Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tam Chủng Ma

06 Tháng Mười Hai 202018:29(Xem: 4303)
Tam Chủng Ma
Tam Chủng Ma

 Thích Phước Thiệt

Hết Củi Thì Lửa Tắt

“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại maThiên ma.

 

(I) Phiền Não Ma

 

    a) Phiền não ma chỉ cho các phiền não tham nhiễm, hờn giận, si mê, khinh mạn, nghi ngờ ác kiến; cho đến các thứ ma ngũ ấm, lục nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Loại ma nầy cũng gọi là Nội ma, do lòng mê muội điên đảo sanh ra, nên phải dùng tâm chân chánh sáng suốt giác ngộgiải trừ. Phàm phu tự mình đã có những nghiệp riêng, lại do cộng nghiệp sống chung trong khung cảnh mà người xung quanh phần nhiều tánh tình hiểm ác, nghiệp chướng sâu dầy, nên dễ động tâm sanh phiền não. Có kẻ không chịu đựng nổi sự lôi cuốn của Ngũ trần nên bị sa ngã. Có người vì nghịch cảnh, khiến cho bi thương sầu não, chí cầu tiến tiêu tan. Những sự việc nầy xui khiến người tu nhẹ thì ưu sầu, uất ức sanh bệnh; nặng thì chán nản bỏ đạo, hoặc phẫn chí tự tận; nguy hại hơn nữa, tất đến chỗ đối với hàng xuất gia tại gia đều mất hết mỹ cảm, tránh xa chán ghét, sanh việc khinh rẽ chê bai, không tin nhân quả, làm điều ác, rồi phải đọa Tam đồ.

 

    b) Muốn đối trị thứ ma nầy, hành giả phải quán xét phiền não là hư huyễn, xao động, nóng bức, trói buộc, tối tăm, chỉ làm khổ cho người và mình. Dứt phiền não, ta sẽ trở về chân tâm tự tại giải thoát, mát lặng sáng trong, an vui mầu nhiệm. Đối với sự mê chấp từ Năm ấm cho đến Mười tám giới, cũng nên quán như thế. 

    

        1- Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật bảo: “Các ngươi chớ nên tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, dù thô hay dù tế. Nếu mê đắm tham trước, tất bị nó thiêu đốt.

 

       2- Khi xưa Đức Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi một vị Thiên nữ: “Ngươi xem Mười tám giới như thế nào?” Thiên nữ đáp: “Như thấy kiếp lửa đốt thế gian!” Đây là những lời cảnh giác để phá trừ loại ma phiền não.

 

       3- Phiền não ma hay Nội ma, nếu không chế phục được, tất sẽ chiêu cảm đến Ngoại ma.ở ngoài đến phá. Lời xưa nói: “Trong cửa có tiểu nhơn, ngoài cửa tiểu nhơn đến. Trong cửa có quân tử, ngoài cửa quân tử đến.” Lại như khi ăn trộm đào ngách muốn vào nhà, gia chủ hay được tỏ ra bình tỉnh răn trách, tất nó phải sợ hãi bỏ đi. Nếu chủ nhà kinh sợ rối rít năn nỉ, đó chính là thái độ khuyên rước trộm vào nhà vậy.

 

(II) Ngoại Ma

 

Ngoại ma là những loài ma quỷ thần yêu mị bên ngoài. Người tu khi có đôi chút công phu, liền bị nó đến thử thách phá khuấy. Loài nầy có thể chia thành Ba hạng là Bố ma, Ái ma và Não ma:   

 

         a) Bố Ma: Bố ma là loài ma ưa khủng bố làm cho người kinh sợ. Thứ ma nầy thường hóa hình cọp, sói, rắn, rít, hoặc các loài thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát các người tu. Những hình tướng nầy biến huyễn vô cùng, hoặc không đầu, nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt; hoặc mình người đầu thú, mình thú đầu người, hoặc cầm khí giới, hoặc phung lửa đỏ. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá làm mất chánh niệm, lắm khi sanh điên cuồng. Gặp cảnh nầy, nên nghĩ các tướng đều giả dối, ma chỉ có thể hủy diệt huyễn thân chớ không thể phá hoại được chân tâm. Suy xét như thế rồi bình tĩnh không sợ chết, an nhiên chuyên tâm niệm Phật hoặc trì chú, nó sẽ tự rút lui.         

 

         b) Ái Ma: Ái ma là loài ma khích động lòng ái dục cho đến tâm tham nhiễm cảnh Ngũ trần. Chúng hóa hình nam, nữ lõa lồ xinh đẹp; hoặc hình cha mẹ anh em, kẻ thân mến, cho đến thân Phật, Bồ-Tát tướng tốt trang nghiêm để khuyến dụ. Nếu người thích ăn ngon, chúng hóa sơn hào hải vị, hương thơm ngào ngạt đem dâng; người ưa bảo vật, chúng hiện hình thú lạ ngậm châu ngọc đến hiến tặng. Tùy tâm niệm hành giả ưa thích điều chi, chúng liền hiện ra thứ ấy. Chúng có thể dùng ma lực khiến cho người tu được tà định, tà trí, tài biện thuyết, phép thần thông biết quá khứ vị lai. Những kẻ không hiểu cho là đã chứng đạo quả, thảy đều tin phục; song kỳ thật người đó trong tâm điên đảo, chuyên làm phép quỷ mê hoặc thế gian.

 

       1-  Có một nhà sư Việt Nam tu tại một ngôi chùa bỏ hoang bên Lào. Trong khi thiền định, ông thấy một nhóm mỹ nhân lõa lồ, nắm tay nhau nhảy múa. Sư trấn định tâm không nổi, bèn thành khẩn niệm Phật, tướng ấy liền tan.      

 

       2- Một câu chuyện khác: Khi xưa bên Trung Quốc có một vị sư đang tham thiền, nhân khi trời lạnh bụng đói, động niệm tưởng ăn; sư liền thấy một thiếu phụ bưng thức ăn đến cúng dường. Thiếu phụ quỳ xuống sớt đồ ăn vào bát, thỉnh sư nên dùng liền kẻo nguội  mất ngon. Sư vì đói muốn thọ dụng ngay, nhưng nghĩ chưa đến giờ thọ trai, nên nhẫn nại bảo hãy tạm để một bên, chờ đúng giờ sẽ ăn. Thiếu phụ nghe nói, có vẻ hờn giận bỏ đi. Giây lâu sau đúng ngọ, sư giở bát ra thấy trong ấy toàn là dòi bò lúc nhúc. Chừng ấy ông mới tỉnh ngộ, biết vừa ộng sanh vọng niệm, liền rước lấy cảnh ma; may nhờ có chút định lực mới khỏi ăn đồ dơ và phạm giới sát.

 

       3- Lại cũng một vị sư tu thiền trong núi, thấy mình lẻ loi cô quạnh, nên sanh vọng tưởng muốn được một ít người cùng ở chung cho vui. Vừa đâu có bà lão dẫn hai cô gái trẻ đẹp, bảo nhà ở dưới làng chân núi, tìm đến am tranh cầu xin dạy đạo. Vị Tăng ban đầu không nghi ngờ, liền thuyết pháp khai thị. Tới lui như thế lâu ngày, một hôm bà lão bạch sư xin cho hai cô gái làm thị giả lo việc giặt giũ cơm nước cho sư đỡ cực nhọc. Sư nghe nói thoáng sanh lòng nghi, liền nghiêm trách từ chối. Ba người tỏ vẻ hờn thẹn bỏ đi. Sư lén theo dõi qua một khúc quanh bỗng chợt mất bóng, sư đến xem thì đã cùng đường, lại không có nhà cửa chi cả, chỉ thấy ba gốc cổ thụ, một to hai nhỏ. Sư suy nghĩ biết đây là yêu tinh cổ thụ, muốn đem búa chặt đốn hoặc nổi lửa thiêu đốt để dứt trừ hậu hoạn. Vừa nghĩ đến đó bỗng thấy ba người hiện ra cầu sám hối và xin tha mạng. Thế mới biết tâm yên cảnh lặng, vọng khởi ma sanh, người tu phải ghi nhớ điều nầy.

 

     c) Não Ma      

 

         1- Não ma là loại ma chuyên phá rối, làm não loạn người tu. Có giống tinh mị mỗi loài đến theo giờ của nó, đại khái mỗi giờ có ba loài, mười hai giờ thành ba mươi sáu loài tinh thú. Như giờ Dần đến, tất là loài cọp, beo, gấu; giờ Mẹo đến là loài mèo, thỏ, cáo; giờ Thìn là loài, rồng, cá, thuồng luồng…Theo trong Tọa Thiền Chỉ Quán có thứ quỷ Du-Lạp Kiết-Chi, Tàu gọi là Đôi Dịch, đầu mặt như cây đàn tỳ-bà, bốn mắt hai miệng, thường ưa khuấy động phá rối người tu. Chúng chờ khi người tu đang tụng niệm, hóa ra sâu trùng, hoặc bò lên khắp đầu mặt, hoặc chun vào miệng, lỗ mũi, mắt, lỗ tai; hoặc chui vào nách, bụng của hành giả mà cắn chích. Đôi khi chúng kêu vang vào lỗ tai, làm thành tiếng ồn ào, nhức óc; hoặc chợt ôm giữ người, quơ tìm thì không đụng thấy. Chúng còn hóa ra cảnh Ngũ trần hoặc thuận, hoặc nghịch, hoặc không thuận nghịch, biến huyễn khôn lường, làm cho hành giả loạn động chẳng biết đâu mà nhận thức, dễ mất định tâm. Muốn đối trị với Ba mươi sáu loài tinh thú, cứ theo giờ kêu tên của nó mà quở trách; với ma Đôi Dịch, nên tụng Tam quy Ngũ giới hoặc Giới bổn, bởi chúng là thứ quỷ phạm tội phá giới. Làm như thế chúng liền ẩn mất. Hoặc cách đối trị tổng quát là nên nhiếp tâm vào chánh định, hay chuyên chỉ trì chú niệm Phật, chúng sẽ tan biến.

 

         2- Ngoại ma còn là những ma bàng môn tả đạo. Những vị kiếp trước hoặc kiếp nầy đã từng tu theo ngoại đạo, sau trở lại qui y Phật pháp; hoặc những vị tuy chỉ nương về Tam Bảo, nhưng xưa kia ông bà cha mẹ đều theo bàng môn tả đạo, thường hay bị ngoại ma phá rối.  Bởi lối tu của ngoại đạo đều không rời phiền não hữu lậu, còn trong vòng tự cao chấp ngã, tham đắm quyền danh, nên hàng ngoại đạo hay quy tụ bè phái, không muốn cho người có ít nhiều liên hệ với phe mình tu theo đạo khác.

 

III) Thiên Ma

 

     a) Thiên ma là loại ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, thuộc tầng thứ Sáu của trời Lục Dục. Loại ma nầy có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của Ngũ trần, cho đó là cảnh khoái lạc  tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục nhiễm, không muốn ai thoát khỏi phạm vi ấy. Khi hành giả đạt đến mức tu khá cao, tâm quang phát lộ, ánh sáng chiếu thấu lên cõi trời Tha Hóa làm cho cung điện ma rung động, chúng liền phát giác và vì sợ e có người giải thoát, làm quyến thuộc mình sẽ giảm bớt đi, nên tìm cách phá hoại. Chúng hiện ra nhiều cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc khuyến dụ, hoặc giúp sức cho tà định tà trí cùng thần thông cốt để gạt gẫm; lại thay phiên nhau rình rập không giây phút nào rời  để chờ cơ hội thuận tiện. Nếu hành giả có một  niệm sơ hở, liền bị chúng ám nhập, xúi dục làm những điều trái đạo đức, đời tu kể như đã hư tàn.

 

 

       b) Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát đã từng khuyên dạy: “Trong khi hành giả tịnh tu, thường bị các thiên ma, ngoại đạo, hoặc quỷ thần làm não loạn. Chúng hiện các hình  tướng ghê rợn để khủng bố, hoặc tướng nam nữ xinh đẹp để quyến rũ. Có khi chúng hiện thân Phật, Bồ-Tát hay chư Thiên với các tướng trang nghiêm; hoặc nói các môn đà-la-ni; hoặc nói pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; hoặc nói các pháp bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, khen ngợi cảnh không oán không thân, không nhân không quả, cứu cánh rỗng không vắng lặng, bảo đó là chân Niết-bàn. Hoặc chúng làm cho hành giả biết đời trước của mình, suốt việc quá khứ vị lai, thấu rõ tâm niệm của mọi người, cho đến được biện tài vô ngại. Chúng khiến người tu tham luyến danh lợi thế gian, tánh tình thất thường, hay giận, hay cười, ưa ngủ, nhiều bệnh, dễ xót thương xúc cảm, có khi rất tinh tấn, lắm lúc lại trễ nải biếng nhác. Hoặc chúng xui hành giả sanh tâm nghi ngờ, không tin, nhiều lo nghĩ, bỏ pháp tu căn bản trở lại tu các tạp hạnh, đắm nhiễm những việc triền phượcthế gian. Hoặc chúng làm cho hành giả được một ít phần tương tợ như tam-muội, có thể ở trong định từ một ngày cho tới bảy ngày, thân tâm an vui không biết đói khát; song đó là do sức tà chứng của ngoại đạo gia bị, không phải chân tam-muội. Hoặc lại khiến cho hành giả ăn uống không chừng độ, khi nhiều khi ít, sắc mặt biến đổi luôn. Khi gặp những cảnh như trên, người tu phải dùng trí tuệ quán sát, gắng giữ chánh niệm, đừng sanh tâm chấp trước mà lạc vào lưới tà. Phải kiên trì như thế mới xa lìa được ma chướng.”

 

     c) Kết lại, chỉ có hai loại ma là Nội ma và Ngoại ma; Thiên ma cũng thuộc về loài ngoại ma. Nhưng sở dĩ lập Thiên ma thành một loại riêng, là vì muốn cho hành giả lưu ý đến sự phá hoại nguy hiểm tinh vi của nó. Ngoài Phiền não ma, Ngoại ma, Thiên ma như trên, trong  kinh còn nói đến Bệnh ma và Tử ma. Bởi cơn đau bệnh thường làm cho hành giả tiêu giảm công phu, lại tu chưa đến đâu rồi chết có thể khiến người thối thất đạo quả, nên mới gọi là ma. Nhưng Bệnh ma và Tử ma đại ý chỉ sự chướng ngại của bệnh và chết thuộc về thân Tứ đại trên đường tu, không có tính cách phá hoại khuấy rối để giết hại đạo tâm theo đúng nghĩa của ma.

 

     d) Sức tu của người thời nay phần nhiều bị Phiền não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma nầy chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi. Trong Kinh Lăng-Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, Đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì Mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định. Ấn Quang Đại Sư đã bảo: “Mới xem qua dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh nầy vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng Đệ tam Thánh quả A-Na-Hàm mà còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa, thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bậc thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của Đức A-Di-Đà không còn nạn ma nữa.”

 

     e) Xem  Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền.

 

f)     Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ-Tát sau khi kết hợp tổng quát về tinh yếu của pháp Đại Thừa, và trình bày xong đường lối tu tập, Ngài đã bảo: “Cõi Ta-Bà phiền não cang cường, chánh tín khó vững, không thường được gặp Phật nghe pháp, đường tu nhiều hiểm nạn chướng duyên. Nên biết Đức Như Laiphương tiện thù thắng, dạy cầu sanh về cõi Tịnh Độ ở Tây Phương. Như trong khế kinh nói "Nếu chuyên tâm niệm Phật A-Di-Đà, đem công đức tu hồi hướng cầu sanh Tây Phương, thì sẽ được về thế giới Cực Lạc, thường thấy Phật nghe pháp, không còn thối chuyển." Nếu hành giả y theo đường lối tu nầy, quyết định sẽ được vào Chánh định tụ.”

 

Thích Phước Thiệt trích từ Từ Điển Phật Học Offline – Trang Nhà Quảng Đức – 29/11/20

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10680)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15045)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10396)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12467)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9907)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9123)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10011)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9258)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9714)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12294)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9614)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9674)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12881)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9455)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10056)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11339)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10310)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24609)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10664)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11975)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9952)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14350)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13818)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14938)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10180)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10294)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9865)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13223)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8944)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10519)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9419)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9217)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11594)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11381)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10898)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10174)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12569)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9011)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16238)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9778)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9504)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10641)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10762)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9213)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10284)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11631)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10008)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9484)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13782)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15491)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant