Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyển Mà Bất Chuyển

18 Tháng Mười Hai 202018:04(Xem: 4092)
Chuyển Mà Bất Chuyển

CHUYỂN MÀ BẤT CHUYỂN

Chân Hiền Tâm

Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Thời tiết xoay vần xuân lại thu
Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu
Giàu sang nhìn lại một trường mộng
Năm tháng ôm suông một hộc sầu

Xuân, hạ, thu, đông rồi xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa thay đổi. Xuân đến là xuân sinh. Xuân đi là xuân diệt. Đông đến là đông sinh. Đông đi là đông diệt. Sinh sinh diệt diệt xoay vần. Con người sinh ra rồi chết. Khoảng giữa ấy là bệnh và lão. Cũng có những khoảng lão bệnh không hiện hành, chỉ thấy sống và chết vội vả.

Chết thật nhiều mà sinh cũng không ít. Cứ theo nghiệp lực mà đi, từ dạng này sang dạng khác, từ con người sang súc sinh, lên thiên đường rồi xuống địa ngục. Cảnh giới theo đó mà thay đổi. Thiên đường dù đủ bốn mùa, hạ cũng mát mẻ, đông chẳng cô hàn. Địa ngục dù đủ bốn mùa, cũng loang quanh với hàn lạnh và nóng bức. Chỉ cõi người là pha trộn mọi thứ. Một chút thiên đường. Đủ để lôi người đời tham sống sợ chết. Một chút địa ngục. Đủ để người đời dừng lại và quay đầu. Rất nhiều thứ đang rục rịch để biết sự sống đang hiện diện. Sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, như bồn mùa xuân, hạ, thu, đông, mưa rồi nắng.

Sinh và diệt, sống và chết là hai trạng thái bắt đầu và chấm dứt của một hiện tượng hay một sinh vật. Khoảng giữa ấy là trụ và dị. Sinh ra và tồn tại đó, là trụ. Một sự tồn tại luôn biến dịch, không trạng thái nào giống trạng thái nào, là dị. Người đời chỉ thấy sinh, trụ rồi diệt. Ít ai nhận được mặt biến dịch liên tục này trong đời sống con người. Song đời người là thế. Các sinh vật khác cũng như thế. Biến dịch thay đổi lên tục. Chết, nhưng không phải ngay lúc chết ấy mới chết, mà đang chết từng giờ, từng phút, từng giây, trên từng sát na. Chính cái chết trong từng sát na đó mà con người trưởng thành, lớn lên, già và … chết.  

Trong hội Lăng Nghiêm, khi được hỏi về thân thịt của mình là kim cang hay hoại diệt, vua Ba-tư-nặc trả lời: “Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay rồi cũng hoại diệt”. Phật hỏi: “Ông chưa từng diệt, sao biết sẽ diệt?”. Ông không trả lời nhìn thiên hạ thì biết. Có ai sinh ra mà không chết? Sống thọ như Bành Tổ rồi cũng chết. Đạo lực như Phật rồi cũng chết. Dù tôi đòi cùng kiếp hay tôn quý tột bực, có sinh là có diệt, chỉ là sớm hay muộn, trẻ hay già. Chết thì thân hoại mạng chung... Ông trả lời, thân vô thường biến hoại của con đây, tuy chưa từng diệt, nhưng con thấy hiện tiền mỗi niệm dời đổi mãi không dừng, như lửa thành tro dần dần tiêu mất. Vì dứt mãi không dừng, nên con biết thân này nhất định phải theo đó mà hoại diệt. Một cái thấy không như người đời. Biết thân này sẽ diệt vì hiện tại thân này đang dời đổi. Như lửa nương củi mà cháy. Củi thành tro, lửa cũng dừng. Nếu thân này không có sự biến dịch, ắt con nít không thành người lớn, người lớn không thể già đi, và người già cũng không thể chết. Song con người sinh ra, lớn lên, già và chết. Mọi thứ thay đổi không dừng. Phật nói: “Niệm trước diệt làm duyên cho niệm sau sinh[1]. Cái trước phải diệt, cái sau mới sinh. Niệm trước không diệt, không đủ duyên để niệm sau sinh. Qui luật phủ định của phủ định mà các nhà Duy vật biện chứng đã nói cũng có cái nhìn tương tự. “Một sự phủ định làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển, cho cái mới ra đời thay thế cái cũ. Đó là sự phủ định biện chứng”[2].

Thân tâm mình không phải là một khối bất di bất dịch. Nó là một dòng chuyển biến liên tục, nhưng mình không thấy được điều đó. Mình không thể thấy thân mình trước hai giây và sau hai giây không còn như nhau. Mình không có thời gian để chiêm nghiệm như vua Ba-tư-nặc từng chiêm nghiệm. “Tuy thấy cái già thay đổi giới hạn trong mười năm, nhưng xét kỹ con thấy không những nó thay đổi trong mười năm hay hai mươi năm mà thực nó thay đổi từng năm. Chẳng những nó thay đổi từng năm mà thay đổi từng tháng. Chẳng những nó thay đổi từng tháng mà thay đổi từng ngày. Chẳng những nó thay đổi từng ngày mà xét kỹ là thay đổi từng sát-na. Trong khoảng một niệm không dừng...”[3]. Trẻ con, trưởng thànhgià nua, tướng chúng không như nhau. Không phải chỉ ba tướng đó mà tất cả tướng ở thế gian đều đang biến đổi trên từng sát-na. Tướng của sát-na trước không phải là tướng của sát-na sau, chúng khác nhau. Đã có một sự chuyển dịch, âm thầm, vượt ngoài cái thấy thường tình của người đời.  

Tuy vậy, Trung luận nói:

Không sinh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi  

Đọc thì ai cũng đọc được, nhưng hiểu thì không mấy người hiểu. Hiểu thì có thể hiểu được, nhưng không mấy ai có thể thực nghiệm để họa thành thơ như Trúc Lâm Đại Đầu Đà:

Ngày nay, khám phá mặt Đông hoàng
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm hồng rơi

Bộ mặt Đông hoàng, tánh thực của vạn pháp. Tánh đó không sinh cũng không diệt... Xuân, thu thấy có đến đi mà thật là không đến đi, thấy có sinh diệtthật khôngsinh diệt. Thân này thấy có sống chết mà thật là không sống chết, thấy có chuyển biếnthật khôngchuyển biến. Nói “mà thật…” là muốn nói tướng thấy có đó mà bản chất thì không, như ngủ rồi mộng, mọi thứ thấy diễn biến như thật nhưng chỉ là mộng, ngay trong mộng chúng đã không, không đợi tỉnh mộng mới thành không. Tướng thấy chuyển mà không lìa tánh bất chuyển. Tướng thấy sinh mà không lìa tánh bất sinh. Tướng thấy diệt mà không lìa tánh bất diệt. Nên sinh mà không sinh, diệt mà không diệt, đi mà không đi, đến mà không đến. Tướng thì thấy có mà tánh thì không. Nói không, chẳng phải cái không đối với có mà là cái không vượt ngoài có và không, chỉ tùy duyên hiện có hay không. Tuệ Trung Thượng Sĩ nói kệ:

Đoán rằng không hữu chẳng khác nhau
Sinh tử vốn từ mạch sóng cao
Trăng sáng tối qua, nay trăng sáng
Hoa cười năm mới, năm cũ hoa

Không và có, tướng thấy khác nhau mà tánh thật không khác. Sinh tử hiện tiền do bởi vọng tưởng trào dâng, chẳng có gốc thật. Sóng mòi dù lăn tăn hay ồn náo vẫn không ngoài biển cả mênh mông. Một niệm bất giác tâm động, theo đó lưu chuyển mà có chúng sinhthế giới. Vọng dừng thì sinh tử dứt. Chẳng theo vọng tưởng thì trăng sáng tự hiện. Qua hay nay, trăng vẫn không khác. Nở hay tàn vẫn chỉ là hoa. Nơi những lưu chuyển không dừng, vẫn hiện diện ở đó một dòng bất chuyển.    

Đại sư Hám Sơn, khi còn trẻ, đọc được bài kệ trong Triệu luận, khởi nghi tình đối với nghĩa “bất chuyển” trong nhiều năm. Đến khi khắc lại luận đó, đọc lại bài kệ, hoát nhiên đại ngộ. Đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên. Nhìn trời, thấy gió thổi lá rơi mà lá không có tướng nào động. Tiêu tiểu nhưng không thấy nước có tướng lưu chuyển, mới nhủ với mình rằng: “Nếu chỉ dùng cái tri thức đây để hiểu, mà không phải là chân tham ngộ, thì không thể không khỏi nghi”. Đúng là không có sự trải nghiệm thì không thể hiểu những gì xảy ra không theo lối thường tình. Rồi như nhắn nhủ với mọi người: “Động tịnh đến cùng cực không dễ gì nói cho người khác tin. Những lời nói ấy, chỉ cốt người lìa ngôn nhận ý, không chấp theo ngôn từ mà đánh mất ý chỉ[4]. Những lời nói ấy, chỉ cho bài kệTăng Triệu nói về nghĩa bất chuyển.

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
Bụi trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trời mà chẳng đi

Mấy ai trong cõi nhân gian thấy được gió bão bụi trần lăng xăng mà không động? Chỉ thấy xuân, hạ, thu, đông rồi xuân, hạ, thu, đông. Xuân đến rộn ràng, bướm lượn chim ca. Đông sang u ám, gió lạnh cô lòng. Tình cảm theo đó như nước thủy triều, lênh lênh láng láng. Bầu rượu túi thơ nương đó ngút ngàn, vui buồn theo cảnh vật đổi dời. Tĩnh lặng bên trong nhường chân cho niệm tưởng lăng xăng. Cảnh động bên ngoài, thêm đầy vơi được mất. Không có chỗ để tĩnh mặc. Không còn chỗ cho tâm yên. Bởi đó, không thể nào nhận được ngay cái động, động mà vẫn tịnh. Trong cái tịnh, tịnh không lìa động. Tịnh động làm duyên cho nhau cùng sinh khởi. Thực nghiệm được mặt duyên khởi này của pháp thì sống được với bộ mặt Đông Hoàng. Tịnh duyên động còn chưa có phần, bộ mặt Đông Hoàng làm sao nhận được?

Nghiệp thức của phàm phu, chỉ thấy được mặt lưu chuyển của vạn pháp. Xuân đến, xuân đi, thu tàn, đông đến. Mọi thứ luôn rộn ràng nhộn nhịp. Thánh Nhị thừa, nhận được mặt không tịch của vạn pháp, an trú trong Niết-bàn tịnh lạc, không còn thấy đổi dời, không còn thấy thu đông, chỉ một trời an lạc bình yên. Phàm phu đuổi theo cái sinh. Nhị thừa trú trong cái diệt. Chỉ bậc “không thánh không phàm” mới nhận được mặt động tịnh không hai, sinh tử tức Niết-bàn, gió bão bay núi mà thường tịnh, trăng qua bầu trời mà chẳng đi. Đi đi đến đến mà chưa từng đi đến. Sinh sinh tử tử mà chưa từng tử sinh. Bởi vậy, vào trong sinh tử mà không nhuốm màu sinh tử, được mất dẫy đầy mà không vướng mắc buồn vui. Chỉ biết nhắn lại với hậu sinhGiàu sang nhìn lại một trường mộng/ Năm tháng ôm suông một hộc sầu”. Bận tâm chộn rộn cả đời, ra đi cũng hai bàn tay trắng. Lẫn mộng thành thực, đuổi theo hư vọng, vui, buồn, sầu, bi, khổ, não theo đó mà sinh. Sinh rồi huân, tích tụ mà thành chướng. Phàm phu, phiền não sở tri hộc nào cũng đủ. Thánh nhân chưa hết phân biệt, chưa thể thoát hộc sở tri. Sinh tử nương đó mà triền miên. Phàm phu, bị cái khổ của Phần đoạn tử. Thánh nhân, Biến dịch tử chẳng thể không.   

Thánh Nhị thừa chứng nghiệm cõi này vô thường tạm bợ. Không đợi thánh Nhị thừa mới chứng nghiệm được điều đó. Những kẻ lang thang phố chợ bây giờ cũng thấu được như ai. Không có gì còn hoài. Không có gì đứng yên. Sinh ra, lớn lên rồi chết. Chỉ là sớm hay muộn, lâu hay mau. Cuộc đời quả vô thường! Ừ, không thường chút nào! Không thường nhưng không đoạn. Chỉ là sự thay hình đổi dạng. Chết, để có một đời sống khác. Bởi vòng nghiệp lực vẫn còn. Thành đừng nghĩ chết là hết mà buông trôi rồi … hối tiếc. Chết, chưa hết. Mọi thứ đang tiếp diễn. Vòng nghiệp lực vẫn đang xoay. Bởi thế, đông dù u ám bao nhiêu cũng đừng chơi dại mà tự tử. Khổ đau một trời không thể thoát. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, muôn kiếp lầm than. Bởi không thường mà không đoạn. Ngay cái không thường không đoạn ấy, bộ mặt Đông Hoàng vẫn đầy đủ. Sao chẳng lìa đoạn lìa thường mà nhận lấy?  

Ba-tư-nặc sau khi giải trình xong thân con không chỉ biến đổi từng năm, từng tháng, từng ngày mà biến đổi trên từng sát-na, liền được hỏi: “Ông thấy sự thay đổi không dừng nên nhận ra sự hoại diệt nơi thân ông. Nhưng ông có biết trong tấm thân hoại diệt ấy, có cái gì không hoại diệt?”. Nhà vua trả lời không biết. Không biết do vô minh, chẳng phải nhờ hết sở tri phân biệt. Phật nói: “Nay tôi chỉ cho ông tánh chẳng sinh chẳng diệt”. Phản phất đâu dó hơi hướm của Trung luận, Bát-nhã, Lăng-già...

- Đại vương! Như ông nói, khi hai mươi tuổi đã già hơn mười tuổi. Đến sáu mươi tuổi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi dời. Vậy khi ông ba tuổi thấy sông Hằng, so với khi sáu mươi thấy sông Hằng, cái thấy ấy thế nào?

- Bạch Thế Tôn, ba tuổi hay sáu mươi đều không khác.

- Nay ông cảm thương tóc bạc da nhăn, mặt ông nhất định nhăn hơn trước, nhưng cái thấy sông Hằng lúc lên ba và khi sáu mươi, có già có trẻ?

- Bạch Thế Tôn, không vậy.

- Đại vương! Mặt ông tuy nhăn mà tánh thấy chưa từng nhăn (Phật nói tánh thấy, chẳng nói cái thấy). Bị nhăn thì biến đổi mà không bị nhăn thì chẳng biến đổi. Biến đổi thì phải chịu sự hoại diệt. Chẳng biến đổi vốn không sinh diệt. Vì sao trong ấy lại chịu cái sinh tử của ông, mà ông dẫn lời của nhóm Mạt-già-lê bảo rằng thân này sau khi chết hoàn toàn mất hẳn? 

Thân này không thường nhưng không đoạn, không có gì mất hẳn. Sinh, diệt, đến, đi, một, khác… đều không lìa bộ mặt Đông hoàng không sinh, không diệt, không đến, không đi, không một, không khác… Nghĩa là, “Trong thân sinh diệttánh không sinh diệt. Hiện tiền sinh diệt như kia, chẳng sinh chẳng diệt như đây. Chân tại vọng, thật tại hư, phân biệt tùy duyên, biết bóng ngựa đâu phải vật khác. Vô thượng bí mật chỉ tại trước mắt, do bất giác đổi dời mà trôi nổi trong nhiều kiếp. Xét về con mắt, nhất định có cái thấy, lỗ tai nhất định có cái nghe, một người phản quan, ngàn thánh đồng một con đường, liền đó tự tin thì mười đời chẳng đổi. Đâu cần đợi bỏ thân này sinh đời sau mới biết chẳng sinh chẳng diệt? Một phen nhận nghĩa dời đổi, niệm niệm chẳng dừng, há chẳng phải là tâm sinh diệt? Tâm mê, lầm thân tâmthế giới thì theo đó nổi trôi chẳng an trụ. Chính khi ấy gặp mặt theo nhau, nếu tự chẳng phải túc trí, chưa dễ gì rõ biết. Nên Thế Tôn vẫn hỏi, ngày nay xem sông Hằngxưa kia, có già có trẻ? Chân tánh đã bày, chẳng rơi vào suy nghĩ, tùy thấy, tùy biết, xưa nay đâu khác. Là Thế Tônchúng sinh trong mê mà lựa ra cái không mê. Một chỗ tự giác thì toàn thể đều rõ. Cho nên nói, hiện lượng của năm căn, cùng với thức thứ tám đồng công, thường tại trước mắt mà chẳng tự biết, một phen gặp được liễu duyên, liền đồng bổn đắc[5]. Hội chăng?

Ánh thu đen trắng tùy duyên hiện
Sen nở hương nồng chẳng dính nhơ
Khúc nhạc xưa nay nên gẩy hát
Chớ tìm nam bắc với đông tây [6]            


[1] Luận Trung Quán.

[2] Triết học Mác Lê-nin

[3] Kinh Thủ Lăng Nghiêm.

[4] Thiền Đạo Tu Tập - Hám Sơn Ngữ Lục - Trương Trừng Cơ.

[5] Lời bàn của thiền sư Hàm Thị trong Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ - Bản dịch của TT Thích Phước Hảo. 

[6] Kệ thị chúng (Tuệ Trung Thượng Sĩ) – Thiền Sư Việt Nam – HT Thích Thanh Từ.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15657)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13740)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13908)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14371)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15172)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18071)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15156)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14675)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17880)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20713)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19507)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17079)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15725)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17156)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15888)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15191)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14959)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14974)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18011)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15746)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16719)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14414)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14321)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16546)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17415)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18623)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16965)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16380)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15654)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16441)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15418)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14252)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15399)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14802)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7546)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17171)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12283)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12212)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16512)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14638)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14515)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13826)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12444)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13818)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12278)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15324)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13774)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13659)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13150)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 14035)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant