Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ Nhiếp Pháp

09 Tháng Mười 202019:48(Xem: 5485)
Tứ Nhiếp Pháp

TỨ NHIẾP PHÁP

Thích Nữ
Hằng Như

Chánh Kiến – Trái Tim Của Đạo Bụt

                                      

 TỨ NHIẾP PHÁP LÀ GÌ ?

Tứ là bốn, nhiếpthu phục, pháp phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp”  là  bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật phápcon đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.

Người Phật tử tinh tấn tu hành đạt được sự an vui hạnh phúc đó là tự lợi, mang những phương pháp tu tập san sẻ cho người khác gọi là lợi tha.

Muốn giúp đỡ người khác được như mình không phải lúc nào cũng thuận duyên dễ dàng, bởi vì chúng sanh đa số thường chấp sâu vào bản ngã, lúc nào cũng tự cho mình là hay là đúng, nên không dễ gì một vài câu nói mà họ đặt niềm tin nơi mình, nghe theo mình, mà thay đổi quan niệm. Cho nên muốn thực hành hạnh Bồ-tát, Đức Phật dạy ngoài hành trang nội điển, kinh nghiệm thân chứng, tâm chứng, chúng ta cần phải có thêm những thiện xảo đặc biệt để trợ duyên, nói cách khác làm việc gì cũng có nghệ thuật khéo léo. Bốn nghệ thuật khéo léo đó là: Bố thí nhiếp, Ái ngữ nhiếp, Lợi hành nhiếpĐồng sự nhiếp.

          Bốn pháp này được đề cập phổ biến trong một số kinh luận cả hai hệ phái Phật Giáo Theravada (Thượng Tọa Bộ) và Mahayana (Đại Chúng Bộ) như:  Tăng Chi Bộ 1, Trung A-hàm 33, kinh Thiện Sanh; Tạp A-hàm quyển 26 (kinh 636 và 637); Tăng Nhất A-hàm 22; Thành Thật luận; Đại Tập kinh 29; Đại Phẩm Bát Nhã kinh 24; Phạm Võng kinh quyển thượng; A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc luận 9; Đại Trí Độ Luận 66 và 88; Đại Thừa nghĩa chương…

            Theo kinh luận Theravada , Tứ Nhiếp Pháp  giới hạn trong phạm trù nhân quả Nhân Thiên cho cả Phật tử tại gia lẫn xuất gia.

Đối với Phật tử tại gia, Kinh Tăng Chi Bộ (III) (253) phần Nhiếp Pháp, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, có bốn nhiếp này. Thế nào là bốn? – Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự”. Kinh Thiện Sanh cũng có ghi lời Phật dạy như sau: “ Này con nhà cư sĩ, có bốn nhiếp sự. Bốn việc ấy là gì? Một là Huệ thí. Hai là nói khả ái. Ba là làm lợi cho người. Bốn là có lợi cùng chia”.

Đối với hàng xuất gia, kinh Tạp A-hàm quyển 26 (636) Đức Phật dạy rằng: “Bố thí tối thắng đó là Pháp thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi tối thắng là đối với người không tín khiến có tín, xác lập nên tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn xẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí huệ thì bằng chánh trí mà xác lập. Đồng lợi tối thắng, là nếu A-la-hán thì trao cho người quả A-la-hán. A-na-hàm thì trao cho người quả A-na-hàm. Tư-đà-hàm thì trao cho người quả Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn thì trao cho người quả Tu-đà-hoàn. Người tịnh giới thì trao người bằng tịnh giới”.

Tứ Nhiếp Pháp đối với kinh luận Mahayana có ý nghĩa hơi khác một chút. Đó là bốn phương pháp thực hành của chư vị Bồ-tát nhằm nhiếp phục chúng sinh, giúp họ quay về với Phật phápđời sống an lạc hạnh phúc. Mặc dù chư vị Bồ-tát hành đạo vô vụ lợi nhưng chính vì sự dấn thân vào đời lo cho chúng sinh đó, lại là những việc làm vô hình chung giúp các Ngài hoàn thành giác hạnh viên mãn, thành tựu quả vị Phật. Cho nên giá trị của Tứ Nhiếp Pháp là đặt nặng vào việc lợi thađiều kiện dành cho cả hai hàng Bồ-tát xuất giatại gia.

            Tóm lại Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương pháp lợi tha để giúp mọi người biết quay về với Phật pháp chân chính, hầu có được cuộc sống an vui hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.

 

Ý NGHĨA CỦA BỐN NHIẾP PHÁP

            Ý nghĩa của bốn nhiếp pháp  như sau:

            1. Bố thí nhiếp : Dùng bố thí để thu phục. Bố thí là một trong các pháp tu Ba-La-Mật của những vị phát tâm đi trên đường  A-La-Hán đạo (thập độ ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Nhẫn nại, Chân thật, Quyết định, Tâm Từ và Tâm Xả) hay Bồ-tát đạo (lục độ ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nại, Tinh tấn, Thiền địnhTrí tuệ).

        Thực hành “Bố thí nhiếp” ở đây là trao tặng những sở hữu của mình bằng vật chất, công sức, lẫn tinh thần để cứu giúp người khác khi họ cần. Việc làm thiện lành vô vụ lợi này, khiến cho người được giúp đỡ, tự phát lòng cảm mến hành vi của người bố thí, khiến họ khởi lòng tin nơi Tam Bảoquay về với Phật pháp. Bố thí có ba loại: Tài thí, Pháp thíVô Úy thí.

         1-

         a: Tài thí: Tài là tiền bạc của cải vật chất, thí là biếu, tặng, cho. Tài thí có hai loại. Đó là nội tài thí và ngoại tài thí.

          - Nội tài thí: Dùng thân mạng hay một vài bộ phận trong cơ thể để bố thí khi còn sống. Đây là hành động buông xả lớn của các vị Bồ-tát. Ngày nay có phong trào hiến máu nhân đạo do các trung tâm y tế phát động, những người khỏe mạnh tình nguyện hiến tặng máu của mình với mục đích cao đẹp nhằm cứu sống các bệnh nhân thiếu máu. Có những người đồng ý ký giấy sau khi chết hiến một số chi phận trong người hay toàn bộ thân xác cho khoa học nghiên cứu … Tất cả đều thuộc về nội tài thí.

        - Ngoại tài thí: San sẻ giúp đỡ cho những người khó khăn, hoạn nạn, khuyết tật… nhằm giúp họ vơi bớt nỗi khổ đau bất hạnh bằng chính tiền bạc, tài sản, vật chất do mình tạo dựng một cách lương thiện hoặc đóng góp thời giờ và công sức của mình vào các công tác thiện nguyện.

       b. Pháp thí: Pháp là những lời dạy của Đức Phật được ghi chép lại trong tam tạng kinh điển từ thấp đến cao. Tùy theo khả năng mà chúng ta mang lời Phật dạy chia sẻ cùng quần chúng, giúp họ thấu đạt tình lýtu tập hầu giúp họ giảm bớt phiền não khổ đau, có được cuộc sống an vui.

          Lại nữa, nếu đem kiến thức hiểu biết của mình trong ngành giáo dục  giảng dạy người mù chữ, hay kiến thức về y học giải thích cách sống vệ sinh cho dân làng miền quê, hoặc đem những hiểu biết trong nghề nghiệp chân chính hướng dẫn cho người khác, giúp họ biết cách sinh sống không làm tổn người hại vật v.v…   Giúp người mở mang kiến thức đời và đạo như vậy, đều được xem là pháp thí.

       c: Vô Úy thí: Vô Úy là không sợ hãi. Vô Úy thí là pháp giúp người ta không còn sống trong sợ hãi. Nghĩ lại, con người từ khi sinh ra và lớn lên có nhiều nỗi sợ hãi. Người ta sợ bóng tối, sợ một mình giữa nơi hoang vắng, sợ cô đơn, sợ buồn, sợ tai nạn, sợ gặp hòan cảnh khó khăn, sợ mất việc làm, sợ mất người yêu, sợ mất chồng,  sợ mất vợ, sợ mất con, sợ già, sợ bệnh, sợ chết và nhiều thứ sợ vu vơ khác không kể hết… Để giúp con người vượt qua những sự sợ hãi này Bồ-tát giáo hóa chúng sanh bằng cách chỉ bày nhiều phương tiện như Quán, Chỉ, Định, Huệ nhằm khai mở trí tuệ cùng thực hành các pháp tu biết cách làm chủ bản thân mình. Khi hành giả biết cách làm chủ bản thân sẽ không còn sợ hãi nữa.

            2. Ái ngữ nhiếp: Dùng lời nói khả ái để thu phục. Khéo léo dùng lời nói từ tốn, hòa nhã, lịch sự, không gian dối, chủ ý giúp nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người về Phật pháp.  Gặp người thiện thì tùy hỷ, khuyến tấn họ tiếp tục. Gặp người ác thì khuyên nhủ họ lìa xa ác hạnh, bằng những lời lẽ cảm thông, trìu mến, xây dựng, không ác ý sẽ tạo được mối thân thiện. Từ đó, người nghe khởi lòng mến phục, dần dần họ sẽ tự thay đổi lập trường và dễ chấp nhận khi nghe chúng ta đề cập đến Chánh pháp. Như vậy qua pháp Ái ngữ chúng ta có thể thu phục được người nghe, giúp họ dần đến chỗ khai ngộ Chân lý. Ái ngữ sử dụng đúng lúc, đúng thời, chính là một nghệ thuật sống phù hơp với đạo lý làm người… Thật vậy, sinh hoạt trong gia đình, nơi học đường hay ngoài xã hội, lời nói nhẹ nhàng hòa nhã chân thậtân cần thường dễ dàng nhiếp phục mọi người hơn là cọc cằn, thô lỗ, dữ tợn.

            3. Lợi hành nhiếp: Làm những việc có lợi ích cho mọi người không phải chỉ bằng ý nghĩ hay lời nói mà còn phải dấn thân hành động khi gặp dịp. Chẳng hạn như góp tiền bạc hay công sức đắp đường, bắc cầu, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão, trại mồ côi, nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân nghèo, dấn thân dọn dẹp đường xá hay đồ đạc nhà cửa sụp đổ do bảo lụt thiên tai gây nên v.v… Những hành động nói lên tinh thần phục vụ tốt đạo, đẹp đời, nêu cao phẩm chất từ bi hỷ xả của “Lợi hành nhiếp”, khiến cho những người xung quanh sinh lòng cảm mến và thay đổi thái độ, quay về với lối sống tốt đẹp của người tu theo đạo Phật.

            4. Đồng sự nhiếp:  Cùng làm chung một công việc như nhau. Có thể là cùng nghề nghiệp, hay cùng sinh hoạt trong một đạo tràng. Làm chung một cơ sở chúng ta có cơ hội sống gần gũi với mọi người nhằm giúp đỡ họ làm tốt công việc khi họ cần. Sinh hoạt chung trong một đạo tràng, chúng ta có cơ hội gần gũi giúp bạn đạo cùng tiến tu trên con đường học Phật.  

Muốn nhiếp phục mọi người chúng ta cần phải sống hòa đồng với mọi người trong mọi hoàn cảnh vui, buồn, sướng, khổ, thành công hay thất bại. Phong cách sống của chúng ta cũng phải hòa hợp không nên có thái độ phân chia giai cấp giỏi dở. Trong Tứ Nhiếp Pháp, “Đồng sự nhiếp” là phương pháp dễ đưa tới hiệu quả nhất vì mỗi ngày chúng ta sống gần gũi với người chúng ta muốn thu phục, chúng tathời gian, có cơ hội áp dụng cả bốn phương pháp nhiếp phục, đồng thời nêu tấm gương tốt của người Phật tử tại gia của mình cho họ nhìn thấy.

        Nhìn chung, Tứ Nhiếp Pháp là hạnh tu đối với người xuất gia hay tại gia. Nó mang ý nghĩa cao đẹp đầy lòng nhân ái, nhằm giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao giá trị phạm hạnh, nhân cách và trí tuệ của mọi người, chẳng hạn như muốn thu phục bạn đồng tu giống như mình về phương diện đạo đứcgiữ giới đã thọ, giúp người khác về mặt pháp học cũng như pháp hành để tất cả mọi người đều có kết quả mỹ mãn như nhau trên con đường tu học..

 

GIÁ TRỊ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP

            Tuy phân chia Tứ Nhiếp Pháp thành bốn Pháp, nhưng thực ra bốn Pháp này đều liên hệ mật thiết với nhau, vì tất cả cũng chỉ là pháp tu nhằm nâng cao việc hành trì phục vụ chúng sanh trong tinh thần từ bitrí tuệ, với mục đích cao thượng là giúp chúng sinh mau thoát khổ giác ngộ ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.    

           Thực hành Tứ Nhiếp Pháp có lợi cho cả hai bên. Một bên là có lợi cho chính mình trên đường tu là sẽ hoàn thành hạnh nguyện Bồ-tát phục vụ chúng sanhđiều kiện. Còn người nhận Nhiếp Pháp cũng sẽ được lợi lạc an vui vì được nhiếp phục xa lìa tà kiến vô minh trở về với Chánh pháp.

        Pháp môn này không chỉ dành riêng cho đệ tử của Đức Phật thuộc hàng xuất gia hay cư sĩ, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, tu tập, thực hành để có cuộc sống an lạc hạnh phúc trong bất cứ môi trường nào. Về phương diện cá nhân, ta tự gieo và nuôi dưỡng được hạt giống thiện lành tạo phước báo cho mình trong đời sống hiện tại và tương lai. Tất cả mọi người trong gia đình, ai ai cũng là người hiền lương, lúc nào cũng thành tâm thành ý hoàn thành trách nhiệm và bổn phận của mình thì gia đình đó chắc chắn được sống trong  hòa thuận, vui vẻhạnh phúc. Trong cộng đồng xã hội nếu mọi người cùng tu tập bốn phương pháp này thì xã hội sẽ được ổn định, không còn tội ác.

            Đối với người tu, Tứ Nhiếp Pháp là hành trang cần thiết cho họ trên con đường hoằng pháp lợi sanh. Triết lý Tứ Nhiếp Pháp do Đức Phật dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm qua, cho đến bây giờ áp dụng vẫn không bị lỗi thời. Nó vẫn phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, nhất là những việc làm chia xẻ đầy tình người của Pháp Bố Thí gồm Tài thí (nội tài thí và ngọai tài thí), Pháp thíVô Úy thígiá trị nhân văn đạo đức rất lớn. Nó có công năng cảm hóa con người tránh xa nếp sống tội lỗi, khiến xã hội bớt đi những tệ nạn bất công, mọi người được sống trong bình yên hạnh phúc.

   

KẾT LUẬN

            Tóm lại Tứ Nhiếp Pháppháp môn thực hành của người tu tập đi vào đời nhằm nhiếp hóa, cảm phục lòng người với  mục đích cao thượng là giúp mọi người quay về sống trong Phật Pháp dẹp bỏ tham sân si. Những ai tu học Phật, nếu quán Tứ Nhiếp Pháp sâu sắc sẽ nhận ra niềm an lạc hạnh phúc khi mình thực hành Pháp này. Chẳng hạn như phát nguyện bố thí tài vật hay chính nội tài  của mình như hiến máu, tặng thận…  chẳng hạn! Hành động cứu sống mạng người, mang niềm tin vui, hạnh phúc cho chúng sanh, thì chính bản thân mình cũng được an lạc hạnh phúc. Đó là chưa kể càng làm nhiều việc phước thiện thì ruộng phước báo của mình ngày càng gia tăng, đời sống của mình mới có giá trị.  Còn như nhiếp phục được chúng sanh quay về với Chánh pháp tu hành đi đến giải thoát giác ngộ, thì công đức lớn lao không kể siết. Đức Phật dạy pháp tu này cho tất cả mọi người không phải dành riêng ai. Nếu chư vị Bồ-tát phát nguyện dâng hiến cuộc đời các Ngài cho lợi ích chúng sanh qua Tứ Nhiếp Pháp, thì chúng ta là những Phật tử tại gia cũng có thể noi gương của các Ngài mà tu tập theo bốn pháp này trong khả năng và hoàn cảnh cho phép. Đã xác nhận điều này có thể thực thi, thì tại sao chúng ta không mau cùng nhau thực hành ngay bây giờ?

                                    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

                                                   THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                     (Chân Tâm thiền thất ; 28/9/2020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9970)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9365)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10766)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15079)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10410)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12551)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9944)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9154)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10116)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9278)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9761)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12322)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9627)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9692)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12902)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9479)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10098)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11368)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10325)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24641)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10670)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11992)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9977)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14383)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13851)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14955)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10209)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10318)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9887)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13249)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8976)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10541)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9436)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9226)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11605)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11397)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10916)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10201)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12577)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9034)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16259)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9804)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9516)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10657)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10777)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9228)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10298)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11645)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10029)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9499)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant