánh Biết, là tiềm năng giác ngộ nghĩa là nền tảng  của trí huệ, của vô phân biệt trí, của nhận thức không lời. Khi Tánh giác có mặt, dù hành giả đang tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng không bị cảnh đó chuyển tâm lôi kéo, nghĩa là không bị dính mắc, không chấp trước, không lệ thuộc. Khi Tánh giác có mặt, vô minh không có mặt, tự ngã không có mặt, phiền não, tập khí hay lậu hoặc cũng không có mặt. Cho nên người học đạo cần phải có tâm ngay thẳng, chánh trực, thuật ngữ nhà Phật gọi là Trực Tâm, tâm này tu tập không vòng vo mà hướng thẳng vào Tánh Giác là tiềm năng  giác ngộ, đưa đến quả vị Phật, là mục tiêu tối hậuhành giả phát tâm lúc ban đầu.

 

- Thâm Tâm: Trên con đường tu tập hàng ngày, với tâm chân thật, hành giả quán chiếu sâu sắc về hiện tượng thế gian, tuệ tri về tự tánh chân thật của con ngườivũ trụ. Nhận ra các pháp hữu vi đều vô thường, xung đột, biến dịch, vô ngã, trống không…  qua  Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh. Hiểu rõ  bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tin thuyết luân hồi sanh tửquy luật nhân quả v.v… Đó là những chủ đề giáo lý quan trọng mà Đức Phật đã giảng dạy còn ghi lại trong Tam tạng kinh điển. Từ những hiểu biết thâm sâu đó, tâm hành giả chuyển đổi nhận thức không còn muốn làm việc ác mà thường thích làm việc lành. Tâm này gọi là Thâm Tâm, là tâm đã và đang tu tập sâu sắc, nắm vững pháp học và pháp hành, tạm có một số tư lương để có thể áp dụng giúp mọi người bớt khổ.

Như vậy, chúng ta có thể  hiểu Thâm Tâm là tâm hiểu rõ đạo lý Phật đà, nên luôn như lý tác ý, làm những việc thiện lành tạo công đức bồi dưỡng cho Tâm Bồ Đề. Công đức tạo được là một phần động lực thúc đẩy hành giả  ngày một tinh cần hơn trong vấn đề tu trì. Nhờ đó, định lực  ngày thêm vững chắc, chí tu học ngày một vững bền. Ngược lại, nếu ít công đức, ít căn lành có nghĩa là hành giả đã lơ là thất niệm, không như lý tác ý,  để cho phiền não, tham, sân, si có cơ hội tràn vào, làm ô nhiễm cái tâm trong sạch của mình. Như vậy khi Thâm Tâm xuất hiện, nó hỗ trợ cho Trực Tâm phát huy thêm công đức thiện lành.

- Đại Bi Tâm:  Con người sanh ra đời đã có sẵn chủng tử đức hạnh, trí huệ của Như Lai. Bản hoài của Như Lai là làm sao cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi biển khổ luân hồi. Lòng từ bi của Ngài vô tận vô biên không ngằn mé. Con người cũng thế, nhưng vì vô minh che mờ chân tánh, nên đã huân tập tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… ngày này qua tháng nọ,  gọi chung là lậu hoặc hay tập khí. Những thứ ô nhiễm này không chỉ tạo nhiều khổ đau cho con người trong đời sống hiện tại mà còn kéo mãi trong nhiều kiếp ở vị lai.

       Nay học Phật, hiểu rõ nguyên nhân tại sao tất cả chúng sanhthế gian này trong đó có cả bản thân mình. Ít nhiều, ai ai cũng khổ. Là người tỉnh ngộtu tập,  khi thấy chúng sanh đau khổ, tự nhiên phát khởi lòng thương tìm cách cứu vớt. Người có tâm thương xót chúng sanh không phân biệt thân sơ như vậy là người có Tâm Đại Bi.

Nhìn chung cả ba tâm: Trực Tâm, Thâm Tâm, Đại Bi Tâm khế hợp lại với nhau giúp cho hành giả mau thành tựu Bồ Đề Tâm trên lộ trình tu tập.

Bồ Tát phát tâm, trong các thời khóa hằng ngày, chúng ta thường tụng bài kệ “Tứ Hoằng thệ độ” với mục đích trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề luôn được kiên cố, và nung nóng chí tu học vững bền, cho đến khi Phật đạo viên thành.

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

                        Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

                        Pháp môn vô lượng thề nguyện học

            Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.

Bài kệ này được xem như là là nội dung tu tập của hành giả Phát Bồ Đề Tâm. Ý nghĩa của bài kệ đó như sau:

- Chúng sanh vô biên thề nguyện độ: Bản thân của chúng ta và tất cả mọi người, mọi loài xung quanh gọi là chúng sanh. Chúng sanh (chúng tamọi người) hằng ngày sống với tâm tham, sân, si, mạn, nghi, đố kỵ, ganh ghét, hận thù, vui, buồn, sướng, khổ v.v…  Những trạng thái tâm sở này … hành hạ trực tiếp lên thân và tâm của hành giả, nên các trạng thái đó rất cần được độ thoát. Hành giả phát Tâm Bồ Đề, phải tự độ mình, tức là độ tất cả những lậu hoặc, nghiệp chướng kể trên vào Niết-bàn bằng cách an trú trong Tâm Bất Động tức Tâm Như hay Tâm Phật. Đây là  “thượng cầu Phật Đạo”, bên cạnh đó Phát Bồ Đề Tâm độ chúng sanh, hướng dẫn họ tu tập giác ngộ thoát khổ như mình. Đó là “hạ hóa chúng sanh”.

- Phiền não vô tận thề nguyện đoạn: Vọng tâm là tâm lúc nào cũng dao động, sầu bi, phiền não. Phiền não nhiều vô tận, tức nhiều không thể kể xiết. Hành giả phát Tâm Bồ Đề tu tập dẹp hết những phiền não của chính mình và giáo hóa chúng sanh giúp họ hết khổ.

- Pháp môn vô lượng thề nguyện học: Trong kinh điển ghi có tới “tám vạn bốn ngàn pháp môn”, hoặc “có bao nhiêu phiền não thì có bấy nhiêu pháp môn để đối trị”. Vô lượng pháp môn như vậy, mà chúng ta thề nguyện học hết tất cả, làm sao chúng ta học hết nổi đây? Ở điểm này hanh giả theo lời dạy của Đức Phật, tất cả hiện tượng thế gian đều không có tự tánh, nên phiền não khổ đau cũng vô thường, nó có mà cũng không có, tức có mà không thật có. Do đó nếu bao nhiêu niệm vui, buồn… khởi lên, chúng ta xem nó như những người khách đến rồi đi, mình vẫn là mình, thì các pháp đều lìa hết. Nói cách khác khi thực hành pháp Quán thuộc thiền Huệ diệt tan mọi phiền nãohành giả tạm thời xem như đã thực hiện được lời nguyện của mình. Còn nếu thực tập thiền Định thì hành giả an trú trong Tánh giác tức trong cái Biết Không Lời. Ở trong Tánh giác, tự ngã không có mặt. Không có tự ngã thì làm gì có phiền não khổ đau.

- Phật đạo vô thượng thề nguyện thành: Đạo Giác Ngộ Vô Thượng phải phát nguyện tu tập cho đến lúc thành tựu. Tổ nói trong kinh, con đường Phật đạo phải trải qua ba A-Tăng kỳ kiếp. Như vậy biết bao giờ mình mới trọn thành Phật Đạo? Nhưng mà Đức Phật cũng từng nói rằng: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cho nên chúng ta phải kiên trì tu tập không thể bỏ dở nửa chừng. Như Đức Phật Thích Ca đã trải qua vô lượng kiếp mới thành Phật. Ngày nay, chúng ta cứ noi theo gương Ngài tinh tấn tu hành. Chúng ta không mong cầu quả vị Phật thần thông biến hóa, mà chúng ta tu trì làm sống dậy Phật tánh sẵn có trong tâm của mỗi người chúng ta.

Tụng “Tứ hoằng thệ nguyện” nhắc nhở chúng ta hành trì nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề, giữ chánh niệm, không sống buông lung làm khổ mình khổ người, chứ không phải chỉ tụng suông ở đầu môi chót lưỡi.

 

TÁC DỤNG CỦA PHÁT BỒ -ĐỀ TÂM

Từ xưa đến nay, con người sinh ra đời không ai thoát khỏi phiền não khổ đau. Nhưng nếu chúng sanh đã phát tâm gắn liền đời mình vào mục đích tu tập để đạt được mục tiêu giác ngộ, giải thoát, thành Phật , thì dù trên đường đi có gặp nhiều nghịch duyên ngăn chặn cản trở. Nhưng nhờ phát Tâm Bồ Đề dũng mãnhhành giả có thể vượt qua vô lượng chướng ngại, vô lượng đau khổ, chinh phục được những pháp bất thiện đang nhắm vào.

 Phát Tâm Bồ Đề giống như chiếc áo giáp của người chiến sĩ mặc vào trước khi ra trận. Chiếc áo Phát Bồ Đề Tâm càng dày thì hành giả càng có đủ hùng lực, hay năng lực chịu đựng được những làn tên mũi đạn bắn vào mình. Nó giúp hành giả đứng vững  trước mọi phong ba bão tố, mà không một chút sợ hãi hay sờn lòng. Nhờ đã phát Bồ Đề Tâm nên hành giả kiên nhẫnhiên ngang tiến vào trận mạc thực hiện Tâm Bồ Đề  cứu độ chúng sanh bằng một tâm thức cực kỳ hoan hỷ.

Giảng về sự ích lợi của Tâm Bồ Đề, Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ dạy rằng: “ Tâm Bồ Đề giống như hạt giống có thể làm tăng trưởng pháp bạch tịnh cho chúng sanh. Tâm Bồ Đề giống như mặt đất có thể giữ gìn tất cả thế gian. Tâm Bồ Đề giống như nước trong vì có thể rửa sạch tất cả nhơ bẩn của phiền não. Tâm Bồ Đề giống như ngọn lửa lớn có thể thiêu đốt tất cả củi kiến chấp.” Lời giảng của Thiền sư Diên Thọ cho chúng ta thấy khi đạt được Tâm Bồ Đề rồi, thì hành giả mới thấy việc Phát Tâm Bồ Đề lợi ích biết dường nào!

 

HÀNH TRÌ BỒ ĐỀ TÂM

- Chúng ta biết rằng nếu chỉ ích kỷ thương bản thân thì đó là mình tạo Nhân bất toàn. Ngược lại ban phát tình thương hay phụng sự chúng sanh với tâm bình đẳng không phân biệt là Nhân của mọi điều hạnh phúc cho đời này hay đời vị lai. Vì thế chúng ta nên phát tâm sâu rộng làm lợi ích cho chúng sanh. Hãy mở rộng tâm mình cho nó thăng hoa thành đóa Đại Bi Tâm. Một đóa hoa biết rung động, thương yêu, cứu giúp chúng sanh bằng trọn cả một tấm lòng tha thiết mong mỏi chúng sanh hết khổ. Cho nên:

- Mỗi khi thấy người nào đó quá đau khổ, trong tâm chúng ta cần khởi động lòng thương. Tình thương đó giống như là nỗi lòng của người mẹ thấy con của mình  gặp nguy hiểm. Tấm lòng của người mẹ bất chấp an nguy, chỉ biết liều mình cứu con thoát nạn. Hãy nuôi dưỡng tâm mình như thế. Hãy để tâm mình dâng trào bi cảm như thế.

- Lòng bi cảm chân thật đối với tất cả mọi người bình đẳng như nhau, không phân biệt người thân quen, hay kẻ đã từng có ân oán với mình trước kia.

- Gặp bất cứ ai đang khổ  hãy thầm phát nguyện: “Nguyện cho con giúp người hết khổ”. Với ai đang vui cũng thầm phát nguyện: “Nguyện cho con giúp người mãi được vui”. Tâm nguyện này xuất phát từ lòng bi mẫn chân thật, xem tất cả mọi người như nhau.

- Một cách hành trì khác là: Bình thường, chúng ta nên quán chiếu kiếp này cũng như nhiều kiếp xa xôi quá khứ,  những người chúng ta có duyên gặp hoặc chưa gặp họ đều có thể là ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, chồng vợ, hoặc là bằng hữu, đã từng có ơn lớn đối với chúng ta. Mỗi khi quán tưởng như thế, tự dưng tâm của chúng ta sẽ dễ nổi lên lòng mong ước được thấy tất cả chúng sanh được an vui và hạnh phúc.

 Khởi lòng từ bi chân chánh, tự nhiên sẽ phát sanh nhiều điều lợi ích. Đó là đời này và đời sau, ta và chúng sanh đều có hạnh phúc. Khi chúng ta khởi và hành Từ Bi Tâm vô vụ lợi, lúc đó chúng ta đang cất giữ những chủng tử thiện lành vào trong ký ức dài hạn, thuật ngữ gọi là Tàng Thức hay A-Lại-Da-Thức. Những chủng tử này chính là những Nhân tốt lành sẽ dẫn dắt chúng ta tái sanh vào cõi tốt đẹp khi thân hoại mạng chung sau này. Và chính nó sẽ vun bồi thắng duyên trên con đường tu tập  nhiều đời tiến tới quả vị Phật. 

 Tóm lại chúng ta nên phát tâm cầu cho chúng sanh luôn có hạnh phúc, không còn khổ đau dù kẻ đó là bạn hay thù.

 

KẾT LUẬN

        Phát Bồ Đề Tâm hiểu đơn giảnlập chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô Thượng Bồ ĐềTiếp theotu tập quán chiếu phát hiện bản thể của tuệ giác ấy là Chân Như.  Trong Tam tạng kinh điển Bồ Đề Tâm được nhắc nhở đề cao và được xem như là một pháp môn tu tập căn bản quan trọng của người muốn tu thành Phật.

       Phật là một đấng Như Lai toàn giác, đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc Chánh Biến Tri, Thiện Thệ, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, là Thầy của Trời, Người v.v…  Muốn thành Phật thì phải kinh theo con đường mòn của Phật đã đi qua. Con đường đó chính là sự hành trì tu tập hoàn thiện bản ngã của mình, rồi sau đó hoằng pháp cứu độ chúng sanh như Đức Phật và chư Bồ Tát đã  phát nguyện. Con đường đi đến Bồ Tát quả hay Phật quả vô cùng khó khăn. Cho nên là kẻ phàm phu muốn tu hành, mà không lập nguyện thì khó đi đến mục tiêu tối hậu.

  Vì thế việc khẩn thiết đầu tiên là phải lập nguyện. Nguyện đã thành lập rồi thì mới có thể độ nổi chúng sanh. Tâm có phát thì Phật đạo mới có thể thành tựu. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố, thì việc tu hànhcố gắng nỗ lực bao nhiêu cũng hoài công vì tâm con người vốn vô thường, rất dễ bị trồi sụt lên xuống. Kiếp này tu hành tốt, nhưng ai dám bảo đảm kiếp sau chúng ta vẫn giữ vững quyết tâm đeo đuỗi theo con đường ngược chiều với thế gian?  

Trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Nếu quên mất Tâm Bồ Đềtu hành các thiện pháp, đó là nghiệp ma”.  Ý nói người tu dù dụng công khổ nhọc mà quên mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình, lợi chúng sanh thì tất cả những hạnh lành huân tập được, chỉ mang lại kết quả hưởng phước làm Người hay sanh lên cõi Trời. Nhưng chung cuộc vẫn bị chìm đắm trong  đường sanh tử. Tu hành như vậy vô hình chung tạo nghiệp ma, vì tiếp tục  gánh chịu vô lượng khổ đau. Cho nên vấn đề Phát Tâm Bồ Đề là điều cốt yếu của người tu giác ngộ giải thoát. Khi đã phát tâm rồi, thì phải nỗ lực chuyên cần gieo trồng hạt giống công đức hầu trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề liên tục cho đến khi nào trọn thành Phật Đạo mới không uổng phí chí nguyện ban đầu./.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(CHÂN TÂM Thiền Đường  / 28-5-2020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11809)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10712)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11248)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12279)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10366)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11523)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10907)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10668)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10116)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11463)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10242)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11145)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12712)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11011)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11948)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11991)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10496)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10926)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10556)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13528)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11234)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10582)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10449)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12720)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11666)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15068)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16323)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11784)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11628)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14014)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12153)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13694)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12126)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11589)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13179)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14302)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11834)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12514)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12141)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12027)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11587)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11425)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11471)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11324)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13239)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11604)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13351)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11837)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13654)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12404)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant